giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại nhcsxh tỉnh hậu giang (2)

47 202 0
giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại nhcsxh tỉnh hậu giang (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang PHẦN : MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng nhằm mục tiêu đưa đất nước ngày càng phát triển, theo kịp tốc độ phát triển của các đất nước khác. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế trong nước phải hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ kinh tế của nhà nước thì sự đóng góp của ngành Ngân hàng cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Từ khi thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho đến nay, hệ thống ngân hàng không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế, vốn cho các thành phần xã hội, từng bước làm đổi thay đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chúng ta chủ trương khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, đồng thời, hết sức quan tâm xóa đói, giảm nghèo, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo quá nhanh dễ dẫn tới mất ổn định xã hội, không bảo đảm sự phát triển bền vững. Trong việc thực hiện chủ trương đó, NHCSXH là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để góp phần xóa đói, giảm nghèo. Sở dĩ, NHCSXH có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật như vậy là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong toàn ngành cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh tỉnh Hậu Giang. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn, tránh sai sót. Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội không phải là hiệu quả kinh tế, mà là hiệu quả về mặt xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế. Với những lý do trên, em quyết định chon đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ”. GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 1 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1 Mục tiêu chung: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng sách xã hội tỉnh Hậu Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay hộ nghèo và hộ chính sách tại Ngân hàng CSXH tỉnh Hậu giang. 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3.1.Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang, trụ sở đặt tại đường Tây Sông Hậu, Phường 5, Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 3.2.Phạm vi thời gian: - Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành thực hiện là thời gian thực tập, kể từ ngày 06/02/2012 cho đến kết thúc thời gian thực tập là ngày 23/03/2012. - Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập tại Ngân hàng chủ yếu là báo cáo tháng, quý, năm trong giai đoạn (2009-2011). 3.3.Đối tượng nghiên cứu (Nội dung): Các báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí, bảng cân đối kế toán cho vay hộ nghèo và hộ chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang. GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 2 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang PHẦN : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản: Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong quan hệ này được biểu hiện thông qua các nội dung sau: + Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị v.v + Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ khoanh: Là khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ có lý do chính đáng (như: lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gà ). Những món nợ này GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 3 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang ngân hàng sẽ chuyển từ dư nợ sang nợ khoanh không tính lãi và đôn đốc khách hàng trả nợ. 1.1.2.Nghiệp vụ cho vay hộ nghèo: Cho vay hộ nghèo được thực hiện theo những quy định chung của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cụ thể ở đây là nghị định 78/2000/NĐ-CP ngày 04.10.2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 1.1.2.1.Mục đích, đối tượng áp dụng, nguyên tắc và điều kiện vay vốn:  Mục đích cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.  Đối tượng áp dụng: + Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và các tổ chức nhận ủy thác cho vay của NHCSXH (sau đây gọi tắt là bên cho vay). + Khách hàng vay vốn là hộ nghèo.  Nguyên tắc vay vốn: Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau: + Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. + Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.  Điều kiện vay vốn: Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau: + Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay. + Có tên trong danh sách hộ nghèo ở (xã, phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ. GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 4 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang + Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp (xã, phường, thị trấn). 1.1.2.2.Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:  Dùng vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi: + Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm… phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. + Mua sắm các công cụ lao động như: Máy móc, cày, bừa, cuốc, bình phun thuốc trừ sâu… + Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật… + Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ… + Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.  Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở: + Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ. + Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài.  Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường: + Do môi trường hiện nay các dòng sông đã bị ô nhiễm đến mức báo động. Những xã thiếu nước sạch chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì Ngân hàng cho vay làm giếng khơi, giếng khoan, xây bể lọc nước, chứa nước. Bên cạnh đó để môi trường sanh, sạch đẹp Ngân hàng cũng đầu tư cho vay dùng để xây hố xí hợp vệ sinh.  Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh: GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 5 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang + Mua bán các lọai hàng hóa, sản xuất, chăn nuôi…thuộc vùng khó khăn do Chính phủ qui định. Trồng trọt và chăn nuôi gần đây phát triển không kém, người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi tăng lên với sự kết hợp của mô hình VAC, VRAC,…chi phí đầu tư cho mô hình thường không nhỏ và chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc men, chuồng trại.  Chương trình cho vay Học sinh, sinh viên: Dùng vào các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập ( sách, vở, bút mực…) của con em thuộc hộ nghèo, mồ coi, khó khăn đột xuất đang theo học tại các Trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. 1.1.2.3.Loại cho vay và thời hạn cho vay:  Loại cho vay:  Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay để sản xuất, chăn nuôi theo mùa vụ.  Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng dùng để cho vay vốn trồng cây lây năm, vật nuôi sinh sản, mở rộng cải tạo vườn tạp.  Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng.  Thời hạn cho vay: - Bên cho vay và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào. - Mục đích sử dụng vốn vay. - Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với hộ vay sản xuất, kinh doanh). - Khả năng trả nợ của hộ vay. - Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH 1.1.2.4.Lãi suất và phương thức cho vay: GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 6 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang  Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng cho NHCSXH. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.  Phương thức cho vay: Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ vay và Bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của Ngân hàng. 1.1.2.5.Mức cho vay và hồ sơ cho vay:  Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT Ngân hàng CSXH Việt Nam quyết định và công bố từng thời kỳ.  Hồ sơ cho vay: Bộ hồ sơ cho vay được Ngân hàng CSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵn trên phạm vi toàn quốc. * Danh mục hồ sơ cho vay bao gồm: + Đối với hộ vay: hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) và gửi tổ tiết kiệm và vay vốn. + Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập: - Lần đầu, khi mới thành lập tổ, tổ gửi bên cho vay các loại giấy tờ theo quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn như: Biên bản họp thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn và thông qua quy ước hoạt động ( mẫu số 10/CVHN)… - Mỗi lần vay, tổ gửi Bên cho vay danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN). GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 7 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang - Trong quá trình hoạt động, tổ lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của thành viên (mẫu số 13/CVHN) + Hồ sơ do bên cho vay lập: - Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số 04/CVHN) - Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/CVHN) (nếu có). - Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 06/CVHN). + Hồ sơ do hộ nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn và Bên cho vay cùng lập: - Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/CVHN). - Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 11/CVHN)  Tổ chức lưu giữ hồ sơ: + Đối với hộ nghèo: giữ sổ tiết kiệm và vay vốn. + Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn: Lưu giữ đầy đủ các giấy tờ quy định tại (Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập) + Đối với bên cho vay: - Bộ phận kế toán: lưu giữ toàn bộ hồ sơ gốc gồm các giấy tờ quy định tại danh mục hồ sơ cho vay văn bản này trừ sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi của thành viên. + Bộ phận tín dụng: lập và lưu giữ các tài liệu: - Sổ theo dõi cho vay hộ nghèo theo địa bàn quản lý - Danh sách hộ nghèo trong địa bàn quản lý - Các báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, thu nợ, gửi tiết kiệm… đối với hộ nghèo. + Bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh mục theo dõi và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ. GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 8 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang + Trường hợp bộ phận tín dụng cần sử dụng hồ sơ cho vay để xử lý công việc khi cần thiết thì phải sao chép số liệu trong hồ sơ gốc. 1.1.2.6.Qui trình thủ tục cho vay: * Chú thích: (1) Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn làm đại diện đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách để nộp hồ sơ xin vay vốn. (2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm định những điều kiện cần thiết. (3) Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên Giám đốc. (4) Ban Giám đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không, dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng sau đó trả hồ sơ được duyệt cho Trưởng phòng KH-NVTD. Trưởng phòng gửi lại cho cán bộ tín dụng. (5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phòng kế toán. (6) Phòng kế toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho từng khách hàng trong tổ, sau đó chuyển hồ sơ cho vay sang Thủ quỹ. Thủ quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng. GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 9 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH (6) Tổ tiết kiệm và Vay vốn Phòng KH-NVTD Phòng KT-NQ Giám Đốc (5) Sơ đồ 1: Qui trình cho vay (3) (4) (1) (2) Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang 1.1.2.7.Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết.  Thu nợ gốc: Bên cho vay tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay theo quy định sau: + Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc một lần khi đến hạn. + Món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần: 6 tháng hoặc 1 năm một lần do Bên cho vay và hộ vay thỏa thuận.  Thu lãi: + Có 2 hình thức: - Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó (cùng 1 lần). - Thu lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý do 2 bên thỏa thuận. + Đối với khoản nợ trung hạn, thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng hoặc quý trên số dư nợ theo thỏa thuận giữa Bên cho vay và hộ vay. Những khoản vay từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn. Lãi chưa thu được của kỳ trước chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp. + Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu thu lãi đến đó. Riêng các khoản nợ khó đòi ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau. Số lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế. + Việc tổ chức thu lãi, thu tiết kiệm (nếu có) do Bên cho vay lựa chọn các hình thức: tổ chức thu trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho tổ tiết kiệm và vay vốn thu hộ. Mọi trường hợp uỷ nhiệm cho tổ thu lãi, thu tiết kiệm đều phải ký kết văn bản thỏa thuận giữa Bên cho vay với tổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 11/CVHN).Việc uỷ nhiệm cho tổ thu lãi, thu tiếp kiệm hoặc không uỷ nhiệm do bên cho vay quyết định, căn cứ vào các điều kiện sau: - Mức độ tín nhiệm của tổ với bên cho vay và các thành viên trong tổ.  Quy trình thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm (nếu có): GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 10 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH [...]... 615,1 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang Nguồn vốn nhận hủy thác Tổng nguồn vốn 4.556 4.559 7.350 3 0,06 2.791 61,22 622.824 779.720 1.006.251 156.896 25,19 226.531 29,05 (Nguồn: Phòng Kế Hoạch-Nghiệp Vụ Tín Dụng của NHCSXH tỉnh Hậu Giang) ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng nghiệp vụ tín dụng NHCSXH tỉnh Hậu Giang) Biểu đồ 5: Tăng trưởng... 13.986 96,67 Chỉ tiêu % % (Nguồn: Phòng Kế toán tại NHCSXH Tỉnh Hậu Giang) Triệu đồng 57.047 32.907 33.142 28.593 28.454 17.143 18.439 15.999 14.468 Năm (Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHCSXH tỉnh Hậu Giang) GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 22 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang Biểu đồ 4: Kết quả hoạt đông kinh doanh qua 3 năm 2009-2011 Dựa... QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang 2.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCSXH TỈNH HẬU GIANG TRONG 3 NĂM ( 2009-2011) Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ có nêu nội dung quan trọng là NHCSXH hoạt động không gì mục đích lợi nhuận”, nhằm xác định rõ nhiệm vụ của NHCSXH khác hẳn so với các đơn vị tín dụng khác;... 779.720 1.006.251 % 105,45 106,5 95 % Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn (Nguồn: Báo cáo phòng KH-NVTD của NHCSXH Tỉnh Hậu Giang) GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 28 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Năm Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang (Nguồn:Phòng nghiệp vụ tín dụng NHCSXH tỉnh Hậu Giang) Biểu đồ 6: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Bảng số liệu trên cho thấy chỉ tiêu tổng dư nợ... tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số thu nợ Triệu đồng 132.602 62.731 163.627 Doanh số cho vay Triệu đồng 300.056 236.279 304.160 44 26,5 53,8 Hệ số thu nợ % (Nguồn: Báo cáo phòng KH-NVTD của NHCSXH Tỉnh HậuGiang) GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 30 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Năm Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang (Nguồn:Phòng nghiệp vụ tín dụng NHCSXH tỉnh Hậu. .. tiêu tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng chi phí Triệu đồng 17.143 18.439 28.593 Tổng thu nhập Triệu đồng 33.142 32.907 57.047 51,7 56 50 % Tổng chí phí/tổng thu nhập % (Nguồn: Báo cáo phòng KH-NVTD của NHCSXH Tỉnh Hậu Giang) GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 29 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Năm Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang (Nguồn:Phòng nghiệp vụ tín dụng NHCSXH tỉnh. .. ro tín dụng (%) Rủi ro tín dụng là trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng Biểu hiện rủi ro là nợ quá hạn ngày càng lớn, lãi chưa thu hồi ngày càng tăng Nợ xấu X 100% Rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 13 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ HIỆU... giúp đỡ rất cụ thể cho người dân sử dụng đồng vốn làm ăn có hiệu quả GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 34 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang Để khắc phục khó khăn, vướng mắc và đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng trưởng ở mức cao hơn những năm qua, xin được đề xuất một số giải pháp như sau: 3.2.1.Về... PHƯƠNG 24 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang Tăng cường khai thác các nguồn thu, hạn chế những khoản chi không cần thiết, tuyệt đối thực hành tiết kiệm, chống lảng phí nhằm từng bước giảm gánh nặng về tài chính ngân sách của Nhà nước 2.5.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NHCSXH TỈNH HẬU GIANG 2.5.1.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG... ngày 17/3/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, từ khi đi vào hoạt động đã được Chính quyền địa GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 32 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang phương, các Ban ngành Đoàn thể nhiệt tình ủng hộ, đặt biệt là sự đón nhận của đông đảo quần chúng là hộ nghèo của tỉnh Hậu Giang Là một đơn vị mới thành lập, . tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1 Mục tiêu chung: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng sách xã hội tỉnh Hậu Giang. 2.2 100% Rủi ro tín dụng = Nợ xấu Tổng dư nợ X 100% Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NHCSXH TỈNH HẬU GIANG 2.1.KHÁI. tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ”. GVHD: Th.s TRẦN QUANG PHƯƠNG 1 SVTH:LƯU QUỐC ĐỈNH Giải pháp nâng cao hiệu quả tín

Ngày đăng: 31/10/2014, 17:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH VN

    •  Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT Ngân hàng CSXH Việt Nam quyết định và công bố từng thời kỳ.

    •  Hồ sơ cho vay: Bộ hồ sơ cho vay được Ngân hàng CSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵn trên phạm vi toàn quốc.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan