chuyên đề 1 phân tích các hình thức huy động vốn của nhtm_ các nhtm hiện nay cần làm gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn

7 501 2
chuyên đề 1 phân tích các hình thức huy động vốn của nhtm_ các nhtm hiện nay cần làm gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ 1: PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM. CÁC NHTM HIỆN NAY CẦN LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN I. Phân tích các hình thức huy động vốn của NHTM: 1. Hình thức huy động tiền gửi của Ngân hàng Thương mại: Đây là hình thức huy động vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, các nhân, trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng Thương mại tuỳ thuộc vào các tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau: - Phân loại theo tiêu thức kỳ hạn: + Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi suất thường thấp. Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn (giao dịch) có thể huy động. Hình thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp. Bởi vì, các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp; đó là các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ, Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, hoặc không thực sự an tâm về việc gửi tiền mà chỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó với lượng tiền hiện còn nhành rỗi. Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được, và ngân hàng muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền này. Do vậy, quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ trong các ngân hàng. + Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất của khoản tiền gửi. Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn, nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Chính vì lý do này mà lãi suất của các khoản tiền gửi kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Bởi vì mục đích chính của việc gửi tiền vào ngân hàng là tiền lãi. Thông thường thì lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, tức là khoản tiền gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngược lại. - Phân loại theo tiêu thức nguồn hình thành. + Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà họ trực tiếp chuyển vào ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tiết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền bán hàng, Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được ngân hàng tập trung lại. Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với mục đích và kỳ hạn khác nhau. Cá nhân gửi tiền thường với mục đích là để hưởng lãi, các doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ của ngân hàng + Tín dụng tạo tiền gửi: Đây cũng là một hình thức nhận tiền gửi, khi ngân hàng cho khách hàng vay tiền thì ngân hàng chuyển số tiền này vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngân hàng. Khi khách hàng chưa có nhu cầu rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạn rất ngắn. - Phân loại theo tiêu thức mục đích sử dụng: + Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của các cá nhân với mục đích là tìm kiếm một khoản thu nhập. Thường thì mỗi khoản tiền gửi tiết kiệm có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn. Những người gửi tiền tiết kiệm là những đối tượng giảm chi tiêu trong hiện tại với hy vọng là sẽ tăng được chi tiêu trong tương lai. + Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước phát triển, thường được sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình. Người gửi để dành một khoản tiền gửi vào ngân hàng (thường là các khoản tiết kiệm đều đặn hàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho một mục đích nhất định. Đây là hình thức huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính ổn định, đồng thời có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho người dân mua sắm nhà cửa, phương tiện. + Tiền gửi thanh toán: Là khoản ký gửi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Họ gửi tiền mục đích không phải là để hưởng thu nhập mà là hưởng các dịch vụ của ngân hàng. Thông thường các khoản tiền gửi thanh toán có khối lượng lớn. Do đó, khi các khoản tiền này tạm thời chưa sử dụng thì ngân hàng có thể sử dụng vào kinh doanh. - Phân loại theo tiêu thức loại tiền gửi. + Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng, nó phụ thuộc vào thu nhập trong nước và chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng lượng tiền gửi. + Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ như USD, GBP, AUD những khoản ngoại tệ này cũng rất quan trọng cho hoạt động ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tệ. 2. Huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá: - Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3, 5 hay 10 năm) các ngân hàng thươngmại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu. NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội. Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng 3 hình thức là trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ. Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn định cũng khá cao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể bán lại nó - Đi vay: + Vay Ngân hàng nhà nước(NHTW) Khi các Ngân hàng thương mại có nhu cầu cấp bách về vốn th́ người dang tay cứu giúp sẽ là NHTW. H́nh thức vay chủ yếu là tái chiết khấu (hay tái cấp vốn). Các Ngân hàng thương mại sẽ mang các trái phiếu mà ḿnh đă chiết khấu lên Ngân hàng trung ương để tái chiết khấu. Thông thường các Ngân hàng trung ương chỉ cho tái triết khấu những trái phiếu có chất lượng, thời hạn ngắn và mục tiêu của nhà nước trong từng thời kỳ. + Vay các tổ chức tín dụng khác Đây là các khoản vay mượn lẫn nhau giữa các Ngân hàng hoặc giữa Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng. H́nh thức vay này rất đơn giản, Ngân hàng vay chi cần liên hệ trực tiếp với Ngân hàng cho vay hoặc thông qua Ngân hàng đại lư. Các khoản vay có thể không cần thế chấp hoặc thế chấp bằng các chứng khoán của kho bạc. Các khoản vay này thông thường có thời hạn ngắn chủ yếu chỉ để giải quyết những nhu cầu tức thời. + Vay trên thị trường vốn Các Ngân hàng có thể phát hành giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn để huy động vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu cho vay trung và dài hạn và các nhu cầu đầu tư khác. Những Ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lăi cao sẽ có khả năng vay được nhiều hơn các Ngân hàng nhỏ. Các Ngân hàng nhỏ thường vay gián tiếp thông qua các Ngân hàng đại lư hoặc được sự bảo lănh của Ngân hàng đầu tư. Khả năng vay mượn này phụ thuộc nhiều vào tŕnh độ phát triển của thị trường tài chính, các h́nh thức phát hành, chuyển đổi, thời hạn của các công cụ nợ… - Nguồn khác: Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán, và các nguồn khác. + Nguồn uỷ thác: Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ ủy thác qua đó làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng như ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ… + Nguồn trong thanh toán: Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt như: L/C, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…hay Ngân hàng là đầu mối trong đồng tài trợ cũng giúp Ngân hàng làm tăng nguồn vốn của ḿnh. II. Hiện nay các NHTM cần làm gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn: - Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước có những hình thức khuyến khích các ngân hàng tự cân đối được vốn tại chỗ - Mỗi ngân hàng phải hoạch định một chiến lược huy động vốn khả thi và phù hợp với nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Thành phố, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung dài hạn bằng các giải pháp tích cực và khẩn trương. - Bộ phận makerting của mỗi ngân hàng cần có những chính sách cụ thể đối với khách hàng tiền gởi, tiến hành những điều nghiên cần thiết đối với bộ phận thị trường này; nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu và mong muốn của từng nhóm khách hàng để có các hình thức và biện pháp tiếp cận, phát triển quan hệ thích hợp. - Từng ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới công nghệ, tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Trong quá trình chuyển đổi, tuyệt đối không để những sai sót nhầm lẫn nảy sinh ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người gởi tiền, gây mất lòng tin nơi họ, tạo dư luận không tốt về ngân hàng. Tất nhiên mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới, giới chức lãnh đạo các ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nổ lực hết khả năng để sớm thích nghi. - Các ngân hàng nên tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. - Chính quyền Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng v.v. Tóm lại, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn tạo ra những kênh dẫn vốn hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, dù ở bất kỳ phạm vi nào. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, các ngân hàng trên địa bàn phải cố gắng và nổ lực nhiều hơn nữa. . CHUYÊN ĐỀ 1: PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM. CÁC NHTM HIỆN NAY CẦN LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN I. Phân tích các hình thức huy động vốn của NHTM: 1. Hình thức huy. ḿnh. II. Hiện nay các NHTM cần làm gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn: - Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa. 1. Hình thức huy động tiền gửi của Ngân hàng Thương mại: Đây là hình thức huy động vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, các nhân, trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan