sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000

59 965 4
sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Bùi Mạnh Thắng - người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Sử - Địa Trường Đại học Tây Bắc, đã hết sức giúp đỡ, góp ý kiến, chỉ bảo tận tình cho em. Xin cảm ơn các sở, phòng ban thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Tam Nông, Thư viện Quốc gia, Thư viện tỉnh Phú Thọ - nơi cung cấp cho tôi các tài liệu cần thiết để thực hiện cho khóa luận. Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các bạn sinh viên cùng lớp đã tạo điều kiện và hết sức giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của toàn thể thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Thu Hương Danh mục các thuật ngữ viết tắt STT Nội dung được viết tắt Quy ước kí hiệu 1 Công nghiệp hoá - hiện đại hóa CNH - HĐH 2 Hợp tác xã HTX 3 Kinh tế - xã hội KT - XH 4 Trung học cơ sở THCS 5 Trung học phổ thông THPT 6 Uỷ ban nhân dân UBND 7 Nhà xuất bản NXB 8 Chỉ thị Trung ương CT/TW 9 Đại hội ĐH MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5 5. Bố cục của khóa luận 5 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KT - XH HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ TRƢỚC ĐỔI MỚI 6 1.1. Vị trí điạ lí, địa hình 6 1.1.1. Vị trí địa lí 6 1.1.2. Điều kiện địa hình 7 1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi 8 1.1.4. Đất đai 10 1.2. Đặc điểm dân cƣ, lao động 10 1.2.1. Về dân cư 10 1.2.2. Lao động - việc làm 11 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông trƣớc năm 1986 11 1.3.1. Tình hình kinh tế 12 1.3.2. Tình hình xã hội 14 CHƢƠNG 2. CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 19 2.1. Chuyển biến trong cơ cấu kinh tế 19 2.2. Chuyển biến trong nông nghiệp - lâm nghiệp 21 2.2.1. Nông nghiệp 21 2.2.2. Lâm nghiệp 26 2.3. Chuyển biến trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 27 2.4. Chuyển biến trong thƣơng mại và dịch vụ 29 2.5. Chuyển biến trong xây dựng cơ sở hạ tầng 32 CHƢƠNG 3. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 35 3.1. Chuyển biến về dân số - lao động - việc làm 35 3.2. Chuyển biến trong công tác xóa đói - giảm nghèo 37 3.3. Chuyển biến trong văn hóa, giáo dục, y tế 39 3.3.1. Văn hóa 39 3.3.2. Giáo dục 40 3.3.3. Y tế 42 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia dù theo thể chế chính trị nào cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra. Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm và khuyết điểm, khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa đưa đến khủng hoảng trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới. Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986), đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đường lối đổi mới được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001). Sau 15 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn; thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kì CNH - HĐH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tam Nông là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có nhiều lợi thế để phát triển 1 nền kinh tế đa dạng, cách Thành phố Việt Trì 25 km với hệ thống đường giao thông thuận lợi, Tam Nông có tiềm năng là một thị trường lớn cung cấp và tiêu thụ. Trải qua gần 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Tam Nông đã có nhiều chuyển biến về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông đã tìm tòi đổi mới phương thức lãnh đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu vẫn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế. 2 Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện Tam Nông trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2000), không chỉ có ý nghĩa về nặt khoa học mà cả về thực tiễn. Thông qua các nguồn tài liệu, khóa luận dựng lên bức tranh về kinh tế - xã hội huyện Tam Nông từ 1986 đến 2000, trên cơ sở đó rút ra những bài học thành công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan. Đồng thời mong muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp, phương hướng phát tiển của huyện trong tương lai. Tôi là một người con được sinh ra và lớn lên tại huyện Tam Nông - Phú Thọ đất tổ hào hùng, nguồn cội của dân tộc. Tôi muốn làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân Tam Nông trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó. Ngoài ra đề tài này sẽ là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử địa phương, là cơ sở để nghiên cứu những chặng đường tiếp theo của huyện Tam Nông. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Tam Nông - Phú Thọ giai đoạn 1986 - 2000” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức viết về đề tài kinh tế - xã hội. Liên quan đến đề tài là các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX có nêu lên 2 nội dung rất quan trọng, mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005” đặc biệt là “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Nhà xuất bản sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại” của Trường Chinh, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1987. Cuốn “Sự nghiệp đổi mới của chủ nghĩa xã hội” của Đỗ Mười, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1992; 3 hai cuốn của Nguyễn Văn Linh là “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực”, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến lên” Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1991 Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Năm 2012, cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông (1947 - 2012)” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Nông - Phú Thọ, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu về huyện Tam Nông trong lịch sử công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975). Cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành, thành tích lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hóa - an ninh - quốc phòng trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của huyện Tam Nông. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Nông khóa 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21 đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu khóa trước đề ra phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cho nhiệm kì tới nhằm đưa huyện phát triển toàn diện, vững chắc. Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Tam Nông nêu lên kết quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế. Trên cơ sở đó có những đánh giá chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH năm trước, đề ra nhiệm vụ mục tiêu trong năm mới. Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Phú Thọ và phòng thống kê huyện Tam Nông cũng phản ánh tình hình KT - XH trong năm của huyện. Đó là những tài liệu nghiên cứu KT- XH thời kì đổi mới của huyện Tam Nông. Tuy nhiên, những tài liệu này mới nghiên cứu ở mức độ khái quát chưa đi sâu vào vấn đề cũng có tài liệu chỉ là những con số chưa có sự so sánh phân tích, mà mới ở một khía cạnh nhất định nào đó chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể và trình bày đầy đủ, hệ thống để biết sự thay đổi, phát triển của huyện Tam Nông. Chính vì vậy khóa luận này xin đi sâu hơn nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển KT - XH của huyện Tam Nông thời kì 1986 - 2000. 4 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài lấy sự phát triển KT- XH huyện Tam Nông - Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất: cần khái quát được tình hình chung của huyện Tam Nông; điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, tình hình KT - XH của huyện trước thời kì đổi mới. - Thứ hai: nghiên cứu hệ thống toàn diện những chuyển biến trong kinh tế - xã hội huyện Tam Nông trong giai đoạn 1986 - 2000. Qua đó, rút ra mặt mạnh và những hạn chế của huyện Tam Nông trong phát triển KT - XH từ 1986 - 2000. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: khóa luận này đi sâu vào vấn đề phát triển KT - XH huyện Tam Nông. - Về không gian: khóa luận nghiên cứu trong phạm vi huyện Tam Nông. - Về thời gian: từ năm 1986 đến năm 2000. 3.4. Đóng góp của khóa luận - Qua khóa luận này tác giả muốn góp phần hệ thống lại những nét chính trong việc thực hiện công cuộc đổi mới về KT - XH trên địa bàn huyện Tam Nông trong giai đoạn 1986 - 2000. - Khóa luận sẽ là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử địa phương, là cơ sở để nghiên cứu những chặng đường tiếp theo của địa phương. - Ngoài ra đề tài cũng là nguồn tư liệu quan trọng trong công tác giảng dạy lịch sử địa phương. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu riêng, cụ thể hơn về thực trạng kinh tế - xã hội huyện Tam Nông. Xuất phát từ tiềm năng phát triển, ưu thế và hiệu quả về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, cũng như những hạn chế khó khăn trong thời gian (1986 - 2000). Qua đó tác giả cũng đưa ra những ý kiến của mình về thực trạng, phương hướng, giải pháp cần có để kinh tế - xã hội của huyện phát triển hơn nữa trong các giai đoạn sau. Tiến tới xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước, đưa nước ta ngày càng giàu mạnh. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Do tính chất của khóa luận và dựa trên nguồn tư liệu đã có, tác giả đã sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng xuyên suốt trong khóa luận. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác; phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, lô gic… để hoàn thành khóa luận này. 4.2. Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành khóa luận này tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: - Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông”. - Các báo cáo tổng kết của Đảng bộ huyện Tam Nông, đặc biệt là báo cáo tình hình kinh tế của ủy ban nhân dân huyện Tam Nông từ 1986 - 2000. - Nguồn bảng biểu thống kê của các ngành: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng Thống kê huyện Tam Nông và các bài viết đề cập đến tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tam Nông nói riêng. Tất cả các tài liệu nghiên cứu trên đều là những nguồn tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong khóa luận của tôi. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và bảng biểu nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông - Phú Thọ trước đổi mới. Chương 2: sự chuyển biến trong kinh tế huyện Tam Nông giai đoạn 1986 - 2000. Chương 3: sự chuyển biến xã hội huyện Tam Nông - Phú Thọ giai đoạn 1986 - 2000. 6 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KT - XH HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ TRƢỚC ĐỔI MỚI 1.1. Vị trí điạ lí, địa hình 1.1.1. Vị trí địa lí - Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ; có tọa độ địa lí là: 21 0 13’ đến 21 0 24’ vĩ Bắc và từ 105 0 09’ đến 105 0 21’ kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện bao gồm: - Phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ, với ranh giới tự nhiên là phân thủy giữa sông Thao. - Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Ba, với ranh giới tự nhiên là phân thủy giữa sông Thao. - Phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn. - Phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì - Thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Đà. - Phía Đông Bắc giáp huyện Lâm Thao với ranh giới là phân thủy giữa sông Thao. - Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập. Tam Nông có vị trí khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt cho việc tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản. Tam Nông nằm ở vị trí gần Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ - đây là 2 trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của tỉnh Phú Thọ. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội. Huyện có diện tích tự nhiên là 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Hưng Hóa. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nha, Xuân Quang, Văn Lương, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hóa. [...]... nhân dân huyện Tam Nông phải chủ động sáng tạo, đoàn kết, vận dụng linh hoạt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, để nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện, đưa Tam Nông sớm trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển chủ lực của tỉnh Phú Thọ 18 CHƢƠNG 2 CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 Sau 22 năm sáp nhập với huyện Thanh thủy thành huyện Tam Thanh... 100 100 100 - Nhà nước 40 30,5 26,9 23,8 - Ngoài nhà nước 60 70,2 73,1 76,2 - Nông - lâm nghiệp - thủy sản 75,5 70,2 68 57,5 - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 10,5 13,5 15 20,5 14 16,3 17 22 Chia theo loại hình kinh tế Chia theo ngành kinh tế - Dịch vụ (Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Nông - Tr 25) 20 Cơ cấu kinh tế phân theo loại hình kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu, kinh tế nhà nước... 1995 Kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhanh từ 60% năm 1985 tăng lên 76,2% năm 1995 Cơ cấu kinh tế chia theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch lớn, trong đó kinh tế nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm nhanh từ 75,5% năm 1985 xuống 57,5% Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và kinh tế dịch vụ tăng nhanh qua các năm Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện Tam Nông có sự chuyển. .. triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến kinh tế trang trại trên địa bàn huyện 1.2 Đặc điểm dân cƣ, lao động 1.2.1 Về dân cư Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ra quyết định hợp nhất hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh 10 Việc hợp nhất hai huyện trên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng huyện thành đơn vị kinh tế nông - công nghiệp, kết hợp xây dựng kinh tế. .. dựng mô hình văn hóa ở nông thôn chuyển biến còn chậm, những tập tục cũ, lạc hậu chưa được ngăn chặn có hiệu quả Tam Nông là một huyện miền núi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội của huyện Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự chỉ đạo của Đảng bộ... trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng bộ để xây dựng Tam Nông giàu mạnh tiến bước vững chắc trên con đường mà Đảng đã lựa chọn Đảng bộ và nhân dân Tam Nông đã vượt qua nhiều khó khăn để có được những thành tựu, chuyển biển lớn trên rất nhiều lĩnh vực 2.1 Chuyển biến trong cơ cấu kinh tế Bước vào năm 1986, tình hình kinh tế - xã hội nước ta nói chung, huyện Tam Thanh nói riêng vẫn đứng trước nhiều khó khăn... về những nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1975 Qua thực hiện 2 kế hoạch Nhà Nước 5 năm (1976 - 1980) và (1981 1985), Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực kinh tế - xã hội 1.3.1 Tình hình kinh tế - Nông nhiệp Năm 1976, với những cố gắng của Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông nên tổng diện tích gieo trồng cả năm vẫn đạt 7.614ha mặc dù chịu ảnh hưởng xấu của... hóa - xã hội trên địa bàn huyện và giữa huyện Tam Nông với các huyện khác Bên cạnh đó, do tốc độ dòng chảy luôn thay đổi nhất là vào 9 mùa mưa, việc khai thác chưa có quy hoạch làm đất bị bạc màu ngày càng nhiều, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Với nguồn nước dồi dào, nếu hạn chế được những khó khăn trên thì huyện Tam Nông có rất nhiều khả năng để phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh. .. nghề khác Ở các hợp tác xã tổ chức được 22 đội chuyên sản xuất giống (có 516 người), có 21 đội chuyên sản xuất và chế biến phân bón (gồm 416 người), 19 đội thủy lợi, 12 dội vận tải Ngoài ra còn có đội chuyên sơn, đội chuyên gạch ngói… 1.3 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông trƣớc năm 1986 Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông bước vào giai đoạn cách mạng mới: Xây... 1999 3.586 210 6 2.898 2000 3840 242 7 3.024 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Nông - Tr 42) Thời kì này giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản phát triển khá toàn diện các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm bước đầu được thực hiện có hiệu quả, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi mới Nông nghiệp 25 huyện từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có sự chuyển dịch từ độc canh . hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông - Phú Thọ trước đổi mới. Chương 2: sự chuyển biến trong kinh tế huyện Tam Nông giai đoạn 1986 - 2000. Chương 3: sự chuyển biến xã hội huyện Tam Nông - Phú. chặng đường tiếp theo của huyện Tam Nông. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: Sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Tam Nông - Phú Thọ giai đoạn 1986 - 2000 làm khóa luận tốt. động - việc làm 11 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông trƣớc năm 1986 11 1.3.1. Tình hình kinh tế 12 1.3.2. Tình hình xã hội 14 CHƢƠNG 2. CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG -

Ngày đăng: 28/10/2014, 23:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan