CHỦ đề 7 HOẠT ĐỘNG tín DỤNG cá NHÂN của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

5 502 1
CHỦ đề 7 HOẠT ĐỘNG tín DỤNG cá NHÂN của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 7: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có một mảng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân. Mảng tín dụng này đáp ứng tất cả các nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình, trong đó, nhu cầu của cá nhân về tiêu dùng là chiếm đa số. Bên cạnh đó, cũng có những cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng hiện không tách riêng hai khối này, nhưng vẫn có một khối chuyên phục vụ các khách hàng cá nhân, từ việc huy động cho tới việc cho vay. 1. Các hình thức tín dụng dành cho khách hàng cá nhân Đối với hình thức tín dụng tiêu dùng cá nhân, ngân hàng cho cán bộ, công nhân viên vay tiền trả góp mục đích chuyển nhượng bất động sản, xây dựng, sửa chửa nhà, mua sắm, sửa chữa phương tiện vận tải, du học và các mục đích khác. Nhìn chung, nhu cầu cá nhân rất đa dạng và phong phú. • Cho vay tiêu dùng thông thường: mua phương tiện đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt…. • Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở • Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh • Cho vay xuất khẩu lao động • Cho vay hỗ trợ du học • Cho vay khác: Chiết khấu giấy tờ có giá, ứng trước tiền bán chứng khoán, bảo lãnh ngân hàng…. 2. Các quy định về tín dụng dành cho cá nhân: Ngân hàng thường cấp các khoản tín dụng nhỏ cho đối tượng cá nhân. Phương thức thu hồi vốn chính được áp dụng là phương thức trả góp, bởi vì thu nhập cá nhân thường không lớn nhưng ổn định, việc chia thành nhiều kì phù hợp với thu nhập của họ hơn. Ngân hàng khi cho vay sẽ xét trên thu nhập thường xuyên, sự ổn định và thâm niên làm việc của người đi vay. 2.1. Điều kiện cho vay: • Điều kiện cần: nguồn thu để trả nợ ( tính hiệu quả của phương án, công việc mang lại thu nhập để trả nợ) • Điều kiện đủ: tài sản đảm bảo (như nhà cửa, xe cộ, máy móc, vàng, sổ tiết kiệm…). Ngoài ra còn những hồ sơ pháp lý và hồ sơ tham khảo theo quy định đối với từng sản phẩm của từng ngân hàng. Tuy nhiên, hồ sơ vay vốn cá nhân nói chung bao gồm: • Đơn đề nghị vay vốn • Bản sao chứng minh thư nhân dân/ hộ khẩu • Giấy chứng minh mục đích sử dụng vốn • Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp hoặc cầm cố • Giấy chứng minh nguồn thu nhập 2.2. Mức vay: Mức vay xác định và căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, biện pháp đảm bảo, tiền vay ( giá trị đảm bảo, phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được xác định). 2.3. Thời hạn vay: Khách hàng được thỏa thuận thời hạn cho vay theo ba loại: • ngắn hạn: dưới 12 tháng • trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng • dài hạn: trên 60 tháng Đối với cá nhân là người nước ngoài không vượt quá thời hạn được phép sinh sống hoạt động tại Việt Nam. 2.4.Phương thức cho vay: • Từng lần • Trả góp 2.5. Lãi suất và phí: • Lãi suất: theo thỏa thuận trong hợp đồng, cố định hoặc thả nổi • Phí: thu theo biểu phí hiện hành của từng ngân hàng 2.6. Hình thức trả nợ: • trả lãi hàng tháng hoặc định kỳ • Trả gốc một lần/ nhiều lần Tóm lại, điều kiện cho vay đối với hình thức tín dụng cá nhân là rất linh hoạt. Mặc dù số tiền vay không lớn, nhưng nó cũng đủ để trang trải các khoản chi phí, đầu tư nhỏ hoặc tiêu dùng ngắn hạn 3. Thẩm định tín dụng cá nhân 3.1 Đối tượng thẩm định: Cá nhân vay vốn ngân hàng 3.2 Mục tiêu thẩm định: • Tư cách của khách hàng: trung thực, có ý thức chấp hành trả nợ • Năng lực của khách hàng: khả năng làm ra tiền, nghề nghiệp, mức lương, sự thành đạt trong kinh doanh • Các nguồn thu nhập khác khách hàng dùng để trả nợ • Vốn riêng của khách hàng: tài sản lưu động của khách hàng mà có thể nhanh chóng thanh lý trả nợ cho ngân hàng Tài sản khách hàng dùng để đảm bảo nợ vay 4.Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân 4.1 Biện pháp tăng trưởng tín dụng: • Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời… • Mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn - hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp tục phát huy phát huy các sản phẩm dịch vụ cho vay “nhanh - nhỏ - cao”, để thu lãi suất cao. 4.2 Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn: Khi đánh giá chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng, người ta thường căn cứ vào tình hình nợ quá hạn. Nơi nào có nợ quá hạn cao thì thể hiện chất lượng tín dụng thấp, ngược lại nơi nào có nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Chính vì vậy có một số tổ chức tín dụng để đạt được thành tích mà che dấu đi khuyết điểm bằng cách quyết toán nợ cũ và chuyển thành dư nợ mới, như vậy sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước, chuyển nợ quá hạn một cách nghiêm túc và thực hiện việc xử lý nợ quá hạn một cách triệt để. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1%/tổng dư nợ Nợ quá hạn không chỉ do Ngân hàng gây nên mà còn do nhiều nguyên nhân khác như từ chính sách của Nhà nước đến những vấn đề bất khả kháng từ phía khách hàng. Do đó cần phải phân tích kỹ từng khoản nợ quá hạn và phân loại nợ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc trễ hạn, từ đó có biện pháp thu hồi hợp lý, giảm chi phí thu nợ xuống mức thấp nhất. 4.3 Nâng cao chất lượng trình độ cho cán bộ tín dụng: • Công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp, bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất mật thiết. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định như trung thực, liêm khiết và có trách nhiệm. • Ngoài phẩm chất tốt thì trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ cũng là những yếu tố cần thiết để tránh được những sơ hở trong khâu thẩm định, kiểm tra và giám sát, từ đó có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. • Không những cán bộ tín dụng tự trao dồi kiến thức và trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mà Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng này có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những cán bộ tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng phán đoán cho cán bộ nhân viên. • Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn. Phải có biện pháp khen thưởng hợp lý, rõ ràng. Có như vậy công việc mới được hoàn thành một cách tốt nhất. • Bên cạnh đó có thể bố trí cán bộ tín dụng phụ trách chính theo từng hình thức công việc như một người phụ trách chính về cho vay nông thôn, hoặc cho vay sản xuất kinh doanh… như vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu thẩm định cũng như kiểm tra. Vì một người chuyên môn về một lĩnh vực sẽ nắm rõ được đặc tính của từng sản phẩm, khi đó công việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn. . CHỦ ĐỀ 7: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có một mảng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân. Mảng tín dụng này đáp ứng tất cả các nhu. các khách hàng cá nhân, từ việc huy động cho tới việc cho vay. 1. Các hình thức tín dụng dành cho khách hàng cá nhân Đối với hình thức tín dụng tiêu dùng cá nhân, ngân hàng cho cán bộ, công nhân. khoán, bảo lãnh ngân hàng . 2. Các quy định về tín dụng dành cho cá nhân: Ngân hàng thường cấp các khoản tín dụng nhỏ cho đối tượng cá nhân. Phương thức thu hồi vốn chính được áp dụng là phương

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan