Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng phú thọ

43 2.2K 1
Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng  phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đền hùng Phú Thọ cái nôi của dân tộc Việt Nam. Nằm trên vùng đất trung du Phú Thọ với nhiều mặt hàng lưu niệm có ý nghĩa. Việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền Hùng là rất cần thiết và phải thường xuyên được bảo tồn và phát huy.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nói đến Đền Hùng và nói đến Phú Thọ là nói đến vùng đất Tổ, cội nguồn dân tộc nơi có một nền văn hóa phát triển lâu đời. Được đánh giá là di tích lịch sử văn hóa quan trọng bậc nhất trong số 10 di tích quốc gia đặc biệt, đền Hùng chính là nơi hội tụ những giá trị tinh hoa trong truyền thống văn hóa Việt, là điểm thu hút khách du lịch bậc nhất của nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Đánh giá được tiềm năng và tầm quan trọng của điểm du lịch này, Đảng và Nhà nước đã có sự đầu tư lớn về trí tuệ, tiền của nhằm tôn tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế chúng tôi nhận thấy những điểm tồn tại, bất cập trong việc khai thác du lịch nếu không có biện pháp khắc phục thì nó sẽ cản trở sự phát triển du lịch tại đây. Cụ thể: Thứ nhất, hiệu quả trong khai thác du lịch ở khu di tích lịch sử đền Hùng chưa cao. Nhìn vào con số hàng triệu lượt khách hành hương về khu di tích mỗi năm chúng ta có thể đánh giá được sức hút của điểm du lịch này, tuy nhiên với những tiềm năng giá trị và ý nghĩa riêng biệt của mình, đền Hùng có thể thu hút một lượng khách lớn hơn gấp nhiều lần. Thứ hai, tại đây còn chịu sự tác động tiêu cực của tính mùa vụ khi du khách chỉ tập chung vào 3 tháng đầu xuân, tình trạng này đã gây ra sự mất cân đối giữa các tháng trước và sau lễ hội. Thứ ba là, sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch ở đền Hùng còn quá nhiều vấn đề cần giải quyết như: về chất lượng chưa đảm bảo, mặt hàng lưu niệm còn nghèo nàn, chưa mang tính đặc trưng của vùng miền. Thực tế ở nước ta hiện nay không ít các địa điểm du lịch không có được sản phẩm dịch vụ để quảng bá cho mình hoặc nếu có thì cũng rất ít mà chủ yếu là các sản phẩm kết hợp của nhiều nơi và các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Xuất phát từ thực trạng trên nhằm góp phần tìm ra một biện pháp hữu hiệu cho việc giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa vùng đất Tổ chúng tôi lựa chọn đề tài nhằm phân loại và lựa chọn ra những sản phẩm điển hình góp phần quảng bá cho du lịch Phú Thọ nói chung và du lịch đền Hùng nói riêng. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề : "Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền Hùng- Phú Thọ" làm đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2012- 2013. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về phương diện lịch sử văn hóa, các công trình nghiên cứu đi vào tìm hiểu những giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích lịch sử đền Hùng như: nguồn gốc, quá trình xây dựng và tu bổ, trình tự lễ hội…Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề này trong các tài liệu như: “ Non nước Việt Nam” của Phạm Công Sơn, “Giới thiệu khu di tích lịch sử đền Hùng” của Vũ Kim Biên, “Đền Hùng - Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia” của Lê Tượng, Phạm Hoàng Oanh…Bên cạnh đó chúng ta có thể tìm được những đánh giá toàn diện và sâu sắc về vấn đề này trong các kỷ yếu hội thảo về đền Hùng như là: “Di tích lịch sử đền Hùng và không gian văn hóa Hùng Vương” hay trong kỷ yếu hội thảo khoa học: “Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học” của trường Đại học Hùng Vương. Tại tỉnh Phú Thọ, về du lịch đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu ở những góc độ và quy mô khác nhau, nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ như: UBND ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai, (2008), Hội thảo nâng cao chất luợng sản phẩm du lịch, Việt Trì. Từ năm 2005 chương trình “ Du lịch hướng về cội nguồn” của ba tỉnh Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai bắt đầu được thực hiện. Hội thảo đã tổng kết, đánh giá kết quả của ba năm thực hiện chương trình, nội dung cơ bản là thông qua các lễ hội, các hoạt động văn hóa từng bước tuyên truyền, quảng bá giới thiệu với nhân dân trong cả nước về những sản phẩm du lịch của ba tỉnh nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Từ đó, hội thảo cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của ba tỉnh, đặc biệt là của Phú Thọ nơi được đánh giá là có tiềm năng du lịch văn hóa phong phú, đa dạng nhất. Những bài viết, bài nghiên cứu được đăng trên báo Đặc sản Văn hóa thể thao và du lịch Phú Thọ trong những năm gần đây như: Tăng cường liên kết các vùng để thúc đẩy du lịch Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai phát triển nhanh và bền vững của tác giả Vũ Thế Bình; Tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch của tác giả Thăng Long; Ẩm thực du lịch và du lịch cội nguồn của tác giả Nguyễn Khắc Xương; Phát huy vị thế văn hóa vùng Đất Tổ đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của tác giả Nguyễn Ngọc Ân, Đặc sản Văn hóa Thể thao và Du lịch số số 02- 12/2008. Trên báo Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ số 02 năm 2009 có bài Du lịch văn hóa- lịch sử Đất Tổ Hùng Vương tiềm năng, triển vọng của Nguyễn Phi Nga; Tác giả Thăng Long với Tìm thương hiệu cho du lịch Đất Tổ. Trên báo Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ số 01 năm 2010 có bài Du lịch Phú Thọ theo góc nhìn tổng quan văn hóa của tác giả Nguyễn Ngọc Ân; Bài Để du lịch Phú Thọ trở thành trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của tác giả Trần Văn Khải; Bài viết Lễ hội- sức hút của du lịch Phú Thọ của tác giả Quách Sinh. Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Diệu Thu lớp K6 Việt Nam học, khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Hùng Vương năm 2011 về Nghiên cứu loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Thọ. Đây là những bài viết, những công trình nghiên cứu chung về du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển về loại hình du lịch văn hóa, từ đó đề xuất giải pháp nhằm để đưa ngành du lịch trong tỉnh phát triển. Việc khai thác du lịch tại đền Hùng, chúng ta có thể có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này mà chủ yếu mới dừng lại ở các bài báo, các tham luận tại các hội thảo về Văn hoá – Du lịch diễn ra trong thời gian vừa qua. Điểm chung có thể nhận thấy là các tài liệu này chủ yếu đi vào phân tích và chỉ rõ những tiềm năng có thể khai thác của loại hình du lịch văn hoá mà cụ thể ở đây là những chuyến hành hương của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước về với vùng đất Tổ cùng với đó việc phát triển những tour tham quan khu di tích kết hợp khám phá rừng Quốc Gia đền Hùng. Nội dung này có thể được tìm thấy rất nhiều trong các bài báo và trang web của Tổng cục Du lịch, báo Phú Thọ…. Tuy nhiên việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền Hùng vẫn chưa có tác giả nào thực hiện. Trên cơ sở khảo cứu, thống kê và phân loại các mặt hàng lưu niệm này chúng tôi sẽ đánh giá được thực trạng của các sản phẩm để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các mặt hàng lưu niệm có chất lượng văn hóa mang đặc trưng riêng của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử Đền Hùng- Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2012- 2013. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đánh giá về chất lượng của các sản phẩm du lịch ở đền Hùng, qua đó đưa ra nhận xét và các giải pháp cho phát triển hệ thống các sản phẩm du lịch mang đậm giá trị văn hoá ở khu di tích. 3.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu hệ thống các sản phẩm của dịch vụ lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng. - Đánh giá chất lượng văn hoá của các sản phẩm du lịch. - So sánh với hệ thống các sản phẩm dịch vụ lưu niệm tại các khu du lịch khác. - Rút ra các kết luận và định hướng phát triển hệ thống sản phẩm lưu niệm có chất lượng văn hóa tại khu di tích đền Hùng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. 4.2. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu: Khu di tích lịch sử Đền Hùng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, điền dã: tiến hành đi thực tế ở đền Hùng, thu thập số liệu để đánh giá được chất lượng văn hóa có trong sản phẩm. - Phương pháp khảo cứu, thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. - Phương pháp văn hoá học. - Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi cấu trúc đề tài thành ba chương: Chương 1: Khái quát về khu di tích lịch sử Đền Hùng và sản phẩm lưu niệm Chương 2: Khảo sát chất lượng văn hóa và khả năng tiêu thụ của một số mặt hàng lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng năm 2013 Chương 3. Đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống các mặt hàng lưu niệm có chất lượng văn hóa Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG VÀ CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM 1.1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng 1.1.1. Khái quát chung về khu di tích Quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm từ chân đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh, cao 175m ( núi còn có tên gọi khác như: Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn) thuộc địa phận thôn Cổ Tiết, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cách trung tâm Việt Trì khoảng 10km. Khu vực Đền Hùng ngày nay vẫn nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu, của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Người xưa nói “ Núi Nghĩa Lĩnh là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình uấn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau”. Từ núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra: - Phía trước, ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò lên từ ao nước lớn lên. - Phía sau, mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là một con phượng cặp thư. - Phía bên phải, quả đồi Khang Phụ (Chu Hóa) là hình một con hổ phục - Phía bên trái, quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình một vị tướng bắn nỏ. - Làng Cổ Tích bên chân núi, nằm trên lưng một con ngựa ghì cương. - Dãy đồi từ Phú Lộc về Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ. Xa xa phía Tây dòng sông Thao nước đỏ, phía Đôg dòng sông Lô nước xanh, như hai dải lụa màu nền làm ranh giới của cố đô xưa. Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, hương thơm ngào ngạt. 1.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành Theo các tài liệu khoa học mà chúng ta đã công bố thì đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì, đến thời Hậu- Lê (thế kỉ 15) được xây dựng hoàn chỉnh và quy mô như ngày nay. Theo cuốn “Ngọc phả Hùng Vương” đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này. Quần thể khu di tích bao gồm: Đền Hạ, Chùa Thiên Quang Thiền Tự, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Giếng, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, Đền Lạc Long Quân. Kiến thiết hiện thấy tại đền Hùng là của thời hậu Lê và thời Nguyễn. Bản ngọc phả Đền Hùng viết thời Trần, năm Hồng Đức nguyên niên đời Lê Thánh tông (1470) soạn lại và năm Hoàng Định thứ nhất đời Lê Kính tông (1601) sao chép, nói rằng trên núi Nghĩa Lĩnh có mộ vua Hùng thứ sáu, Đền Thượng, Đền Trung, hai trục đá thề của Thục Phán, Đền Hạ và chùa. Đền Giếng có lễ làm vào cuối thời Lê, vì trong bản sắc chỉ vua Quang Trung (1788 - 1792) giao cho xã Hy Cương làm dân “Trưởng” tạo lệ đã có nói đến Đền Giếng. Năm 1874 vua Tự Đức nhà Nguyễn sai Tổng đốc Tam tuyên Nguyễn Bá Nghi xây Đền Thượng và xây Lăng. Trong dịp đại trùng tu tiến hành trong 6 năm liền từ 1917 đến năm 1922 nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ cung tiến được 6000 đồng Đông Dương tôn tạo Đền Thượng, Lăng và Đền Giếng. nhà tư sản Nghĩa Lợi cung tiến 1000 đồng Đông Dương xây 539 bậc xi măng (từ cổng lên Đền Hạ 225 bậc, Đền Hạ lên Đền Trung 168 bậc, từ Đền Trung lên Đền Thượng 102 bậc, Đền Hạ xuống đền Giếng 44 bậc). Nhà tư sản Đồng Thuận cung tiến 200 đồng Đông Dương xây cổng chính, biển đề “Cao sơn cảnh hành”, nghĩa là “núi cao đường rộng”. Qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc thời Hậu Lê chỉ còn Đền Trung, Đền Hạ và Gác Chuông. Đền Thượng, Lăng, Đền Giếng, Cổng chính và Cổng Đền Giếng là của thời Nguyễn. Hệ thống kiến trúc đền đài lăng tẩm trên 4 tầng núi này rất hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên, tạo tâm lí hoài cổ nhớ về thời Vua Hùng xa xăm hoang vắng. Đó chính là truyền thống kiến trúc tín ngưỡng thể hiện tầm văn hóa huyền ảo của dân tộc ta. Năm 1973 UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định khoanh 1562 ha làm khu bảo vệ Đền Hùng, trong đó khu trung tâm bất khả xâm phạm gồm có: núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc Lớn, núi Trọc Con, núi Vặn, núi Yên Ngựa, núi Nỏn, đồi Cò Kè, đồi Cao Lồ, đồi Cao Phầy, đồi Phân Đậu và đồi Công Quán. 1.1.3. Giá trị văn hóa - lịch sử- tâm linh và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 1.1.3.1. Giá trị văn hóa - lịch sử - tâm linh Dù ở phương trời nào thì người Việt Nam cũng có một lòng hướng về Đền Hùng- vùng đất được coi là cội nguồn của dân tộc. Nơi đây chính là điểm hội tụ của văn hóa tâm linh, nơi tưởng nhớ tôn vinh công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tâm thức của người dân Việt Nam dù dân tộc nào, tôn giáo nào hay quan điểm chính trị nào. Đây là nơi ra đời đầu tiên của hình thức nhà nước trong lịch sử của nước ta và là hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đến với Đền Hùng không phải đến với một thắng cảnh, cũng không phải di tích về nghệ thuật- văn hóa thuần túy mà khi đến với Đền Hùng trong sâu thẳm tâm trí của mỗi người là con dân đất Việt về với Đền Hùng là về với cội nguồn của dân tộc, cội nguồn sâu xa nhất của mỗi người dân như tìm về nhà thờ tổ của mình vậy. Từ cốt lõi xa xưa cho đến nay trong kiến trúc của Đền Hùng đã được thiết kế xây dựng rất riêng thể hiện trong hai nếp nhà tại Đền Hạ và Đền Trung hình thức xây dựng đơn giản như những ngôi nhà Việt ở Trung Bộ hay Bắc Bộ mà không to, đồ sộ như những đình, miếu ở Băc Bộ theo lối mái dài, đao cong. Đến với Đền Hùng ta sẽ thấy ngôi đền chung của cả nước rất đỗi đơn sơ nhỏ bé nhưng lại có cảm giác thiêng liêng, quen thuộc, gần gũi như chính ngôi nhà của mình. Trong đền dù là đền Hạ hay đền Trung đều là cách bài trí thờ cúng rất đơn sơ, tất cả chỉ thờ long ngai, bài vị chung của 18 đời vua Hùng, và bài vị của Đức Quốc Tổ, Quốc Mẫu Âu Cơ. Lắng sâu bên trong những giá trị trầm tích của nền văn hóa bản địa nguyên gốc đó là những di chi khảo cổ học được khai quật ở nơi đây như: Trống đồng, rìu đồng, các đồ dùng sinh hoạt của ngườu Việt cổ có niên đại hơn 3000 năm tương ứng với niên đại thời kì Hùng Vương thời kì dựng nước. Nơi đây là cái nôi của nền văn minh Sông Hồng làm tiền đề cho văn minh Đại Việt sau này- một trong những nền văn minh sớm nhất Đông Nam Á và thế giới. Đền Hùng là điểm hội tụ của văn hóa tâm linh của người Việt góp phần tạo nên giá trị tinh thần và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Đó là truyền thống thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình, thờ tổ họ của dòng họ, thờ thành Hoàng làng, thờ tổ chung của đất nước. Là nơi có tín ngưỡng thờ tổ mà không một đất nước nào trên thế giới có được. Đây là hình thức lưu niệm nhằm tôn vinh những người sinh thành ra mình những người có công với làng, xóm, quê hương, đất nước. Từ Đền Hùng nếu lấy làm trung tâm trong bán kính 20km thì chúng ta có gần 50 di tích nằm trong vòng tròn đó, phần lớn ở Lâm Thao và Việt Trì. Gần 50 di tích bao gồm: Phùng Nguyên, Gò Mun, Gò Miếu, Bản Nguyên, Chùa Cao, Gò Con Lợn, Gò Tôm, Gò Thế, Gò Gai, Làng Cả, Núi Voi, Gò Gừng… Lễ hội Đền Hùng là sự hội nhập có tính xã hội trong đời sống đương đại mang giá trị văn hóa tiêu biểu, hành hương về với cội nguồn là về với tâm thức, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, với lòng tôn kính và biết ơn công lao lớn lao của tổ tiên với ý thức “Trăm con một bọc” biểu hiện cao đẹp nhất của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, gắn bó với nhau từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược dù là người Kinh hay dân tộc thiểu số vẫn là con một nhà. Đền Hùng là nơi nằm ở trung tâm của các lễ hội văn hóa dân gian thời kì Hùng Vương: Hội bơi Chải (Bạch Hạc), cướp Phết (Hiền Quan) hội rước voi (Đào Xá), hội rước chúa Gài (Hi Cương). Ở nơi đây còn trưng bày các sản vật nổi tiếng của Phú Thọ: Bưởi Đoan Hùng, chè Thanh Ba, nón lá Sai Nga, mây tre đan Đỗ Xuyên…Nơi đây là nơi lưu trữ các giá trị văn hóa dân gian, các trò diễn xướng dân gian: Hát xoan, lễ rước kiệu, lễ dâng hương, thi kéo co, đấu vật, chọi gà…Với những giá trị lịch sử to lớn của Đền Hùng đã tạo nên tiềm năng to lớn về du lịch đóng góp to lớn về kinh tế của tỉnh nhà cũng như nền kinh tế của đất nước với số lượng hàng trăm nghìn lượt khách hành hương về với đất tổ. Quan trọng hơn đền Hùng đã khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi người con dân đất Việt về niềm tự hào dân tộc bởi nơi đây là “Cội nguồn của tâm linh” đây là niềm tự hào đặc biệt vì trên thế giới này không có một dân tộc nào lại có cùng một mộ tổ, một giỗ tổ chung cho cả dân tộc như dân tộc Việt Nam. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để phát huy được những giá trị tiềm năng của đền Hùng. 1.1.3.2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Từ xa xưa, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Dù đi đâu, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên với lòng thành kính, tri ân. Vì lẽ đó, thờ cúng Hùng Vương đã và đang có sức lan tỏa mãnh liệt. Hàng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch, người người, nhà nhà lại đua nhau về với đất Tổ. Họ đến đây không chỉ để cầu mưa thuận gió hòa cho một năm yên vui mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc cũng như ý thức tôn vinh công lao dựng nước của các vua Hùng. Thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một hoạt động tâm linh đơn thuần mà đó còn là hoạt động văn hóa mang tính chất cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện nay có khoảng 1.417 địa danh thờ cúng các vua Hùng và các nhân vật có liên quan đến thời đại Hùng Vương. Từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước trên địa bàn Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã là một đặc trưng trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam và ăn sâu vào trong máu thịt của từng người mang trong mình dòng máu Tiên- Rồng nặng sâu tình nghĩa đồng bào. Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay vua Hùng là vị tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang- nhà nước đầu tiên sơ khai của dân tộc Việt Nam, vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc. Vì vậy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh, và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy, đã thành truyền thống nên cứ mỗi độ “Tết đến, xuân về” bất kể nước ta ở trong hoàn cảnh nào thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng các vua Hùng vẫn giang tay đón chào hàng triệu con cháu trên khắp mọi miền đất nước. Trên núi Nghĩa Lĩnh ngút ngàn linh khí trong sắc trời xanh cao lồng lộng của ngày [...]... thống mặt hàng lưu niệm có giá trị văn hóa tại khu di tích lịch sử Đền Hùng 3.1.1 Đánh giá chung của du khách về chất lượng các mặt hàng lưu niệm có giá trị văn hóa Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Phú Thọ nói riêng đã và đang thu hút được đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt là sau khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại di n của. .. triển dịch vụ bán hàng lưu niệm Trong những năm gần đây hoạt động này của khu di tích cũng phát triển Tuy nhiên so với tiềm năng, lợi thế của khu di tích thì hoạt động kinh doanh này còn nhỏ bé và chưa có dấu ấn đặc trưng Chương 2 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG LƯU NIỆM TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG NĂM 2013 2.1 Hệ thống tổng hợp các mặt hàng lưu niệm tại khu di. .. lượng văn hóa của sản phẩm du lịch Chất lượng văn hóa của sản phẩm du lịch là tỷ lệ một hay nhiều yếu tố văn hóa cấu thành trong sản phẩm du lịch Ứng với một một loại sản phẩm du lịch thì có một sự cấu thành yếu tố văn hóa trong đó một cách đặc trưng riêng Chất lượng văn hóa trong sản phẩm ăn uống khác với chất lượng văn hóa trong dịch vụ hướng dẫn viên du khách, 1.3 Khái quát về di ch vụ... chung lại chúng tôi nhận thấy, phần lớn sản phẩm lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng chưa có chất lượng văn hóa, chưa mang tính đặc trưng, độc đáo vốn có của vùng đất Tổ 2.3.2 Phân loại chất lượng văn hóa qua một số mặt hàng khảo sát Như phần trên chúng tôi đã trình bày phần lớn sản phẩm tại khu di tích lịch sử đền Hùng chưa có chất lượng văn hóa, nhưng cũng không phải tất cả sản phẩm đều như... hình đền Hùng, chỉ nói lên được 15% giá trị văn hóa Ngoại trừ trống đồng với những nét tinh xảo trong chế tác, thì các sản phẩm còn lại đều rất đơn điệu, không thể hiện kỹ thuật trong chế tác, yếu tố văn hóa rất thô và đơn giản 2.4 Một số mặt hàng lưu niệm thể hiện nổi bật giá trị văn hóa ở khu di tích lịch sử đền Hùng Nhìn một cách tổng thể thì hệ thống sản phẩm lưu niệm tại đền Hùng có giá trị văn hóa. .. quà của họ trong chuyến đi chủ yếu là các sản phẩm lưu niệm Sản phẩm lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng trong năm 2013 so với những năm trước nhìn chung không có gì mới về mẫu mã cũng như số lượng Sau đây là số liệu sản phẩm lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng mà chúng tôi đã đi khảo sát thực tế trong thời gian vừa qua 2.1.1 Bảng thống kê sự phân bố quầy hàng và số lượng quầy STT Khu vực... cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó Sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận sau: + Dịch vụ vận chuyển + Dịch vụ lưu trú, ăn uống + Dịch vụ tham quan giải trí + Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm + Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch - Sản phẩm du lịch là một phức hợp cấu thành từ ba yếu tố căn bản: Tài nguyên du lịch, các dịch vụ du lịch và... tộc, nhất là thời đại Hùng Vương tại Đền Hùng phản ánh sự thiếu bản sắc, đặc trưng trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại nơi đây Vì vậy cần thiết phải đưa ra các biện pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh hành lưu niệm có giá trị văn hóa tại đây Chương 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC MẶT HÀNG LƯU NIỆM CÓ CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG 3.1 Cơ sở cần thiết... lượng văn hóa của sản phẩm lưu niệm là tỷ lệ các yếu tố văn hóa được cấu thành trong một sản phẩm lưu niệm 1.2.3 Du lịch và di ch vụ du lịch * Khái niệm du lịch Du lịch tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của loài người, là một trong những nhu cầu ngày càng trở thành tất yếu giúp con người điều hòa cuộc sống của chính mình trong xã hội và tự nhiên Sự xuất hiện nhu cầu du lịch chủ... hóa nổi bật chiếm một tỉ lệ rất ít Hầu hết các sản phẩm lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng đều giống với các khu du lịch khác trong cả nước Một số sản phẩm nơi đây có chứa yếu tố văn hóa nhưng về chất lượng sản phẩm thì chưa cao, đồng thời chưa mang tính đặc trưng, chưa thể hiện hết các giá trị văn hóa lâu đời của đất tổ Hùng Vương thời xa xưa Các sản phẩm nổi bật về giá trị văn hóa tiêu biểu như: . chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử Đền Hùng- Phú Thọ làm đề tài nghiên cứu khoa học năm. giá trị văn hoá ở khu di tích. 3.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu hệ thống các sản phẩm của dịch vụ lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng. - Đánh giá chất lượng văn hoá của các sản phẩm du lịch. -. các mặt hàng lưu niệm có chất lượng văn hóa Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG VÀ CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM 1.1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng 1.1.1. Khái quát chung về khu di tích Quần

Ngày đăng: 27/10/2014, 19:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan