CHỦ đề 1 các HÌNH THỨC HUY ĐỘNG vốn của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

10 9.6K 87
CHỦ đề 1 các HÌNH THỨC HUY ĐỘNG vốn của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 1: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó huy động vốn là hoạt động đầu vào cho việc kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh vào tài sản bên nợ. Do đó huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ. Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau đây: • Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. • Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc NHNN cho phép. • Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài • Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại : 1.1 Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có) : Để bắt đầu hoạt động ( được pháp luật cho phép), ngân hàng thương mại phải có một lượng vốn nhất định, gọi và vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài, chủ yếu hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa và các tài sản cố định khác của ngân hàng thương mại . Thành phần vốn chủ sở hữu bao gồm: • Vốn ban đầu: Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Ví dụ:  Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước: do ngân sách Nhà nước cấp  Ngân hàng cổ phần: do các cổ đông sáng lập đóng góp  Ngân hàng liên doanh: do các ben liên doanh góp  Ngân hàng tư nhân: vốn cho chủ sở hữu bỏ ra • Vốn hình thành trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động , ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể:  Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn 0, ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư ( lợi nhuận giữ lại)  Nguồn vốn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phiếu, góp thêm, cấp thêm … • Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ, mỗi quỹ có mục đích riêng:  Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra  Quỹ bảo toàn vốn : bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát  Quỹ thặng dư: phần đánh giá lịa tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và mênh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới.  Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng ,quỹ giám đốc…. • Vốn bổ sung bằng việc phát hành giấy nợ có khả năng chuyển đồi thành cổ phiếu: Một số khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại được quy định có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần. Đây là khoản nợ lưỡng tính. 1.2 Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất ( khoảng 70% ) trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại và chỉ có được thông qua nghiệp vụ huy động vốn: • Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn - demand deposit) • Tiền gửi có kỳ hạn ( time deposit ) • Tiền gửi tiết kiệm ( savings deposit ) • Huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá 1.3 Vốn đi vay: • Vay liên ngân hàng ( vay các ngân hàng thương mại khác) : kỳ hạn rất ngắn, thường tính theo ngày, mức lãi suất ca • Vay từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế • Vay ngân hàng Trung ương : nhằm phát triển khả năng thanh khoản cho ngân hàng thương mại. 2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 2.1 Huy động vốn qua tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. • Đối tượng khách hàng : cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua NH. • Đặc điểm:  Đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, số dư không ổn định, người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào.  lãi suất thường bằng 0 hoặc rất thấp do mục đích chính của việc gửi tiền là dùng để thanh toán chứ không phải dùng để sinh lời. (Ở Việt Nam lãi suất khoảng từ 0.2 – 0.5%/ 1 tháng )  Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn (giao dịch) có thể huy động.  Hình thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp. Bởi vì, các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp: dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ,  tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, hoặc không thực sự an tâm về việc gửi tiền mà chỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó với lượng tiền hiện còn nhàn rỗi.   Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được, và ngân hàng muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền này. Do vậy, quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ trong các ngân hàng. • Phương pháp tính lãi: Tính lãi theo phương pháp tích số Tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng * lãi suất ngày Trong đó: Tổng tích số tính lãi trong tháng = ∑ Số dư * số ngày dư thực tế Lãi suất ngày = = 2.2 Tiền gửi kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất của khoản tiền gửi. • Đối tượng :các cá nhân, tổ chức kinh tế doanh nghiệp gửi vào ngân hàng thương mại với mục đích hưởng lãi. • nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. • người gửi tiền chỉ được rút tiền sau một thời gian nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên vì những lý dokhác nhau người gửi tiền có thể rút trước hạn, trường hợp này người gửi tiền khôngđược hưởng lãi hoặc được hưởng lãi suất thấp tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. • lãi suất của các khoản tiền gửi kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Thông thường thì lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, tức là khoản tiền gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngược lại. 2.3 Tiền gửi tiết kiệm Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xácnhận trên sổ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiềngửi tiết kiệm. Bao gồm: • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:  Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất cứ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.  Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức gửi tiền này thì mục tiêu an toàn và tiệnlợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lời.  Đối với ngân hàng, vì loại tiền này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy ngânhàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này. • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:  Là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạngửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.  Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn lựa hình thức gửi tiền này là lợi tức có được theo định kỳ.  Lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất còn thay đổi tùy theo kỳ hạn(3, 6, 9 hay 12), tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm là (VNĐ, USD, EUR hayvàng) và còn tùy theo uy tín, rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi. 2.4. Huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá: Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường • Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giángắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồmkỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. • Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3, 5 hay 10 năm) các ngân hàng thươngmại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu. ngân hàng thương mại phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá cóchiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội.Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng 3 hình thức là trả lãi trước, trảlãi sau và trả lãi định kỳ.Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn định cũng khácao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể bán lại nó trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu mà thôi. Do vậy, nguồn vốn này chủyếu là dùng vào đầu tư trung và dài hạn. 2.5. Vay của các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Nhà nước: • Vay của Ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các ngân hàngthương mại Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thường vay ngânhàng Nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu (hoặctái cấp vốn). Thông thường, ngân hàng Nhà nước chỉ chiết khấu cho những thương phiếu cóchất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của ngânhàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng nhànước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhấtđịnh • Vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng kháctrên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thểsẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàngđang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậynguồn vay các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trongnhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước. • Vay trên thị trường vốn Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trường tài chính. Là trung gian tài chính, phải luôn đáp ứng nhu cầu về vốn, do vậy việc ngân hàng thiếu vốn làđiều không thể tránh khỏi. Trong những trường hợp này, ngân hàng có thể sử dụng nghiệpvụ huy động vốn trên thị trường tài chính: phát hành các giấy tờ có giá trị như các giấy tờ vay nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc chuyển nhượng các giấy tờ trên từ chủ sở hữunày sang chủ sở hữu khác phụ thuộc vào thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Ngânhàng có thể phát hành kỳ phiếu và phát hành trái phiếu. Trái phiếu là một giấy tờ có giá, xácnhận khoản nợ của khách hàng đối với người chủ ngân hàng với cam kết như thanh toánmột số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước. Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằmhuy động vốn trong dân cư, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác địnhcủa ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh doanh. • Nguồn khác Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn uỷ thác,nguồn trong thanh toán, các nguồn khác. Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầutư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thànhnguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C…). Các khoảnnợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…cũng góp phần làm tăng nguồn huy độngtrong công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. 3. Hiện nay các NHTM cần làm gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn: 3.1 Biện pháp kinh tế Biện pháp kinh tế là biện pháp dựa vào yếu tố mang tính vật chất mà ngân hàng thông qua nó tác động đến nhu cầu và tâm lý của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, biện pháp kinh tế mà ngân hàng có thể áp dụng đối với khách hàng là chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, tổ chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động. 3.2 Biện pháp kỹ thuật Biện pháp kỹ thuật là những biện pháp mang tính kỹ thuật trong nghiệp vụ huy động vốn nhằm tạo cho công tác huy động cũng như hoàn trả tiền gửi, thanh toán giao dịch cho khách hàng một cách nhanh chóng thuận lợi và chính xác. Biện pháp kỹ thuật trong mở rộng huy động vốn của ngân hàng sẽ bao gồm những giải pháp mang tính chất công nghệ, tăng tiện ích phục vụ khách hàng và những giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào công tác huy động vốn. 3.3 Biện pháp tâm lý Tâm lý khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng ngoài việc được hưởng lãi suất ngân hàng trả cao, phục vụ thanh toán kịp thời, còn là sự yên tâm và cảnh giác an toàn cao. Vì vậy, đáp ứng được yêu cầu đó về mặt tâm lý đó của khách hàng, tức là tạo sự uy tín và lòng tin đối với khách hàng là yếu tố thành công cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngày nay các NHTM luôn không ngừng hoàn thiện mình và nâng cao uy tín trên thị trường để thu hút khách hàng. Việc ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi đã phần nào đêm lại sự yên tâm cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài yếu tố khách hàng thì chính sách khuyến khích nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao tiền lương và thu nhập cho cán bộ thì cần thiết phải chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên, đó là: Niềm vui và sự thoải mái trong công việc, được kính trọng, được giao tiếp rộng rãi, khen thưởng kịp thời, tạo điều kiện thăng tiến đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của ngân hàng. Ngoài ra, việc quảng bá uy tín, tên tuổi của ngân hàng trên các phương tiẹn quảng cáo, truyền thông cũng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp của ngân hàng. Từ đó củng cố niềm tin và tâm lý yên tâm của khách hàng khi họ gửi tiền vào ngân hàng. Các biện pháp kinh tế, kỹ thuật nêu trên cũng có tác dụng tác động vào tâm lý khách hàng và nhân viên ngân hàng, từ đó tạo ra xu hướng tốt hơn trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tâm lý có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và tất yếu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công tác huy động vốn của các NHTM. . CHỦ ĐỀ 1: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó huy động. tệ quốc tế • Vay ngân hàng Trung ương : nhằm phát triển khả năng thanh khoản cho ngân hàng thương mại. 2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 2 .1 Huy động vốn qua tiền gửi. ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại : 1. 1 Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có) : Để bắt đầu hoạt động ( được

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Hiện nay các NHTM cần làm gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan