Giáo trình tài chính tiền tệ chương 1 những vấn đề cơ bản của tiền tệ cđ phương đông

38 865 0
Giáo trình tài chính tiền tệ chương 1 những vấn đề cơ bản của tiền tệ   cđ phương đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ I. Sự ra đời của tiền tệ và phát triển của tiền tệ: 1. Sự ra đời của tiền tệ Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C. Mác chỉ ra rằng: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển các biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban đầu giản đơn nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái ai nấy đều thấy” (C. Mác, Tư Bản, Quyển I, Tập I, trang 75, NXB Sự thật - Hà Nội 1963) Quá trình ra đời của tiền tệ được trải qua bốn hình thái giá trị: - Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên - Hình thái mở rộng - Hình thái chung - Hình thái tiền tệ Từ hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên đến hình thái tiền tệ là một quá trình lịch sử lâu dài. Chính trong quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã xuất hiện vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung là những hàng hóa có thể trao đổi trực tiếp được với nhiều hàng hóa khác. Vật ngang giá chung ban đầu là những hàng hóa có giá trị sử dụng thiết thực. Về sau là những hàng hóa có ý nghĩa tượng trưng. Khi trao đổi hàng hóa trở thành nhu cầu thường xuyên và mở rộng, thì nhiều hàng hóa có tác dụng vật ngang giá chung trở nên mâu thuẫn với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, thì trường đòi hỏi phải thừa nhận một vật ngang giá đơn nhất. Khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hóa thì sinh ra hình thái tiền tệ. Khi đó, tất cả hàng hóa đều biểu hiện giá trị của nó trong một thứ hàng hóa, mà thứ hàng hóa đó trở thành vật ngang giá chung. Vậy, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. 2. Sự phát triển của tiền tệ Tiền tệ được phát triển qua các hình thức sau: Tiền bằng HH thông thường  Tiền vàng  Tiền đúc bằng kim loại kém giá  Tiền giấy  Tiền chuyển khoản CPD College (1) Tiền bằng hàng hóa thông thường. - Những hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung để trao đổi nhiều lần với hàng hóa khác. - Hàng hóa đó là quý, hiếm, gọn, nhẹ, dễ bảo quản, dễ chuyên chở và phù hợp với tập quán trao đổi từng địa phương tại thời kỳ đó. - Hàng hóa tiền tệ là: da thú, vỏ sò, vòng đá, muối, vải… (2) Tiền vàng. - Tiền vàng xuất hiện đầu tiên vào những năm 685 - 652 (TK thứ 7) trước công nguyên ở vùng Lidia - Tiểu Á (niên đại thuộc triều vua Lidia), đồng tiền vàng có in hình nổi để đảm bảo giá trị. - Thế kỷ 16 nhiều nước sử dụng vàng làm tiền, có nước vừa sử dụng tiền vàng, vừa sử dụng tiền bạc. - Tiền vàng trở nên thông dụng và lưu thông phổ biến vào TK 19 và đầu TK 20. - Ngày nay vàng được đưa vào dự trữ cho các quốc gia và cá nhân, đồng thời nó được sử dụng trong thanh toán quốc tế cho một số trường hợp: xuất nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch, trả tiền mua hàng khi quốc gia đó không được vay nợ, số chênh lệch trong thanh toán Clearing (3) Tiền đúc bằng kim loại kém giá. - Tiền đúc bằng các thứ kim loại thường: đồng, chì, kẽm, nhôm… - Lưu thông chủ yếu trong các triều đại phong kiến, do nhà vua giữ độc quyền phat hành. - Ngày nay nhiều nước vẫn dùng tiền đúc lẻ, do Ngân hàng Trung ương phát hành. (4) Tiền giấy. - Tiền được làm bằng nguyên liệu giấy. - Tiền giấy được phát hành từ các triều đại phong kiến: Trung Hoa đời nhà Tống TK11, ở Việt Nam thời vua Hồ Quý Ly TK15. - Giấy bạc ngân hàng là loại tiền giấy thực sự cần thiết cho lưu thông xuất hiện từ đầu TK 17 ở Hà Lan, do ngân hàng Amstecdam phát hành. - Ngày nay, Ngân hàng Trung ương các nước đều phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông. (5) Tiền chuyển khoản. CPD College - Hình thức tiền tệ này được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán (của ngân hàng và khách hàng) - Tiền chuyển khoản xuất hiện lần đầu tiên tại nước Anh vào giữa TK19. Lúc này do để tránh những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy bạc ngân hàng, các ngân hàng Anh đã phát minh ra hệ thống thanh toán trong sổ sách ngân hàng. - Tiền chuyển khoản được sử dụng thông qua các công cụ thanh toán: Giấy tờ thanh toán (Séc, UNC, NPTT…)  Thẻ thanh toán (ghi nợ, ký quỹ, TD…)  Thanh toán tức thời (qua hệ thống máy vi tính đã nối mạng) - Ngày nay tiền chuyển khoản chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80%) trong tổng phương tiện thanh toán. 3. Khái niệm về tiền tệ: Tùy theo cách tiếp cận ở những góc độ khác nhau về công dụng của tiền tệ mà các nhà kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đã đưa ra những định nghĩa về tiền theo quan niệm riêng của mình. Định nghĩa 1, theo quan điểm của C. Mác: “Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của các hàng hóa khác và là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi”. Định nghĩa 2, theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại: “Tiền là bất cứ một phương tiện nào được xã hội chấp nhận làm phương tiện trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế”. 4. Các chức năng của tiền tệ Nếu trong thời kỳ sơ khai của nền kinh tế hàng hóa người ta chỉ sử dụng tiền tệ như một công cụ trao đổi thì cũng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ đã thể hiện ngày càng đa dạng hơn các chức năng vốn có của mình.  Theo học thuyết K.Marx (1818-1883), tiền tệ có 5 chức năng cơ bản:  Chức năng thước đo giá trị  Chức năng phương tiện lưu thông  Chức năng phương tiện thanh toán  Chức năng phương tiện cất trữ  Chức năng tiền tệ quốc tế  Theo ManKiw, tiền tệ có 3 chức năng cơ bản: CPD College  Bảo tồn giá trị (cất trữ)  Đơn vị hạch toán  Phương tiện trao đổi Trong giới hạn của chương trình, học phần này chỉ đi sâu vào nghiên cứu các chức năng cơ bản của tiền tệ theo học thuyết K.Marx. a. Chức năng thước đo giá trị Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen. b. Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian CPD College và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế. Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia. c. Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. d. Phương tiện thanh toán: Với chức năng này, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đôit, tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa, đồng thời nó là vật kết thúc quá trình trao đổi. Thực hiện chức năng này, tiền tệ không những được sử dụng để thanh toán cho việc trao đổi hàng hóa mà còn được sử dụng vào những nhu cầu vay mượn, nộp thuế, trả lương CPD College Khi tiền tệ thực hiện chức năng này đã làm cho lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mưa bán chịu và thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau. e. Chức năng tiền tệ quốc tế: Chức năng tiền tệ quốc tế được biểu hiện khi tiền tệ vượt khỏi biên giới quốc gia để trở thành phương tiện mua hàng, phương tiện thanh toán trên phạm vi toàn thế giới. 5. Vai trò của tiền tệ: Tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế; nó được ví như máu với cơ thể của con người. Thiếu tiền tệ thì nền kinh tế khó có thể tồn tại và phát triển, được thể hiện trên các phương diện sau: - Tiền tệ là phương tiện để mở rộng và phát triển sản xuất. - Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. - Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng. 6. Các chế độ lưu thông tiền tệ Chế độ lưu thông tiền tệ là tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia hay tổ chức quốc tế trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Trong đó, các yếu tố hợp thành cuả chế độ lưu thông tiền tệ được kết hợp thống nhất bằng các đạo luật và văn bản quy định.  Các chế độ lưu thông tiền tệ - Chế độ lưu thông tiền kim loại: Chế độ lưu thông tiền kim loại lấy kim loại làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, chế độ lưu thông tiền kim loại cũng phát triển từ thấp đến cao. Nghĩa là kim loại được chọn làm bản vị tiền tệ cũng thay đổi từ các kim loại thông thường đến các kim loại quý, và được chia làm 2 loại:  Chế độ lưu thông tiền kém giá: tiền đồng, tiền kẽm.  Chế độ lưu thông tiền đủ giá: tiền bạc, tiền vàng. Chế độ lưu thông tiền đủ giá (kim loại quý) được xem là đặc trưng khởi đầu của nền kinh tế thị trường, nó cũng được phát triển theo từng giai đoạn, bao gồm các chế độ lưu thông tiền tệ chủ yếu sau: (a) Chế độ bản vị bạc: là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó bạc được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. CPD College (b) Chế độ song bản vị: là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó bạc và vàng được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Trong chế độ song bản vị, bạc và vàng là hai kim loại có quyền lực ngang nhau và đúc tiền bằng hai thứ kim loại này đều được thanh toán không hạn chế theo giá trị thực tế của chúng. Chế độ song bản vị là chế độ lưu thông tiền tệ chuyển tiếp từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng. (c) Chế độ bản vị vàng: là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó vàng được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm: + Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước quy định. + Các loại tiền dấu hiệu lưu hành song song với vàng được phép tự do chuyển đổi ra tiền vàng theo giá trị danh nghĩa. + Vàng được tự do lưu thông giữa các nước. Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản, lưu thông hàng hóa và dịch vụ ngày càng mở rộng nên thị trường thiếu phương tiện lưu thông do không đủ vàng để đúc. Do đó, chế độ bản vị vàng dần được thay thế bằng các loại tiền dấu hiệu giá trị. - Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu: Tiền dấu hiệu là những phương tiện thay thế cho tiền vàng trong lưu thông để thực hiện các quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền dấu hiệu không có giá trị nội tại, chúng chỉ có giá trị danh nghĩa theo luật định và thay thế tiền đủ giá trong lưu thông ở những chức năng mà lưu thông không yêu cầu phải sử dụng tiền đủ giá, đó là các chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Tiền dấu hiệu gồm: (a) Giấy bạc ngân hàng: là phương tiện chỉ để thay thế tiền vàng trong chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Khi thực hiện chức năng này, giấy bạc ngân hàng đóng vai trò là vật môi giới trung gian cho quá trình trao đổi hoặc thực hiện việc thanh toán để kết thúc quá trình trao đổi. Đặc điểm của lưu thông giấy bạc ngân hàng: + Do ngân hàng trung ương độc quyền phát hành. CPD College + Vàng đã trở lại vị trí kim loại quý có giá trị cao. + Dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh là cơ sở đảm bảo gián tiếp cho nó. (b) Các loại dấu hiệu giá trị khác: bao gồm các loại chủ yếu như: séc, kỳ phiếu thương mại, ngân phiếu thanh toán, bút tệ và tiền điện tử. 6. Các khối tiền tệ. a. Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn) Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông là khối lượng tiền do tổng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong mọi thời kỳ quyết định. Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ. P x H Công thức tính: Mn = V Trong đó: P: Mức giá cả hàng hóa. H: Tổng khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông. V: Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ. b. Khối lượng tiền trong lưu thông (Ms) Khối lượng tiền trong lưu thông là khối lượng tiền thực có trong lưu thông, do yếu tố chủ quan của con người phát hành để đưa vào lưu thông. Khối lượng tiền trong lưu thông là chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại một thị trường và trong một thời gian nhất định. Các thành phần của khối lượng tiền trong lưu thông: - M1: khối tiền tệ giao dịch: + Tiền mặt (tiền vàng, GBNH, tiền đúc lẻ) + Tiền gửi không kỳ hạn. - M2: khối tiền tệ giao dịch mở rộng. + M1 + Tiền gửi có kỳ hạn. - M3: khối tiền tệ tài sản + M2 + Tiền trên các chứng từ có giá - Ms: Khối lượng tiền trong lưu thông. CPD College + M3. + Các phương tiện thanh toán khác. So sánh giữa Ms và Mn có thể xảy ra một trong ba trường hợp : Ms Tỷ số (1): Mn = 1 -> Tiền và hàng cân đối Ms Tỷ số (2): Mn < 1 -> Hiện tượng thiểu phát Ms Tỷ số (3): Mn > 1 -> Hiện tượng lạm phát 7. Cung và cầu tiền tệ a. Cung tiền cho lưu thông Cung tiền cho lưu thông là chỉ việc phát hành vào lưu thông một khối lượng tiền tệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền. - Các kênh cung tiền: + Ngân hàng Trung ương cung tiền qua các kênh: Tái chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá của các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng, phát hành tiền qua thị trường vàng và ngoại tệ, Ngân hàng Trung ương phát hành tiền cho Ngân sách Nhà nước vay, Ngân hàng Trung ương cung cấp tiền qua thị trường mở. + Các Ngân hàng Thương mại và Tổ chức tín dụng cung tiền chuyển khoản. • Cơ sở cung tiền chuyển khoản: Các ngân hàng hoạt động trong cùng hệ thống (hệ thống ngân hàng 2 cấp và liên kết với nhau) Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng. • Quá trình cung tiền. ĐVT: Triệu đồng Các NHTM Tiền gửi (ck) tạo ra Dự trữ bắt buộc (*) Cho vay A B C D 100 90 81 72,9 10 9 8,1 7,29 90 81 72,9 65,61 CPD College Tất cả các NHTM 1000 100 900 b. Cầu tiền tệ Tổng nhu cầu tiền tệ được xác định bởi nhu cầu tiền tệ của các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế. Đây là số lượng tiền được giữ lại cho mục đích nào đó. Cầu tiền tệ là số lượng tiền mà các tác nhân và thế nhân cần để thỏa mãn nhu cầu chi dùng. Nó được xác định bằng khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn) - Các loại cầu tiền tệ: + Nhu cầu tiền cho giao dịch; + Nhu cầu tiền cho dự phòng; + Nhu cầu tiền để đầu tư; - Các nhân tố ảnh hưởng: Nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế tăng lên hay giảm xuống nó phụ thuộc vào các nhân tố sau: thu nhập thực tế, lãi suất danh nghĩa, giá cả CPD College [...]... Vậy, tài chính có thể hiểu là tổng thể những mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể chính PD tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài 3 Chức năng của tài chính: Chức năng của tài chính là sự cụ thể hóa bản chất của tài chính, nó mở ra nội dung C của tài chính và vạch rõ tác dụng xã hội của tài chính Trong đời sống xã hội, tài chính có 2 chức năng cơ bản sau:... phạm trù tài chính trong phát triển kinh tế xã hội Tài chính thông qua tiền tệ tiến hành phân phối tổng sản phẩm xã hội của tài chính đã làm cho nhiều người lầm tưởng tài chính là tiền tệ Bản chất của tài chính được xác định ở những mặt sau: - Sự vận động độc lập tương đối của các nguồn tài chính để trực tiếp (hay thông qua thị trường) tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ như mặt trực quan của tài chính. .. kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền C tệ theo những mục đích đã định  Đối tượng giám đốc tài chính: - Quá trình vận động của các nguồn tài chính - Quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ  Chủ thể giám đốc tài chính: Cũng chính là chủ thể phân phối tài chính  Đặc điểm giám đốc tài chính: - Không đồng... sử dụng các quỹ tiền tệ Tóm lại, tài chính là một phạm trù kinh tế, sự ra đời và tồn tại của tài chính gắn liền với sự ra đời và tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ Tài chính nhà nước ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước 2 Bản chất của tài chính: Việc xác định đúng đắn bản chất của tài chính có ý nghĩa khá quan trọng, tạo cơ sở cho việc phân... tài chính: Hệ thống tài chính là tập hợp các khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính Khâu tài chính bao gồm những quan hệ tài chính có cùng đối tượng phục vụ, cùng ge gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng 1 loại quỹ tiền tệ tương ứng Khâu tài chính có các đặc điểm... một khoản tiền 10 triệu đồng cho vay theo hình thức lãi đơn, lãi suất 13 ,8%/năm Sau 3 năm thu về cả vốn và lãi Vậy, giá trị thu được sau 3 năm (kỳ) cho vay sẽ là: C = C0 (1+ i x n) = 10 x (1+ 13,8% x 3) = 14 ,14 triệu đồng Lợi tức thu được sau 3 năm là: 3.2 Lãi kép le Lãi kép là hình thức tính lãi mà: ge I = C – C0 = 14 ,14 – 10 = 10 x 13 ,8% x 3 = 4 ,14 triệu đồng C ol - Tiền lãi của khoản vốn vay của mỗi... tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định của các chủ thể kinh tế - xã hội le Tài chính phản ảnh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn C ol lực tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ... Phân phối tài chính là chức năng mà nhờ vào đó các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các chủ thể kinh tế - xã hội  Đối tượng phân phối tài chính: - Là toàn bộ của cải xã hội dưới hình thức giá trị - Là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội - Là tiền tệ đang vận... nguồn tài chính le - Phải gắn liền với một chủ thể kinh tế -xã hội nhất định tiền tệ C ol - Phải đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và tính mục đích của các quỹ * Hệ thống tài chính trong nền kinh tế Căn cứ vào đặc điểm hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính PD cùng với phạm vi tác động và chức năng hoạt động, hệ thống tài chính của nước ta chia làm các khâu:  Tài chính. .. xuất kinh doanh gắn liền với quá trình đó Là một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia Đặc điểm chung của các trung gian tài chính là gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ như là một tụ điểm của các nguồn tài chính trong quá trình vận động trước khi sử dụng cho các mục đích PD tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể kinh tế - xã hội Hoạt động của khâu tài chính trung gian được thể hiện . Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ I. Sự ra đời của tiền tệ và phát triển của tiền tệ: 1. Sự ra đời của tiền tệ Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C. Mác chỉ ra rằng: Trình. năng của tài chính: Chức năng của tài chính là sự cụ thể hóa bản chất của tài chính, nó mở ra nội dung của tài chính và vạch rõ tác dụng xã hội của tài chính. Trong đời sống xã hội, tài chính. CPD College Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH I. Sự ra đời và phát triển của tài chính: Tài chính là một phạm trù kinh tế - lịch sử. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nó gắn liền

Ngày đăng: 30/10/2014, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan