Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

31 970 11
Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU …  … 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế xã hội hiện nay đang phát triển rất nhanh chóng, điều đó kéo theo giáo dục cũng phát triển theo một cách năng động. Cho nên, để đáp ứng được nhu cầu mới và tình hình hiện nay của xã hội thì mỗi người trong xã hội phải làm sao chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực cá nhân, cũng như là đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội đặt ra, có như vậy thì trong xã hội chúng ta mới thật sự đứng vững vàng và tạo điều kiện cho xã hội ngày càng phát triển. Hầu hết mọi người đều trải qua những năm tháng học tập trong các trường trung học phổ thông (THPT). Khi rời ghế nhà trường, ai cũng phải tính đến việc tìm cho mình một nghề để học và làm, tạo cho mình có một cuộc sống tự lập. Để giúp học sinh (HS) chọn nghề phù hợp thì nhất thiết phải cần đến công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN), công tác này giúp cho HS phổ thông định hướng nghề nghiệp, am hiểu về các ngành, nghề, lựa chọn được ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, giúp người học có thông tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp; tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội. 1 HN cho HS phổ thông là một vấn đề rất quan trọng nhưng hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Điều này tạo điều kiện cho HS chọn ngành nghề chưa thật sự phù hợp với sở thích năng lực của bản thân, làm cho các em không phát huy đúng mức khả năng của mình, đặc biệt là HS các vùng sâu vùng xa có quá ít thông tin về tuyển sinh. Trong khi đó các giáo viên (GV) dạy môn "HN - dạy nghề" chỉ dạy nghề chứ chưa thật sự HN. Các GV dạy môn này chưa được trang bị những kỹ năng để HN mà chủ yếu truyền cho HS bằng kinh nghiệm của mình. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu về: “Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông” hiện nay là việc làm vô cùng cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với sinh viên cũng như là đối với các em HS THPT và đối với xã hội cũng vậy. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài nghiên cứu này 2. Mục đích nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của HS cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân của HS. 3. Đối tượng nghiên cứu - Việc GDHN. - Việc tổ chức công tác HN. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề HN. - Lập kế hoạch, tổ chức tìm hiểu một số ngành nghề để cho HS chọn lựa sau khi tốt nghiệp THPT. - Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng HS để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; - Tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra về vấn đề HN. - Soạn tài liệu HN cho các trường THPT. - Tổ chức các nhóm ngoại khoá để giúp HS phát triển hứng thú, năng lực nghề nghiệp. - Đề xuất các giải pháp. 2 5. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp tổng hợp tài liệu. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra thực trạng. - Xử lý và đánh giá thực trạng. 6. Cấu trúc của bài nghiên cứu Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc của bài nghiên cứu Nội dung 1. Cơ sở lý luận của đề tài 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3. Đề xuất các giải pháp Kết luận và đề nghị 1. Kết luận 2. Đề nghị 3 NỘI DUNG …  … 1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1 Hướng nghiệp HN được hiểu là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội vào thế hệ trẻ, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm, giúp cho các em quen biết với một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai. HN là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hóa xã hội, thực hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghề cho thế hệ đang lớn lên, hỗ trợ và phát triển những thiên hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên môn tác động đến con người trong việc tự xác định nghề nghiệp và chọn lựa hình thức tối ưu để có việc làm, có tính đến nhu cầu và năng lực của con người, kết hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong thị trường lao động. Qua đó đảm bảo lợi ích tối đa của cá nhân và xã hội, khai thác và sử dụng triệt để khả năng, tiềm năng và ưu thế của cá nhân trong việc hành nghề trong suốt cuộc đời và đảm bảo sự khai thác hợp lý nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế của xã hội. 4 Thực chất, HN không chỉ là đơn thuần là định hướng nghề nghiệp, là chỉ dẫn cho mỗi cá nhân đi theo một nghề nghiệp định trước và theo đuổi nghề nghiệp đó suốt cuộc đời, HN còn làm cho cá nhân đó hiểu hệ giá trị của nghề, hình thành hứng thú, say mê nghề và tâm nguyện cống hiến cuộc đời cho nghề đã chọn, HN làm cho cá nhân nhận ra chân giá trị của nghề và tìm thấy hạnh phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực cho nghề đó, HN tạo điều kiện để cá nhân đó khám phá và phát huy những năng lực của bản thân để đóng góp tốt nhất cho xã hội trong khả năng có thể trong quá trình lao động của mình. HN tốt sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được thử sức mình và khám phá năng lực bản thân ở những lĩnh vực khác nhau mà cá nhân đó có tiềm năng đóng góp tốt dựa trên những yếu tố như sở thích, cá tính, khả năng kết hợp với những kỹ năng, nền tảng học vấn được đào tạo ở trường học và trong quá trình lao động. Những sai lầm trong việc hiểu về HN đã khiến không ít những em bị bỏ qua năng khiếu và không phát triển được khả năng của mình một cách tốt nhất, không ít em hầu như không có sự thích thú, đam mê trong ngành nghề theo học hoặc công việc mà mình sẽ làm. Về lâu dài dễ dẫn đến sự nhàm chán, bất mãn trong công việc và hạn chế khả năng sáng tạo, khám phá bản thân và hạn chế sự đóng góp cho xã hội. Vì thế, HN là lĩnh vực hoạt động rất quan trọng, cần thiết và phức tạp, các biện pháp tác động phải được dựa trên những cơ sở về tâm lý học, y học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học, kinh tế học và nhiều ngành khoa học khác. Cho nên, HN cho HS cần có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận trong xã hội. 1.2 Vai trò, vị trí của công tác hướng nghiệp HN là phần nội dung gắn bó hữu cơ trong giáo dục toàn diện của trường THPT nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển nhận thức và khả năng thực hành đối với hoạt động tương lai của các em HS sao cho phù hợp với những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương của đất nước. Việc xác định cho bản thân một hướng đi, một nghề nghiệp chỉ có thể có được những cá nhân có khả năng nhận thức và nhận thức một cách hợp quy luật đối với 5 sự vận động của đời sống xã hội, có khả năng xem xét, so sánh đánh giá những dạng khác nhau của hoạt động lao động để đi tới những quyết định hợp lý cho bản thân. Sự lựa chọn nghề là quá trình biểu hiện tính năng động của chủ thể, nó liên quan đến những nội dung hay hình thức của đối tượng lựa chọn và chịu sự chi phối của chính tính năng động xuất hiện trong bản thân của đối tượng lựa chọn. Điều chỉnh, hướng dẫn và phát triển tính năng động này cho mỗi HS là trọng trách của công tác HN, nó tham gia vào hệ thống khách quan trong quá trình điều chỉnh các điều kiện chủ quan, giúp cho HS có sự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học và đúng đắn, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực mà HS yêu thích và nếu chọn đúng ngành nghề, việc học tập trở nên hứng thú hơn, hiệu quả tăng lên và xã hội bớt rất nhiều sự lãng phí do chuyển nghề hoặc phải hành nghề bất đắc dĩ. Chính và thế mà hiện nay công tác HN trong trường THPT được xem là việc làm cần thiết, cấp bách và cần có biện pháp và hướng đi thật sự thích hợp phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. 1.3 Mục đích của giáo dục hướng nghiệp HN có mục đích tổng quan chung là hình thành khả năng tự chủ trong công việc chọn nghề cho HS trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích con người với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. GDHN góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội, điều chỉnh lực lượng lao động cho phù hợp. Đối với HS THPT, GDHN sẽ giúp HS có được ý thức trong chọn nghề, có định hướng đúng trong chọn nghề dựa trên sự hiểu biết về các nghề nghiệp được HN, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, năng lực, sự yêu thích của bản thân. Trên cơ sở của công tác GDHN còn nâng cao sự nhận thức nghề nghiệp, là quá trình tạo ra những điều kiện hiện thực để đưa HS vào thế giới của các nghề nghiệp, tạo sự thích thú tìm hiểu nghề nghiệp một cách tự giác để chọn cho mình một nghề cho tương lai thật sự phù hợp và có ý nghĩa. 6 Mục đích của công tác HN, tư vấn việc làm là giúp người học định hướng nghề nghiệp, lựa chọn được ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu về ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, giúp người học có thông tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp, tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mục đích của môn học này nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, có kỹ năng tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình khi lựa chọn nghề và có ý thức tích cực tìm hiểu, thái độ đúng đắn với lao động nghề nghiệp… Tóm lại, GDHN có mục đích cơ bản là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đang cần. Quá trình GDHN phải làm cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề, và điều quan trọng là HS có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tới có thể biết làm một số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phương. Đây là việc làm thiết thực góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu mạnh, có cuộc sống lành mạnh để tiếp tục vừa làm vừa học lên. 1.4 Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp Nhiệm vụ xã hội cơ bản của hướng nghiệp là giúp HS tìm một nghề phù hợp nhất với những khả năng của cá nhân và thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội. - Nhiệm vụ đầu tiên là qua HN, các em được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Nhiệm vụ này được thể hiện trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ đó giúp các em có điều kiện tìm hiểu nghề của địa phương, trong xã hội. Từ sự làm quen này, sẽ giúp cho 7 các em HS hiểu rằng những nghề nào đang cần phát triển nhất, thái độ đối với nghề như thế nào là đúng… Đồng thời, HS còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những điều kiện vào học nghề đó là như thế nào. Tóm lại, nhiệm vụ này là hình thành ở HS những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển. - Nhiệm vụ thứ hai là hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp: trong quá trình tìm hiểu nghề, ở HS sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp. Em HS này thích nông nghiệp, em khác thích công nghiệp, có em lại chỉ chú ý đến nghệ thuật Người làm HN sẽ hướng dẫn sự phát triển hứng thú của các em trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện, những hoàn cảnh riêng của từng em một. Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề. Vì vậy, hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con người. Song việc giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển hứng thú. Trong xã hội, không ít nghề ở ngoài sự định hướng của HS. Nhưng khi thấy được hết tầm quan trọng của một nghề, có những HS đã dứt khoát chọn nghề ấy, và cảm thấy thoải mái hoặc hài lòng với sự lựa chọn của mình, từ đó nảy nở hứng thú với nghề. - Nhiệm vụ thứ ba là giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng: Người ta chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lực chuyên môn thực sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình. Xét đến cùng, ai cũng muốn có năng suất lao động cao, có uy tín trong lao động nghề nghiệp. mặt khác, nghề nghiệp cũng không chấp nhận những người thiếu năng lực, làm việc thiếu hiệu quả và năng suất không cao. Vì vậy, trong quá trình HN, phải tạo điều kiện sao cho HS hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có. Đối với HS THPT, con đường hình thành năng lực nghề nghiệp là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề, HS sẽ được thử sức trong các hình thức hoạt động nói trên, từ đó năng lực nghề nghiệp sẽ nảy nở và phát triển. 8 - Nhiệm vụ cuối cùng của HN là giáo dục cho HS thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công… Đây là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu được ở người lao động trong xã hội của chúng ta. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ. Cùng với các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ này góp phần vào việc làm cho những phẩm chất nhân cách của người lao động được hài hòa và cân đối. Vì thế mà GDHN có một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong trường THPT, công tác này là nguyên nhân của sự phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả cho một xã hội hiện đại. 1.5 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong công tác hướng nghiệp 1.5.1 Nhiệm vụ của giáo viên a. Đối với giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người có điều kiện thuận lợi gần gũi, hiểu biết học sinh về tất cả các mặt, là người hướng dẫn, dìu dắt giúp cho sự phát triển của tập thể lớp cũng như là của các thành viên trong lớp do giáo viên chủ nhiệm, GVCN là nhân tố cơ bản gắn liền các các hoạt động giáo dục của xã hội với hệ thống giáo dục của nhà trường. Chính vì lẽ đó giáo viên chủ nhiệm có một vai trò vô cùng to lớn đối với HS lớp mình trong công tác GDHN. GVCN có các nhiệm vụ như sau: - Tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng HS của lớp mình để có các biện pháp thích hợp đưa và áp dụng để công tác GDHN đạt hiệu quả. - GVCN giúp HS hiểu biết được ý nghĩa của việc chọn nghề cũng như biết được một số nghề quan trọng tại địa phương, trong xã hội. - Cung cấp một số tư liệu có liên quan đến các nghề trong xã hội để HS dể dàng tìm hiểu. 9 - Phân bổ và tạo ra những điều kiện cần thiết để HS có thể tham gia các hoạt động lao động ngoại khóa trên cơ sở hiểu biết về hứng thú, sở thích, năng lực, đặc điểm tâm sinh lí của HS. - Là người chịu trách nhiệm đứng ra vận động lôi cuốn các tổ chức trong trường cà ngoài xã hội liên quan đến HS trong lớp mình chủ nhiệm có thể tham gia vào công tác HN. - Kết hợp với giáo viên bộ môn (GVBM) của lớp mình tiến hành các hoạt động GDHN hấp dẫn, gây hứng thú cho HS. - Kết hợp và đề xuất với cơ quan làm công tác tuyển sinh của trường làm tốt công tác GDHN cho HS. b. Đối với giáo viên bộ môn GVBM là người trực tiếp truyền thụ kiến thức trong lĩnh vưc khoa học cho HS, lĩnh vực khoa học này được ứng dụng trong trong một số ngành nghề của xã hội. Nhờ vào quá trình truyền thụ kiến thức đó mà người GVBM đã tạo nền móng cho HS lĩnh hội kiến thức nghề nghiệp cho bản thân. Nội dung tài liệu học tập của các bộ môn có thể và cần phải sử dụng vào công tác HN cho HS. Lực lượng GVBM trong trường là rất lớn, là mạng lưới gắn chặt các yếu tố thời gian và biện pháp tác động đến HS, làm cho công tác HN được tiến hành liên tục, đa dạng ở mọi nơi, mọi chổ trong khuôn khổ trường THPT. Nhiệm vụ GVBM bao gồm một số nội dung như: - Cung cấp cho HS một số hiểu biết về nghề nghiệp ở địa phương và trong xã hội. - Phát hiện kịp thời và và có biện pháp thích đáng, phù hợp bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực của HS đối với bộ môn. - Hướng dẫn cách tổ chức ngoại khóa về nội dung và phương pháp tiến hành để đáp ứng sở thích năng lực hiểu biết, sáng tạo kỹ thuật của HS. - Quan hệ mật thiết vớt một số cơ sở sản xuất và tổ chức xã hội, triển khai chu đáo và có hiệu quả các buổi tham quan cho HS. 10 [...]... bản Giáo dục, tập 2 - Huỳnh Mộng Tuyền, Giáo dục học và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, trường Đại học Đồng Tháp Wedside: - Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, vấn đề cần xem xét lại (29/07/2006), http://www.huongnghiep.com.vn/ - Hướng nghiệp sớm cho học sinh, http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/Thuc-Trang-GD-PhoThong/Huong_nghiep_som _cho_ hoc _sinh/ - Hướng nghiệp: cần cho. .. Họ và tên: Nhằm đánh giá chính xác công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường phổ thông, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong công tác giáo dục hướng nghiệp, các em vui lòng lựa chọn ý kiến của bản thân bằng cách khoanh tròn câu mà các em đồng ý (nếu có ý kiến khác các em vui lòng đề xuất) 1 Mức độ quan tâm về các vấn đề hướng nghiệp của em là gì? a Rất quan tâm b Quan tâm c... lắm e Không quan tâm 1 chút nào f Không biết 2 Theo em, là học sinh phổ thông thì giáo dục hướng nghiệp có cần thiết không? a Rất cần thiết b Không cần 29 3 Theo em vai trò của giáo dục hướng nghiệp là gì? (có thể chọn nhiều câu mà em đồng ý) a Định hướng, hướng dẫn học sinh chọn ngành nghề cho phù hợp b Giúp học sinh năng động, sáng tạo, học tập đạt kết quả cao hơn c Không có vai trò gì 4 Em thích... http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/Thuc-Trang-GD-PhoThong/Huong_nghiep_som _cho_ hoc _sinh/ - Hướng nghiệp: cần cho cả học sinh lẫn sinh viên http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ - Khái niệm chung về nghề, http://www.huongnghiep.vn/camnang/ 28 - Lê Thành Lộc, Cần chú trọng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Can-chu-trong-tu-van-huong-nghiep -cho- hoc-sinhpho-thong/ - Tư vấn nghề ở bậc học phổ thông, http://www.huongnghiep.vn/camnang/ PHỤ... cấp thông tin Tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương cho rằng, “tư vấn hướng nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho học sinh mà đòi hỏi người làm công việc này phải có kiến thức về tâm lý, nắm vững các trắc nghiệm để tiến hành quá trình tư vấn hướng nghiệp đầy đủ và chuyên nghiệp Có như vậy thì công tác GDHN mới thật sự đạt hiệu quả cao được Một thực tế thường thấy là khi chuẩn bị rời ghế phổ thông, ... được 5 Em có muốn được giáo viên hướng dẫn về công tác hướng nghiệp? a Rất muốn b Muốn c Có hay không cũng được d Hoàn toàn không muốn 6 Theo em để làm tốt công tác hướng nghiệp cần phải làm gì? a Lập kế hoạch, tổ chức các buổi hướng nghiệp cho học sinh b Tự bản thân học sinh đi tìm hiểu c Không cần làm gì cả 7 Em có định hướng tới ngành nghề của bản thân sau này chưa? a Đã định hướng và tìm hiểu một... quý báu của giới khoa học, các chuyên gia thuộc các ngành và sự ủng hộ của các cấp ở trong nước và các chuyên gia ở ngoài nước, vì từ nay đến lúc đó, so riêng với nhu cầu thực tiễn giáo dục, mà theo đó mỗi cơ sở đào tạo, giáo dục phổ thông, dạy nghề hay đại học cần có ít nhất một cán bộ tư vấn - giáo dục hướng nghiệp, con số cán bộ phải đào tạo đã lên đến rất nhiều 25 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ …  … 1 Kết... công tác hướng nghiệp tốt nhất cho học sinh ở khối lớp a Khối lớp 10 b Khối lớp 11 c Khối lớp 12 30 d Cả ba khối lớp 12 Em có thường xuyên tham gia các buổi hướng dẫn hướng nghiệp của trường tổ chức? a Tham gia đầy đủ b Thỉnh thoảng có tham gia c Không hề tham gia 13 Cảm giác của em khi tham gia các buổi hướng nghiệp là a Hấp dẫn b Bình thường c Tẻ nhạt d Chán nản 14 Công tác hướng giáo dục nghiệp có... về việc làm của người học sau khi 23 tốt nghiệp Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, đơn vị sử dụng lao động trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội - Có thể tổ chức sự liên kết giữa nhà trường và các trung tâm tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp của các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức, cá nhân khác để triển khai ngay công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, khắc phục khó khăn... số giải pháp về công tác hướng nghiệp ở trường THPT - Để giải quyết vấn đề này, trường THPT cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho giáo viên về các hoạt động HN Mỗi trường nên thành lập một ban tư vấn, chịu trách nhiệm cập nhật những thông tin về tuyển sinh để giới thiệu cho HS Cần có giáo viên hoặc cán bộ chuyên trách để có thời gian tập trung nghiên cứu đầu tư cho môn học, có bộ phận quản lý, phối . học sinh trung học cho rằng rất quan tâm đến GDHN của trường THPT và 35% là quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt là có đến 100% cho rằng GDHN ở trường THPT là rất cần thiết đối với HS. Điều này cho. hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở trường THPT Các hình thức GDHN ở trường THPT rất đa dạng, phong phú và có tầm quan trọng không nhỏ đến kết quả của công tác GDHN ở trường THPT. Các hoạt. trạng 2.2.1 Đánh giá định tính HN cho học sinh THPT là một vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. HS các vùng sâu vùng xa có quá ít thông tin về tuyển sinh. Các GV dạy môn HN chưa

Ngày đăng: 29/10/2014, 19:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan