LÝ LUẬN dạy học các hình thức tổ chức dạy học

38 18K 85
LÝ LUẬN dạy học  các hình thức tổ chức dạy học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trong tài liệu có đề cập đến khái niệm, cách thức tổ chức, ưu điểm, nhược điểm của các hình thức tổ chức dạy học trong khối thcs và thpt, bên cạnh đó còn có sự so sanh giữa các hình thức tổ chức dạy học giúp giáo viên và học sinh có nhiều cách chọn lựa phương pháp dạy và học cho phù hợp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  BÀI TIỂU LUẬN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỀ TÀI: HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Chí Thành Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 6 Lớp : QH 2010 S – Toán học Hà Nội, tháng 11/2013 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  BÀI TIỂU LUẬN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỀ TÀI: HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Chí Thành Nhóm sinh viên thực hiện : • Nguyễn Thị Thụy • Đỗ Thị Thủy • Đào Thị Vi • Nguyễn Thị Mây • Nguyễn Hải Yến • Bạch Thị Thúy • Phạm Thị Quyên • Đinh Thị Mỹ MỤC LỤC MỤC LỤC 2 Hình thức tổ chức dạy học Page 2 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 IV.2.Học tập ở nhà hay tự học 14 IV.3.HTTCDH nhóm 15 IV.3.5.Tiến trình tổ chức dạy học nhóm 20 IV.4.HTTCDH dạy kèm 23 IV.5.HTTCDH qua mạng 26 IV.6.HTTCDH ngoại khóa 32 PHẦN 1: MỞ ĐẦU Công tác dạy học ở bất kỳ cấp độ nào cũng được tiến hành trong những HTTCDH nhất định.Vì vậy, nghiên cứu các HTTCDH ở trường học là một vấn để rất quan trọng của LLDH, đồng thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa rất thực tiễn đối với người giáo viên.Nhưng cho đến nay, nhiều khía cạnh trong HTTCDH còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.Trong nhiều trường hợp, một số nước XHCN (trước đây) cũng như TBCN người ta sử dụng các khái niệm HTTCDH và PPDH như những khái niệm đồng nghĩa. Tuy nhiên một số tác giả đã phân biệt hai khái niệm này và đã đưa ra một số định nghĩa về HTTCDH như Nhikandrop trong cuốn “các vấn để giáo dục học đại học” đã đưa ra định nghĩa: “Hình thức tổ chức dạy học là phương thức tác động qua lại giũa người dạy và người học, trong đó nọi dung, phương pháp dạy học được thực hiện”. định nghĩa như vậy đúng nhưng chưa đủ, vì ở đây tác giả chỉ mới đề cập đến một dấu hiệu của khái niệm này là sự tác động qua lại giữa người dạy và người học. Chúng ta đều biết rằng ngoài dấu hiệu về sự tác động qua lại nói Hình thức tổ chức dạy học Page 3 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành trên, khi định nghĩa HTTCDH cần chú ý đến những dấu hiệu quan trọng khác như tính chất tác động của giáo viên và học sinh, số lượng học sinh trong buổi học, vị trí và điều kiện tiến hành buổi học, … vì vậy chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh hơn. Trong các tài liệu tra cứu, thuật ngữ “hình thức” thường được giải trình như là vỏ bên ngoài, hình dáng là tất cả những biểu hiện bên ngoài của một nội dung nào đó, là chế độ, hệ thống tổ chức, cách thức tổ chức. Bất cứ hoạt động nào của con người cũng có hình thức tổ chức của nó. Vì vậy thuật ngữ HTTC được sử dụng trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau: HTTC công tác giáo dục, HTTC công tác học tập, HTTC công tác lao động, … PHẦN 2: NỘI DUNG I. Khái niệm chung về hình thức tổ chức dạy học I.1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học • Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức quá trình dạy học chuyên nghiệp trong các cơ sở giáo dục chuyên trách, trong đó diễn ra sự liên kết một cách thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học và sự tương tác đa chiều giữa những chủ thể dạy và học. Mỗi hình thức tổ chức dạy học thực hiện một nội dung nhất định, được tổ chức theo một trình độ nhất định, với một chế độ học tập và trong một không gian, thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu dạy và học đã đặt ra. Vận dụng vào hoạt động giáo dục có thể nói HTTCDH là cách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sư phạm. Từ đây, ta có thể định nghĩa: “HTTCDH là cách thức tổ chức, sắp xếp và tiến hành các buổi dạy học”. HTTCDH thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học, tùy theo số lượng người học. Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học đều được tiến hành trong các HTTCDH. Hình thức tổ chức dạy học Page 4 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành I.2. Sự phát triển của các hình thức tổ chức dạy học trong lịch sử Trong lịch sử phát triển của xã hội của loài người, đã từng xuất hiện nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Trong thời kì phát triển đầu tiên của xã hội loài người, xã hội cộng sản nguyên thủy, xuất hiện hình thức dạy học trực tiếp, dạy học truyền miệng. Người ta tiến hành dạy học ngay trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội. Khi xã hội phát triển đến một trình độ cao hơn, xã hội chiếm hữu nô lệ, lần đầu tiên xuất hiện nhà trường, đồng thời xuất hiện hiện tượng dạy học chuyên biệt.Theo các tài liệu di chuyền khảo cổ, người ta tìm ra những giảng đường trong xã hội Hy Lạp cổ đại có sức chứa tới 3000 người học cùng lúc. Người học, tùy theo nhu caafucuar mình có thể tới những đại điểm này để học, nghe những thầy giáo thuyết giảng. Nhà nước Aten, một nhà nước của xã hội Hy Lạp cổ đại, trẻ em từ 7 đến 12 tuổi được học trong các trường học văn và các trường học đàn. Khi trẻ em đi học có một giáo hội (gia sư) đi theo để theo dõi việc học hành và dạy học ở lớp và giúp việc ở nhà. Sau 12 tuổi, trẻ em được học các môn thể thao – quân sự cưỡi ngựa, bắn cung, sử dụng kiếm thuật.Những môn này được tổ chức dạy học trực tiếp, một thầy kèm trực tiếp một trò.Hình thức dạy trực tiếp một thầy một trò như thế này là hình thức dạy học cá nhân.Hình thức dạy học cá nhân còn duy trì đến suốt thời kì sau, đó là thời phong kiến. Sang thời kì tích lũy tư bản chủ nghĩa (từ cuối thế kỉ XV đến trước cách mạng tư sản Pháp -1789), một hình thức tổ chức dạy học mới xuất hiện. Hình thức này do J.A.Coomenxki, nhà giáo dục Tiệp khắc xây dựng lí luận, thiết kế tổ chức thực hiện, đó là hình thức dạy học trên lớp – bài. Ngày nay nó còn có tên là dạy học trên lớp hay giờ học trên lớp. Gọi là lớp – bài vì tác giả tổ chức vì tác giả tổ chức theo đơn vị lớp và bài. Lớp là hình thức học sinh được chia thành lớp, học sinh trong mỗi lớp có trình độ tương đương với nhau về tâm lí, sinh lí và trí tuệ. Hình thức tổ chức dạy học Page 5 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành Bài là đơn vị cơ bản cấu tạo nội dung nội học. Nội dung học mỗi bậc gồm một số chương. Mỗi chương gồm một số bài học nhất định. Các học sinh trong một lớp được học theo một chương trình nhất định chung. Bài là đơn vị cơ bản của nội dung môn học. Để tổ chức các lớp – bài, đầu năm học, người ta kiểm tra trình độ của học sinh rồi chia thành các lớp học. Mỗi lớp có một số lượng trẻ nhất định, có đầu vào như nhau và cùng học chung một chương trình, có thời khóa biểu và chế độ học giống nhau. Cuối đợt học được kiểm tra, đánh giá trình độ và xét lên lớp. Một thầy cô có thể dạy theo trình độ học tập trung bình của cả lớp, được thống kê chặ chẽ bởi thời gian dạy (tiết học), thời khóa biểu. Sau một thời gian học theo hình thức lớp – bài, nhiều trẻ em cùng lúc đạt được mục tiêu học tập chung, có cùng trình độ học tập nhất định. Cách tổ chức như thế này làm giảm chi phí dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học và đặc biệt là nâng cao năng suất lao động, một điều mà tư bản thời kì này đang hướng tới. Chính vì đáp ứng được nhu cầu của xã hội thời bấy giờ mà hình thức tổ chức này đã phát triển nhanh chóng, phổ biến trên nhiều nước trên thế giới. Hình thức tổ chức dạy học này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng trong dạy học thời kì này. Về lí luận, việc tổ chức dạy học trên phù hợp với một nguyên lí giáo dục tiến bộ “giáo dục phải phù hợp với sự phát triển tự nhiên của trẻ” mà J.A. Coomenxki đưa ra. Về mặt thực tiễn, giáo dục trong một thời gian nhất định sẽ cung cấp cho xã hội số lượng lớn đội ngũ nhân lực có cùng trình độ, một điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế hàng hóa theo yêu cầu của xã hội tư bản đương thời. Đến thế kỉ XVIII, Rut – xô J.J. (1712-1778) với những luận điểm và những phát kiến mới về giáo dục đã xây dựng một số hình thức tổ chức dạy học phù hợp như hình thức dạy học qua thí nghiệm, thực hành. Hình thức này phù hợp với quan điểm của ông là tăng cường đưa các nội dung giáo dục về tri thức khoa học tự nhiên thay vì chỉ coi trọng nhất các kiến thức khoa học xã hội như các trường học Hình thức tổ chức dạy học Page 6 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành trước đây vẫn làm. Những ý tưởng của ông đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt trong các điều kiện hiện nay, với mục tiêu giáo dục mới, mục tiêu nâng cao năng lực thực hành cho học sinh thì những hình thức dạy học trên ngày càng được đề cao. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, với sự phát triển của một số trường phái giáo dục mới như “ Nhà trường mới” ở Mỹ, phái “ Nhi đồng học” ở Nga, các phái này chủ trương trẻ em vốn đã có khả năng nhận thức tốt và năng lực trí tuệ ở dạng tiềm năng. Nhiệm vụ của dạy học là làm khơi dậy, tạo điều kiện để chúng có dịp bộc lộ và phát triển.Chính vì vậy, những hình thức tổ chức dạy học như dạy học ngoại khóa, tham quan rất phát triển. Đến nay, sự phát triển của các hình thức tổ chức dạy học ngày một đa dạng và phong phú, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin, dạy học càng ngày càng có nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú, đa dạng, linh hoạt như dạy qua mạng, dạy học trực tuyến giúp ta thực hiện được ý tưởng xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của tất cả các bộ phận dân cư trong xã hội. II. Phân loại hình thức tổ chức dạy học Cho đến nay trong các tài liệu về HTTCDH ở nước ta cũng như ở nước ngoài chưa có được một sự phân loại rõ rang, chưa được mọi người thừa nhận về các HTTCDH. Tuy nhiên, dựa vào lịch sử phát triển của các HTTCDH, cách sắp xếp các HTTCDH của một số tác giả, căn cứ vào kinh nghiệm của một số giáo viên chúng ta có thể quy ước chia các HTTCDH ra làm ba loại tùy theo tính chất, chức năng của chúng. Đó là các HTTC sau: Loại 1: Các HTTCDH nhằm tìm tòi tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. - Theo số lượng học sinh tham gia, người ta phân chia ba hình thức cơ bản là dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp. Hình thức tổ chức dạy học Page 7 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Thứ hai, theo thời gian tiến hành, người ta phân chia hai hình thức là dạy học theo tiết và dạy học theo buổi. - Theo không gian tiến hành, người ta phân chia dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp, dạy học ngoại khóa, dạy học tham quan cơ sở thực địa, dạy học qua mạng, giờ học ảo. - Theo tính chất tương tác hoạt động của giáo viên và học sinh có hình thức dạy học trực tiếp và dạy học gián tiếp. - Theo mục tiêu dạy học, người ta có một số hình thức tổ chức dạy học như giờ học hình thành kiến thức lí thuyết, giờ học hình thành kĩ năng, giờ học ôn tập, giờ học hình thành các giá trị sống. Loại 2: Các HTTCDH nhằm kiểm tra và đánh giá kỹ năng, kỹ xảo. Kiểm tra, sát hạch, thi học kỳ, thi lên lớp, thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Loại 3: Các HTTCDH có tính chất ngoại khóa. Các nhóm khoa học của học sinh, câu lạc bộ của học sinh, các hoạt động xã hội của học sinh và hội nghị học tập của học sinh. III. Phân biệt HTTCDH với PPDH và HTTCGD 3.1. Phân biệt giữa hình thức tổ chức dạy học với phương pháp dạy học:  Hình thức tổ chức dạy học là phương pháp tổ chức dạy học được hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta có thể nhận diện qua quan sát bên ngoài.  Phương pháp dạy học được nhận diện qua hoạt động của thầy, hoạt động của trò và mục tiêu dạy học, chúng ta phải trực tiếp dự ở trong môi trường học tập mới có thể nhận diện được. Ví dụ: Khi đi ngang qua hay một người ngoài nhìn vào một môi trường học thì chúng ta có thể nhận ra ngay hình thức tổ chức dạy học trong môi trường ấy là gì: học theo lớp, nhóm, dạy kèm…nhưng phải khi tham gia dự giờ lớp học ấy, nhóm học ấy chúng ta mới biết được chính xác phương pháp dạy học ở đây là gì: trực quan, thuyết trình giảng giải hay tình huống. 3.2. Phân biệt hình thức tổ chức dạy học với hình thức tổ chức giáo dục: Hình thức tổ chức dạy học Page 8 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành Hình thức tổ chức giáo dục được tổ chức theo trình tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục: Hình thành ở người được giáo dục ý thức và tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là hành vi và thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực đó. Thường thường có những hình thức tổ chức giáo dục: lên lớp( chủ yếu về các môn đạo đức và giáo dục công dân), thảo luận ngoại khóa, tham quan, thực hành… về các chủ đề giáo dục, tự giáo dục, giúp đỡ riêng….Các hình thức tổ chức giáo dục được thực hiện theo phạm vi toàn trường, toàn lớp, từng nhóm, từng cá nhân với sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của nhà giáo. Hình thức tổ chức dạy học Hình thức tổ chức giáo dục Mục đích Đạt mục tiêu dạy học Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Phạm vi Toàn trường, lớp, nhóm, cá nhân… Toàn trường, lớp, nhóm, cá nhân… Đối tượng tham gia Người học và người dạy trực tiếp Người học với sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của nhà giáo Nội dung Nội dung nhất định, theo một trình độ nhất định Nội dung uyển chuyển, linh hoạt hơn Không gian, thời gian Cố định Không cố định IV. Các HTTCDH cơ bản. IV.1. Giờ học trên lớp Giờ học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học phổ biến hiện nay. Là hình thức tổ chức dạy học cơ bản, có nhiều khía cạnh tích cực. Nó đáp ứng được tốt Hình thức tổ chức dạy học Page 9 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành nhất những yêu cầu của giáo dục học và tâm lý học, những yêu cầu này xuất phát từ quy luật của quá trình lĩnh hội tài liệu học tập. Khái niệm Giờ học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học tương đối phổ biến, trong đó giáo viên tiến hành dạy cho một số lượng lớn học sinh nhất định có cùng trình độ, ở một địa điểm, một không gian và một khoảng thời gian nhất định (thường được tính theo đơn vị tiết học), thực hiện một đơn vị bài học nhất định nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu dạy và học cụ thể. IV.1.1. Đặc điểm của giờ học trên lớp Hình thức tổ chức dạy học giờ học trên lớp được tổ chức theo đơn vị lớp và bài. Lớp là hình thức học sinh được chia thành các lớp. Học sinh trong mỗi lớp có trình độ phát triển tương đương nhau về tâm lý sinh lý và trí tuệ. Bài là đơn vị cơ bản cấu tạo nội dung dạy học. Nội dung học được cấu tạo thành chương trình. Mỗi chương trình gồm nhiều môn học. Mỗi môn học được chia cho trình độ lớp học, bậc học. Nội dung học mỗi bậc học gồm một số chương. Mỗi chương gồm một số bài học nhất định. Các học sinh trong một lớp học được học theo một chương trình chung. Trong giờ học trên lớp có các dạng tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đó là tương tác giáo viên với toàn lớp, tương tác giữa giáo viên với từng học sinh, giữa giáo viên với từng nhóm, giữa các nhóm học sinh với nhau, giữa các học sinh với nhau. Dựa vào nhiệm vụ chính của giờ học, người ta chia giờ học trên lớp thành một số kiểu giờ học sau: • Giờ học hình thành kiến thức mới: Giờ học này có nhiệm vụ chính là giúp học sinh hình thành kiến thức lý thuyết mới. • Giờ học luyện tập hoặc thực hành: Loại giờ học này có nhiệm vụ chính là hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phương thức hoạt động. • Giờ học ôn tập: Loại giờ học này có nhiệm vụ chính là củng cố, hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức đã học theo các mô hình, sơ đồ, bảng, biểu… Hình thức tổ chức dạy học Page 10 [...]... định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học Hiện nay ở các nhà trường không chỉ dạy tri thức cho học sinh mà còn tổ chức cho các em các hoạt động thực hành để củng cố tri thức, tổ chức các trò chơi theo chủ đề mỗi tháng,…gọi là các hoạt động ngoại khóa Vậy dạy học ngoại khóa là gì? Dạy học ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học được thực hiện ngoài giờ học chính khóa, theo thời khóa biểu định... gia các đợt huấn luyện để tiếp cận và sử dụng các chương trình mới IV.5.5 Hiện trạng và xu hướng phát triển của hình thức day học qua mạng : a Hiện trạng Hình thức tổ chức dạy học Page 29 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành Trên thế giới Hình thức dạy học qua mạng đã và đang khẳng định vị thế xu hướng đào tạo trên toàn thế giới Sau đây là một vài số liệu thống kê liên quan đến hình thức dạy học. .. độc lập và có thể trao đổi ý kiến, lập luận của mình trước nhóm Thông qua đómà đạt được các mục tiêu dạy học vể khả năng hợp tác, khả năng phê phán và độc lập, tự giác học tập.Cũng như các hình thức tổ chức học khác thực hiện xen kẽ với nhau thì tổng hợp được tất cả các ưu điểm và làm giảm đi rất nhiều những hạn chế Hình thức tổ chức dạy học Page 20 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành 4.3.6... nhóm - Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm - Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụ thể cho từng nhóm Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức Hình thức tổ chức dạy học Page 16 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Học sinh... sinh - Học sinh dễ tập trung chú ý • Về nội dung: - Nội dung dạy học đảm bảo tính hệ thống - Nội dung dạy học đảm bảo tính chuẩn mực Ngoài ra, hình thức tổ chức dạy học giờ học trên lớp sẽ đảm bảo cho việc dạy và học tiến hành có mục tiêu, có kế hoạch, có hệ thống Hình thức tổ chức dạy học này vừa đào tạo được một số lượng lớn nhân lực cùng trình độ theo yêu cầu xã hội vừa làm giảm chi phí dạy học và... phía học sinh thông qua các phiếu hỏi IV.2 Học tập ở nhà hay tự học IV.2.1 Khái niệm Học tập ở nhà hay tự học là một hình thức tổ chức dạy học trong đó học sinh tiến hành hoạt động học tập ngoài giờ học trên lớp bằng sự tự giác và nỗ lực học tập của cá nhân, theo một kế hoạch đặt ra mà không có giáo viên dạy trực tiếp Hình thức tổ chức này thường được tiến hành ở nhà, ở thư viện, tại thực địa Việc học. .. tập thường được tiến hành bằng phương pháp tự học, tự nghiên cứu Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mục tiêu hình thành và giáo dục con người năng động, sáng tạo, có bản sắc, đề cao tự học trong xã hội học tập suốt đời thì hình thức dạy học này ngày càng được chú trọng IV.2.2 Lợi thế và thách thức của hình thức tự học Hình thức tổ chức dạy học Page 14 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành Lợi thế • Rèn... hợp lý cho sự tiến bộ của thành viên trong nhóm - Cần khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến bộ IV.4 HTTCDH dạy kèm IV.4.1 Định nghĩa hình thức tổ chức dạy học dạy kèm Dạy kèm là hình thức tổ chức dạy học trong đó quan hệ thầy trò là quan hệ tương tác trực tiếp và dạy học cá nhân Căn cứ vào trình độ khả năng của học sinh đó mà thầy giúp học sinh đó vươn lên trình độ cao hơn bằng cách...  Thách thức: - HTTC DH ngoại khóa được tổ chức ở trong trường, và cả ngoài trường, có khi là các chuyến tham quan… nên hình thức này mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như thời gian tổ chức, và kinh phí cho hoạt động Hình thức tổ chức dạy học Page 35 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Hầu hết các trường chưa có đủ cơ sở vật chất - Hoạt động ngoại khóa là giờ học không bắt buộc nên học sinh... loại hình đào tạo chính quy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác giữa người dạy với người học, cũng như giữa cộng đồng người học một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông Ví dụ: đào tạo từ xa; gia sư, luyện thi đại học trực tuyến… Hình thức tổ chức dạy học Page 26 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành • Dạy học dựa trên các . Phân biệt hình thức tổ chức dạy học với hình thức tổ chức giáo dục: Hình thức tổ chức dạy học Page 8 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành Hình thức tổ chức giáo dục được tổ chức theo trình. Khái niệm chung về hình thức tổ chức dạy học I.1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học • Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức quá trình dạy học chuyên nghiệp trong các cơ sở giáo dục. phương pháp dạy học đều được tiến hành trong các HTTCDH. Hình thức tổ chức dạy học Page 4 Lý luận dạy học GV: PGS.TS Nguyễn Chí Thành I.2. Sự phát triển của các hình thức tổ chức dạy học trong

Ngày đăng: 30/10/2014, 13:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU

  • PHẦN 2: NỘI DUNG

    • IV.2. Học tập ở nhà hay tự học

    • IV.3. HTTCDH nhóm

    • IV.3.5. Tiến trình tổ chức dạy học nhóm

    • IV.4. HTTCDH dạy kèm

    • IV.5. HTTCDH qua mạng

    • IV.6. HTTCDH ngoại khóa

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan