tranh dong ho: dam cuoi chuot

33 1.2K 1
tranh dong ho: dam cuoi chuot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam có nghệ thuật vẽ tranh dân gian nổi tiếng từ xưa đến nay hình thành nên dòng tranh Đông Hồ. Tranh về chuột và mèo là chủ đề được mọi người ưa thích trong dịp xuân về. Trong các bức tranh loại này có bức tranh “Đám cưới chuột” rất sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh. Tranh “Đám cưới chuột" Nhân vật mèo tượng trưng cho bọn quan lại, cường hào ác bá, còn họ hàng nhà chuột thì thấp cổ bé miệng, mong sự yên lành. Chuột thừa hiểu muốn tổ chức an toàn đám cưới đầy đủ lễ nghi rước kiệu, có kèn có nhạc, có “võng anh đi trước, kiệu nàng theo sau” thì phải vui vẻ tự nguyện mà hối lộ cho mèo trên đường đi. Chữ Hán “hưng tác” viết trên đầu con chuột trong tranh thể hiện thái độ vui vẻ “hối lộ” cho mèo hai món mà mèo ưa thích là cá và chim. Chuột biết sự yên ổn của mình cần kèm theo sự vừa lòng, no đủ của mèo. Đó là tình trạng tham nhũng hối lộ, thời nào cũng có trong xã hội. Điểm đặc sắc của tranh này là thái độ lịch sự của mèo, ngồi nhận quà trong tư thế ôn hòa, đuôi quặp về phía trước dưới mông, vui vẻ đưa tay nhận quà hối lộ từ chuột. Tranh “Lão thử giá nữ (chuột già gả con)" của Trung Quốc. Nếu so sánh với bức tranh dân gian của Trung Quốc cũng cùng chủ đề thì mèo Trung Quốc vẫn còn giữ tư thế quyết liệt, hung dữ tấn công chuột trong ngày vui đám cưới. Không khí ngày vui đám cưới không có, bức tranh cũng không còn ý nghĩa “dĩ hòa vi quý”, không cho thấy thái độ cao thượng chia vui của mèo trong ngày đám cưới chuột như trong bức tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam. Theo nhận xét của Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam) thì ý nghĩa triết lý của bức tranh dân gian Việt Nam rất sâu sắc, biểu hiện thái độ sống ôn hòa, mang tính triết lý nhân sinh là tính cộng sinh với kẻ thù (cùng nhau tồn tại, sống nương tựa vào nhau). Suy rộng ra, qua phân tích hai bức tranh này cho thấy người Việt Nam xử lý tình huống và các mâu thuẫn có tính ôn hòa, tình cảm hơn người Trung Quốc. Bộ tranh Tứ quý Người đăng: Binh Boong | Ngày: 10.9.10 | Mục: chúc tụng, cóc, gà, rùa, tranh người, tranh theo bộ, vịt | Lễ trí (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế) Đây là những bức tranh được biết đến rất nhiều trong tranh Đông Hồ. Nội dung của những bức tranh Lạc Việt này, ngoài việc thể hiện những giá trị đạo lí và mơ ước của con người, còn thể hiện sự hoà nhập giữa con người và thiên nhiên qua hình ảnh những đứa trẻ bụ bẫm – thể hiện sự phú túc và tính thơ ngây thiên thần – với những sinh vật gần gũi trong cuộc sống. - Tranh Lễ trí: là hình ảnh em bé ôm con rùa. Ý nghĩa của tranh được thể hiện ở chữ “Lễ trí” – cầu mong em bé có được cái “lễ” để ứng xử phải phép với mọi người và cái “trí” giỏi giang sau này. Tranh này còn được gọi bằng một cái tên dân dã khác là “Gái sắc bế rùa xanh” với ý cầu cho bé gái lớn lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa). Nhân nghĩa (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế) Nhân nghĩa (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam) Nhân nghĩa (Tranh nhà họa sĩ Nguyễn Đăng Giáp, con cố nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm ở Hà Nội) - Tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc. Trong văn chương truyền miệng Việt Nam, chắc cũng chưa ai quên hình ảnh con cóc trong truyện “Cóc kiện trời”, hoặc câu ca dao: Con cóc là cậu ông trời Ai mà đámh cóc thì trời đánh cho Ông Trời – chúa tể của vũ trụ – linh thiêng là thế, uy vũ là thế, mỗi khi con người gặp chuyện gì không vừa ý lại kêu trời. Vậy mà cóc còn là cậu của ông trời mới oai chứ! Đúng là “oai như Cóc”. Tranh có chú thích chữ "nhân nghĩa" ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy tuy có thể xấu xí, bé nhỏ song dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng. Chính vì vậy tranh vẽ hình em bé ôm con cóc một cách trìu mến. Không có sự giải thích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc bao giờ. Tranh Nhân nghĩa vì vậy còn được gọi là tranh Trai tài ôm cóc tía, đối xứng với tranh Gái sắc bế rùa xanh. Vinh hoa (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế) - Tranh Vinh hoa là hình bé trai ôm gà trống. Gà trống chữ Hán là đại kê, có âm đồng với chữ đại cát/đại kiết. Đại cát cũng là tên một quẻ bói tốt nhất trong Bát quái (xem tranh Đại cát) Phú quý (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế) - Tranh Phú quý là hình bé gái ôm con vịt. Ý nghĩa chúc tụng của bốn bức tranh này đều được nghệ nhân thể hiện rõ ràng ở tên tranh. Trong bộ tứ quí này lại được chia làm hai cặp bé trai – bé gái: Lễ trí – Nhân nghĩa và Vinh hoa – Phú quý với hàm ý chú cho có con cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ xưa, như vậy mới là tròn đầy. Qua những bức tranh dân gian khác của làng Đông Hồ (1), bạn đọc lại thấy hình ảnh đặc thù quen thuộc từ thời Hùng Vương. Đó là con Cóc, một biểu tượng cho nền văn minh chữ viết của Văn Lang; con Rùa biểu tượng cho phương tiện chuyển tải chữ viết ở thời kỳ đầu lập quốc ("giống rùa lớn thường chỉ thấy ở sông Dương Tử”, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết trong tác phẩm "Sử Trung Quốc” của ông). Hình ảnh trong tranh chú bé ôm Rùa, ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam. Có thể nói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh này đã xuất hiện đâu đó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể chứng minh được rằng: những hình tượng này xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc. Hay nói một cách khác: nội dung và những hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời Hùng Vương, cội nguồn của văn hoá Việt Nam. Bên cạnh những nét nghĩa gần gũi, dân dã đã phân tích bên trên, trong nội dung sâu xa của bộ tranh này, chúng ta còn nhận thấy một tư duy tiếp nối và là hệ quả của một thuyết vũ trụ quan cổ. Đó là thuyết Âm dương Ngũ hành. Trong đời sống con người thuộc văn hóa cổ Đông phương lưu truyền trong dân gian, khá phổ biến những hiện tượng liên quan đến con số “4”: Tứ trụ, tứ quý tứ bình, tứ bảo, tứ bất tử vv… Nhưng ý niệm về “tứ quý” bắt đầu từ đâu? Trong các sách cổ còn lưu truyền coi “tứ quý" là bốn tháng trong năm là: Tháng Tí (tháng một (2)) – thuộc Thủy, tháng Mão (Mẹo, tháng hai) – thuộc Mộc, tháng Ngọ (tháng năm) – Thuộc Hỏa, tháng Dậu (tháng tám) – thuộc Kim (Tứ sinh: Dần, Thân, Tị, Hợi. Tứ Mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Trong quan niệm cổ Đông phương Ngũ hành được ghép với 4 mùa (3). Nhưng trong các sách cổ chữ Hán và kể cả các sách nghiên cứu mới nhất, đều không nói đến nguyên lý nào để ghép Ngũ hành với bốn mùa. Đây là một chứng lý nữa chứng tỏ sự thất truyền của thuyết Âm dương Ngũ hành. Thực ra việc Ngũ hành thể hiện qua bốn mùa là hệ quả của học thuyết Âm dương Ngũ hành – một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán tồn tại từ lâu trong văn minh cổ Đông phương. Cụ thể là văn minh Văn Lang, dưới triều đại của các vua Hùng. Để minh chứng điều này, chúng ta xem lại đồ hình Hà đồ. ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ do vua Phục Hy phát hiện trên lưng Long Mã HÀ ĐỒ CỬU CUNG (xoay 180o theo bản đồ hiện đại) Đồ hình này được công bố vào đời Tống. Trước Tống trong các bản văn chữ Hán chỉ nhắc tới Hà đồ một cách mơ hồ và chẳng ai biết tới đồ hình này. Nhưng chính đồ hình này lại là một biểu tượng hoàn hảo việc thể hiện sự vận động của bốn mùa trên trái đất. Do đó, việc đồ hình Hà đồ xuất hiện vào thời Tống và được coi là sự tiếp tục phát triển việc thể hiện ghép Ngũ hành với bốn mùa từ thời Hán thì lại là sự vô lý. Bởi vì, trong các bản văn chữ Hán trước Tần đã nhắc đến Hà đồ và thực tế ứng dụng trong Hoàng đế nội kinh tố vấn (4) đã chứng tỏ: Hà đồ đã tồn tại từ lâu trong văn hóa cổ Đông phương. Nhưng trước Tần trong các bản văn nếu nói đến Âm Dương thì lại thiếu Ngũ Hành và thứ tự thời gian xuất hiện lại bị đảo ngược theo kiểu: Sinh con rồi mới sinh cha Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông(5) Cho đến tận ngày nay, ngay trong giới học thuật cũng coi Hà đồ là một đồ hình đầy bí ẩn; trong vòng 1000 năm – từ Hán đến Tống – họ cũng chưa hề nhìn thấy Hà đồ. Ngược lại, trong văn hóa dân gian Việt Nam, thì lại chứa đựng những yếu tố có khả năng hiệu chỉnh và làm thay đổi có tính rất căn để những vấn đề của thuyết Âm dương Ngũ hành còn lưu truyền trong cổ thư chữ Hán. Quan trọng hơn cả là những di sản văn hóa ít ỏi ấy lại có chức năng như cái chìa khóa mở cánh cửa huyền bí của nền văn hóa Đông phương. Trong đó, ngăn quan trọng nhất và chứa đựng sự bí ẩn lớn nhất chính là đồ hình Hà đồ. Trong bộ tranh dân dã của nền văn minh Lạc Việt trình bầy trong phần này, là sự tiếp nối và bổ sung hoàn hảo cho tranh thờ Ngũ hổ về sự vận động của bốn mùa. Sự giải mã bộ tranh này sẽ là một bằng [...]... sách “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nxb VHTT, HN, 2002.) Chơi tranh ngày Tết đừng quên tranh dân gian Đông Hồ 24/01/2011 10:40 Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh Tết đến xuân về, không thể bỏ qua thú chơi tranh Bởi "Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc" đó là 4 thú chơi tao nhã của người Việt xưa Tranh Tết, không phải chỉ người... tượng trên Dù sao đi nữa, thêm cúc và sen (hoặc hoa, hoặc lá) vào tranh gà chẳng những không làm giảm giá trị nghệ thuật mà còn tăng thêm ý nghĩa của bức tranh Em bé ôm gà - tranh dân gian Đông Hồ Bức tranh "Gà mẹ gà con" hay "Gà đàn", với nhiều cách diễn tả khác nhau là một trong những loại tranh gà đẹp nhất còn giữ lại cho đến nay Trên tranh, con gà mái lớn đang ngậm con ong, đang hiền từ, chăm chút... lối choãi chân, quay nghiêng đầu, uốn thân mình… trông vừa thực, vừa cách điệu, giàu nghệ thuật Có tranh "Gà đàn" thì cũng có tranh "Lợn đàn", cũng như có tranh "Em bé ôm vịt" thì cũng có tranh "Em bé ôm gà" Tranh dân gian luôn giữ cái thế đăng đối: đăng đối ý, đăng đối hình tượng và đăng đối cả khi treo tranh Với "Em bé ôm gà" (dân gian gọi là bức "Vinh hoa"), cái khỏe cái mạnh của em bé không chỉ được... thì tranh được tô màu lại bằng tay Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất Sau đó là công đoạn bồi giấy Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ mầu lại Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh ĐI XEM "VẦN" GÀ CHỌI Ở BA ĐỒN Written by Nguyễn Anh Vũ Wednesday,... bức tranh này nằm ở phía Bắc của Hà đồ Phương Bắc thuộc quái Khảm – thủy Tranh “Bé ôm gà”, gà gáy thì mặt trời mọc Nên bức tranh này nằm ở phía Nam của Hà đồ Phương Nam thuộc quái Li; thuyết Quái viết: “Li vi Nhật, vi Hỏa ” Tranh “Bé ôm rùa” còn lại ở phương Tây của Hà đồ Con rùa là hình tượng của văn bản, nơi qui tập tàng trữ tri thức của con người, thuộc về phương Tây, mùa thu Như vậy, từ bức tranh. .. cũng thích chơi tranh Tuy nhiên, tranh cho người lớn có phần khác so với trẻ em Ngày nay, thú chơi thứ nhì này có phần không thực sự được chú trọng hoặc cách chơi tranh cũng khác Khác về cả cách chơi và loại tranh chọn chơi Có lẽ một phần do tác động của nền kinh tế thị trường, của thời kỳ công nghiệp? Hay do người ta (nhất là lớp trẻ) không được hướng dẫn cách chơi? Đã vậy, những dòng tranh dân gian... một loại tranh chúc tụng của ghi nhận vào trong kho tàng tranh dân gian Việt Nam Từ cảm hứng đó, nhà thơ Hoài Anh đã có bài thơ về "Bức tranh Gà" như sau: Khuôn tranh làng Hồ Câu thơ Hoàng Cầm thật đằm thắm, dù làm trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đang gay gắt, cụ thể là tháng 4 năm 1948 Đông Hồ, quê Hoàng Cầm, là tên làng ven sông Đuống, tỉnh Bắc Ninh, nay là Hà Bắc, nổi tiếng về loại tranh dân... sẽ yêu thích dù trẻ hay già Làng tranh Đông Hồ tất bật mùa hàng mã (Dân trí) - Cách ngày Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) một tuần lễ, về làng tranh dân gian Đông Hồ (Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh), từ đầu làng đến cuối xóm, đâu đâu cũng chỉ thấy ngựa, voi, ô tô, xe máy, điện thoại… mã dành cho người cõi âm Theo nghệ nhân tranh dân gian Nguyễn Hữu Sam, nghề vẽ tranh có ở Đông Hồ hàng trăm năm... người dân Chính vì vậy, cả làng tranh Đông Hồ nức tiếng xưa khia giờ được nhắc tới như một đại công trường chuyên sản xuất hàng mã Từ cụ già đến trẻ nhỏ đều "vào cuộc" chạy đua với ngày ông Công, ông Táo sắp đến Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay... dựng lên dừa Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi" Bức tranh 7: Gia đình (Lợn đàn) Nói về sự no đủ, hạnh phúc của một gia đình Khoáy âm dương thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng hừng trên giấy điệp Chỉ với mấy bức tranh dân gian này thôi, mà ngẫm nghĩ đã thấy các cụ ta ngày xưa sao mà sâu sắc đến thế Tranh cũng rất đẹp, đẹp một cách giản dị nhưng vẫn cao . gà, rùa, tranh người, tranh theo bộ, vịt | Lễ trí (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế) Đây là những bức tranh được biết đến rất nhiều trong tranh Đông Hồ. Nội dung của những bức tranh Lạc. vẽ tranh dân gian nổi tiếng từ xưa đến nay hình thành nên dòng tranh Đông Hồ. Tranh về chuột và mèo là chủ đề được mọi người ưa thích trong dịp xuân về. Trong các bức tranh loại này có bức tranh. (xem tranh Đại cát) Phú quý (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế) - Tranh Phú quý là hình bé gái ôm con vịt. Ý nghĩa chúc tụng của bốn bức tranh này đều được nghệ nhân thể hiện rõ ràng ở tên tranh.

Ngày đăng: 29/10/2014, 13:00

Mục lục

  • Nếu so sánh với bức tranh dân gian của Trung Quốc cũng cùng chủ đề thì mèo Trung Quốc vẫn còn giữ tư thế quyết liệt, hung dữ tấn công chuột trong ngày vui đám cưới. Không khí ngày vui đám cưới không có, bức tranh cũng không còn ý nghĩa “dĩ hòa vi quý”, không cho thấy thái độ cao thượng chia vui của mèo trong ngày đám cưới chuột như trong bức tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam. Theo nhận xét của Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam) thì ý nghĩa triết lý của bức tranh dân gian Việt Nam rất sâu sắc, biểu hiện thái độ sống ôn hòa, mang tính triết lý nhân sinh là tính cộng sinh với kẻ thù (cùng nhau tồn tại, sống nương tựa vào nhau). Suy rộng ra, qua phân tích hai bức tranh này cho thấy người Việt Nam xử lý tình huống và các mâu thuẫn có tính ôn hòa, tình cảm hơn người Trung Quốc. Bộ tranh Tứ quý

  • Chơi tranh ngày Tết đừng quên tranh dân gian Đông Hồ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan