Giáo Án Địa 7 tuần 12. phương tâm

10 267 0
Giáo Án Địa 7 tuần 12. phương tâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết: 23 Tuần: 12 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp cho HS 1, Kiến thức: - Thấy được hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu là chăn nuôi hoặc săn bắt động vật .Thấy được các hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên của đới lạnh(săn bắt cá voi, săn bắn và nuôi các loại thú có lông và da quý , thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt … ) và những khó khăn trong hoạt động kinh tế của đới lạnh . 2, Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí , kĩ năng vẽ sơ đồ về các mối quan hệ II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bản đồ kinh tế thế giới hay bản đồ khoáng sản thế giới . - Ảnh các thành phố ở đới lạnh của các nước Bắc Âu, Aixơlen, Mĩ, Canađa, Liên bang Nga hoặc các hoạt động kinh tế ở cực và của các dân tộc phương Bắc . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào? - Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt? 3. Bài mới: Giới thiệu : bất chấp cái lạnh và băng tuyết nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương Bắc từ hàng nghìn năm nay. Họ chăn nuôi, đánh cá hoặc săn bắn. Ngày nay, với phương tiện kĩ thuật hiện đại, con người đã bắt đầu khai thác các tài nguyên ở vùng cực . Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính Hoạt động nhóm : * Bước 1 : cho HS xem lược đồ 22.1 ? Tên các dân tộc đang sinh sống ở phương Bắc và hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là gì ? (Người chúc, người I-a- kut, người Xa-mô-Yet ở 1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc : - Đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất . - Hoạt động kinh tế cổ Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính ?Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắn? ? Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển Bắc Âu , Bắc Á, Bắc Mĩ,phía đông đảo Grơn-len … mà không sống ở gần cực Bắc, cực Nam ? Gv: sống ở nơi ít lạnh, ấm áp,có đài nguyên để (chăn nuôi tuần lộc),săn bắt các thú có lông quý (cáo bạc,chồn đen), dựa vào nguồn động vật ven bờ biển băng(cá,cá voi, hải cẩu, gấu trắng) * Bước 2 : cho HS quan sát ảnh 22.2 & 22.3 mô tả lại thấy những gì trong ảnh : Bắc Á ; người La Pông ở Bắc Âu ,sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi) (địa bàn cư trú của những dân tộc sống bằng nghề săn bắn người I-nuc ở Bắc Mĩ ) Chỉ sống ở vùng đài nguyên ít lạnh.gần 2 cực rất lạnh, không có nguồn thực phẩm cần thiết cho con người - Ảnh 22.2 là cảnh 1 người LaPông đang chăn đàn tuần lộc trên đài nguyên tuyết trắng với các đám cây bụi thấp bị tuyết phủ . Ảnh 22.3 : là cảnh một người đàn ông người I-nuc đang ngồi trên 1 chiếc xe trượt tuyết (do chó kéo) câu cá ở một chổ được khoét trên lớp băng trên mặt sông có vài con cá để bên cạnh , trang phục của ông toàn là bằng da thú . đặc biệt là ông đeo đôi truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da . Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính Hoạt động 2 : lớp. * Bước 1 : GV: Tuy là đới có khí hậu lạnh nhất TĐ nhưng đới lạnh cũng có nguồn tài nguyên. ? Hãy kể các nguồn tài nguyên ở đới lạnh ? ? Các hoạt động kt chủ yếu hiện nay ở đới lạnh là gì? - GV nói thêm : kinh tế chủ yếu ở đới lạnh hiện nay là khai thác dầu mỏ và khoáng sản quý (kim cương, vàng, Urani … đánh bắt và chế biến sản phẩm cá voi, nuôi thú có lông quý . ? Tại sao cho đến nay các tài nguyên ở đới lạnh vẫn chưa được khai thác ? * Bước 2 : cho HS mô tả nội dung 22.4 & 22.5 kính mát đen sậm để chống lại ánh sáng chói phản xạ từ mặt tuyết trắng . khoáng sản, hải sản, thú có lông quý do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân công mà đưa nhân công từ nơi khác đến thì quá tốn kém, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại … - Ảnh 22.4 : là một dàn khoan dầu mỏ trên biển Bắc giữa các tảng băng trôi . 2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường : - Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh như : dầu mỏ, kim cương, vàng, urani … - Nguyên nhân : khí hậu khắc nghiệt lạnh lẽo . Khoa học kĩ thuật phát triển . Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính * Bước 3 : GV nhắc môi trường đới nóng (xói mòn đất, diện tích rừng suy giảm, đới ôn hoà ô nhiễm nguồn không khí, ô nhiễm nguồn nước) ?Vậy ở đới lạnh vấn đề cần quan tâm đối với môi trường là gì ? Ảnh 22.5 : là cảnh các nhà khoa học đang khoan thăm dò địa chất ở châu Nam Cực (mùa hạ họ sống ở các lều và làm việc ở đó, mùa đông rút về các trạm ở ven biển để tránh lạnh và bão tuyết ). là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm : cá voi, thú có lông quý, do săn bắt quá mức có nguy cơ tuyệt chủng và vấn đề thiếu nhân lực - Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý. 4. CỦNG CỐ HDVN - Hãy kể những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc ? - Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào ? Tại sao cho đến nay các nguồn tài nguyên đới lạnh vẫn chưa được khai thác ? 5. DẶN DÒ: - về học bài , làm bài tập 3 tr.73 . Chuẩn bị trước bài 23 6. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ chức Hòa Bình Xanh - Tổ chức của các tình nguyện yêu môi trường Tổ chức Hòa bình xanh (tên tiếng Anh: Greenpeace) được thành lập ở Vancouver, British Columbia, Canada năm 1971. Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức này là chuyển qua các vấn đề môi trường khác, bao gồm lưới cào đáy, sự nóng lên toàn cầu, sự phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân, và công nghệ gene. Greenpeace có các văn phòng khu vực và quốc gia ở 42 nước trên khắp thế giới, tất cả đều là chi nhánh của Greenpeace International đóng ở Amsterdam. Tổ chức này nhận được thu nhập từ đóng góp cá nhân với khoảng 2,8 triệu người ủng hộ tài chính, cũng như các khoản cấp từ các quỹ từ thiện, nhưng không chấp nhận quỹ từ các chính phủ hay các doanh nghiệp. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_b%C3%ACnh_xanh Một câu hỏi đặt ra là tại sao Tổ chức này ngày càng lớn mạnh: Lý tưởng: một môi trường xanh, sạch, đẹp - một thiên nhiên trong lành, đa dạng sinh học, > Lý tưởng cao cả và đầy nhân văn Tính chất: Hoạt động một cách khoa học lôi kéo được tất cả mọi thành phần trong xã hội Phạm vi: Tổ chức này hoạt động đa quốc gia và có sự liên kết chặc chẽ với nhau Cuộc chiến đấu của tổ chức Hoà Bình Xanh Giữa những chiếc tàu của tổ chức Hoà Bình Xanh và các thợ săn Nhật đang diễn ra một cuộc rượt đuổi, đôi khi giống như một trận hải chiến. Từ khi Nhật mở chiến dịch săn bắt cá voi hằng năm, các thành viên Hoà Bình Xanh thường xuyên làm lá chắn giữa thợ săn và những con mồi. Khu vực đó được gọi là Thánh địa cá voi. Nó nằm ngoài khơi Nam Băng Dương, cách Nam cực vài dặm. Ngày 19/1, hàng chục người đến nhập bọn với lũ chim cánh cụt. Họ mặc bộ đồ màu cam, nằm xuống mặt băng tạo thành một thông điệp. Nếu nhìn từ trên cao, người ta có thể đọc thấy "Hãy giúp ngăn chặn nạn săn bắt cá voi". Họ là những thành viên của tổ chức GreenPeace (Hoà Bình Xanh). Tiết: 24 Tuần: 12 Ngày soạn: Ngày dạy: Chương V : MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI Bài 23 : MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS 1, Kiến thức: - Nắm được những đặc điểm của môi trường vùng núi (càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng , thực vật phân tầng theo độ cao). - Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở các vùng núi trên thế giới . 2, Ký năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi . II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Ảnh chụp các vùng núi ở nước ta(Sa pa, Đà Lạt, Tam Đảo) và các nước khác … - Bản đồ địa hình thế giới . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Hãy kể những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc ? - Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào ? Tại sao cho đến nay các nguồn tài nguyên đới lạnh vẫn chưa được khai thác ? 3. Bài mới : môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quan cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với ở đồng bằng . Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm : * Bước 1 : GV nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu đã học lớp 6 (vĩ độ, độ 1.Đặc điểm của môi trường Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính cao, vị trí gần hay xa biển) * Bước 2 : giới thiệu cách đọc lát cắt , cho HS quan sát lát cắt núi Anpơ : ? Cây cối phân bố từ chân núi đến đỉnh núi như thế nào ? ?Vì sao cây cối phải biến đổi theo độ cao ? Xem 23.2 từ chân núi đến đỉnh núi có mấy vành đai thực vật ? - GV hướng dẫn HS đọc ảnh 23.1 : là vùng núi Nêpan ở sườn Nam Himalaya ở đới nóng châu Á . Toàn cảnh cho ta thấy các cây bụi lùn thấp , hoa đỏ , phía xa là tuyết phủ trắng các đỉnh núi cao. Nhận xét: trên đỉnh núi chỉ có tuyết phủ trắng ,không còn cây cối như ở sườn núi ? Xem hình 23.3 để thấy được sự khác nhau giữa phân tầng thực vật theo độ cao của đới nóng với đới ôn hoà ? - GV nêu bật 2 đặc điểm khác nhau giữa phân tầng phân bố thành các vành đai từ thấp lên cao vì càng lên cao càng lạnh nên thực vật cũng thay đổi theo (rừng lá rộng lên đến 900m, rừng lá kim từ 900m đến 2200m, đồng cỏ từ 2200m đến 3000m, còn trên 3000m là tuyết ). + Các tầng thực vật ở đới nóng nằm độ cao, cao hơn ở đới ôn hoà. + Đới nóng có vành đai rừng rậm mà đới ôn hoà không có - Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. - Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi . (sườn đón gió và sườn khuất gió) Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính thực vật theo độ cao của 2 đới : * Bước 3 : cho HS xem lát cắt phân tầng độ cao núi Anpơ hình 23.2 và nhận xét : ? Sự khác nhau về sự phân bố cây cối giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng ở đới ôn hoà ? ? Vì sao các vành đai thực vật ở sườn đón nắng nằm cao hơn sườn khuất nắng ? * Bước 4 : ? Nêu ảnh hưởng của độ dốc đến tự nhiên và kinh tế ở vùng núi ? Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp . * Bước 1 :? Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi tỉnh ta ? Nước ta ? * Bước 2 : GV minh hoạ thêm 1 số vùng núi trên thế giới . các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng (sườn đón nắng ấm hơn sườn khuất nắng); ở những sườn đón gió (ẩm hơn, ấm hoặc mát hơn) thực vật đa dạng phong phú hơn bên khuất gió(khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn) nếu không có cây cối che phủ sườn núi thì dễ gây ra lũ quét , lở đất , giao thông đi lại gặp khó khăn ; càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng => thiếu ôxy, thực vật thay đổi theo độ cao 2. Cư trú của con người : - Các vùng núi thường là sinh sống các dân tộc ít người . Người dân ở những vùng núi trên Trái Đất có những đặc điểm cư trú khác nhau, do phụ thuộc vào các điều kiện như : địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên, nguồn nước … Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung chính - Các dân tộc châu Á, Phi ở nhiệt đới trồng lúa nước, ở chân núi . - Các dân tộc Nam Mĩ sinh sống ở độ cao 3000 :để trồng trọt chăn nuôi, có khí hậu mát mẻ. - Các dân tộc ở châu Âu sống ở chân núi, đón nắng vừa canh tác vừa chăn nuôi trên đồng cỏ núi cao. - Các dân tộc vùng Sừng châu Phi sống ở vùng núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu trong lành . - Các dân tộc vùng núi Châu Á thường sống ở các vùng núi thấp , mát mẻ , nhiều lâm sản . Các dân tộc Nam Mĩ sinh sống ở độ cao 3000m, để trồng trọt chăn nuôi, có khí hậu mát mẻ. - Các dân tộc ở châu Âu sống ở chân núi, đón nắng vừa canh tác vừa chăn nuôi trên đồng cỏ núi cao. - Các dân tộc vùng Sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống ở vùng núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu trong lành . 4. CỦNG CỐ HDVN - Trình bày sự thay đổi của thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi Anpơ ? - Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi ? 5. DẶN DÒ: - Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 76 theo gới ý sau : * Xác định số lượng vành đai thực vật ở đới nóng và đới ôn hoà ? (nóng có 6 vành đai , ôn hoà có 5) * Giải thích tại sao cùng độ cao, những vùng núi đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn vùng núi đới ôn hoà ? (đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có ) 6. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… … Mưa lớn liên tiếp những ngày qua làm nứt núi, sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường liên huyện từ Trà My (Quảng Nam) đi Trà Bồng, Dung Quất (Quảng Ngãi). Giao thông ách tắc trong 3 ngày, hàng nghìn dân phải di dời. Vn-expressngày 28- 92011 . luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí , kĩ năng vẽ sơ đồ về các mối quan hệ II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bản đồ kinh tế thế giới hay bản đồ khoáng sản thế giới . - Ảnh các thành phố. chấp cái lạnh và băng tuyết nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương Bắc từ hàng nghìn năm nay. Họ chăn nuôi, đánh cá hoặc săn bắn. Ngày nay, với phương tiện kĩ thuật hiện đại, con người đã bắt đầu khai. toàn là bằng da thú . đặc biệt là ông đeo đôi truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da . Hoạt động dạy Hoạt động

Ngày đăng: 29/10/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2, Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí , kĩ năng vẽ sơ đồ về các mối quan hệ

  • II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

  • III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

  • I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS

  • 2, Ký năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi .

  • II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

  • III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan