Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay: thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và giải pháp khắc phục

9 17.1K 428
Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay: thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và giải pháp khắc phục

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Thất nghiệp hiện đang là một vấn đề đáng báo động trong toàn xã hội. Trong xu thế kém phát triển của nền kinh tế, hàng loạt các công ty, doanh nghiệp đã tự gạch tên mình ra khỏi cuộc chơi, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ người thất nghiệp tại Việt Nam cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Có rất nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng thất nghiệp. Đó không chỉ là do bản thân người bị thất nghiệp mà còn do yếu tố khách quan nền kinh tế thị trường. Và để thấy rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay: thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và giải pháp khắc phục” để hoàn thành bài tập học kì của mình. Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc hẳn trong bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý từ thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 1 1. Khái niệm Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. 2. Các loại thất nghiệp a. Phân theo loại hình thất nghiệp Thất nghiệp là một gánh nặng,nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào,… Cần biết những điều đó để hiểu rõ ràng về đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó, có thể phân loại thành: - Thất nghiệp chia theo giới tính ( nam , nữ ) - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi , nghề ) - Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ ( thành thị, nông thôn… ) - Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế , ngành hang, nghề nghiệp) - Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc… b. Phân theo lí do thất nghiệp - Bỏ việc : Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp,không hợp nghề,hợp vùng - Mất việc: các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh… 2 -Do mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc,sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác ) - Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. c. Phân theo nguồn gốc thất nghiệp - Thất nghiệp tạm thời - Thất nghiệp cơ cấu - Thất nghiệp do thiếu cầu - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường II. Thực trạng Theo báo cáo kết quả điều tra lao động vệc làm năm 2012 của Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới đây cho thấy: Lao động trẻ, tuổi 15-24, chiếm tới 46,8% trong tổng số thất nghiệp. Về con số cụ thể, thống kê cho thấy cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn rất nhiều so với thành thị (246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị là 494.000, khu vực nông thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55%. Trên cả nước, TP. Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp với mức 3,9%, tiếp theo đến Đồng bằng Sông Cửu Long (không tính TP.HCM) và Hà Nội. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc ở mức thấp nhất, gần 0,8%. Trong khi đó, lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực Nhà nước có xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2012 (giảm 3% 3 từ quý I đến quý III). Ngược lại, khu vực ngoài Nhà nước, bao gồm những người tự tạo việc làm, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã lại tăng lên. Ngoài ra, theo kết quả điều tra, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề lao động việc làm. Có tới 2,5% phụ nữ không có việc làm trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1,7%.Tìm việc đồng thời cũng là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm này chiếm tới 47% tổng số người thất nghiệp. Đặc biệt chỉ trong tháng 1/2013, số người lao động đăng ký thất nghiệp khoảng 35.000 người. Đây là con số đáng báo động và khả năng số người thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên trong 2 quý đầu năm của năm 2013. III. Nguyên nhân Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu là do suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy họ phải cắt giảm bớt nguồn nhân lực khiến nhiều người mất việc làm. Không những vậy tình hình dân số tăng nhanh cũng khiến cơ hội việc làm của nhiều người gặp khó khăn. Ngày nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là sinh viên tốt nghiệp ra trường chỉ muốn trụ lại thành phố để làm việc kể cả những sinh viên xuất thân và lớn lên từ những miền quê. Họ chấp nhận ở lại thành phố để làm việc dù là việc không đúng với ngành được đào tạo hoặc có thu nhập thấp. Như vậy một số nơi như hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trong khi thành phố vẫn phải đương đầu với sức ép của tình trạng thất nghiệp. Trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp cầm trên tay tấm bằng đỏ đại học nhưng vẫn phải đi làm công nhân; 2- 3 năm mỏi mắt không kiếm được việc làm đúng chuyên ngành đã được đào tạo vì đa phần đều bị các doanh nghiệp “từ chối” do thiếu kinh nghiệm… 4 Một trong những nguyên nhân chính là cung không gắn với cầu. Người “cung” nguồn nhân lực chính là các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ giáo dục quản lý. Trách nhiệm của người đứng đầu ngành giáo dục như thế nào khi hàng năm, số lượng sinh viên ra trường ồ ạt nhưng các trường thi nhau mở các ngành tràn lan xảy ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”? Nhấn mạnh việc này trong buổi chất vấn tại Uỷ ban Quốc hội gần đây, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, việc thừa thầy thiếu thợ không hoàn toàn đúng mà vì chúng ta đang thiếu thợ lành nghề, thừa thợ chưa đạt chuẩn . Bộ trưởng cũng thừa nhận rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên mới ra trường khó xin việc là do chất lượng đào tạo chưa tốt, vấn đề quy hoạch nguồn nhân lực cũng chưa được chú ý, sự gắn kết các trường đại học, cao đẳng với doanh nghiệp chưa chặt chẽ và quy mô đào tạo của trường chưa được cân đối. Thêm vào đó là xuất phát từ hiện tượng học giả bằng thật, chạy theo ứng thí và cách tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức quá coi trọng bằng cấp, không chú trọng đến kỹ năng của người ứng tuyển, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp bị “từ chối” vì bị chê là thiếu kinh nghiệm, kỹ năng mặc dù đa số các trường đều có khoảng thời gian để sinh viên năm cuối “cọ sát” với thực tế về ngành nghề được đào tạo. PGS.TS Nguyễn Hồi Loan - Trưởng Phòng Chính trị và công tác sinh viên, trường ĐH KHXH&NV - cho rằng có một độ “vênh” nhất định giữa đào tạo đại học và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Độ vênh đó thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng và mềm của sinh viên. Trên thực tế, sinh viên mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động sản xuất kinh doanh. Nhà nước vẫn chưa có chính sách hợp lí để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy hết khả 5 năng; chẳng hạn như chính sách đối với những người về công tác tại những vùng sâu, vùng xa, hải đảo chưa hợp lí cho lắm nên không thu hút được sinh viên sau khi ra trường tự nguyện về đây công tác. IV. Phương hướng và giải pháp khắc phục Sinh viên hiện nay rất nhiều người chọn trường đại học nhưng không có sự định hướng cho khả năng của đầu ra sau này mà chỉ chọn chỉ vì nó đang “hot”. Đây là một tư tưởng tiêu cực có ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển kinh tế –xã hội gây ra tình trạng thừa thiếu bất hợp lý. Ta có thể thấy rõ khi mà vừa qua ở các ngân hàng đã có rất nhiều đợt cắt giảm nhân sự. Chưa kể đến tâm lý hiện nay của nhiều bậc phụ huynh là bắt buộc phải vào được đại học với suy nghĩ chỉ có con đường đại học mới có thể dẫn tới thành công. Phải nói rằng có được tấm bằng đại học để ra nghề là một điều rất cần và quan trọng. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng đại học chưa phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Vì vậy bản thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ huynh cần phải đánh giá lại cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con em mình và hoàn cảnh gia đình mà vẫn có ích cho xã hội. Những sinh viên ra trường cũng cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm việc. Nhà nước cần có những chính sách nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng như tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường để họ có thể hoạt động thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải là người đi đầu, chủ trương trong việc thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học – kỹ thuật cũng như đưa nó vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Nếu các chính sách này được đưa vào thực tiễn thì người lao động sẽ phải cố gắng hơn để nâng cao 6 trình độ chuyên môn cho công việc và đơn vị sử dụng cũng sẽ có điều kiện để thu hút nhiều hơn lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao. Nhà nước là người quản lý ở tầm vĩ mô do vậy nhà nước cần đưa ra các chính sác hợp lý để thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên vào học các ngành nghề kỉ thuật ngành mà hiện nay một đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá rất cần đến. Cùng với việc vào học nhà nước cũng nên có chính sách quan tâm đến những người làm việc, công tác tại những vùng xa, vùng khó khăn để động viên họ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để họ có thể yên tâm đem hết tâm huyết và năng lực ra để phục vụ đất nước. Nhà nước cũng cần tạo cơ hội để các trường đào tạo có điều kiện tiếp cận được với thị trường lao động để biết được tình hình thực tế cũng những thay đổi về khoa học – công nghệ ,các loại máy móc hiện đại để từ đó có thể cập nhập cho sinh viên một cách liên tục và kịp thời những sự thay đổi đó. Các địa phương cần triển khai thực hiện một loạt các giải pháp về định hướng nghề nghiệp; tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm; phát triển thông tin thị trường lao động; đổi mới công tác dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế trước mắt và lâu dài; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo lại và tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời để không lạc hậu trước công nghệ mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện việc lồng ghép các chương trình mục tiêu về việc làm với các chương trình, dự án khác nhằm nâng cao chất lượng cung, điều chỉnh cung lao động phù hợp cầu lao động, đẩy mạnh kết nối cung - cầu và trực tiếp làm tăng quy mô việc làm hay gián tiếp tạo ra việc làm mới. Bên cạnh đó giáo dục – đào tạo chính là nền tảng, là cơ sở để có được những lao động có kĩ năng, có tay nghề, vì vậy đào tạo cần phải đổi mới nâng cao chất lượng để làm sao khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng đáp ưng những nhu cầu ngày một cao của công việc. Đồng thời, nhà nước và bộ giáo dục cũng cần có sự phối hợp để tính toán để cân đối tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thực tế, tránh hiện tượng thừa thì vẫn cứ thừa 7 còn thiếu thì vẫn cứ thiếu. Ngành đào tạo cũng có mối liên hệ với thị trường lao động để luôn cập nhập được xu hướng của nhu cầu để đào tạo cho phù hợp cả về chất lượng cũng như số lượng. Bộ trưởng Bộ GD nhấn mạnh trước Quốc hội, các vị đại biểu rằng:“Ý thức được điều này, Bộ điều chỉnh các trường đại học, tổ chức thông tin cho xã hội, ngành nào thiếu, ngành nào bão hòa. Chúng tôi quy hoạch lại, phát cảnh báo về ngành kinh tế quản trị kinh doanh, ngân hàng tài chính, điều dưỡng. Khu vực, lĩnh vực, địa phương nào cần nhân lực chúng tôi đã phát tín hiệu thu hút học sinh, sinh viên”. Và để hạn chế các loại hình đào tạo ồ ạt, nở rộ phức tạp như mở cơ sở không đảm bảo chất lượng, đào tạo thạc sĩ liên kết chất lượng kém gây ra dư thừa nhân lực, Bộ GD đã ban hành văn bản giảm đào tạo tại chức còn 50%, giảm và tiến tới xóa bỏ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; cấm đào tạo tiến sĩ ngoài cơ sở chính nhà trường, không tổ chức đào tạo tiến sĩ vừa học vừa làm, chỉ tập trung vào chất lượng, tránh có nhiều tiến sĩ mà không có nhà khoa học. Tuy nhiên, giải pháp vẫn chỉ là giải pháp nếu không được thực hiện. Đến bao giờ và làm thế nào để tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp, làm trái ngành giảm vẫn là bài toán khó giải đáp của những người quản lý giáo dục. KẾT LUẬN Trên đây là thực trạng cũng như nguyên nhân, giải pháp của tình hình thất nghiệp. Qua đó ta có thể thấy thất nghiệp đang là một bài toán đau đầu của các cơ quan chức năng khi lượng người thất nghiệp ngày càng tăng cao và chi phí cho trợ cấp thất nghiệp cũng là một con số không hề nhỏ. 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục. 2. http://nguyentandung.org/tinh-trang-that-nghiep-cua-sinh-vien-hien-nay.html 3. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/1-trieu-nguoi-viet-nam-dang-that-nghiep- 675426.htm 4.http://www.baomoi.com/Can-co-chien-luoc-giam-tinh-trang-that- nghiep/47/9446064.epi 5. http://soha.vn/xa-hoi/lam-the-nao-de-sinh-vien-moi-ra-truong-khong-that- nghiep-20130327022348403.htm 9 . KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục. 2. http://nguyentandung.org/tinh-trang-that-nghiep-cua-sinh-vien-hien-nay.html 3. http://dantri.com.vn /kinh- doanh/1-trieu-nguoi-viet-nam-dang-that-nghiep- 675426.htm 4.http://www.baomoi.com/Can-co-chien-luoc-giam-tinh-trang-that- nghiep/47/9446064.epi 5 sách nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng như tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường để họ có thể hoạt động thuận tiện hơn cao 6 trình độ chuyên môn cho công việc và đơn vị sử dụng cũng sẽ có điều kiện để thu hút nhiều hơn lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao. Nhà nước là người quản lý ở tầm vĩ mô do vậy nhà

Ngày đăng: 28/10/2014, 23:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

    • I. Cơ sở lí luận

      • 1. Khái niệm

      • 2. Các loại thất nghiệp

      • a. Phân theo loại hình thất nghiệp

      • b. Phân theo lí do thất nghiệp

      • c. Phân theo nguồn gốc thất nghiệp

      • II. Thực trạng

      • III. Nguyên nhân

      • IV. Phương hướng và giải pháp khắc phục

      • KẾT LUẬN

      • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan