Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THCS

132 1.3K 1
Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biên soạn: - Đặng Thúy Anh - Nguyễn Xuân Trường - Lan 1 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Hà Nội- tháng 11 năm 2010 Tác giả Nguyễn Xuân Trường Đặng Thuý Anh Ngô Thị Diệp Lan 2 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán lớp cấp THPT thực hiện tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, dưới sự chỉ đạo của Vụ Giáo dục Trung học với sự phối hợp của Chương trình phát triển giáo dục trung học, chúng tôi biên soạn tập Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Tài liệu gồm các phần Phần thứ nhất : Những vấn đề chung 1. Giới thiệu chương trình và Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở 2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Phần thứ hai : Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực 1. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Giáo dục công dân 2.Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương Những vấn đề trình bày trong tập Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở thể hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm định hướng cho mỗi giáo viên thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của việc dạy học ở địa phương. Điều quan trọng là phải thực hiện có kết quả việc thực hiện dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở 3 vật chất ở địa phương khắc phục, xoá bỏ những sai lầm, thiếu sót làm hạn chế, giảm sút chất lượng giáo dục bộ môn. Việc đổi mới trong dạy học Giáo dục công dân ở trường phổ thông, đặc biệt việc vận dụng phương pháp và kĩ dạy học tích cực thực sự là “một cuộc cách mạng” trong dạy và học, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, phát huy những bài học, kinh nghiệm, những thành tựu đã đạt và cương quyết đấu tranh chống các mặt tiêu cực, khắc phục những yếu kém. Vì hạn chế về thời gian và khả năng, mà tài liệu lại đề cập đến nhiều nội dung quan trọng, nên trong tài liệu này khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong có được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Trân trọng cảm ơn! Các tác giả 4 Phần thứ hai TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân Trong xu thế đổi mới dạy học- giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một nhiệm vụ quan trọng. Khi đề cập đến vấn đề PPDH môn GDCD, trước hết chúng ta phải quan tâm đến những yêu cầu, những quan điểm có tính định hướng cho việc đổi mới PPDH môn học. Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng khoá VII đã xác định “ phải khuyến khích tự học”, “ áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “ phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Nghị quyết số 40 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định phải đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thể hệ trẻ. Định hướng đổi mới về PPDH của Đảng và nhà nước đã được pháp chế hoá trong văn bản pháp luật. Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung) năm 2009 Điều 28, khoản 2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến 5 thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vận dụng định hướng trên, trong dạy học môn GDCD cần nhấn mạnh các yêu cầu sau: 1. Đổi mới PPDH môn GDCD phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Trong dạy học, GV phải biết vận dụng các phương pháp dạy học vào việc tổ chức hoạt động, kích thích HS nỗ lực suy nghĩ và tự tìm tòi, phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần hình thành ở HS không phải là những khuôn mẫu cho sẵn, mà trong quá trình học tập, HS tự khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức và kỹ năng, qua đó phát triển nhận thức, niềm tin và tình cảm đạo đức, pháp luật. 2. Đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn; khắc phục tính chất đơn điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học môn GDCD phụ thuộc vào việc lựa chọn và kết hợp một cách hài hoà, hợp lý các phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp với nội dung dạy học, với khả năng học tập và thái độ của HS đối với nhiệm vụ học tập, phù hợp với từng tình huống dạy học cụ thể để có thể tạo ra một thái độ tích cực, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ học tập và có sự nỗ lực cao trong hoạt động. Cần kết hợp một cách linh hoạt, hợp lý nhiều phương pháp, cả phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, không phủ định hoàn toàn hoặc lạm dụng, tuyệt đối hoá vai trò vạn năng của một phương pháp nào; tuỳ từng bài, từng phần, tuỳ điều kiện dạy học của nhà trường, khả năng của HS và năng lực, sở trường của GV mà lựa chọn phương pháp. Việc kết hợp các PPDH thể hiện trong mỗi bài, mỗi hoạt động của giờ học. Sự đơn điệu trong việc sử dụng PPDH sẽ làm cho HS nhàm chán và do đó, hiệu quả giáo dục của môn học bị hạn chế. Phải phát triển nhiều phong cách, nhiều nghệ thuật giảng dạy khác nhau trong thiết kế và 6 thực hiện giờ học trên lớp, cũng như khuyến khích nhiều phong cách học tập khác nhau của HS. Bên cạnh đó, phải gắn đổi mới PPDH với đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường tính chất tương tác, tính chất đối thoại trong các hình thức khác nhau của giờ học như học ở trên lớp, học tại địa điểm tham quan, học ở nhà; học theo lớp, theo nhóm - tổ, học cá nhân; học trong giờ ngoại khoá, học trong hoạt động Đoàn - Đội, trong công tác độc lập của cá nhân, trong sinh hoạt tập thể, thực hành đạo đức, pháp luật, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các mối quan hệ giáo dục, các lực lượng giáo dục. Cần chú trọng khuyến khích các hình thức tự học, tự liên hệ của HS. 3. Việc sử dụng PPDH môn GDCD cần định hướng vào việc phát triển tính tích cực nhận thức, kỹ năng học tập, thái độ tự giác và chủ động, khả năng độc lập hoạt động, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng tự kiểm tra đánh giá, khả năng tổ chức của HS. Cần kiên quyết khắc phục tính chất áp đặt, đơn điệu và thụ động, vụn vặt và hình thức chủ nghĩa trong việc vận dụng các PPDH. Cần tạo ra những tình huống, những vấn đề giúp HS có cơ hội thể hiện lập trường, ý kiến cá nhân của bản thân về những vấn đề đạo đức, pháp luật trong cuộc sống. Những vấn đề trong dạy học môn GDCD (gồm những tri thức, kỹ năng, mẫu hành vi ứng xử ) có tác dụng kích thích HS suy nghĩ, phán đoán, lựa chọn những phương án để xử lý, tạo ra sự khác biệt giữa các lập luận, các biện pháp xử lý tình huống, nhờ vậy mà HS tích cực hoạt động và chiếm lĩnh các giá trị đạo đức, pháp luật một cách tự giác. 4. Dạy học môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với đời sống của cá nhân, tập thể và địa phương. GV phải hướng dẫn HS tìm hiểu các sự kiện, vấn đề đạo đức, pháp luật trong cuộc sống có liên quan với chủ đề bài học; hướng dẫn HS sử dụng và phát huy vốn kinh nghiệm của bản thân để phân tích, lý giải, đánh giá, tìm cách ứng xử phù hợp Qua việc tổ chức cho HS xử lý các tình huống dạy học mà hình 7 thành hệ thống giá trị mới trong mỗi em. Phương thức dạy học như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội để HS tập dượt thể hiện tính năng động, tự giác trong lĩnh hội, tự xây dựng niềm tin cũng như tự trải nghiệm trong cuộc sống. 5. Cần tăng cường sử dụng các thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học. Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học có tác dụng: - Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới PPDH, loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan và mang tính chất lý thuyết, áp đặt đối với HS. - Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập của HS. - Làm cho việc dạy và học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các thiết bị, phương tiện kĩ thuật dạy học là nguồn cung cấp các chất liệu để HS khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, GV cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và thực hiện giờ dạy trên lớp. 6. Cải tiến các biện pháp và kỹ thuật quản lý, điều hành trong giờ học cho phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Công tác tổ chức, quản lý giờ học trong đổi mới dạy học không đơn thuần là GV trực tiếp chỉ đạo HS như trước đây và quan hệ trong giờ học không chỉ một chiều GV - HS, mà phải tạo ra được quan hệ giao lưu đa chiều, giao lưu giữa các cá nhân, tổ, nhóm HS và giao lưu giữa HS với HS là cơ bản. Cần tạo không khí sôi nổi, cuốn hút HS vào hoạt động bằng phong cách dân chủ, cởi mở và quan hệ giao tiếp linh hoạt, hấp dẫn, giàu cảm xúc, dựa trên cơ sở tự nguyện, sự thiện chí, tạo niềm vui, hứng thú, động viên khuyến khích HS phấn khởi học tập. Cần khắc phục tính chất áp đặt, quyền uy trong quan hệ giao tiếp của giờ học. 2. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học môn GDCD 2.1. Phương pháp thảo luận nhóm a/ Bản chất 8 Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ và trong một thời gian nhất định các nhóm cùng nhau thảo luận để giải quyết những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Đặc trưng của phương pháp thảo luận nhóm là có sự tiếp xúc trực diện giữa những người tham gia và sự tự do trao đổi ý tưởng, quan điểm, kinh nghiệm của cá nhân; tạo ra sự khác biệt, sự hoà đồng hoặc sự gần nhau rất phong phú của các quan điểm, ý tưởng. b/ Tác dụng Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học được sử dụng rộng rãi trong dạy học. Nó giúp học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập trên cơ sở có sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; giúp học sinh hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giáo dục tính độc lập, tư duy phê phán, biết lắng nghe ý kiến của người khác, hình thành quan điểm, lập trường cá nhân; phát triển năng lực giao tiếp và ý thức trách nhiệm của học sinh. c/ Cách thực hiện Thảo luận nhóm được tiến hành theo các bước sau : - Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận - Chia lớp thành những nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc của từng nhóm. - Các nhóm thảo luận giải quyết các nhiệm vụ được giao, ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ lớn. - Từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến, nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết lại những nội dung, vấn đề mà học sinh cần nắm vững, định hướng nhận thức, hành vi của học sinh; nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. d/ Một số điểm cần lưu ý 9 - Cần thường xuyên thay đổi thành phần của nhóm bằng các cách chia nhóm khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh được hợp tác, giao lưu với tất cả các bạn trong lớp, không nên giữ nguyên thành phần của nhóm trong thời gian dài. Số lượng học sinh của nhóm không nên quá đông để tránh tình trạng một số em ỷ lại không tham gia hoạt động. Mỗi nhóm nên từ 4- 6 học sinh là phù hợp. - Mỗi nhóm cần cử nhóm trưởng để điều khiển nhóm làm việc và thư kí để ghi chép các ý kiến. Nhiệm vụ nhóm trưởng và thư kí cần luân phiên nhau để tất cả mọi học sinh đều có khả năng thực hiện. - Nhiệm vụ thảo luận phải phù hợp với chủ đề bài học, sát với trình độ, năng lực của học sinh. Các câu hỏi phải sáng sủa, ngắn gọn, rõ ràng, kích thích suy nghĩ của học sinh, tạo ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau, tuỳ từng hoạt động. - Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần theo dõi, khuyến khích và giúp đỡ khi cần thiết (điều chỉnh để cuộc thảo luận đi đúng hướng, động viên những học sinh nhút nhát tham gia ý kiến, gợi ý khi cuộc thảo luận gặp khó khăn, bế tắc ). - Cần bố trí chỗ làm việc của các nhóm sao cho thuận lợi, để các thành viên có thể hướng vào nhau, lắng nghe và cùng chia sẻ suy nghĩ/ý tưởng. - Cách trình bày kết quả thảo luận nhóm có thể bằng nhiều hình thức : bằng lời, bằng tranh vẽ, sơ đồ, đóng vai Cần luân phiên nhau trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 2.2. Phương pháp xử lí tình huống a/ Bản chất Tình huống là một hoàn cảnh thực tế gắn với câu chuyện, có nhân vật, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột mà người ta phải đưa ra quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau. Tình huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực. 10 [...]... t lm v hng dn HS lm 3 Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Chúng tôi xin nêu một số bài cụ thể trong việc tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Chơng trình giáo dục công dân 6 Bài 1 Tự chăm sóc rèn luyện thân thể 1 Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy 32 a Về kiến thức Nhận thức đợc - Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi ngời... trợ từ ai và thực hiện đúng kế hoạch) c Về thái độ Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (thờng xuyên quan tâm đến việc giữ gìn, chăm sóc sức khoẻ và thực hiện đều đặn kế hoạch rèn luyện thân thể) 2 Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1 Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức a Thân... rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó : Chỉ ra đợc những việc làm, cách làm và thời gian, thời điểm thực hiện, cần sự hỗ trợ từ ai Và thực hiện đúng kế hoạch Ví dụ : Kế hoạch tập bơi vào mùa hè 3 Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của... cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1 Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức a Nêu đợc thế nào là tiết kiệm : - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của ngời khác - Cần phân biệt giữa tiết kiệm với hà tiện, keo kiệt và xa hoa,... môi trờng và do đó làm việc, học tập có hiệu quả Về mặt tinh thần, giúp ta cảm thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời Bài 3 Tiết kiệm 1 Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a Về kiến thức 35 - Nêu đợc thế nào là tiết kiệm : - Hiểu đợc ý nghĩa của sống tiết kiệm b Về kĩ năng - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của ngời... cả Vì vậy cần phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể b Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và chuẩn kĩ năng (biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, đa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống, đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch) - Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai thể hiện các cách... số tình huống yêu cầu học sinh đa ra cách xử lí để tự chăm sóc rèn luyện thân thể c Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : Việc chăm sóc và rèn luyện thân thể đem lại những lợi ích gì về mặt thể chất và tinh thần? + Giáo viên chốt : Về mặt thể chất, việc tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe... của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con ngời + Sống hoang phí dễ dẫn con ngời đến chỗ h hỏng, sa ngã - Về kinh tế : Tiết kiệm giúp ta tích luỹ vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nớc - Về văn hoá : Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hoá 2.2 Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng a Biết nhận xét, đánh giá việc sử... (về mặt thể chất và tinh thần) - Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể b Về kĩ năng - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của ngời khác - Biết đa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó ( HS chỉ ra đợc những việc làm, cách làm và thời gian,... học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí ; luyện tập thể dục, thể thao thờng xuyên ; phòng bệnh cho bản thân, khi thấy có bệnh thì kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị - Cách khắc phục những thiếu sót, những thói quen có hại, ví dụ : Ngủ dậy muộn, ăn nhiều chất kích thích, ăn đồ tái sống, để sách quá gần khi đọc 2.2 Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ . đóng góp ý ki n càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả mọi ý ki n lên bảng, không loại trừ một ý ki n nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại các ý ki n. - Làm sáng tỏ những ý ki n chưa rõ. sai sót nhất định. Rất mong có được ý ki n đóng góp của các thầy cô giáo. Trân trọng cảm ơn! Các tác giả 4 Phần thứ hai TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KI M TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KI N THỨC, KĨ NĂNG THÔNG. viên thực hiện dạy học và ki m tra đánh giá theo chuẩn ki n thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở 2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn ki n thức, kĩ năng của chương

Ngày đăng: 28/10/2014, 07:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.7. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”

    • ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6

    • Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

    • MA TRẬN ĐỀ

    • Nhận biết

      • Tổng số câu hỏi

      • MA TRẬN ĐỀ

      • MA TRẬN ĐỀ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan