Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư

13 563 3
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư

Mục lục Lời nói đầu Trong bối cảnh chính phủ nhiều quốc gia đang lâm vào khủng hoảng nợ công, chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu nhằm đánh giá lại hiệu quả của đầu tư khu vực công và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của đầu tư công. Phục vụ cho mục tiêu quản lý các dự án đầu tư công, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư có nhiều điều kiện để phát huy vai trò. Trong phạm vi báo cáo chuyên đề môn học, em xin trình bày một số đặc điểm chính của kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, bao gồm 3 nội dung chính: Chương I: Đặc điểm của dự án đầu tư với vấn đề kiếm toán Chương II: Đặc điểm báo cáo quyết toán vốn đầu tư và mục tiêu kiểm toán Chương III: Thực trạng việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư một số dự án tại Việt Nam Để thực hiện báo cáo này, em đã cố gắng tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn, đặc biệt là bài giảng của thầy Kiên trong chuyên đề về Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Tuy đã cố gắng nhiều nhưng chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Chương I: Đặc điểm của dự án đầu tư với vấn đề kiếm toán 1.1.Khái niệm và phân loại dự án Theo World Bank: Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách hoạt động liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Luật đầu tư của Việt Nam: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên một địa bàn cụ thể trong một điều kiện cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Ví dụ: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006- 2010). Để hiểu rõ hơn khái niệm Dự án đầu tư, chúng ta nên xem xét nó trên nhiều góc độ, khía cạnh và mục đích khác nhau. Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ, tài liệu, trình bày 1 cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai. Về góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động, để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một khoảng thời gian dài. Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ để thực hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. 1.2.Phân loại dự án đầu tư: Trên thực tế có nhiều tiêu chí để phân loại dự án, sau đây là một số tiêu chí thường thấy: Thứ nhất, theo tiêu chí Quy mô và tính chất của dự án, dự án chia thành dự án đầu tư trong nước, đàu tư nước ngoài, cụ thể hơn có các nhóm dự án A, B, C. Về dự án đầu tư trong nước chia theo quy mô tính chất thì có dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các nhóm A, B, C. Dự án đầu tư quan trọng quốc gia, triển khai theo nghị quyết của Quốc hội. Dự án đầu tư nhóm A, B, C, các dự án này có cơ sở phân chia là quy mô của nó. Trong đó, dự án nhóm A thường có nội dung về các chương trình thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng có tính bảo mật quốc gia và có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng; xây dựng công trình y tê, văn hóa, giáo dục , phát thanh truyền hình quy mô trên 500 tỷ đồng. Ví dụ: Đề án 112 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định vào năm 2001 (Quyết định 112 ngày 25/7/2001), thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2005. Nhưng đến cuối năm 2005, đầu năm 2006, đề án 112 thất bại sau khi phát lộ nhiều sai phạm và chi phí quá lớn nhưng mang lại hiệu quả quá thấp. Kết quả giai đoạn 1 của đề án 112 là cả 5 mục tiêu cụ thể mà đề án đặt ra đều chưa được hoàn thành hoàn chỉnh và cảnh sát Việt Nam đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến tiêu cực và tham nhũng. Số tiền đã chi tiêu là 1.534 tỷ đồng trong đó tổng kinh phí đã sử dụng là gần 1.160 tỷ đồng Việt Nam, số tiền đã tạm ứng chưa chi tiêu cần thu hồi lại là trên 300 tỉ đồng (tổng dự toán của đề án: 3.800 tỉ đồng). Vào thời gian này, Ban Điều hành Đề án 112 (do Vũ Đình Thuần, Thứ trưởng làm Trưởng ban) đã đề nghị tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 từ 2006-2010, nhưng ngày 19 tháng 4 năm 2007 Thông tấn xã Việt Nam đưa lên mạng một bản tin ngắn loan báo, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo dừng triển khai Đề án. Dự án nhóm B, C là những dự án có tính chất khác và có quy mô nhỏ hơn nhóm A. Ví dụ: Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chiến khu Vần Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại các Quyết định số 1518/QĐ – UBND, ngày 29/9/2008; Dự án trường Dân tộc nội trú huyện được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại các Quyết định số: 1962/QĐ- UBND, ngày 2/11/2007. Về dự án đầu tư nước ngoài, trong nhóm này có thể chia tiếp thành các Dự án đầu tư nhóm A, B và Dự án đầu tư phân cấp cho địa phương. Thứ hai, theo nguồn vốn đầu tư, dự án chia thành nhiều loại. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế. Dự án sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ: Theo qui hoạch điện VI, EVN được giao làm chủ đầu tư 42 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 370 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, có đến 18 dự án trong số này phải tăng tiền đầu tư thêm gần 83 nghìn tỷ đồng, bằng 48,19% so với dự kiến ban đầu. 13 dự án truyền tải điện khác cũng phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư thêm gần 1,147 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 25,14%. Bội chi hàng trăm nghìn tỷ, giá điện đương nhiên bị đẩy lên cao. Thứ ba, theo trình tự lập và duyệt dự án, dự án được chia thành 2 loại là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. 1.3.Các mô hình quản lý dự án: Mỗi dự án có đặc thù riêng nên quản lý dự án cũng cần có mô hình quản lý phù hợp, một số mô hinh thương thấy trong quản lý dự án là: • Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án • Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án • Mô hình chìa khóa trao tay • Mô hình tự thực hiện dự án • Mô hình quản lý dự án theo chức năng • Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án • Mô hình dự án theo ma trận. 1.4.Trình tự tiên hành đầu tư dự án Thời gian tiến hành một dự án thường dài và phải chia cắt làm nhiều giai đoạn, tuy nhiên dự án nào cũng phải trải qua 3 giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn 1: chuẩn bị đầu tư Giai đoạn 2: thực hiện đầu tư Giai đoạn 3: kết thúc, đưa vào khai thác sử dụng. Về giai đoạn 1: chuẩn bị đầu tư, trong giai đoạn này người ta phải nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư, tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn, lựa chọn hình thức đầu tư, tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng nếu là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp đó là lập dự án đầu tư và cuối cùng là gửi hồ sơ dự án và văn bản trình lên các cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, cấp vốn vay, cơ quan thẩm định dự án. Về giai đoạn 2: thực hiện đầu tư, thường thì tiến hành xin đất hoặc thuê đất nếu là các dự án sử dụng đất hoặc xin giấy phép xây dựng nếu cần, giấy phép khai thác tài nguyên nếu là dự án khai thác tài nguyên. Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư và phục hồi, mua sắm thiết bị công nghệ, thực hiện khảo sát thiết kế và xây dựng công trình, thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán công trình cũng như tiến hành thi công xây lắp, kiểm tra và thực hiện các hợp đồng, đơn vị cũng thực hiện việc quản lý kỹ thuật, chất lượng của thiết bị, công trình. Cuối cùng là vận hành thử nghiệm thu quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành công trình, sản phẩm. Về giai đoạn 3: kết thúc, đưa vào khai thác sử dụng sau khi đã nghiệm thu bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình, vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình. Sau đó là các hoạt động liên quan đến bảo hành công trình. Cuối cùng là Quyết toán vốn đầu tư. Phê duyệt quyết toán, người cho phép thực hiện dự án cũng là người phê duyệt quyết toán Chương II: Đặc điểm báo cáo quyết toán vốn đầu tư và mục tiêu kiểm toán 2.1.Đặc điểm của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư có một vài điểm cần lưu ý như sau: Thứ nhất, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư là một bảng khai tài chính nhằm phản ánh và cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình đầu tư liên quan đến một dự án cụ thể. Thứ hai, các thông tin trình bày trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Tính đầy đủ, chính xác cảu các khoản chi phí đã thực hiện; • Tính phân loại rõ ràng về nguồn vốn đầu tư; • Không tính một số loại chi phí không được phép tính vào giá trị các tài sản hình thành qua đầu tư dự án. • Đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập báo cáo theo quy định. Thứ ba, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư thể hiện tính đơn chiếc và sự không lặp lại của chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như quá trình bàn giao kết quả của dự án. 2.2.Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư gồm: • Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án: là giá trị thực tế đã thanh toán qua cơ quan giám sát cấp vốn, thanh toán, cho vay, tính đến ngày lập báo cáo. • Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo chi phí xây dựng mua thiết bị, chi phí bồi thường, đền bù mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi tiết theo hạng mục, gói thầu… • Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hoàn thành đầu tư. • Xác định số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đâu tư của dự án, công trình, hạng mục công trình chi tiết theo nhóm, loại TSCĐ, TSCĐ theo chi phí thực tế phát sinh. • Việc phân bổ chi phí khác cho từng TSCĐ được xác định theo nguyên tắc chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ đó, chi phí chung liên quan đến TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp… Mẫu báo cáo liên quan đến quyết toán vốn đầu tư: • Mẫu số 01 QTDA- báo cáo tổng hợp QTDA hoàn thành • Mẫu số 02 QTDA- Các văn bản quản lý có liên quan, • Mẫu số 03 QTDA- Tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm • Mẫu số 04 QTDA- CP đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình hạng mục hoàn thành • Mẫu số 05 QTDA- TSCĐ mới • Mẫu số 06 QTDA- TSCĐ bàn giao • Mẫu số 07 QTDA- Tình hình thanh toán công nợ của dự án • Mẫu số 08 QTDA- Bảng đối chiếu và tài liệu cấp vốn 2.3.Đặc điểm kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư là sự kết hợp giữa 3 loại kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Trong đó đặc điểm nổi bật là kiểm toán tuân thủ. Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư có đặc điểm khác với kiểm toán tài chính, trong khi kiểm toán tài chính quan tâm đến thông tin về các khoản mục, chu trình thì kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư không chỉ chú ý dến điều này mà còn kiểm tra thẩm quyền phê duyệt, thủ tục trong quyết toán đầu tư. Thêm nữa, trong kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư không có khái niệm cuộc kiểm toán năm trước, năm sau hay hoạt động liên tục. Kiểm toán tài chính luôn đánh giá tính liên tục của hoạt động bởi sự hoạt động của doanh nghiệp là dài hạn, năm này qua năm khác, trong khi đó, các công trình, dự án hoàn thành thì cũng là sự kết thúc của hoạt động đầu tư, bởi vậy, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư không có khái niệm cuộc kiểm toán năm trước, năm sau hay hoạt động liên tục. Trong kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư không chỉ tiến hành tìm hiểu đánh giá về hệ thống KSNB của đơn vị chủ đầu tư mà còn phải đánh giá tất cả các bên tham gia vào dự án. Quá trình đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư cũng có những điểm khác biệt với kiểm toán tài chính. Trong khi kiểm toán tài chính căn cứ vào lý do, mục đích kế toán để xác định tính trọng yếu thì kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư kiểm toán tất cả các khoản mục bởi tất cả đều liên quan đến một vấn đề chung là giá trị quyết toán vốn đầu tư, nhưng trong mỗi khoản mục thì lại tập trung vào một khía cạnh riêng. Việc vận dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư có những đặc thù riêng: • Quan sát ít được sử dụng; • Phỏng vấn được sử dụng thường xuyên do liên quan đến nhiều bên như người lao động, đơn vị … • Kiểm tra tài liệu sử dụng để xác định thông tin, số liệu có trung thực, hợp lý không. • Xác nhận được sự dụng nhiều, đặc biệt với các nghiệp vụ đầu tư, mua sắm, công nợ • Kiểm kê: rất ít sử dụng vì công trình thường làm đến đâu mua vật tư đến đó, ít khi dự trữ, chỉ dùng khi kiểm đếm tài sản bàn giao. • Tính toán lại • Phân tích dùng để đánh giá tính hợp lý chung. Các bằng chúng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư có những đặc điểm khác biệt với kiểm toán tài chính. Ngoài đảm bảo tính đầy đủ và co hiệu lực thì còn mang tính tuân thủ. Tính phức tạp trong thực hiện dự án từ khi nghiên cứu, lập và trình dự án đến lúc phê duyệt, thực hiện, phát sinh chi phí đến lúc hoàn thành bàn giao. 2.4.Mục tiêu kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Theo chuẩn mực số 1000 có nêu: “ kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến về báo cáo quyết toán vốn đầu tư có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán vốn đầu tư hiện hành, có tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan về quản lý đầu tư xây dựng và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình kết quả đầu tư hay không. Mục tiêu cụ thể: Xem xét báo cáo quyết toán vốn đầu tư có phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, có được lập đúng mẫu hay không. Nội dung trình tự kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Lập kế hoạch: Điểm khác biệt là có sự phối hợp, giám sát, kiểm tra, chỉ đạo. người kiểm tra thường là các kỹ thuật viên. Có sự phối hợp giữa nhân viên kỹ thuật và chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Thực hiện kiểm toán: Thực hiện các trắc nghiệm nhằm thu thập được các bằng chứng kiểm toán cần thiết chuẩn bị cho việc đưa ra kết luận kiểm toán. Kết thúc kiểm toán: Sản phẩm cuối cùng của kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư cũng là báo cáo kiểm toán, báo cáo này cũng bao gồm các yếu tố giống như báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính và thêm một vài điểm đặc thù khác. Quan trọng nhất, báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải nêu ra các căn cứ pháp lý mà nó dựa vào để đánh giá báo cáo quyết toán vốn đầu tư. [...]...Chương III: Thực trạng việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư một số dự án tại Việt Nam Trong chương này, em xin phản ánh thực trạng hoạt động kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư tại Việt Nam qua các khía cạnh sau: Thứ nhất là một số sai phạm trong các dự án đầu tư tại Việt Nam đã được kiểm toán phát hiện; Thứ hai là vai trò của kiểm toán đang ngày càng được chính phủ Việt Nam... gian kiểm toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ kiểm toán; Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán Trong đó, công trình quan trọng quốc gia, thời gian lập báo cáo quyết toán là 12 tháng, kiểm toán là 10 tháng và thẩm tra, phê duyệt quyết toán là 10 tháng; dự án nhóm A, thời gian lập báo cáo quyết toán là 12 tháng, kiểm toán là 8 tháng và thẩm tra, phê duyệt quyết toán. .. như một công cụ quản lý đầu tư công 3.1.Một số sai phạm các dự án đầu tư tại Việt Nam đã được kiểm toán phát hiện 3.2.Vai trò của kiểm toán đang ngày càng được chính phủ Việt Nam quan tâm và sử dụng như một công cụ quản lý đầu tư công Tại Việt Nam, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư ngày càng phát huy tác dụng trong bối cảnh chính phủ đang rà soát và cơ cấu lại hoạt động đầu tư trong khu vực công... toán là 7 tháng Vốn đầu tư được quyết toán theo quy định tại Thông tư này là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt… Thông tư này có hiệu lực... thất thoát nguồn vốn và nâng cao hiệu quả của đầu tư công Mới đây, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước Theo đó, định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể và tỷ lệ quy định nhưng tối đa không quá 0,64% tổng mức đầu tư của dự án Cụ... mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt… Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2011 Kết luận Tóm lại, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư có những đặc thù riêng mà kiểm toán viên luôn phải lưu ý Thêm vào đó, cùng với những biến động kinh tếxã hội đang và sẽ xảy ra với nhiều nền kinh tế, các cơ quan quản lý Việt Nam đang ngày càng chú... mức đầu tư của dự án Cụ thể, chi phí kiểm toán đối với dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 5 tỷ đồng là 0,64%; từ 5 đến 10 tỷ đồng là 0,43%; từ 10 đến 50 tỷ đồng là 0,30%; từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng là 0,23%; từ 100 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng là 0,13%; từ 500 tỷ đồng đến 1000 tỷ đồng là 0,086%; trên 1000 tỷ đồng là 0,046% tổng mức đầu tư Thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được tính từ ngày . tiêu kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Theo chuẩn mực số 1000 có nêu: “ kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến về báo cáo quyết toán vốn. báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải nêu ra các căn cứ pháp lý mà nó dựa vào để đánh giá báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Chương III: Thực trạng việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn. hoạt động đầu tư, bởi vậy, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư không có khái niệm cuộc kiểm toán năm trước, năm sau hay hoạt động liên tục. Trong kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư không

Ngày đăng: 31/10/2014, 14:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Chương I: Đặc điểm của dự án đầu tư với vấn đề kiếm toán

    • 1.1.Khái niệm và phân loại dự án

    • 1.2.Phân loại dự án đầu tư:

    • 1.3.Các mô hình quản lý dự án:

    • 1.4.Trình tự tiên hành đầu tư dự án

    • Chương II: Đặc điểm báo cáo quyết toán vốn đầu tư và mục tiêu kiểm toán

      • 2.1.Đặc điểm của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư:

      • 2.2.Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư gồm:

      • 2.3.Đặc điểm kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư

      • 2.4.Mục tiêu kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư:

      • Chương III: Thực trạng việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư một số dự án tại Việt Nam

        • 3.1.Một số sai phạm các dự án đầu tư tại Việt Nam đã được kiểm toán phát hiện

        • 3.2.Vai trò của kiểm toán đang ngày càng được chính phủ Việt Nam quan tâm và sử dụng như một công cụ quản lý đầu tư công

        • Kết luận

        • Tóm lại, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư có những đặc thù riêng mà kiểm toán viên luôn phải lưu ý. Thêm vào đó, cùng với những biến động kinh tế- xã hội đang và sẽ xảy ra với nhiều nền kinh tế, các cơ quan quản lý Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến lĩnh vực này.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan