Tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường bàng la

34 483 0
Tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường bàng la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường bàng la

[Type text] HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Chung Lớp: KH9TCC2 Chuyên ngành (ngành): Tài Chính Công Khóa: 2008 – 2012 Địa điểm thực tập: UBND phường Bàng La – Đồ Sơn – Hải Phòng Thời gian thực tập: Từ ngày 26/3/2012 đến 26/5/2012 Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thu Hương Hà Nội, tháng 5 năm 2012 LỜI NÓI ĐẦU [Type text] Là đơn vị thuộc Bộ Nội Vụ có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước, hàng năm Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức cho sinh viên chính quy chuyên ngành quản lí tài chính công đi thực tập nhằm tìm hiểu tổ chức, hoạt động của bộ máy và tổ chức hoạt động của hệ thống quản lí tài chính công; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức nơi thực tập; trên cơ sở đó hiểu được quản lí Nhà nước nói chung và quản lí tài chính công nói riêng. Bên cạnh đó vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đẻ rèn luyện các kĩ năng, nghiệp cụ quản lí tài chính công; bổ sung và nâng cao quá trình học lý thuyết ở Học viện. Thực hiện kế hoạch đào tạo của Học viện Hành chính, thực hiện công văn số 999.HVHC-ĐT ngày 09 tháng 12 năm 2005, từ ngày 26/3/2012 tôi đã đến thực tập tại UBND Bàng La – Quận Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng, và được phân công về phòng kế toán – tài chính phường. Chúng ta biết hoạt động quản lí nói chung là một hoạt động đòi hỏi nhiều năng lực và tư duy trong đó chủ thể quản lí luôn có bộ phận trợ giúp, tùy theo quy mô tổ chức mà đó là một bộ máy hay một cá nhân. Quản lí tài chính trong các tổ chức công là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lí nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong tổ chức công để đạt được những mục tiêu đã định. Do vậy có thể thấy, hoạt động quản lí tài chính công là hoạt động rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên, trong phạm vi của một báo cáo về tình hình chung về cơ sở thực tập, tôi chỉ xin được đề cập đến việc tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La.  Nội dung chính của báo cáo gồm: [Type text] Chương I. Một số tình hình và đặc điểm của cơ sở thực tập có liên quan đến đề tài nghiên cứu Chương II. Thực trạng quản lí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La Chương III: Phương Hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo, các thầy cô giáo hướng dẫn khoa Quản lí tài chính công; UBND, phòng tài chính – kế toán phường Bàng La đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Chương 1 : MỘT SỒ TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1.1.1. Tên đơn vị: UBND phường Bàng La (Phòng Tài chính- kế toán) [Type text] 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ : Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; 3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nướcthực hiện kế hoạch đó; 2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân trên địa bàn phường và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; 4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật; 5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của phường trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: [Type text] 1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi; 2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương; 3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; 4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong phường theo phân cấp; 2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định; 3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật; 4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật. [Type text] Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi; 2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn; 3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh; 4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật; 5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật; 6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật; 7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: [Type text] 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; 2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương; 3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; 4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân phường có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; 2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; 3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra : 1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy [Type text] hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn; 2. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật; 3. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật; 4. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. 1.1.4 Tình hình hoạt động trong những năm qua ( 5 năm gần đây ) 5 năm gần đây Phường Bàng La đã có nhiều hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đạt được nhiều thành tựu trong công tác quản lí và phát triển kinh tế trên địa bàn. Từng bước đưa đời sống nhân dân ngày một ấm no, phát triển. 1.2. TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1.2.1 TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP [Type text] Sơ đồ bộ máy phường : 1.2.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG ĐƠN VỊ - Chủ tịch UBND,Phó chủ tịch UBND Chức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp phường, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhà nước đối với cáclĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địa bàn phường . Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: Chủ Tịch UBND Phó Chủ Tịch (kinh tế) Phó Chủ Tịch (VH-XH) Bộ Phận Tài Chính Kế Toán Bộ Phận Địa Chính Xây Dựng Ban Công An Ban Quân Sự Bộ Phận Văn Phòng Bộ Phận Văn Hóa Xã Hội Bộ Phận Tư Pháp Hộ Tịnh [Type text] Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp phường, gồm: + Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Uỷ ban nhân dân phường. + Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể Uỷ ban nhân dân. + Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính ở phường hoạt động có hiệu quả. + Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp phường; tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở phường. + Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. + Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật. + Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên. + Triệu tập và chủ toạ phiên họp của Uỷ ban nhân dân phường. + Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý. + Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trường thôn và tổ dân phố [...]... mà Nhà nước ta quan tâm và đang từng bước thực hiện Ngân sách chi cho phát triển kinh tế năm sau luôn cao hơn với năm trước Chi ngân sách Nhà nước cho kinh tế là khoản chi lớn, đây là khoản chi hết sức cần thiết, vì vậy cần quản lí chặt chẽ và hiệu quả Đề tài “ Tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La ” đã đề cập đến vấn đề chi ngân sách Nhà nước và quản. .. NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC LĨNH CHO VỰC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÀNG LA TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn phường Bàng La trong thời gian tới Như chúng ta đã biết nghị quyết đại hội 10/2011/QH13 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 xem kinh tế là ngành đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước. .. lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La ” đã đề cập đến vấn đề chi ngân sách Nhà nước và quản lí chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn phường Bàng La năm 2010 và 2011 Em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La Do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, thời gian thực tập của em không tránh khỏi những sai sót Em... THAM KHẢO 1 Giáo trình kinh tế và tài chính công – Trường đại học kinh tế quốc đân 2 Quyết định 04/2004/QĐ – BNV 3 Báo cáo chi ngân sách phường Bàng La 4 Báo cáo chính trị phường Bàng La 5 Lịch sử Đảng Bộ phường Bàng La 6 Quy chế làm việc phương Bàng La 7 Giáo trình quản lí tài chính Nhà nước – Học viện hành chính 8 Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật ngân sách nhà nước 9 Các tài liệu... thực tế về lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La 3.2.1 Cần phải có kế hoạch đầu tư ngân sách cho lĩnh vực kinh tế ở tầm trung hạn Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế đối với sự phát triển đât nước cho nên xuốt quá trình đại hội Đảng ta luôn khẳng định kinh tế là nhân tố hết sức quan trọng trong sự phát triển đất nước hùng mạnh sách vai cùng với các cường quốc lớn trên. .. nông – lâm – thủy sản tăng 50 % so với năm trước [Type text] Tỷ lệ thu nhập trong các ngành dịch vụ tăng lên 50% thu nhập so với năm trước Đời sống nhân dân từng bước cải thiện Hoàn thành tốt công tác quản li chi thường xuyên kinh tế trên địa bàn phường 3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho linh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La trong thời gian tới... chi thường xuyên cho lĩnh vực kinh tế để đem lại cuộc sống đầy đủ cho người dân góp phần phát triển đất nước giàu mạnh 2.2 THỰC TRẠNG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO LĨNH VỰC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÀNG LA Tình hình chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực kinh tế theo nhóm mục chi (2010, 2011) Nội dung Năm 2011 Năm 1764856363 138167000 31000000 9600000 53000000 2061508729 228127000... tự chủ tài chính ở các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường, để thực hiện các mục tiêu, phương hướng cho lĩnh vực kinh tế của phường Bàng La thì việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện phát triển kinh tế là hết sức cần thiết Các giải pháp này không chỉ đặt ra đối với kinh tế của phường Bàng La mà còn nằm trong sự phát triển kinh tế của Quận Đồ Sơn – Thành... nhiều kinh phí cho đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế cũng như các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn 3.2.2 Tăng cường công tác quản lí qua các khâu trong quá trình quản lí Việc áp dụng một quy trình quản lý chặt chẽ sẽ giảm tới mức tối đa những tiêu cưc trong quản lý cũng như trong sử dụng nguồn vốn ngân sách. .. 68000000 la do chính quyền, UBND phường Bàng La đầu tư cho phát triển các nghành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.Ngoài ra còn có các loại hình kinh tế dịch vụ khác Chi quản lí, Nhà nước, Đảng, Đoàn thể là 109,25% các khoản chi vẫn như năm trước nhưng do nền kinh tế khó khăn lạm phát giá cả tăng Chi dân quân tự vệ : năm 2011 so với năm 2010 là 545,03% nguyên nhân tăng cao thế này la do UBND phường chi cho . trạng quản lí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La Chương III: Phương Hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. VIỆN CHI NH TRỊ – HÀNH CHI NH QUỐC GIA HỒ CHI MINH HỌC VIỆN HÀNH CHI NH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa. về cơ sở thực tập, tôi chỉ xin được đề cập đến việc tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực kinh tế trên địa bàn phường Bàng La.  Nội dung chính của báo cáo gồm: [Type text] Chương

Ngày đăng: 30/10/2014, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan