Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2

65 1.4K 37
Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S NGUYỄN THỊ LAN ANH SINH VIÊN THỰC HIỆN : DƯƠNG THÙY DƯƠNG MÃ SINH VIÊN : A19195 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN 1 1.1. Khái niệm về cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1 1.1.1. Vốn là gì 1 1.1.2. Phân loại nguồn vốn 1 1.1.3. Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu 2 1.1.3.1. Cơ cấu vốn 2 1.1.3.2. Cơ cấu vốn tối ưu 3 1.2. Căn cứ xác lập cơ cấu vốn tối ưu 5 1.2.1. Chi phí sử dụng vốn 5 1.2.1.1. Chi phí sử dụng Nợ 5 1.2.1.2. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu 7 1.2.1.2. Chi phí của cổ phần ưu đãi 7 1.2.1.4. Chi phí của cổ phiếu thường 7 1.2.2. Rủi ro 10 1.2.2.1. Rủi ro kinh doanh 10 1.2.2.2. Rủi ro tài chính 11 1.3. Các lý thuyết chung về cơ cấu vốn 12 1.3.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Optimal Capital Structure) 12 1.3.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (Net Operating Income Approach - NOI) 17 1.3.3. Lý thuyết M&M hiện đại về cơ cấu vốn công ty 19 1.4. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn 23 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI 24 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 24 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 24 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 24 2.1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Cảng Hà Nội 24 2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ 26 2.2. Khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp Cảng Hà Nội 26 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 27 2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 36 2.2.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 38 2.3. Giải pháp xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Cảng Hà Nội 45 2.4. So sánh cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp Cảng Hà Nội với công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex 50 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI 54 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội từ nay cho tới hết năm 2016 54 3.1.1. Định hướng phát triển 54 3.1.2. Mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp từ nay cho đến hết năm 2016 55 3.1.2.1. Những thuận lợi 55 3.1.2.2. Những khó khăn 56 3.1.2.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 56 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 56 3.2.1. Quản lý tiền mặt 57 3.2.1.1. Lựa chọn đối tác ngân hàng có khả năng giúp doanh nghiệp quản lý tốt tiền mặt 57 3.2.1.2. Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo nhu cầu thu chi tiền mặt có độ chính xác cao 58 3.2.1.3. Quản lý các khoản phải thu khách hàng 58 3.2.1.4. Tận dụng tối đa các hạn mức mua chịu 58 3.2.1.5. Tận dụng các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp 58 3.2.1.6. Điều chỉnh lại giá bán hoặc cung cấp dịch vụ 59 3.2.1.7. Cân nhắc nên mua hay đi thuê 59 3.2.2. Quản lý khấu hao tài sản cố định 59 3.2.3. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 60 3.2.4. Lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn 60 3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 61 3.3.1. Thủ tục hành chính 61 3.3.2. Môi trường pháp lý 61 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN 1.1. Khái niệm về cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1.1.1. Vốn là gì Trong bất kể một nền sản xuất nào, để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có hai yếu tố căn bản đó là tư liệu sản xuất và nguồn lực lao động. Doanh nghiệp cần tiền để mua sắm máy móc thiết bị, đất đai, nhà xưởng, và chi trả lương cùng các chi phí khác. Tiền tệ chính là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp. Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, và có một phần từ khoản vay nợ. Trong cuốn sách Tài chính doanh nghiệp do trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2009 của các tác giả TS. Bùi Hữu Phước, TS. Lê Thị Lanh, TS. Lại Tiến Dĩnh, TS. Phan Thị Nhi Hiếu, vốn được định nghĩa như sau: “Vốn là lượng giá trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.” Còn trong cuốn Financial Management của C. Paramasivan và T. Subramanian do nhà xuất bản New Age ấn hành, vốn được hiểu như sau: “Thuật ngữ vốn đề cập đến tổng đầu tư của doanh nghiệp vào tiền mặt và tài sản. Nó cũng được gọi là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh doanh, nó được gọi là vốn. Vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.” Trong phạm vi khóa luận này, chúng ta thống nhất sử dụng định nghĩa sau: Vốn là tổng đầu tư của doanh nghiệp vào tiền mặt và tài sản để dùng cho những mục tiêu kinh doanh nhất định. 1.1.2. Phân loại nguồn vốn Về việc phân loại nguồn vốn, thường có hai cách cơ bản sau đây: Dựa vào vai trò và tính chất luân chuyển vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn có thể phân thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là vốn đầu tư vào tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kho hàng, phương tiện vận tải… Đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Còn vốn lưu động là vốn đầu tư vào tài sản lưu động như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, công cụ dụng cụ… Nó được lưu chuyển, tuần hoàn liên tục để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liền mạch. 1 Dựa vào nguồn hình thành thì vốn được chia thành hai loại chính bao gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể hơn, nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, phải trả khách hàng, các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, phải trả công nhân viên Các khoản nợ phải trả này tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng coi như nguồn vốn của mình. Còn vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục cơ bản như: vốn đầu tư của chủ sở hữu (riêng đối với công ty cổ phần thì nó sẽ được huy động từ việc phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi), thặng dư vốn cổ phần, các quĩ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tuy nhiên, ở đây khi đi nghiên cứu về cơ cấu vốn, chúng ta sẽ quan tâm hơn đến yếu tố nguồn hình thành, vì vậy nên chúng ta sẽ chọn cách phân loại thứ hai, đó là phân loại vốn dựa vào nguồn hình thành gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 1.1.3. Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu 1.1.3.1. Cơ cấu vốn Một trong số những quyết định quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp đó là quyết định cơ cấu vốn của công ty. Vậy cơ cấu vốn là gì mà nó lại có tầm ảnh hưởng quan trọng đến vậy? Trong cuốn Tài chính doanh nghiệp của TS. Nguyễn Minh Kiều do nhà xuất bản Thống Kê ấn hành năm 2009, cơ cấu vốn (capital structure) được định nghĩa: “Là quan hệ về tỉ trọng nợ và vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty.” Còn trong cuốn The basics of finance: An introduction to financial markets, business finance, and portfolio management của Pamela Peterson Drake và Frank J. Fabozzi do nhà xuất bản John Wiley & Sons ấn hành, cơ cấu vốn được hiểu là: “Sự kết hợp của ba nguồn vốn: nợ, vốn phát sinh nội bộ, và tiền vốn mới.” Để tiện cho việc nghiên cứu, trong phạm vi khóa luận này chúng ta sẽ thống nhất sử dụng khái niệm về cơ cấu vốn của TS. Nguyễn Minh Kiều. Tuy nhiên, trong thực tế nợ phải trả lẫn vốn chủ sở hữu đều bao gồm nhiều khoản mục nhỏ (ví dụ: chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, nợ thuế của Nhà nước, công nhân viên hay các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…) nên ở đây cơ cấu vốn của doanh nghiệp ta chỉ đề cập đến tổng nợ vay dài hạn và vốn đầu tư của chủ sở hữu, bởi vì doanh nghiệp chỉ phải trả nợ 2 vay hoặc cổ tức cho hai đối tượng này (ngoài ra còn có nợ vay ngắn hạn). Thêm nữa, cơ cấu vốn cũng không xem xét đến nợ ngắn hạn, bởi nợ ngắn hạn chỉ mang tính chất tạm thời, không ảnh hưởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn hầu như chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp, hơn nữa, chi phí tiếp cận vốn ngắn hạn thấp hơn vốn dài hạn. Do vậy, khi thiết lập kế hoạch huy động vốn, doanh nghiệp chỉ xét tới các nguồn vốn dài hạn. Và từ giờ cho tới xuyên suốt khóa luận, khi nhắc tới nợ phải trả trong cơ cấu vốn, ta sẽ ngầm hiểu đó chính là nợ dài hạn. Tuy vậy, nếu vốn ngắn hạn có tính chất thường xuyên liên tục, trả nợ định kì món nợ này lại vay tiếp món nợ khác, cứ thế tiếp diễn trong thời gian dài, thì nợ vay ngắn hạn này cũng được xem là vốn dài hạn. 1.1.3.2. Cơ cấu vốn tối ưu Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, việc ra quyết định nên vay ngân hàng bao nhiêu, nên huy động vốn chủ sở hữu bao nhiêu thì hợp lý và tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp, luôn luôn là một câu hỏi làm đau đầu các nhà quản trị. Hành trình đi tìm lời giải cho bài toán này chính là hành trình doanh nghiệp đi tìm cấu trúc vốn tối ưu cho chính mình. Cấu trúc vốn tối ưu, một các tổng quát, được hiểu là một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu mà tại đó doanh nghiệp sẽ có chi phí vốn nhỏ nhất và tối đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Việc huy động vốn bằng khoản nợ và vốn cổ phần làm phát sinh các loại nghĩa vụ khác nhau cho doanh nghiệp. Huy động vốn bằng nợ buộc các doanh nghiệp phải trả lãi vay và tiền vốn vay cho chủ nợ, thường là một khoản tiền như đã thỏa thuận. Còn đầu tư bằng vốn cổ phần không buộc doanh nghiệp phải phân phối thu nhập. Doanh nghiệp có thể trả cổ tức cho các cổ đông hoặc mua lại cổ phiếu từ các cổ đông, nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc phải làm như vậy. Nhìn chung, không có một cơ cấu vốn tối ưu nào dùng được cho tất cả các doanh nghiệp. Đó là do cơ cấu vốn phụ thuộc vào ba yếu tố dưới đây: Thứ nhất, cơ cấu vốn có sự khác biệt giữa các nhóm ngành. Ví dụ: các ngân hàng thương mại thường có tỉ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn rất cao do đặc thù hoạt động kinh doanh ngân hàng là trung gian tín dụng, nhận tiền gửi của đối tượng này và cho đối tượng khác vay. Còn các ngành có nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) nhiều thì khả năng dùng nợ cũng sẽ cao hơn (ví dụ như ngành xây dựng, 3 sản xuất chế biến)… Qua bảng thống kê dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều đó. Bảng 1. Cơ cấu nguồn vốn của một số doanh nghiệp theo ngành (số liệu ngày 31/12/2012) Nhóm ngành Tên doanh nghiệp Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Ngân hàng thương mại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 92,38% 7,62% Ngân hàng Eximbank 90,7% 9,3% Dược Dược Hậu Giang 26,96% 73,07% Dược phẩm OPC 31,7% 68,3% Sản xuất chế biến Vinamilk 22,18% 77,82% Agifish 43,26% 56,74% Công nghệ thông tin FPT 10,55% 89,45% Trần Anh Computer 28,23% 76,77% Xây dựng Vinaconex 61,96% 38,04% Vingroup 80,52% 19,48% (Nguồn: Tổng hợp) Thứ hai, cấu trúc vốn thay đổi theo chu kỳ tăng trường của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưu của họ sẽ sử dụng nhiều vốn cổ phần bởi trong giai đoạn này, các cổ đông sẽ không yêu cầu chi trả cổ tức ngay mà họ lại kì vọng vào thặng dư vốn trong tương lai, vì thế doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn vốn cổ phần mà tránh được áp lực chi trả lãi vay cho ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Còn đối với các doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh, dư thừa tiền mặt thì một cơ cấu vốn với nợ vay chiếm phần lớn sẽ tận dụng được lợi ích của đòn bẩy tài chính. Có thể lấy ví dụ ngay về cơ cấu vốn bình quân đến từ bên ngoài của các doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ, với nguồn vốn phần lớn đến từ vốn vay (tín dụng ngân hàng và trái phiếu). 4 Hình 1.1. Nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ (Nguồn: Số liệu từ cuốn The Economics of Money, Banking and Financial Markets) Thứ ba, cơ cấu vốn còn phụ thuộc vào chính sách tài chính của doanh nghiệp. Nhìn vào phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, các đối tượng sử dụng có thể nhận biết về chính sách huy động vốn cũng như mức độ rủi ro (hoặc an toàn) tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp theo đuổi chính sách huy động vốn mạo hiểm sẽ có tỉ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao và ngược lại. 1.2. Căn cứ xác lập cơ cấu vốn tối ưu 1.2.1. Chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn là một yếu tố quan trọng trong việc xác lập cơ cấu vốn tối ưu. Chi phí sử dụng vốn được hiểu là chi phí bỏ ra để sử dụng một nguồn vốn nào đó. Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì chi phí vốn được hiểu là lãi vay và các chi phí khác để tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Đối với doanh nghiệp sử dụng vốn từ trái phiếu thì chi phí vốn chính là chi phí bỏ ra để phát hành trái phiếu, cộng thêm với lãi suất đáo hạn ghi trên mệnh giá của trái phiếu hoặc chênh lệch giữa giá phát hành với giá đáo hạn của trái phiếu. Còn đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thì chi phí vốn chính là tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông và chi phí khác liên quan đến phát hành cổ phiếu. Nó được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của việc sử dụng nguồn vốn đó. Hay nói cách khác, chi phí sử dụng vốn là mức lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn sử dụng với tổng hiện giá trong tương lai. Ứng với hai bộ phận chính của cơ cấu vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng sẽ có hai loại chi phí vốn. 1.2.1.1. Chi phí sử dụng Nợ Chi phí Nợ là chi phí mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng một khoản nợ vay. 5 Khoản nợ vay đó có thể được huy động từ các định chế tài chính trung gian như công ty tài chính, ngân hàng thương mại hoặc huy động trực tiếp qua việc phát hành trái phiếu. Khác với chi phí sử dụng Vốn chủ sở hữu, chi phí Nợ được coi là chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó nếu sử dụng nợ thì doanh nghiệp sẽ được hưởng một khoản tiết kiệm thuế, và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp chính là chi phí sử dụng nợ đã được điều chỉnh thuế. Trong đó, phần tiết kiệm thuế được tính bằng: T k = K D x T Với: T k : khoản tiết kiệm thuế K D : Chi phí nợ vay trước thuế T: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp Do đó, nếu trong thực tế nếu doanh nghiệp sử dụng nợ với chi phí là K D thì mức lãi suất thực tế doanh nghiệp phải trả chỉ là: K d x (1 – T) Ví dụ công ty vay nợ với lãi suất 10%, nếu công ty vay $100, số tiền lãi phải trả là $10, công ty sẽ được giảm thuế $3 (nếu thuế suất thuế thu nhập công ty là 30%), như vậy thực chất công ty chỉ phải tốn $7 chi phí khi vay nợ $100, điều này cho thấy chi phí sử dụng nợ của một công ty chính là chi phí sử dụng nợ sau thuế. Nếu công ty huy động nợ bằng trái phiếu, lãi suất huy động chính là lãi suất trái phiếu khi đáo hạn (Yield to maturity – YTM), được xác định dựa vào công thức: P net = Trong đó: P net : khoản tiền ròng nhận được sau khi bán trái phiếu I: lãi suất danh nghĩa x mệnh giá trái phiếu K D : lãi suất thực phải trả khi huy động trái phiếu n: kì hạn của trái phiếu Ví dụ: Một công ty phát hành trái phiếu mệnh giá $100, lãi suất trái phiếu là 9%, kỳ hạn 3 năm, trái phiếu được bán trên thị trường với giá $96, chi phí phát hành tính bình quân $1 trên mỗi cổ phiếu. Lãi suất công ty phải trả khi huy động trái phiếu R D được xác định dựa vào công thức sau: 96 – 1 = → K D = 11.05% 6 [...]... 1.947.881 .27 4 115.9 92. 336 46.057.413.054 72. 367.000 45.944. 524 .054 85.688.548.554 (46.103 .26 5 .26 5) 40. 522 .000 6.359 .24 0.765 136.769.566.537 47.609.7 42. 823 11.536.098 .26 8 34.057 .21 5.384 1.660.087.550 356.341. 621 89.159. 823 .714 26 4 .25 0.100 88.589.785 .26 5 144.867.507.957 (56 .27 7. 722 .6 92) 43. 721 .4 82 - Chênh lệch 20 12 - 20 11 Tuyệt đối % 36. 827 .706.164 18.761. 726 .23 2 (2. 684.884.406) 5.500.000.000 15.970.1 72. 3 52. .. 44.157. 022 .797 38.301.557.917 5.855.464.880 4.717 .20 7.400 1.138 .25 7.480 28 .981.530.587 27 .684.181.068 7 42. 222 .905 555. 126 .614 - 20 13 109.966 .25 9.548 81.180.484. 527 60.138.368.374 21 .0 42. 116.153 20 . 728 .616.153 313.500.000 28 .785.775. 021 27 .27 8.848.361 7 42. 222 .905 764.703.755 - 136.769.566.537 91.080.988 .26 0 44.470.710 .29 3 46.610 .27 7.967 46.135.6 52. 967 474. 625 .000 45.688.578 .27 7 30. 627 .403.368 11.305.597.3 72. .. hữu, tức cơ cấu vốn nghiêng về nợ Hệ số đòn bẩy tài chính = 23 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI 2. 1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2. 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội Cảng Hà Nội là một doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước Cảng Hà Nội được thành lập theo quyết định số 928 QĐ/TCCB... 396.717.677 ( 420 .27 9.391) 18.065.979.9 32 72. 367.000 17.953.090.9 32 19. 329 .510.3 82 (7 .29 3.341.989) 6.074.130.639 50,35 41,56 (27 ,20 ) 48, 12 25,58 (78,37) 64,54 64,14 29 ,13 18,79 21 30,45 Chênh lệch 20 13 - 20 12 Tuyệt đối % 26 .803.306.989 (16 .29 9.103.671) 4.349.774.394 (5.500.000.000) (15.101.433. 626 ) (28 7.793. 724 ) 24 0.349 .28 5 43.1 02. 410.660 191.883.100 42. 645 .26 1 .21 1 59.178.959.403 (10.174.457. 427 ) 3.199.4 82 (6.359 .24 0.765)... 1 Phải thu dài hạn 2 Tài sản cố định - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 3 Đầu tư tài chính dài hạn 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Năm 20 12 2013 73.138.553.384 45.147. 120 .26 2 9.871 .20 8 .28 0 33.188.476.658 1.551.163.597 536 .27 1. 727 27 .991.433. 122 27 .991.433. 122 66.359.038.1 72 (38.809. 923 .27 6) 40. 522 .000 28 5.110. 126 109.966 .25 9.548 63.908.846.494 7.186. 323 .874 5.500.000.000 49.158.649.010... 7 42. 222 .905 764.703.755 2. 248.650.877 Chênh lệch 20 12 - 20 11 Tuyệt đối % 36. 827 .706.164 37. 023 .461.730 21 .836.810.457 15.186.651 .27 3 16.011.408.753 ( 824 .757.480) (195.755.566) (405.3 32. 707) 20 9.577.141 - 50,35 83,85 57,01 25 9,36 339,43 ( 72, 46) (0,68) (1,46) 37,75 - Chênh lệch 20 13 - 20 12 Tuyệt đối % 26 .803.306.989 9.900.503.733 (15.667.658.081) 25 .568.161.814 25 .407.036.814 161. 125 .000 16.9 02. 803 .25 6...1 .2. 1 .2 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm ba bộ phận chính: cổ phiếu ưu đãi, cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại Chi phí riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động đến chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1 .2. 1 .2 Chi phí của cổ phần ưu đãi Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi chính là chi phí mà công ty phải trả cho việc huy động vốn. .. 1,84 2, 0 2, 3 2, 7 Trên cơ sở đó, có thể tính giá trị công ty, giá trị sử dụng vốn bình quân theo cơ cấu vốn như sau: Tỉ lệ nợ Lãi suất vay EPS Bê-ta re P0 P/E WACC 0% 0% 0 ,28 80 1,5 12% 2, 4 8,3333 12% 10% 8% 0,30 72 1,55 12, 2% 2, 518 8,1967 11,56% 20 % 8.3% 0,3301 1,66 12, 64% 2, 6117 7,9114 11,31% 30% 9% 0,3559 1,84 13,36% 2, 6638 7,4850 11,30% 40% 10% 0,3840 2, 0 14% 2, 7 429 7,1 429 11 ,28 %... vốn bằng cổ phiếu ưu đãi Do cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi là cố định, được xác định trên cơ sở chuỗi niên kim cố định từ cổ tức hàng năm Do vậy chi phí của cổ phiếu ưu tiên Kp bằng: Kp = D/P0 Trong đó: D: cổ tức trả hàng năm cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên P0: giá của cổ phiếu ưu tiên 1 .2. 1.4 Chi phí của cổ phiếu thường Để xác định chi phí của cổ phiếu thường, chúng ta có hai cách tiếp cận cơ bản:... nghiệp xây dựng và dịch vụ tổng hợp thường xuyên nhận thầu xây dựng, sửa chữa các công trình nhà kho, bến bãi trong địa bàn Cảng Hà Nội Quy trình công nghệ gắn với quy trình công nghệ của các đơn vị kinh doanh xây lắp như khi nhận thầu công trình xây dựng nhà kho cho Cảng thì xí nghiệp phải lập dự toán thiết kế, bản vẽ kĩ thuật, phương án xây dựng sản phẩm của xí nghiệp là công trình hoàn thành bàn . cơ cấu vốn công ty 19 1.4. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn 23 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI 24 2. 1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 24 2. 1.1 thuyết cơ cấu vốn tối ưu, còn gọi là cách tiếp cận truyền thống, ngầm hiểu rằng: - Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu vốn của công ty. - Có một cơ cấu vốn tối ưu. a. Quyết định cơ cấu vốn tối. và cơ cấu vốn tối ưu 2 1.1.3.1. Cơ cấu vốn 2 1.1.3 .2. Cơ cấu vốn tối ưu 3 1 .2. Căn cứ xác lập cơ cấu vốn tối ưu 5 1 .2. 1. Chi phí sử dụng vốn 5 1 .2. 1.1. Chi phí sử dụng Nợ 5 1 .2. 1 .2. Chi

Ngày đăng: 26/10/2014, 18:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN

    • 1.1. Khái niệm về cơ cấu vốn của doanh nghiệp

      • 1.1.1. Vốn là gì

      • 1.1.2. Phân loại nguồn vốn

      • 1.1.3. Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu

        • 1.1.3.1. Cơ cấu vốn

        • 1.1.3.2. Cơ cấu vốn tối ưu

        • 1.2. Căn cứ xác lập cơ cấu vốn tối ưu

          • 1.2.1. Chi phí sử dụng vốn

            • 1.2.1.1. Chi phí sử dụng Nợ

            • 1.2.1.2. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

            • 1.2.1.2. Chi phí của cổ phần ưu đãi

            • 1.2.1.4. Chi phí của cổ phiếu thường

              • a. Mô hình tăng trưởng cổ tức DGM (Devidend Growth Model)

              • b. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model)

              • c. Chi phí vốn trung bình có trọng số (WACC)

              • 1.2.2. Rủi ro

                • 1.2.2.1. Rủi ro kinh doanh

                  • a. Khái niệm

                  • b. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động kinh doanh

                  • c. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh

                  • 1.2.2.2. Rủi ro tài chính

                    • a. Khái niệm

                    • b. Đặc điểm

                    • 1.3. Các lý thuyết chung về cơ cấu vốn

                      • 1.3.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Optimal Capital Structure)

                      • 1.3.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (Net Operating Income Approach - NOI)

                      • 1.3.3. Lý thuyết M&M hiện đại về cơ cấu vốn công ty

                      • 1.4. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn

                      • CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI

                        • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

                          • 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan