phong cách nghệ thuật Tô Hoài

124 5.5K 45
phong cách nghệ thuật Tô Hoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MAI THỊ NHUNG phong cách nghệ thuật TÔ HOÀI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 2006 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất. Ông chiêm kỷ lục về số đầu sách - đến nay ông đã cho in trên 160 cuốn. Tô Hoài là cây bút rất đa dạng về đề tài và thể loại. Ông viết nhiều, viết hay về Hà Nội xưa và nay, từ vùng quê ven thành đen cuộc sống của nhiều tầng lớp cư dân thành phố. Ông là ng ười có đóng góp to lớn cho sự thành công của văn xuôi viết về miền núi và các dân tộc thiểu số. Tô Hoài từng đặt chân đến nhiều đất nước, xứ sở ở gần hết các châu lục và đem đến cho bạn đọc nhiều trang viết hấp dẫn về cảnh sắc, sinh hoạt phong tục vừa xa lạ vừa gần gũi ở nhiều nơi trên thế giới. Tô Hoài là nhà văn yêu quý của nhi ều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước. Đến nay đã có trên 65 năm lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai nhưng ngòi bút Tô Hoài vẫn cần mẫn, sáng tạo dường như thách thức cả thời gian và tuổi tác. Một nhà văn lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ và đặc sắc như Tô Hoài tất phải thu hút sự chú ý và hứng thú tìm hiểu, khám phá c ủa giới nghiên cứu, phê bình. Kể từ bài viết của Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn hiện đại (1943) đến nay, đã có trên dưới một trăm bài viết lớn, nhỏ vào Hoài và tác phẩm của ông. Càng ngày, người ta lại càng tìm thấy nhiều điều hấp dẫn, thú vị và có ý nghĩa từ đời văn, đời người của nhà văn này. "Khám phá về ông cả về văn lẫn về đời là một say mê vớ i chúng ta, những người có hạnh phúc được cùng thời với ông, và chắc cả thế hệ sau. Khám phá về ông là cả một vấn đề khoa học lớn lao nhưng trước hết với chúng tôi là đòi hỏi của tình cảm, của tòng biết ơn, sự noi gương" (Vũ Quần Phương - Tô Hoài - văn và đời). Nghiên cứu văn nghiệp phong phú, đồ sộ của Tô Hoài cần đến nhiều công trình và nhiều cách tiếp cận. Chuyên luậ n Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung là một hướng tiếp cận cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để khám phá về sự nghiệp văn học của nhà văn. Tìm ra được những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật một nhà văn tà đã nắm được đặc trưng cơ bản và bền vững của cách thụ cảm, của cái nhìn về con người và đời sống, những đặc điểm tạo nên tính thống nhất và độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà văn ấy. Nhưng khám phá phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhất là với những tác giả mà sự nghiệp sáng tác hết sức đa dạng, phong phú như Tô Hoài không phải là công việc dễ dàng. Trên cơ sở kê thừa và phát triển nhiều nhận định chính xác của các nhà văn, nhà nghiên cứu, công trình của Mai Thị Nhung đã khái quát được một hệ thống những đặc điểm của phong cách nghệ thuật Tô Hoài, từ hạt nhân cơ bản là cảm quan hiện thực đời thường đến thê giới nhân vật đa dạng bình dị, giọng điệu dí dỏm và ngôn ngữ dung dị tự nhiên đậm tính khẩu ngữ. Có thể còn có những đặc điểm khác nữa của phong cách nghệ thuật Tô Hoài cần được tìm hiểu thêm, ví như những đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật, kết cấu. Cũng có thể có những cách khái quát khác về đặc điểm phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Nhưng sự 3 khái quát và phân tích về phong cách nghệ thuật Tô Hoài của tác giả công trình này là những cố gắng rất đáng ghi nhận, góp phần nghiên cứu sâu hơn về Tô Hoài và khẳng định tài năng cũng cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Xin trân trọng giới thiệu chuyên luận Phong cách nghệ thuật Tô Hoài với bạn đọc, đặc biệt là với những người quan tâm và mến mộ nhà văn Tô Hoài. Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2006 PGS. Nguyễn Văn Long TRƯỜNG ĐẠI H ỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 4 Lời nói đầu Thế kỷ XX đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ở đó đã có bao nhà văn tự khẳng định vị trí và phong cách nghệ thuật của mình. Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại nước nhà. Hơn 65 năm miệt mài sáng tạo, ông đã đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc hơn 160 đầu sách. Các chặng đường sáng tác củ a ông gắn bó chặt chẽ với từng bước đi của nền văn học hiện đại Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, sáng tác của Tô Hoài đã được nghiên cứu về nhiều phương diện, nhiều phạm vi trên nhiều hướng tiếp cận. Tuy nhiên, hầu hết những công trình nghiên cứu về Tô Hoài mới chỉ dừng lại ở một phương diện nào đó ho ặc trong một tác phẩm, hoặc trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Chúng tôi nghĩ rằng với một tác giả có vị trí và sự cống hiên đặc biệt cho nền văn học dân tộc như Tô Hoài, không thể chỉ dừng lại ở đó. Với suy nghĩ như thế, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề Phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học quả là một việc làm không dễ dàng, đặc biệt là với Tô Hoài, khi ông đã có hơn 65 năm lao động nghệ thuật nghiêm túc với hơn 160 đầu sách được sáng tác trong nhiều giai đoạn, nhiều thể loại, nhiều đề tài. Tuy vậy, chúng tôi vẫn mong muốn tìm hiểu vấn đề này - một vân đề gai góc mà lại thật lý thú. Để nghiên cứu vấn đề đặt ra, chúng tôi đã cố gắng đi tìm hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Hạt nhân đ ó sẽ chi phối toàn bộ thê giới nghệ thuật của tác giả. Tất cả sẽ được quy tụ vào một bình diện đặc sắc làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn. Với hướng đi và cách tiếp cận vấn đề như thế, bước đầu chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Mặc dù rất cố gắng, song việc nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả xin chân thành đ ón nhận mọi ý kiên phê bình, góp ý của bạn đọc và kính mong bạn đọc lượng thứ. Tác giả 5 MỞ ĐẦU Với hơn 85 năm tuổi đời, hơn 65 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản, cho đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại nước ta đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác của mình. Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trên hành trình sáng tạo hơn 65 năm không ngừng nghỉ, Tô Hoài đã trải qua nhữ ng mốc lịch sử và văn học đặc biệt: trước và sau Cách mạng tháng Tám; trong chiến tranh và trong hoà bình; trước và sau thời kỳ đổi mới văn học. Sáng tác của Tô Hoài lại đa dạng về đề tài và thể loại: từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản phim, tiểu luận Ở đề tài và thể loại nào, ông c ũng ghi lại những dấu ấn riêng rõ nét. "Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng" (Hà Minh Đức), luôn thể hiện đầy đủ bản lĩnh của người cầm bút… Tô Hoài là một nhà văn lớn, một nhà văn "vừa vào nghề soát lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt" (Vương Trí Nhàn). Trên nhiều trang viết của mình, ông luôn có "một giọng điệ u riêng, một cách nói riêng" (Phong Lê) sáng tạo độc đáo. Đóng góp của ông cho nền văn học hiện đại Việt Nam là không thể phủ nhận. Lâu nay các nhà nghiên cứu văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị của Tô Hoài, nhưng những công trình coi phong cách Tô Hoài là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt lại chưa được chú trọng. Chúng tôi nghĩ rằng, Tô Hoài là một nhà văn lớn, sừng sững đứng trên cánh đồng văn ch ương hiện đại nước nhà, rất xứng đáng được dành một đề tài chuyên biệt để nghiên cứu phong cách nghệ thuật của ông. Tô Hoài chính thức vào nghề văn từ truyện ngắn Nước lên (1940). Tác phẩm của nhà văn lâu nay đã trở thành đối tượng nghiên cứu cho nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học trong và ngoài nước. Trước năm 1945, Tô Hoài đã có một số lượng đầu sách đáng kể tiểu thuyết Quê người, Giăng thề, tập truyện ngắn O Chuột, hồi ký Cỏ dại, tập truyện ngắn Nhà nghèo ), nhưng số lượng công trình nghiên cứu về tác giả chưa nhiều. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong Nhà văn hiện đại (1943 ) Vũ Ngọc Phan đã xếp: "Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân, có khuynh hướng về xã hội". Ngay từ những tác phẩm giai đoạn này, Tô Hoài đã bộc lộ nét riêng độc đáo trong cách nhìn và giọng điệu văn chương. Từ tiểu thuyết Quê người, ông tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc, phát hiện "cả những cách sống cùng cực, rất đáng thương của người dân quê”, cả "những màu tươi tắn ở cái tính rất nhẹ nhàng, ở cái tính chất phác và không lo xa của người dân quê nữ a". Tô Hoài là một nhà văn có tài quan sát nên "từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến những cảnh sinh hoạt của những người dân quê Tô Hoài đều đã tả với nghệ thuật chân xác". Không những thế, ngay từ tập truyện ngắn O Chuột.( 1942), Tô Hoài đã "tỏ 6 ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông". Ông có một "lối văn" đặc biệt, "một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc của thôn quê". Sau năm 1945, những công trình nghiên cứu về văn chương Tô Hoài khá nhiều. Các tác giả tâm huyết với văn chương Tô Hoài tiêu biểu là Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vân Thanh, Trần Hữ u Tá, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Đăng Điệp Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất nhận thấy, Tô Hoài có năng khiếu quan sát nổi trội. Ông quan sát vừa có diện, vừa có điểm. Cái nhìn tinh tế sắc sảo mang tính ổn định và in đậm dấu ấn riêng. Phan Cự Đệ đã nhận thấy "Tô Hoài có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh hóm hỉnh và tinh tế. Nhất trí với ý kiế n đó, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ rõ: "Nhà văn có một khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sao tài hoa". Hà Minh Đức trong đi giới thiệu Tô Hoài cũng đã khẳng định: "Tô Hoài có một năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan". Trần Hữu Tá chỉ rõ năng lực đặc biệt của Tô Hoài chính là "nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén sắc sảo, Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: "ở Tô Hoài, cả m quan hiện thực nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục". Vương Trí Nhàn quả quyết: "Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt". Nguyễn Đăng Điệp khái quát: "Cái nhìn không nghiêm trọng hoá là nét trội trong cảm quan nghệ thuật của Tô Hoài" Như vậy là, khả năng quan sát, cái nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo của Tô Hoài là một yếu tố nổi trội thuộc năng khiếu bẩm sinh của nhà văn. Nó là hạt nhân phong cách nghệ thu ật tác giả bởi chính năng khiếu này đem đến chất liệu hiện thực riêng trong sáng tác của Tô Hoài. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài là một trong những phương diện được các nhà nghiên cứu nhìn nhận khá thống nhất. Phan Cự Đệ cùng với những phát hiện về khả năng quan sát của Tô Hoài đã khẳng định: "Anh quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như hơi thở củ a sự sống, khoẻ mạnh, thuần phác, lạc quan như những con người trong truyện cổ tích. Trữ tình, trong sáng đẹp và ý nhị như ca dao". Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng, thế giới nhân vật của Tô Hoài còn có những hạn chế nhất định: "Anh chưa thật thành công khi thể hiện những bước ngoặt của tính cách". "Anh ít khai thác nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ, ở sự bừng tỉnh trí tuệ và hầu như cũng chưa có nhân vật trí tuệ nào được miêu tả thành công trong tác phẩm của anh". Đáng chú ý là ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm "con người là con người ", tác giả khẳng định: "Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi". Vì thế, nhân vật của ông được khai thác "toàn chuyện đời tư, đời thường". Ngay cả "nhân vật cách mạng, nhân vật anh hùng của ông thường ít được lý tưởng hoá. Tô Hoài không thích che đậy phương diện người thường, đời thường của những chiến sỹ cách mạng. Ngay cả thế giới loài vật của 7 Tô Hoài cũng vậy thôi, chẳng có những phượng hoàng, kỳ lân, chẳng có hổ, báo, sư tử ghê gớm gì, chỉ toàn những con vật tầm thường vẫn sinh sống hằng ngày quanh ta". Đặc điểm riêng này khiến thế giới nhân vật Tô Hoài phong phú, đa dạng và gần gũi với mỗi chúng ta. Đặc biệt là văn phong, giọng điệu, ngôn ngữ Tô Hoài, những phương diện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhận diệ n. Vân Thanh khẳng định: "Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động". Ý kiến đó được phân Cự Đệ tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh: "Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ địa phương". "Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao, nghệ thuật hoá". Cùng với Phan Cự Đệ, Bùi Hiển thấy rằng: "V ăn phong Tô Hoài chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi mờ ảo nữa". Nhất trí với nhận định ấy, Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vũ Quần Phương, Trần Đình Nam, Lê Phòng, Nguyễn Đăng Điệp, trong các công trình nghiên cứu của mình tiếp tục có những nhận xét sắc sảo: "Khi miêu tả thiên nhiên cũng là lúc văn của Tô Hoài đậm màu s ắc trữ tình và giàu chất thơ" (Hà Minh Đức); "Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái "thán" của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ" (Trần Hữu Tá); "Tô Hoài có biệt tài miêu tả sinh hoạt và phong cảnh miền xuôi cũng như miền núi và có một lối kể truyện rất tự nhiên, dí dỏm, có khi tinh quái, (Nguy ễn Văn Long); "Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm Mỵ của Tô Hoài. Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó khiến cho văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh quái" (Nguyễn Đăng Điệp) Các nhận xét trên, tuy đã đề cập đến một số phương diện th ể hiện phong cách nghệ thuật Tô Hoài, nhưng chủ yếu mới là những nhận định nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu. Phong cách nghệ thuật tác giả được coi là một đối tượng chuyên biệt thì chưa có một công trình khoa học nào. Chính vì thế, việc nghiên cứu dưới góc độ phong cách học toàn bộ sáng tác của Tô Hoài là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa. Đặc biệt là với Tô Hoài khi ông đã cống hiến cho nền v ăn học hiện đại nước nhà hơn 1 60 đầu sách trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ đã qua. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Tô Hoài là tìm hiểu một trong những phương diện cơ bản nhất nhằm ghi nhận những thành tựu sáng tạo của nhà văn. Chúng tôi nghĩ rằng, tìm hiểu phong cách nghệ thuật Tô Hoài là phải đi từ yếu tố hạt nhân chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác giả - từ cảm quan hiện thực đến việc xây dựng hình tượng nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ, để chỉ ra những đặc sắc làm nên nét riêng độc đáo ở tác giả. 8 Trong quá trình nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy, phong cách nghệ thuật của ông được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn sáng tác, tuy nhiên, do áp lực của thời đại, có chặng đường các yếu tố thể hiện phong cách nhà văn chìm dưới mạch ngầm nhưng không hoàn toàn mất đi. Công việc của chúng tôi là, tìm ra được phong cách nghệ thuật Tô Hoài thể hiện qua toàn bộ các chặng đường sáng tác, các thể loại, các đề tài của nhà văn. Vì thế, đối tượng khả o sát của chúng tôi là toàn bộ sáng tác của tác giả. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm của Tô Hoài rất phong phú, cho nên, khi nghiên cứu chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn trong mỗi thể loại qua từng chặng đường sáng tác. Để tìm hiểu phong cách Tô Hoài, chúng tôi còn đặt tác giả trong sự tương quan với các nhà văn có phong cách khác để thấy rõ những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng trong sáng tác của ông. Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh v ực văn học nghệ thuật, mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội. Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, thuật ngữ phong cách được sử dụng rộng rãi và ngày càng có ý thức. Xung quanh thuật ngữ này, lâu nay có rất nhiều định nghĩa, quan niệm phong phú, đa dạng. Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, với các đại biểu xuất sắc như Platon, Aristote, khái niệm phong cách đã được nghiên cứu vận dụng. B ước sang thế kỷ XIX, đặc biệt là thế kỷ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc. Chỉ ngay ở Liên Xô, viện sỹ M.B. Khrapchenkô trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học đã thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách [121, 129- 152]. Ngoài ra còn phải kể đến công trình của V.V.Vinôgrađôp [198], của D.X.Likhatsep [134], các công trình của M.B. Khrapchenkô [121], [122], [123] Ở nước ta, tuy muộn màng hơn, nhưng những năm gần đây, các nhà lý luận nghiên cứu v ăn học đã dành nhiều công sức tìm hiểu vấn đề phong cách. Từ những sách công cụ như: Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên [54], Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên [46], 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn [2], Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên[36], Lý luận văn học - ván đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương [48], Lý luận văn học của Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình [143]; Các công trình khoa học: Dẫn luận phong cách học [56], Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà [57], Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử [176], Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng của Nguyễn Văn Dân [12] đến các công trình đi sâu nghiên cứu phong cách tác giả cụ thể: Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ [22], Thơ và mấy vân đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức [31], Nhà văn tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh [148], Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiế n [52], Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long [139], Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc [156], Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu cua Tôn Phương Lan [129] Có thể nhận thấy, qua các công trình nghiên cứu trên, có 9 hai cách nhìn nhận về phong cách: một từ góc độ ngôn ngữ học, một từ góc độ văn học. Tiêu biểu là ý kiến của V.V.Vinôgrađôp. ông thấy rằng: cần chia phong cách học về văn học thành phong cách học thuộc ngôn ngữ học và phong cách học thuộc nghiên cứu văn học [1984]. Nhất trí với ý kiến đó, D.X.Likhatsep cũng đề nghị phân biệt hai khái niệm phong cách: "phong cách như là hiện tượng ngôn ngữ văn học và phong cách nh ư là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định" [1944]. Như vậy về cơ bản, các nhà lý luận và nghiên cứu văn học đều thống nhất có phong cách ngôn ngữ học và phong cách văn học. Trong đó, mỗi phạm trù có con đường tiếp cận riêng. Nhận thấy vai trò của việc nghiên cứu phong cách văn học, DX Likhatsep viết: "Cái gọi là phong cách học vãn học" là kiểu nghiên cứu phong cách duy nhất, thích ứng, phù hợp với nh ững đặc điềm về chất của đối tượng của nó của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ”. Vậy phong cách thuộc khoa học văn học là gì ? Viện sỹ Nga D.X.Likhalsep trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ định nghĩa: phong cách "là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định", là "nguyên tắc thẩm Mỵ để cấu trúc toàn bộ nội dung và toàn bộ hình thức". Tác giả đặc biệt nhấ n mạnh sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó V. Đnepôp lại cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có lính nội dung. ông phát biểu: "phong cách là mối liên hệ của những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật". Viện sỹ M.B. Khrapchenkô sau khi thống kê một số định nghĩa xung quanh phạm trù phong cách cá nhân, đã đưa ra ý kiến của riêng mình: "Phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đội với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" [121, 152]. Như vậy, cùng với việc quan tâm đến yếu tố hình thức có tính nội dung, tác giả còn đặc biệt coi trọng sự thu hút độc giả. ông cho rằng mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những ph ương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả. Và điều đó cũng có nghĩa là nhà văn tạo ra được phong cách. Trên cơ sở phân tích như vậy, Viện sỹ r ất nhất trí với nhận xét của Gôlxuôrxy. "Phong cách - đó là khả năng các nhà văn khắc phục những chướng ngại vật giữa mình và độc giả, còn sự thành công cao nhất của phong cách là ở sơ giao tiếp chặt chẽ với độc giả". Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách còn có những quan điểm khác nhau. Tựu trung lại có hai ý kiến cơ bản: một nhấn mạnh sự thống nhất của những y ếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của tác phẩm; một cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung. Mặc dù tách bạch như váy nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả đều quan tâm đặc biệt đến hai yếu tố bộc lộ tài năng độc đáo của người nghệ sỹ - nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm v ăn chương. 10 Trước những quan niệm như vậy, M.B.Khrapchenkô nhấn mạnh: "Không nên thần thánh hoá những thuật ngữ và những định nghĩa, không nên cho rằng chúng là chiếc chìa khoá duy nhất để khám phá tất cả những bí mật của nghệ thuật". Vấn đề là ở chỗ "những định nghĩa không phải là mục đích tự thân và không phải là chiếc gậy thần có thể làm ra những điều kỳ diệu, chúng chỉ là phương ti ện nhận thức những hiện tượng, những quá trình" [121,130]. Các nhà lý luận, nghiên cứu văn học nước ta cũng đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nội hàm thuật ngữ phong cách. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyên Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học trên cơ sở thừa nhận hai phạm trù phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật, đã định nghĩa: "Phong cách nghệ thuật là mộ t phạm trù thẩm mỹ, chịu sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc". Và khẳng định: "Trong chỉnh thể "nhà văn" (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy". Thống nhất với quan điểm đó, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình trong cuốn Lý luận văn học định nghĩa: "Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm Mỵ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”. Quả thật tính độc đáo là yếu tố quyết định tạo phong cách nghệ thuật. Từ lâu khi nghiên cứu Ý niệm cái đẹp trong nghệ thuật hay lý tưởng, G.W. Pa.Hê ghen đã khẳng định: "Phong cách nói chung bao hàm tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định. Chủ thể này sẽ biểu lộ ở trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng ". Ông nhấn mạnh, hạt nhân của phong cách nghệ thuật là "tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định". Và theo G.W. Hê ghen "tính chất độc đáo chân chính" là "sự sáng tạo duy nhất của một tinh thần không lấy những tài liệu và chắp vá tài liệu gồm từng mảnh ở bên ngoài. Trái lại, nó tạo nên một th ể hoàn chỉnh nhất phiến gắn liền với nhau chặt chẽ, nói lên một điều duy nhất và được phát triển thông qua bản thân phù hợp với cách chính đối tượng được hợp nhất ở trong chủ thể". Nhìn chung các nhà lý luận và nghiên cứu văn học đều nhấn mạnh cá tính sáng tạo, độc đáo mang tính thẩm Mỵ của nhà văn. Cụ thể hoá các yếu tố tạo phong cách nghệ thuật tác giả, các nhà nghiên cứ u đều thống nhất nhà văn muốn có phong cách riêng, trước hết phải có tư tưởng độc đáo, có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có cảm hứng độc đáo, có hệ thống phương thức riêng độc đáo lẽ dĩ nhiên phải là tính chất độc đáo chân chính" (Hê ghen). Xung quanh khái niệm phong cách tác giả, vấn đề còn đặt ra là phong cách tác giả có quan hệ với phong cách thời đại, phong cách trào lưu văn học nh ư thế nào? Giữa phong cách với thi pháp liên quan với nhau ra sao? Nghiên cứu phong cách, ngoài phong cách tác giả, người ta còn nghiên cứu phong cách thời đại, phong cách trào lưu, nghĩa là cái chung, cái tạo nên sự gần gũi nhau của [...]... phong cách nghệ thuật Tô Hoài sẽ được chúng tôi nhìn nhận trên cơ sở định hướng như vậy Yếu tố nổi trội vừa mang tính ổn định, độc đáo, vừa chi phối các yếu tố khác làm nên thế giới nghệ thuật riêng của Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường 12 Chương 1 CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG - HẠT NHÂN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI Văn học phản ánh hiện thực Hiện thực khách quan hiện diện trong tác phẩm nghệ. .. thiếu cái chung, thiếu phong cách của khuynh hướng Phong cách bao giờ cũng bắt nguồn từ cái chung" Đành rằng phong cách khuynh hướng có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới phong cách cá nhân nhưng không thể đề cao một cách tuyệt đối phong cách của khuynh hướng khi mà tác giả cho rằng "phong cách riêng lẻ không thể tồn tại nếu thiếu cái chung, thiếu phong cách của khuynh hướng Phong cách bao giờ cũng bắt...những phong cách cá nhân Quan tâm đến mối quan hệ này, A.Xôkôlôv viết: "Hình thức chủ yếu của sự thống nhất phong cách là khuynh hướng nghệ thuật - phạm trù cơ bản của quá trình nghệ thuật Phong cách của khuynh hướng- đó là tính cộng đồng của những đặc điểm phong cách khiến cho sáng tác của những nghệ sỹ thuộc một khuynh hướng nhất định gần gũi nhau phong cách riêng lẻ không thể... của phong cách cá nhân Giữa phong cách học và thi pháp học cũng có những mối quan hệ qua lại Có trường phái cho rằng phong cách và thi pháp đều thuộc một phạm trù, chúng tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ như một điều hiển nhiên Lại có trường phái tuyệt đối hoá hai khái niệm này một cách cực đoan cho rằng, giữa phong cách và thi pháp không có quan hệ ràng buộc gì với nhau Thực ra phong cách. .. sinh hoạt phong tục, tập quán trong cuộc sống bình thường của lớp người lao động bình dân và lớp dân nghèo thành thị Yếu tố thể hiện tư tưởng nghệ thuật và có tính chất quyết định được coi là hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường I CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG Ở TÔ HOÀI 1 Hoàn cảnh gia đình, xã hội và bản thân a Hoàn cảnh gia đình và xã hội Tô Hoài sinh... M.B.Khrapchenkô tiếp tục khẳng định: "Thi pháp và phong cách là những hiện tượng liên quan mật thiết với nhau, tuy nhiên những nguyên tắc của thi pháp có tính chất chung hơn so với những đặc điểm của phong cách" Trở lại khái niệm phong cách, chúng tôi nhất trí với quan niệm cho rằng: "Nói đến phong cách là nói đến những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn... xã hội đặc biệt - một lớp nghệ sỹ tài hoa tài tử Kim Lân đến với phong tục trong thú chơi tao nhã đồng quê Tô Hoài lại cảm nhận phong tục trên mọi phương diện tồn tại tự 28 nhiên của nó: từ phong tục đến hủ tục, từ nét đẹp văn hoá đến những sinh hoạt lạc hậu ấu trĩ Với "nhãn quan phong tục đặc biệt", Tô Hoài phản ánh hiện thực cuộc sống một phần từ phong tục, hủ tục Những phong tục, hủ tục từ cuộc... Đảng, có cách mạng Rõ ràng, Tô Hoài không thoát ly cuộc sống cách mạng, không bàng quan với hiện thực trong tính thời sự Ông bám sát cuộc sống, hoà mình với cuộc sống và phản ánh nó theo một phong cách riêng Bức tranh hiện thực còn được Tô Hoài cảm nhận qua cảnh sinh hoạt ngày chợ một phương diện đặc trưng của cuộc sống sinh hoạt đời thường Có thể thấy, bức tranh sinh hoạt xã hội đặc thù này ở Tô Hoài. .. thường đưa ngòi bút của Tô Hoài đến với mọi phương diện trong cuộc sống bình dị Nó không chỉ là thế giới của con người với đời sống sinh hoạt phong tục, mà còn là thế giới loài vật và phong cảnh thiên nhiên Thiên nhiên hầu như thường xuyên có một trong sáng tác của Tô Hoài Đối với nhiều nhà văn, thiên nhiên là "phương tiện nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong của con người" Tô Hoài cũng không nằm... trẻ bất hạnh trong một hoàn cảnh éo le (Hai đứa trẻ đợi đi) Dù sáng tác của Tô Hoài có giai đoạn còn bị áp lực bởi thời đại, nhưng cảm quan về con người của nhà văn luôn được thể hiện nhất quán Đây là hạt nhân cơ bản làm nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài 2 Cảm quan về xã hội trong dòng chảy tự nhiên của đời sống sinh hoạt, phong tục a Cảm quan về xã hội qua cảnh sinh hoạt đời thường Sinh hoạt xã hội . của phong cách nghệ thuật Tô Hoài cần được tìm hiểu thêm, ví như những đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật, kết cấu. Cũng có thể có những cách khái quát khác về đặc điểm phong cách nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học quả là một việc làm không dễ dàng, đặc biệt là với Tô Hoài, khi ông đã có hơn 65 năm lao động nghệ thuật. hiểu phong cách nghệ thuật Tô Hoài là tìm hiểu một trong những phương diện cơ bản nhất nhằm ghi nhận những thành tựu sáng tạo của nhà văn. Chúng tôi nghĩ rằng, tìm hiểu phong cách nghệ thuật Tô

Ngày đăng: 26/10/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan