báo cáo các vấn đề liên quan đến lò điện hạt nhân & công nghệ an toàn cho nhà máy điện hạt nhân

19 797 1
báo cáo các vấn đề liên quan đến lò điện hạt nhân & công nghệ an toàn cho nhà máy điện hạt nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Phòng Quản lý khoa học & Công nghệ hạt nhân  Báo cáo Các vấn đề liên quan đến lò điện hạt nhân & công nghệ an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Kính gửi : Dr. Hoàng Anh Tuấn Hà Nội, 8 - 2011 Bùi Từ Thi Hoàng Trang 1 MỤC LỤC Mục lục 1 Danh mục hình ảnh và bảng biểu 2 Phần 1: Giới thiệu 3 1.1. Nhà máy điện hạt nhân 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Các thành phần cơ bản của một nhà máy điện hạt nhân 4 1.2. Sự phát triển của công nghệ hạt nhân 5 1.2.1. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ I 6 1.2.2. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ II 6 1.2.3. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ III và III+ 6 1.2.4. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ IV 7 Phần 2: Xây dựng nhà máy điện ở Việt Nam 8 2.1. Đặt vấn đề 8 2.2. Lò phản ứng nước sôi (BWR) 8 2.3. Lò phản ứng nước áp lực (PWR) 9 Phần 3 : Các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân 11 3.1. Các biện pháp kỹ thuật 11 3.1.1. Quy hoạch nhà máy điện hạt nhân 11 3.1.2. An toàn trong vận hành của nhà máy 12 3.1.3. An toàn khhi xử lý sự cố 13 3.2. Các biện pháp phi kỹ thuật 16 Phần 4 : Kết luận 17 Tài liệu tham khảo 18 Bùi Từ Thi Hoàng Trang 2 Danh mục hình ảnh H.1.1. Nguyên lý tạo ra dòng điện từ dòng hơi nước 3 H.1.2. Các thùng chứa chất thải phóng xạ 4 H.1.3. Các thế hệ nhà máy điện hạt nhân 5 H.2.1. Nguyên lý của lò phản ứng nước sôi 8 H.2.2. Nguyên lý của lò phản ứng nước áp lực 10 H.3.1. Các nguy cơ có thể xảy ra với lò phản ứng 13 Bùi Từ Thi Hoàng Trang 3 Phần 1 : Giới thiệu 1.1. Nhà máy điện hạt nhân 1.1.1. Định nghĩa “Nhà máy điện nguyên tử (nhà máy điện hạt nhân) là một nhà máy tạo ra điện năng ở quy mô công nghiệp, sử dụng năng lượng thu được từ phản ứng hạt nhân.” (Nguồn: Wikipedia) Nguyên lý hoạt động của nhà máy điện hạt nhân: giống như các nhà máy nhiệt điệt là sử dụng năng lượng nhiệt để đun nóng nước, sinh ra luồng hơi nước có áp suất cao và lợi dụng công của luồng hơi nước này để làm quay turbine của các máy phát điện để tạo ra dòng điện cung cấp cho các phụ tải. Hình 1.1 – Nguyên lý tạo ra điện từ dòng hơi nước Khác biệt cơ bản nhất của điện hạt nhân với nhiệt điện là: năng lượng nhiệt được tạo ra để đun sôi nước chính là năng lượng thu từ phản ứng phân rã hạt nhân của các chất phóng xạ. Khi quá trình sản xuất đảm bảo “kín” và xử lý chất thải được bảo đảm an toàn cao, nhà máy điện nguyên tử sẽ có thể sản xuất năng lượng điện tương đối rẻ và sạch so với các nhà máy sản xuất điện khác, đặc biệt nó có thể Bùi Từ Thi Hoàng Trang 4 ít gây ô nhiễm môi trường hơn các nhà máy nhiệt điện đốt than hay khí thiên nhiên. Do sử dụng nhiên liệu là các chất có tính phóng xạ mạnh, trong quá trình hoạt động sẽ sản sinh ra một lượng chất thải hạt nhân khá lớn. phần lớn trong đó có độ nhiễm xạ thấp (các vật dụng bảo hộ như găng tay, giấy lót, các tấm che chắn…) sẽ được cho vào các thùng chứa đặc biệt và được tiến hành chôn lấp. Một số lượng ít hơn các chất phóng xạ nguy hiểm (ban đầu sẽ được lưu trữ trong phạm vi nhà máy trong vài chục năm để giảm hoạt độ phóng xạ) sau đó còn lại các chất phóng xạ có thời gian phân hủy lâu (có thể tới hàng ngàn năm) sẽ được bê tông hóa (trộn lẫn với thủy tinh đặc biệt), sau đó được chôn lấp ở các vùng có địa chất đặc biệt (các mỏ quặng muối lớn không thấm nước hoặc các vùng núi đá không có mạch nước ngầm chảy qua). Hình 1.2 – Các thùng chứa chất thải phóng xạ. Đến nay việc xử lý hoàn toàn các chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân vẫn chưa có. Biện pháp duy nhất vẫn là sử dụng các thùng chứa đặc biệt để chứa các chất thải này, sau đó tiến hành chông lấp chờ cho tính phóng xạ của chúng giảm đi. Tuy nhiên, các chất phóng xạ nguy hiểm có thời gian phân rã lớn sẽ từ từ “tấn công” vỏ các thùng chứa, quá trình này diễn ra trong một thời gian dài có thể sẽ làm cho vỏ các thùng chứa bị ăn mòn dẫn đến việc rò rỉ các chất phóng xạ ra ngoài. 1.1.2. Các thành phần cơ bản của một nhà máy điện hạt nhân Bùi Từ Thi Hoàng Trang 5 Lò phản ứng: Là nơi diễn ra các phản ứng phân rã hạt nhân để tạo ra năng lượng nhiệt lớn. Bộ phận sinh điện: Gồm máy phát điện, các turbine (sử dụng cơ năng của dòng hơi nước làm quay máy phát điện, từ đó sinh ra dòng điện). Bộ phận trao đổi nhiệt: Gồm hệ thống các ống dẫn, bộ tạo hơi, bộ ngưng tụ… có tác dụng trao đổi nhiệt giữa các pha với nhau, đồng thời chuyển hơi nước trở lại dạng lỏng. Bộ phận truyền tải điện năng: Gồm các máy biến áp, hệ thống lưới truyền tải điện có tác dụng truyền tải dòng điện được sinh ra đến các hộ phụ tải. 1.2. Sự phát triển của công nghệ điện hạt nhân Những nhà máy điện hạt nhân thuộc thế hệ đầu tiền ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước (Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng tại thành phố Obninsk - Liên xô cũ vào năm 1954, công suất 5.000 KW. Năm 1956, các nước Anh, Pháp cũng đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên của minh) đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo. Trong quá trình phát triển, các mẫu thiết kế của nhà máy điện hạt nhân đã có nhiều cải tiến hướng đến việc nâng cao công suất của nhà máy đồng thời phát triển các thế hệ mới có chỉ số an toàn và tính tự động hóa cao hơn. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đã phân loại thành bốn thế hệ như sau: Hình 1.3 – Các thế hệ nhà máy điện hạt nhân Mặc dù sự khác biệt giữa các thế hệ lò điện hạt nhân không rõ ràng cho lắm: Nguyên lý vận hành vẫn giống nhau nhưng có sự nâng cấp về cả thiết kế cũng như các thiết bị phụ trợ để tăng tính an toàn cao hơn. Bùi Từ Thi Hoàng Trang 6 Hiện nay, các lò đang vận hành trên thế giới chủ yếu thuộc loại thế hệ thứ II. Một số nước đã xây dựng hoặc đang có kế hoạch thay thế các lò hết hạn sử dụng bằng loại lò thế hệ thứ III (hoặc III+). Ngoài ra, các nước đang hợp tác nghiên cứu để cho ra đời loại lò thế hệ thứ IV với nhiều ưu việt (an toàn hơn, lượng chất thải phóng xạ ít hơn, kinh tế hơn, giảm thiểu nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân). 1.2.1. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ I Các lò phản ứng thương mại nguyên mẫu, đưa vào vận hành từ những năm 1950-1960. Các lò điện hạt nhân thế hệ I thường đơn chiếc, không đại diện cho một mẫu thiết kế chung nào. Sử dụng công nghệ an toàn chủ động và che chắn bằng các tòa nhà bảo vệ. Lò phản ứng làm lạnh bằng khí - GCR (Gas cooled reactor). Nhiên liệu dùng là urani tự nhiên, chất làm chậm nơtron là graphit, chất làm tải nhiệt là khí CO2. Một số nhà máy điện hạt nhân thuộc thế hệ này như: Shippingport (Hoa Kỳ), Magnox (Anh) hay UNGG (Pháp). Phần lớn các lò này đã hoặc đang được tháo dỡ. 1.2.2. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ II Gồm các kiểu lò phản ứng nước áp lực PWR (Pressrized Water Reactor) hoặc kiểu nước sôi (BWR), thường được gọi là lò phản ứng nước nhẹ (LWGR). VVER và RBMK (lò năng lượng nước nhẹ của Nga) sử dụng nhiên liệu urani làm giàu 3%, chất làm chậm nơtron và chất tải nhiệt đều là nước nhẹ (H2O). Các nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ hai còn các lò Candu nước nặng (D2O) của Canada, Ấn Độ. Năm 1957, Mỹ khánh thành nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ hai đầu tiên, công suất 60 MW. So với các nhà máy thế hệ thứ nhất, các nhà máy thế hệ thứ hai cung cấp điện năng với giá rẻ hơn 20 - 30%, chiếm diện tích ít, thể tích gọn nhẹ hơn. Trong đó, có một số thiết kế được phát triển từ các lò phản ứng thế hệ I, một số được thiết kế mới hoàn toàn. Sử dụng công nghệ an toàn chủ động cải tiến (bơm diesel + đặt bẫy core catcher + hệ thống quản lý sự cố) và che chắn bằng tòa nhà bảo vệ. 1.2.3. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ III và III+ Gồm các kiểu lò phản ứng nước áp lực Châu Âu- EPWR (European Pressuried Water Reator) được khởi công xây dựng đầu tiên năm 2005 tại Phần Lan dự kiến hoàn thành 2009, có công suất lớn nhất thế giới 1600 MW, do Pháp và Đức hợp tác nghiên cứu. và với nước sôi, như SWR 1000-1250 MW được Pháp và Đức chung sức nghiên cứu hơn 15 năm nay, hoặc lò AP 1000 của Hoa Kỳ chế tạo có hiệu suất và mức độ an toàn cao. Bùi Từ Thi Hoàng Trang 7 Các lò phản ứng thế hệ III+: về cơ bản vẫn dựa chủ yếu trên thiết kế của thế hệ thứ III, tuy nhiên có nhiều cải tiến chủ yếu hướng đến mục đích nâng công suất, độ an toàn và giảm thời gian xây dựng. Sử dụng công nghệ an toàn chủ động cải tiến (bơm diesel + đặt bẫy core catcher + hệ thống quản lý sự cố) + công nghệ an toàn thụ động + che chắn bằng tòa nhà bảo vệ (thường sử dụng nhà lò có hai lớp bảo vệ) + tích hợp thêm các hệ thống điện tử và công nghệ xử lý tín hiệu số được đưa vào hệ điều khiển. Ưu điểm là độ an toàn cao, phòng được sự cố nóng chảy tâm lò, chịu được biến cố từ bên ngoài: máy bay rơi, động đất. Giá điện năng rẻ, vận hành dễ dàng. Hiện nay, các lò điện hạt nhân thế hệ thứ III và III+ là các lò có chỉ số an toàn cao nhất nhưng cũng là các lò đòi hỏi giá thành đầu tư xây dựng lớn nhất. Các đặc điểm của các nhà máy điện hạt nhân thế hệ III và III+:  Tiêu chuẩn hóa thiết kế nhằm rút ngắn thời gian xin cấp phép, giảm thời gian chi phí đầu tư va thời gian xây dựng.  Tích hợp thêm các hệ thống an toàn thụ động.  Kết cấu vững chắc, vận hành ổn định, dễ dàng.  Tuổi thọ của nhà máy cao, tới 60 năm (hoặc lâu hơn).  Giảm xác suất xảy ra sự cố đến mức thấp nhất (đặc biệt là sự cố nóng chảy lõi lò phản ứng)  Giảm thiểu tác động tới môi trường.  Nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu, làm tăng thời gian sử dụng nhiên liệu, giảm lượng thải phát sinh. 1.2.4. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ IV Các thế hệ lò này hiện tại vẫn đang trong quá trình dự án. Hiện đang được 10 nước chung sức nghiên cứu trong khuôn khổ Hiệp định Forum International Generation (FIG), do Mỹ đề xướng từ năm 2000 với 6 kiểu lò (3 lò neutron nhanh, 3 lò nhiệt) đã được lựa chọn. Các lò tương lai này có khuynh hướng tiến tới chu kỳ kín, nghĩa là các lò phải có khả năng đốt cháy phần lớn chất thải (lò nhanh) để đáp ứng 4 tiêu chuẩn chính là tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm về chu kỳ nhiên liệu, hạn chế chất thải phóng xạ, hạn chế sự lan rộng vũ khí nguyên tử. Về lý thuyết, các lò này sẽ có độ an toàn gần như tuyệt đối nhưng sẽ chỉ có mặt trên thị trường sau những năm 2030. Bùi Từ Thi Hoàng Trang 8 Phần 2 : Xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam 2.1. Đặt vấn đề Theo Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có ghi rõ: “Công nghệ chính: công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.” Các loại lò nước nhẹ cải tiến hiện nay gồm 2 loại: Kiểu lò phản ứng nước áp lực (PWR – Pressrized Water Reactor) hoặc kiểu nước sôi (BWR – Boiling Water Reactor). Do đó, ta sẽ xem xét 2 kiểu lò này. 2.2. Lò phản ứng nước sôi (BWR) Lò phản ứng hạt nhân nước sôi (BWR) hay còn gọi tắt là lò phản ứng nước sôi là lò phản ứng hạt nhân thuộc nhóm nước nhẹ, được sử dụng để sản xuất điện. Đây là kiểu lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện phổ biến thứ 2 sau kiểu lò phản ứng nước áp lực (PWR), cũng thuộc nhóm lò phản ứng nước nhẹ. BWR đã được phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Idaho và công ty General Electric phát triển vào giữa thập niên 1950. Nhà sản xuất chính hiện sản xuất kiểu lò này là GE Hitachi Nuclear Energy, đặc biệt công đoạn thiết kế và xây dựng. Thiết kế BWR được ứng dụng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, hiện nhà máy này đang bị hư hỏng trong trận động đất và sóng thần Tohoku vào tháng 3 năm 2011. Hình 2.1 – Nguyên lý của lò phản ứng nước sôi Bùi Từ Thi Hoàng Trang 9 a. Ưu điểm: Công nghệ sử dụng hai vòng lưu chuyển của chất lỏng, trong đó vòng thứ nhất làm nhiệm vụ tải nhiệt của lõi và tạo hơi làm quay turbine, vòng thứ hai làm nhiệm vụ ngưng tụ hơi nước (lấy bớt nhiệt từ hơi nước). Làm cho thiết kế của các lò BWR đơn giản hơn các kiểu lò khác (lò PWR). b. Nhược điểm: Sử dụng trực tiếp luồng hơi nước từ lò phản ứng (có tính phóng xạ mạnh) để trực tiếp làm quay turbine nên công nghệ lò này sẽ làm cho mức độ phổ biến phóng xạ rộng hơn, phát sinh ra lượng rác thải phóng xạ lớn (kể cả các turbine) và nguy cơ rò rỉ phóng xạ (hơi nước chứa phóng xạ) là rất cao. 2.3. Lò phản ứng nước áp lực (PWR) Lò phản ứng nước áp lực (PWR) là một trong hai loại lò phản ứng hạt nhân thuộc nhóm lò phản ứng nước nhẹ, loại lò này được sử dụng rất phổ biến ở các nước phương tây. Trong lò PWR, bộ phận làm lạnh sơ cấp (nước) được bơm vào lõi lò phản ứng dưới áp suất cao, tại đây, nước được đun nóng bằng nhiệt tạo ra từ các phản ứng hạt nhân. Nước nóng sau đó chảy đến một bộ phận thứ cấp để truyền nhiệt mà nó mang theo, lượng nhiệt này sẽ làm nước sôi và tạo ra hơi nước để quay turbine, và phát ra điện. Khác với lò phản ứng nước nhẹ ở chỗ áp suất trong bộ phận sơ cấp được tuần hoàn mà không có quá trình sôi trong lò phản ứng. Tất cả các lò phản ứng nước nhẹ ban đầu dùng nước nhẹ trong bộ phân làm lạnh và điều hòa nơtrong. Các PWR ban đầu được thiết kế cho các lò phản ứng của tàu ngầm nguyên tử. Các PWR hiện đang được vận hành ở Hoa Kỳ là loại lò phản ứng thế hệ II. Các lò VVER của Nga cũng tương tự như của Hoa Kỳ (là các lò theo công nghệ PWR). Pháp vận hành một số lò PWR để tạo đa số lượng điện của họ. [...]... thành xây dựng các nhà máy điện hạt nhân lên rất cao 3.1.1 Quy hoạch nhà máy điện hạt nhân Ưu điểm của một nhà máy điện hạt nhân là không đòi hỏi một diện tích quá lớn để xây dựng (giảm thiểu được tối đa diện tích của khu vực chứa nhiên liệu) Đảm bảo tính an toàn cho nhà máy điện hạt nhân bước đầu tiên phải lưu ý đến: i Vị trí đặt nhà máy điện hạt nhân có thể không đặt nặng yêu cầu ở gần các nguồn nhiên... từ đó lựa chọn xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ mới nhất, có đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho nhà máy điện, và tăng mức độ dự phòng sự cố lên thật cao (tới mức không xảy ra) Như vậy chúng ta đã có một nhà máy điện hạt nhân thực sự an toàn hay chưa?” Ví dụ (đã nói ở trên): Một chiếc mercedes-Benz cực kỳ đắt tiền, trang bị đầy đủ các công nghệ an toàn với một chiếc Hyundai-Kia... nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Các nhà máy điện hạt nhân hiện nay, với việc áp dụng thêm các thiết bị điều khiển và giám sát tự động nhưng vẫn không thể thay thế được con người trong những công việc nhất định, đặc biệt khi xảy ra sự cố Trong lịch sử, các tai nạn hạt nhân đã xảy ra chủ yếu cũng do sự vận hàn, điều khiển sai sót của con người Vì thế, đảm bảo tính an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. .. sẽ cần sử dụng để chôn lấp các chất thải phóng xạ (sản sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân) iii Một yêu cầu quan trọng là các nhà máy điện hạt nhân phải cách ly được tối đa sự có mặt của “những người không phận sự” trong phạm vi nhà máy Vì thế trong thiết kế xây dựng bất kỳ một nhà máy điện hạt nhân, nhất thiết phải có tường bao kiên cố cho cả nhà máy, đồng thời có thể quy định... thụ toàn bộ lượng neutron có trong lò phản ứng nhằm dập tắt được chuỗi phản ứng của nhiên liệu Bùi Từ Thi Hoàng Trang 13 Thanh dừng khẩn cấp: Tùy theo các công nghệ chế tạo lò điện hạt nhân khác nhau mà các thanh dùng cho việc dừng khẩn cấp có thể cũng chính là các thanh điều khiển công suất (các lò theo công nghệ của Nhật, Mỹ) hoặc tách rời chức năng giữa thanh dùng cho việc dừng khẩn cấp với các thanh... người dân trên toàn thế giới nói chung Đối với vấn đề điện hạt nhân khi nói đến vẫn làm nảy sinh nhiều ý kiến phản đối gay gắt Xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam là một bước đi đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề về cung cấp năng lượng đang rất bức thiết hiện nay Tuy nhiên, Việt Nam là một nước nước mà kinh nghiệm về điện hạt nhân gần như con số 0 nên việc xây dựng các lò điện hạt nhân cần có sự... cần xét đến việc các sự cố đó có gây ảnh hưởng gì tới hoạt động của nhà máy hay không mà ngay lập tức phải dừng tất cả các hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Thực hiện yêu cầu dừng lò phản ứng khẩn cấp, khóa hãm thường sử dụng các công cụ là: thanh dừng khẩn cấp và các dung dịch hấp thụ neutron, để bổ sung các tính chất an toàn cho nhau Yêu cầu là có thể được đưa vào lò phản ứng một cách nhanh nhất... đi chăng nữa cũng đều sẽ gây ra tai nạn Qua ví dụ này, ta có thể khẳng định Các biện pháp về kỹ thuật chỉ là điều kiện cần trong việc đảm bảo an toàn cho một nhà máy điện hạt nhân nói riêng (hoặc nói chung đối với bất kỳ lĩnh vực nào khác) Để đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, và với những đặc điểm riêng biệt của nó, ta còn cần đặc biệt quan tâm tới các biện pháp (không mang tính kỹ thuật)... cũng đã đáp ứng rất tốt các nhu cầu về phương tiện đi lại cho chúng ta Quay trở lại việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, các vấn đề về kỹ thuật (đặc biệt là vấn đề về quy hoạch, thiết kế và các biện pháp dự phòng, xử lý sự cố) luôn là vấn đề đầu tiên được xem xét vì nó là điều kiện tiên quyết trong việc cho ra đời một “sản phẩm” nhà máy điện có an toàn hay là không Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật... sẵn các biện pháp ứng phó kịp thời (thực hiện dự phòng cho nhà máy điện hạt nhân) Tuy nhiên, việc tính toán này phải dựa vào các cơ sở khoa học và lịch sử địa chất của vùng quy hoạch nhà máy để đảm bảo các tính toán đưa ra là thực sự hợp lý Nếu mức độ dự phòng cho nhà máy điện hạt nhân quá thấp thì khi gặp các sự cố Bùi Từ Thi Hoàng Trang 15 lớn hơn chắc chắn không tránh khỏi nguy hiểm cho nhà máy . VÀ CÔNG NGHỆ CỤC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Phòng Quản lý khoa học & Công nghệ hạt nhân  Báo cáo Các vấn đề liên quan đến lò điện hạt nhân & công nghệ an toàn cho nhà máy điện. 3 1.1. Nhà máy điện hạt nhân 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Các thành phần cơ bản của một nhà máy điện hạt nhân 4 1.2. Sự phát triển của công nghệ hạt nhân 5 1.2.1. Nhà máy điện hạt nhân thế. 1.2.2. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ II 6 1.2.3. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ III và III+ 6 1.2.4. Nhà máy điện hạt nhân thế hệ IV 7 Phần 2: Xây dựng nhà máy điện ở Việt Nam 8 2.1. Đặt vấn đề

Ngày đăng: 28/10/2014, 17:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan