ĐỀ CƯƠNG PHÂN hóa và BÌNH ĐẲNG xã hội TRONG GIÁO dục

35 4.3K 61
ĐỀ CƯƠNG PHÂN hóa và BÌNH ĐẲNG xã hội TRONG GIÁO dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Dành cho lớp cao học Quản lý giáo dục, năm 2014 Câu 1. Phân hóa xã hội là gì? Phân hóa xã hội trong giáo dục được hiểu như thế nào? Hãy nêu một số chỉ báo hay đơn vị đo lường, đánh giá sự phân hóa xã hội trong giáo dục. Phân hóa xã hội - Phân hóa xã hội là quá trình hình thành các nhóm xã hội khác nhau về một hoặc một số đặc điểm, tính chất xã hội nhất định Phân hóa xã hội còn được hiểu là quá trình tạo ra sự khác biệt xã hội mà căn cứ vào đó có thể phân hóa phân tầng và phân hóa phân loại. Phân hóa phân tầng là sự phân hóa tạo ra sự khác biệt định lượng để từ đó hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau về kinh tế, trình độ học vấn và các đặc điểm khác. Ví dụ phân hóa – phân tầng giàu nghèo, giỏi kém, tầng cao tầng thấp. Phân hóa - phân loại xã hội là sự phân hóa tạo ra sự khác biệt định tính để từ đó hình thành các loại nhóm xã hội khác nhau ví dụ nhóm giáo viên dạy toán, nhóm giáo viên dạy lý, nhóm giáo viên dạy văn, hoặc nhóm bác sỹ răng hàm mặt, nhóm bác sỹ phụ sản, nhóm bác sỹ tai mũi họng.v.v. - Sự phân hóa xã hội có thể dẫn đến sự hình thành các nhóm xã hội khác nhau, mâu thuẫn nhau thậm chí đối lập nhau. Khi sự phân hóa xã hội tạo thành hai nhóm xã hội đối lập nhau thì được gọi là sự phân cực xã hội Ví dụ: Về kinh tế: Sự phân hóa xã hội tạo ra 2 nhóm đối lập nhau là nhóm giàu và nhóm nghèo, tương ứng là nhóm học sinh con nhà giàu và nhóm học sinh con nhà nghèo. Về giáo dục: sự phân hóa xã hội tạo thành nhóm học sinh giỏi và nhóm học sinh kém. Phân hoá XH trong GD được hiểu như thế nào Phân hoá XH trong GD là: quá trình hình thành các nhóm học sinh (sinh viên, học viên…), các nhóm nghề nghiệp, trình độ khác nhau trong giáo dục. Ví dụ như: phân hoá XH trong GD tạo thành các nhóm học sinh: • Nhóm học sinh con nhà giàu và nhóm học sinh con nhà nghèo. 1 • Nhóm học sinh học giỏi, học khá và nhóm học sinh học yếu. • Nhóm học sinh có sở trường, năng khiếu về các môn khoa học TN, XH, VH, VN - TD - TT • Nhóm học sinh theo độ tuổi. • Nhóm học sinh học nghề và nhóm học sinh học văn hoá…. Hay phân hoá XH trong GD còn tạo ra các nhóm nghề nghiệp khác nhau như: • Các nhà thơ, nhà văn. • Các nhà khoa học (TN hoặc XH) • Gíáo viên, bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân… Rồi sự phân hoá này còn hình thành các nhóm với trình độ học vân khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học… Hãy nêu một số chỉ báo hay đơn vị đo lường, đánh giá sự phân hóa xã hội trong giáo dục. Để đánh giá sự phân hóa xã hội trong Giáo dục có thể sử dụng các chỉ báo, hay đơn vị đo lường là:  Tỉ lệ % đi học đúng tuổi cấp, bậc học nhất định  Tỉ lệ % đi học chung cấp, bậc học nhất định  Số năm đi học trung bình  Số chi phí (chi tiêu) tính bằng tiền cho việc đến trường (chi phí giáo dục). Căn cứ vào chi phí giáo dục có thể tính hệ số GINI để đánh giá mức độ phân hóa (mức độ bất bình đẳng, hệ số GINI có giá trị dao động từ 0 đến 1 càng tiến đến 0 càng bình đẳng và càng tiến đến 1 càng bất bình đẳng, càng phân hóa.  Chỉ số phân hóa tuyệt đối = Chênh lệch tuyệt đối giữa các chỉ báo/đơn vị nêu trên: ví dụ tỉ lệ % đi học đúng tuổi của nam – tỉ lệ % đi học đúng tuổi của nữ = phân hóa giáo dục tuyệt đối giữa nam  Chỉ số phân hóa tương đối = Chênh lệch tương đối được tính bằng số lần chênh lệch ví dụ lấy tỉ lệ % đi học của nam chia cho tỉ lệ % đi học của nữ. Các hình thức phân hóa xã hội trong giáo dục (còn gọi là các hình thức bất bình đẳng xã hội trong giáo dục) bao gồm: 1. Phân hóa giữa nam và nữ, (phân hóa giới/bất bình đẳng giới) 2 2. Phân hóa giữa thành thị và nông thôn 3. Phân hóa giữa các vùng miền, 4. Phân hóa giữa các địa phương (các tỉnh, thành phố) 5. Phân hóa giữa các dân tộc 6. Phân hóa giữa nhóm giàu và nhóm nghèo (phân hóa giàu nghèo) 7. Phân hóa giữa nhóm di cư và nhóm không di cư… Lưu ý không nhầm lẫn hình thức phân hóa nêu trên với chỉ báo, thước đo phân hóa. Ví dụ phân hóa giáo dục giữa thành thị và nông thôn có thể được xác định thông qua chỉ báo /đo lường là tỉ lệ % đi học đúng tuổi trung học phổ thông của thành thị và của nông thôn. So sánh hai tỉ lệ % này nếu bằng nhau thì bình đẳng không phân hóa, nếu càng khác nhau thì càng phân hóa, càng bất bình đẳng. Tương tự như đối với các hình thức khác. Sự phân hoá XH trong giáo dục vừa là hệ quả của sự phân hoá giàu nghèo trong XH song đồng thời nó cũng là tiền đề, là một trong 2 nguyên nhân (cùng với phân công lao động) tác động tới phân hoá xã hội. Giáo dục là một trog những phương thức phân hóa XH sâu sắc.Những người học ở trường ĐH Bách Khoa thường tham gia vào các nhóm khoa học công nghệ, người tham gia vào trường ĐH xây dựng sẽ tham gia vào các nhóm nghề xây dựng. Trình độ học vấn khác nhau tạo những vị thế XH khác nhau như: học trường ĐH Y sẽ trở thành bác sĩ… Học sinh (HS) trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau lại vừa có sự khác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, nề nếp gia đình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục, ). Câu 2 Phân tầng xã hội là gì? Hãy vẽ một vài kiểu/mô hình phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội trong giáo dục được hiểu như thế nào? Hãy nêu một số chỉ báo hay đơn vị đo lường và đánh giá sự phân tầng xã hội trong giáo dục. Phân tầng xã hội Phân tầng xã hội là sự phân hóa xã hội tạo thành các tầng xã hội khác nhau về vị thế xã hội trong cấu trúc xã hội. - Sự phân tầng xh là quá trình phân hóa xã hội với đặc trưng là tạo ra các nhóm xã hội có vị thế trên dưới, cao thấp khác nhau về mổ hoặc một số đặc điểm, tính chất cơ bản, trong đó 3 quan trọng nhất là về kinh tế, quyền lực và uy tín xã hội ví dụ sự phân tầng xã hội tạo ra tầng lớp thượng lưu giàu có, nắm giữ quyền lực và tầng lớp hạ lưu nghèo khổ không có quyền lực. - Sự phân tầng xh tạo nên cấu trúc phân tầng xã hội gồm các nhóm người có vị thế xác định trong một trật tự xã hội. vi dụ: trong trật tự KT tư bản cn nghĩa cấu trúc phân tầng có tầng lớp chóp bu là các nhà tư bản và tầng lớp dưới đáy là những người thất nghiệp vô gia cư - Sự phân tầng xã hội luôn chưa đựng yếu tố bất bình đẳng xã hội bởi ở đó luôn có những tầng lớp trên và tầng lớp dưới. tầng lớp trên có nhiều của cải và nhiều quyền lực, tầng lớp dưới không có quyền lực và thấp cổ bé họng. * Cơ chế và các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội Cơ chế: - Quy luật tự nhiên: VD: về lứa tuổi, trong xã hội có thế hệ trước và thế hệ sau, tầng lớp trên (nhóm người cao tuổi) và tầng lớp dưới (nhóm thanh niên, trẻ em) - Quy luật xã hội: VD. Người càng học lên cao càng có khả năng gia nhập những giai tầng trên của xã hội Yếu tố - Gia đình: gia đình giàu có điều kiện cho con cái ăn học tốt hơn, điều kiện sống sung túc hơn các gia đình nghèo, con cái theo nghề nghiệp của cha mẹ … - Phẩm chất, năng lực cá nhân: tùy theo những phẩm chất và năng lực cá nhân mà người đó có cơ hội thăng tiến nhiều hay ít… - Giáo dục và đào tạo: giúp cá nhân hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết. Đây là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất để mỗi cá nhân lĩnh hội được các kinh nghiệm và tri thức nghề nghiệp để thăng tiến - Cơ may xã hội: VD: Sinh viên tốt nghiệp đúng ngành nghề mà xã hội đang cần thì cơ hội việc làm rất cao. Phân tầng xh trong giáo dục được hiểu một phần nào đó phụ thuộc vào 4 yếu tố trên Tương tự như đối với phân hóa xã hội đã nêu (tỉ lệ% đi học, số năm đi học trung bình, GINI, chỉ số phân hóa tương đối, tuyệt đối). Để đánh giá sự phân tầng xã hội trong Giáo dục có thể sử dụng các chỉ báo, hay đơn vị đo lường là: 4  Tỉ lệ % đi học đúng tuổi cấp, bậc học nhất định  Tỉ lệ % đi học chung cấp, bậc học nhất định  Số năm đi học trung bình  Số chi phí (chi tiêu) tính bằng tiền cho việc đến trường (chi phí giáo dục). Căn cứ vào chi phí giáo dục có thể tính hệ số GINI để đánh giá mức độ phân hóa (mức độ bất bình đẳng, hệ số GINI có giá trị dao động từ 0 đến 1 càng tiến đến 0 càng bình đẳng và càng tiến đến 1 càng bất bình đẳng, càng phân hóa.  Chỉ số phân hóa tuyệt đối = Chênh lệch tuyệt đối giữa các chỉ báo/đơn vị nêu trên: ví dụ tỉ lệ % đi học đúng tuổi của nam – tỉ lệ % đi học đúng tuổi của nữ = phân hóa giáo dục tuyệt đối giữa nam  Chỉ số phân hóa tương đối = Chênh lệch tương đối được tính bằng số lần chênh lệch ví dụ lấy tỉ lệ % đi học của nam chia cho tỉ lệ % đi học của nữ. Câu 3 Phân loại xã hội là gì? Hãy vẽ một vài kiểu/mô hình phân loại xã hội. Phân loại xã hội trong giáo dục được hiểu như thế nào? Hãy nêu một số chỉ báo hay đơn vị đo lường và đánh giá sự phân loại xã hội trong giáo dục. Phân loại xã hội là sự phân hóa xã hội tạo thành các nhóm xã hội, các loại nhóm xã hội hay các loại xã hội khác nhau về những đặc điểm, tính chất xã hội nhất định. Ví dụ sự phân loại xã hôi căn cứ vào sức khác nhau về loại nghề nghiệp, loại sở thích, nguyện vọng v.v. Phân loại xã hội về mặt nghề nghiệp tạo ra các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Trong giáo dục, phân loại xã hội biểu hiện ở việc hình thành các nhóm học sinh sinh viên với các nguồn gốc gia đình khác nhau, định hướng nghề nghiệp khác nhau. Chỉ báo đo lường về phân loại là các khác biệt định tính và chỉ báo về sự phong phú đa dạng của các loại nhóm. Ví dụ. Một lớp học có thể chỉ có hai nhóm là nhóm gia đình giàu và nhóm gia đình không giàu. Nhưng một lớp học khác có thể có nhiều loại nhóm: nhóm nhà giàu, nhóm nhà nghèo, nhóm công nhân, nhóm nông dân, nhóm tri thức mà mỗi nhóm này lại phân hóa thành nhiều loại nhóm khác. 5 Câu 4: Công bằng xã hội là gì? Công bằng xã hội trong giáo dục được hiểu như thế nào Trả lời: . Công bằng xã hội là sự tiếp cận và xử lí đúng đắn, không thiên vị các mối quan hệ cơ bản giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Công bằng xã hội theo pháp luật không phải là mục đích tự thân mà là phương thức, là cơ chế để thực hiện bình đẳng xã hội thực chất. . Công bằng xã hội trong giáo dục: Mọi công dân đều có quyền tiếp cận các cơ hội học tập theo quy định của Luật giáo dục. Công bằng giáo dục mà mục tiêu cuối cùng là thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn sự đa dạng của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lấy thêm các ví dụ Tham khảo để trả lời cho sinh động phần hỏi thêm của Thầy Hồ Chủ tịch đã nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…” . Ham muốn vô bờ đó của Người thực sự đã chứng minh cho những quan tâm hết sức lớn lao của Hồ Chủ tịch đối với vấn đề quốc kế dân sinh. (Phát triển giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo là cơ sở để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn vốn văn hoá cho đồng bào các dân tộc để họ có điều kiện vươn lên hoà nhập và thực hiện quyền bình đẳng của mình là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết nhưng cũng rất khó khăn ở nước ta hiện nay. Chỉ khi nào đồng bào dân tộc thiểu số có được một trình độ học vấn cao thì khi ấy họ mới có điều kiện thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống vượt qua nghèo nàn, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất, tức là mới có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình, và chỉ khi đó các dân tộc thiểu số mới thực sự bình đẳng trong một quốc gia đa dân tộc. 6 Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.)( Điều 10 Luật GD2005) Câu 5: Bình đẳng xã hội là gì? Bình đẳng xã hội trong giáo dục được hiểu như thế nào? Nêu một số chỉ báo hay đơn vị đo lường sự bình đẳng xã hội trong giáo dục. 1. Khái niệm - Công bằng xã hội: Là sự tiếp cận và xử lý đúng đắn, không thiên vị các mối quan hệ cơ bản giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. - Bình đẳng xã hội: Nói tới bình đẳng xã hội là nói tới sự thừa nhận và sự thiết lập các điều kiện, các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân, các nhóm xã hội. → Công bằng, bình đẳng và tự do gắn liền với quyền cơ bản của của con người. - Bình đẳng giáo dục: Là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người về điều kiện, cơ hội và quyền lợi trong giáo dục. - Bình đẳng xã hội trong giáo dục được hiểu một cách cụ thể, rõ ràng là sự bình đẳng giáo dục, bình đẳng về cơ hội giáo dục, bình đẳng về cơ hội học tập, bình đẳng về cơ hội đến trường. Yêu cầu về bình đẳng xã hội trong giáo dục - Một là, cơ hội đầu vào giáo dục: bình đẳng về cơ hội đến trường, bình đẳng về cơ hội đầu tư cho giáo dục. Cần tạo ra sự bình đẳng về cơ hội đến trường cho mọi nhóm xã hội từ miền xuôi đến miền ngược, từ trẻ em bình thường đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. 7 - Hai là, bình đẳng về cơ hội đầu ra của giáo dục: bình đẳng về cơ hội sử dụng bằng cấp, bình đẳng về cơ hội tìm việc làm phù hợp với trình độ đào tạo. - Ba là, cần thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội để từng bước tiến tới bình đẳng xã hội trong giáo dục (phải hành động trên nền tảng công lý, pháp luật). 3. Từ góc độ xã hội học, vấn đề về bình dẳng xã hội trong giáo dục được nhìn nhận: - Thứ nhất, vấn đề công bằng, bình đẳng và hiệu quả giáo dục không phải là vấn đề nội bộ của ngành giáo dục mà là của xã hội. - Thứ hai, sự công bằng và bình đẳng trong giáo dục phụ thuộc vào cách phân bổ ngân sách của nhà nước và quy mô, cơ cấu phát triển giáo dục tiểu học, trung học và đại học. - Thứ ba, là trình độ phát triển kinh tế xã hội: cần thực hiện công bằng ngay cả khi kinh tế chậm phát triển. Bởi vì bình đẳng xã hội trong giáo dục vừa là mục tiêu vừa là con đường phát triển con người , phát triển xã hội. Một số chỉ báo hay đơn vị đo lường sự bình đẳng xã hội trong giáo dục: giới tính; thành thị- nông thôn; di cư- không di cư; dân tộc; tình trạng kinh tế hộ gia đình Lưu ý đơn vị, chỉ báo đo lường sự bình đẳng cũng chính là đơn vị đo lường sự phân hóa xã hội nhưng với ý nghĩa khác: ví dụ hệ số GINI càng gần bằng 0 thì càng bình đẳng. Chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối càng nhỏ thì càng bình đẳng. Để đánh giá sự phân tầng xã hội trong Giáo dục có thể sử dụng các chỉ báo, hay đơn vị đo lường là:  Tỉ lệ % đi học đúng tuổi cấp, bậc học nhất định  Tỉ lệ % đi học chung cấp, bậc học nhất định  Số năm đi học trung bình  Số chi phí (chi tiêu) tính bằng tiền cho việc đến trường (chi phí giáo dục). Căn cứ vào chi phí giáo dục có thể tính hệ số GINI để đánh giá mức độ phân hóa (mức độ bất bình đẳng, hệ số GINI có giá trị dao động từ 0 đến 1 càng tiến đến 0 càng bình đẳng và càng tiến đến 1 càng bất bình đẳng, càng phân hóa.  Chỉ số phân hóa tuyệt đối = Chênh lệch tuyệt đối giữa các chỉ báo/đơn vị nêu trên: ví dụ tỉ lệ % đi học đúng tuổi của nam – tỉ lệ % đi học đúng tuổi của nữ = phân hóa giáo dục tuyệt đối giữa nam 8  Chỉ số phân hóa tương đối = Chênh lệch tương đối được tính bằng số lần chênh lệch ví dụ lấy tỉ lệ % đi học của nam chia cho tỉ lệ % đi học của nữ. Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa “công bằng xã hội” và “bình đẳng xã hội”. Liên hệ thực tế giáo dục ở Việt Nam Trả lời: Công bằng xã hội • Là sự tiếp cận và xử lý đúng đắn , không thiên vị các mối quan hệ cơ bản (nhu cầu & hưởng thụ, nghĩa vụ & quyền lợi, chi phí & lợi ích, đóng góp & phần thưởng) giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. • Được cụ thể hóa thành các nguyên tắc ứng xử và được thể chế hóa thành các quy định pháp luật hoặc thành quy tắc bất thành văn. • Công bằng xã hội theo pháp luật là phương thức, là cơ chế để thực hiện bình đẳng xã hội thực chất. Bình đẳng xã hội • Là sự thừa nhận và thiết lập các điều kiện, các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân, các nhóm xã hội. • Nói tới hành vi ứng xử cụ thể giữa người với người trên từng phương diện của cuộc sống. Công bằng xã hội trong giáo dục - là tạo ra sự bình đẳng về cơ hội học tập của mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính v.v được nhà nước quy định trong Điều 10, Luật Giáo dục 2005 Bình đẳng xã hội trong giáo dục • là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người về điều kiện, cơ hội và quyền lợi trong giáo dục • được hiểu một cách cụ thể, rõ ràng là sự bình đẳng giáo dục, bình đẳng về cơ hội giáo dục, bình đẳng về cơ hội học tập, binh đẳng về cơ hội đến trường Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là một quá trình xã hội: 9 - Công bằng xã hội là một trong nhựng nguyên tắc phát triển có ý nghĩa trọng đại của mỗi quốc gia. Trong đó phải nhấn mạnh sự công bằng về quyền được học hành, quyền được hưởng thụ một nền giáo dục hiện đại, quyền được tham gia phát triển giáo dục. Thực hiện công bằng trong giáo dục trước hết là tạo cơ hội như nhau trong học tập là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng trong giáo dục. Khi nền công nghiệp dần nhường chỗ cho kinh tế tri thức thì giáo dục không những là quyền của mọi công dân, mà còn mang sứ mạng vĩ đại là tạo mọi cơ hội để con người được học tập suốt đời, nghĩa là phải làm cho quốc gia thành một xã hội học tập. - Khi tạo cơ hội giáo dục tính đến từng con người, không loại trừ một ai thì chính đó là sự công bằng về giáo dục được giải quyết cơ bản . Sự công bằng về giáo dục là sự công bằng về cơ hội để con người phát triển bền vững trên cơ sở họ thực hiện được quyền lợi và nghĩa vụ học tập suốt đời . Thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội để từng bước tiến tới bình đẳng xã hội trong giáo dục: bình dẳng về đầu vào giáo dục, bình đẳng về đầu ra của giáo dục. - Giáo dục là phương tiện tạo ra bình đẳng bằng cách mang lại cơ hội công bằng cho mọi người. Thông qua cơ hội công bằng, giáo dục kích thích nỗ lực vươn lên của mọi cá nhân, thúc đẩy sự ưu tú, tài năng, sự sáng tạo, nhờ đó tạo ra tiến bộ và phát triển xã hội. Ví dụ sự bình đẳng về cơ hội đến trường: trẻ em ở miền núi, miền xuôi khi đủ 6 tuổi đều có thể đi học tiểu học. Công bằng về giáo dục luôn đòi hỏi sự công bằng về điều kiện học tập. Một phường trong thành phố lớn có ít nhất một trường tiểu học; một xã vùng cao hiện nay cũng có trường tiểu học. Nếu nhìn vào con số thống kê này, người ta có thể cho rằng, giữa miền núi với vùng đô thị đã có sự công bằng về giáo dục tiểu học. Thực ra vẫn rất bất công bằng khi trường tiểu học ở thành phố được xây dựng kiên cố, có đủ điện chiếu sáng trong từng lớp học, có bàn ghế học sinh đóng đúng quy cách, có máy tính cho học sinh sử dụng ngay khi vào lớp 1, v.v còn trường ở vùng cao được bao bọc bằng những tấm phên đan bằng tre hoặc nứa, ghế học sinh ghép bằng những cây tre, mùa đông đến gió rừng làm cho lũ trẻ co ro trong lớp học, trời mưa hoặc lúc chiều tà, lớp học tối om. Cũng là học tiểu học, nhưng chất lượng trường lớp như thế làm sao mà bảo đảm việc học tập ở hai nơi là công bằng? Câu 7 10 [...]... óc… Bình đẳng giáo dục là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người về điều kiện, cơ hội và quyền lợi trong giáo dục Thiết chế giáo dục hiện đại đòi học phải thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội để tạo 11 ra sự bình đẳng về cơ hội giáo dục Khái niệm này được hiểu theo những nghĩa chính sau đây: • Bình đẳng về cơ hội đầu vào giáo dục, ví dụ như bình đẳng về cơ hội đến trường, bình đẳng về cơ hội. .. thành thị và nông thôn Câu 17 Xã hội hóa (sự nghiệp) giáo dục có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng phân hóa và 29 bình đăng xã hội trong giáo dục Liên hệ thực tế ở Việt Nam? Việc xã hội hóa sự nghiệp giáo dục dưới hình thức thu hút sự đóng góp của người dân có thể giảm bất bình đẳng xã hội và phân hóa xã hội Tuy nhiên, nhiều khả năng xẩy ra là xã hội hóa làm tăng bất bình đẳng vì người nghèo không có... phân hóa và bình đẳng xã hội trong giáo dục Liên hệ thực tế ở Việt Nam Bình đẳng xã hội trong giáo dục: Đó là sự phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, địa vị kinh tế có thể gây ra bất bình đẳng xã hội về giáo dục “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, đại vị xã. .. về giáo dục và c ơ hội thay đổi cuộc sống nhờ giáo dục, từ đó mà làm giảm bất bình đẳng về cơ hội học tập cho trẻ em nghèo, trẻ em trong các gia đình độc thân Câu 16 Xã hội hóa cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng phân hóa và bình đẳng xã hội trong giáo dục Liên hệ thực tế ở Việt Nam Xã hội hóa cá nhân là quá trình biến cá thể người thành cá nhân và thành nhân cách Với nội dung giáo dục và. .. nhân và gia đình có ảnh hưởng như thế nào dến tình trạng phân hóa và bình 26 đẳng xã hội trong giáo dục Liên hệ thực tế ở Việt Nam Để trả lời câu hỏi này trước hết cần làm rõ 2 khái niệm: bình đảng trong giáo dục và giáo dục gia đình Bình đẳng xã hội trong giáo dục: Sự phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, địa vị kinh tế có thể gây ra bất bỉnh đảng xã hội. .. học đúng tuổi của nhóm giàu và nhóm nghèo của từng cấp bậc học học để chứng minh rằng càng lên bậc học cao càng phân hóa, càng bất bình đẳng Phân hóa xã hội trong giáo dục là quá trình hình thành các nhóm xã hội khác nhau về một hoặc 1 số đặc điểm, tính chất giáo dục Cơ chế và các yếu tố tác động tới sự phân hóa xã hội: • Sự phân hóa xã hội diễn ra trong những điều kiện xã hội cụ thể: Ví dụ: Ở thời... chức Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các bằng đại học ngang giá trị như nhau giữa các loại trường công lập, bán công, dân lập và tư thục • Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là một quá trình xã hội: cần thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội để từng bước tiến tới bình đẳng xã hội trong giáo dục Không thể ngay lập tức đạt được bình đẳng xã hội cũng không thể ban phát, xin cho sự bình đẳng xã hội mà phải... hưởng ưu thế, lợi ích giáo dục nhiều hơn so với học sinh nhà nghèo ngay trong một lớp, một trường, do vậy làm tăng bất bình đẳng xã hội Ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng này do vậy nên hạn chế xã hội hóa giáo dục phổ thông, mầm non Trả lời: * Khái niệm xã hội hóa giáo dục: là một quá trình tham gia rộng rãi của các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhận vào lĩnh vực giáo dục Giáo dục không còn là một lĩnh... bất bỉnh đảng xã hội về giáo dục “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, đại vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.” (Luật giáo dục 2005) • Bình đẳng giáo dục: là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các... dung giáo dục và xã hội hóa thì xã hội hóa cá nhân bao gồm cả giáo dục và các quá trình học tập 28 Xã hội hóa cá nhân thuộc cấp độ vi mô vi mô là gia đình và vĩ mô là toàn xã hội Theo định nghĩa đã nêu xã hội hóa là quá trình biến đổi cá thể người thành một cá nhân và thành một nhân cách Xã hội hóa là quá trình chuẩn bị cho mỗi một nguwoif trở thành một thành một thành viên của xã hội bằng cách trang . ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC Dành cho lớp cao học Quản lý giáo dục, năm 2014 Câu 1. Phân hóa xã hội là gì? Phân hóa xã hội trong giáo dục được hiểu như. bình đẳng về cơ hội giáo dục, bình đẳng về cơ hội học tập, bình đẳng về cơ hội đến trường. Yêu cầu về bình đẳng xã hội trong giáo dục - Một là, cơ hội đầu vào giáo dục: bình đẳng về cơ hội đến. hình thức phân hóa xã hội trong giáo dục (còn gọi là các hình thức bất bình đẳng xã hội trong giáo dục) bao gồm: 1. Phân hóa giữa nam và nữ, (phân hóa giới/bất bình đẳng giới) 2 2. Phân hóa giữa

Ngày đăng: 31/10/2014, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan