Thiết kế nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt quy mô 20000 dân ” theo phương pháp ủ sinh học cho khu vực Hoà Khánh – Liên Chiểu

96 879 0
Thiết kế nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt quy mô 20000 dân ” theo phương pháp ủ sinh học cho khu vực Hoà Khánh – Liên Chiểu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng tập trung đông đúc đến các thành phố lớn đã tạo cho các nhà quản lý không ít khó khăn trong việc quản lý xã hội. Ngoài vấn đề nhà ở, nghề nghiệp, trật tự xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay.Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như các chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, ngày càng tăng lên theo thời gian mà chưa có các biện pháp xử lý triệt để và an toàn. Trong đó việc xử lý rác thải sinh hoạt đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý môi trường. Hầu hết rác thải sinh hoạt ở nước ta đều xử lý bằng phương pháp chôn lấp lộ thiên, hiệu quả xử lý rất thấp và tiêu tốn diện tích lớn. Bên cạnh đó các bãi rác này còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, chứa các mầm bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người dân xung quanh. Một số phương pháp khác của nước ngoài như phương pháp chôn lấp tích cực, phương pháp đốt, phân loại rác và ủ compost rác hữu cơ trong các bioreactor…Có thể áp dụng, nhưng chi phí vận hành rất cao không phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta.Như vậy vấn đề đặt ra cho các nhà công nghệ là làm thế nào để xử lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả nhất mà lại phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của nước ta.Với đặc điểm tự nhiên và đặc điểm của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam là lượng rác hữu cơ trong rác thải sinh hoạt rất lớn (chiếm 5572%), thì việc xây dựng một nhà máy xử lý rác thải theo phương pháp ủ sinh học sau công đoạn phân loại rác là rất phù hợp và có hiệu quả cao. Do chi phí vận hành nhà máy thấp, vừa tận dụng được những phế liệu có thể tái chế, vừa tạo được lượng phân mùn hữu cơ rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và lượng rác đem chôn lấp còn lại là rất thấp.Đà Nẵng một thành phố lớn ở khu vực miền Trung với dân số trên một triệu dân, dân cư lại trập trung không đồng đều, tập trung đông đúc ở khu trung tâm thành phố và một số khu vực có nhiều trường đại học, khu công nghiệp. Trong đó thì khu vực Hoà Khánh Liên Chiểu là nơi tập trung của nhiều trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp. Nơi đây tập trung đông đúc nhiều sinh viên, công nhân vì vậy lượng rác thải thải ra mỗi ngày ở đây là rất lớn. Do đó việc “ Thiết kế nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt quy mô 20000 dân ” theo phương pháp ủ sinh học cho khu vực Hoà Khánh – Liên Chiểu là rất cần thiết.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan MỞ ĐẦU  Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng tập trung đông đúc đến các thành phố lớn đã tạo cho các nhà quản lý không ít khó khăn trong việc quản lý xã hội. Ngoài vấn đề nhà ở, nghề nghiệp, trật tự xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như các chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, ngày càng tăng lên theo thời gian mà chưa có các biện pháp xử lý triệt để và an toàn. Trong đó việc xử lý rác thải sinh hoạt đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý môi trường. Hầu hết rác thải sinh hoạt ở nước ta đều xử lý bằng phương pháp chôn lấp lộ thiên, hiệu quả xử lý rất thấp và tiêu tốn diện tích lớn. Bên cạnh đó các bãi rác này còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, chứa các mầm bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người dân xung quanh. Một số phương pháp khác của nước ngoài như phương pháp chôn lấp tích cực, phương pháp đốt, phân loại rác và ủ compost rác hữu cơ trong các bioreactor…Có thể áp dụng, nhưng chi phí vận hành rất cao không phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Như vậy vấn đề đặt ra cho các nhà công nghệ là làm thế nào để xử lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả nhất mà lại phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của nước ta. Với đặc điểm tự nhiên và đặc điểm của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam là lượng rác hữu cơ trong rác thải sinh hoạt rất lớn (chiếm 55-72%), thì việc xây dựng một nhà máy xử lý rác thải theo phương pháp ủ sinh học sau công đoạn phân loại rác là rất phù hợp và có hiệu quả cao. Do chi phí vận hành nhà máy thấp, vừa tận dụng được những phế liệu có thể tái chế, vừa tạo được lượng phân mùn hữu cơ rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và lượng rác đem chôn lấp còn lại là rất thấp. Đà Nẵng một thành phố lớn ở khu vực miền Trung với dân số trên một triệu dân, dân cư lại trập trung không đồng đều, tập trung đông đúc ở khu trung tâm SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan thành phố và một số khu vực có nhiều trường đại học, khu công nghiệp. Trong đó thì khu vực Hoà Khánh - Liên Chiểu là nơi tập trung của nhiều trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp. Nơi đây tập trung đông đúc nhiều sinh viên, công nhân vì vậy lượng rác thải thải ra mỗi ngày ở đây là rất lớn. Do đó việc “ Thiết kế nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt quy mô 20000 dân ” theo phương pháp ủ sinh học cho khu vực Hoà Khánh – Liên Chiểu là rất cần thiết. SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng nhà máy Dân số càng tăng, tốc độ đô thị hóa, dân cư ngày còn tập trung đến các thành phố lớn, nhu cầu sinh hoạt càng tăng, theo đó lượng chất thải do con người gây ra ngày càng nhiều, nhất là ở các đô thị. Theo số liệu thống kê mới đây của cơ quan môi trường cho thấy: Thành phố Hà Nội thải ra mỗi ngày khoảng 1.368 tấn rác sinh hoạt, thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 3.752 tấn, thành phố Đà Nẵng khoảng 1.123 tấn. Dự kiến đến năm 2020 tổng lượng rác thải sinh hoạt của ba thành phố này sẽ vào khoảng 3.318.823 tấn/năm. Với lượng rác thải ra rất lớn như vậy nhưng hầu hết lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta đều chưa được xử lý hợp vệ sinh, phần lớn là chôn lấp lộ thiên. Theo thống kê cả nước có 149 bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh (chủ yếu là lộ thiên) và phần lớn các bãi rác này đang trong tình trạng quá tải. Các bãi rác này đang gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí nghiêm trọng và chứa nhiều tác nhân gây bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Trong khi đó các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của các nước tiên tiến như phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp tích cực, ủ sinh học trong các bioreactor…nếu áp dụng chưa chắc đã cho hiệu quả cao, do sự khác biệt về điều kiện khí hậu gây ra sự khác biệt lớn về các thông số kỹ thuật. Mặt khác các phương pháp này có chi phí vận hành rất cao không phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Đối với thành phố Đà Nẵng, phần lớn rác thải sinh hoạt đều được đưa về bãi rác Khánh Sơn. Theo thiết kế thì bãi rác này sẽ hoạt động đến năm 2005, tuy nhiên hiện nay bãi rác này vẫn đang hoạt động trong tình trạng quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh mà chưa có giải pháp nào để thay thế. Do đó việc thiết kế xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo phương pháp ủ sinh học, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam và chi phí vận hành thấp tại Đà Nẵng là hết sức cần thiết. Không SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan những góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn quay vòng tái sử dụng những chất thải có thể tái chế. Việc xây dựng nhà máy dựa trên nhiều nguyên tắc: - Vị trí đặt nhà máy hoặc gần vùng nguyên liệu hoặc gần vùng tiêu thụ. - Thuận lợi cho việc liên hiệp hoá. - Cung cấp điện năng và nhiên liệu dễ dàng. - Cấp thoát nước thuận lợi. - Giao thông vận chuyển thuận tiện. - Khả năng cung cấp nhân lực cho nhà máy. 1.2. Vị trí nhà máy Một nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động lâu dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó việc lựa chọn vị trí thích hợp sẽ rất quan trọng. Địa điểm xây dựng nhà máy phải gần đường giao thông, vùng nhiên liệu để thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15 o 55' đến 16 o 14' vĩ Bắc, 107 o 18' đến 108 o 20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Khu công nghiệp Hoà Khánh, nơi đây cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và phát triển. Ngoài ra nó còn gần vùng nguyên liệu – Bãi rác Khánh Sơn, đồng thời thành phố Đà Nẵng chưa có nhà máy xử lý rác thải nào. Vậy việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại khu công nghiệp Hòa Khánh là việc làm cần thiết và cấp bách. SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan Khu công nghiệp Hoà Khánh nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 10 km, ở đây có địa hình bằng phẳng, mật độ dân cư không cao thích hợp cho việc xây dựng nhà máy. Giá đất tính theo m 2 không cao, việc xây dựng nhà máy gần thành phố nên cơ sở hạ tầng đầy đủ và giá đầu tư thấp, tăng khả năng thu hồi vốn. Sau khi tiến hành khảo sát thì thấy khu công nghiệp Hoà Khánh - quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là nơi có nhiều ưu điểm thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố. 1.3. Đặc điểm tự nhiên Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 o C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30 o C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23 o C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67-7,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Hướng gió chủ yếu vào mùa nóng là Đông Nam và vào mùa lạnh là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 3-4 m/s. 1.4. Hệ thống giao thông vận tải Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí chiến lược của nước ta, giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển và ngày càng SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan được nâng cao, mở rộng. Tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy được rộng rãi. Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km. Trong đó: quốc lộ 70,865 km, tỉnh lộ 99,716 km, đường huyện 67 km, đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km 2 , ngoại thành là 0,33 km/km 2 . Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Liên Chiểu, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam. Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 2 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới. Khu công nghiệp Hoà Khánh - quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng được xây dựng cách trung tâm thành phố không xa nên rất thuận lợi cho giao thông. Từ đây có thể lưu thông hàng hóa đến các địa bàn quan trọng như Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi…và tập trung nhiên liệu, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Phía Đông thông với cảng Đà Nẵng, đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Khu công nghiệp Hoà Khánh đặt sát thành phố Đà Nẵng, là thành phố trọng yếu của miền trung. Trong những năm gần đây, chủ trương của thành phố là đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thu hút các nhà đầu tư vào thành phố. Đó cũng là thuận lợi đối với nhà máy khi đưa vào hoạt động. 1.5. Vùng nguyên liệu Ở đây ta chọn vùng nguyên liệu cho nhà máy sử dụng nguồn là rác thải sinh hoạt của khu dân cư Hoà Khánh – Liên Chiểu. Nơi đây gần vị trí đặt nhà máy, dân cư tập trung đông đúc, gồm công nhân, sinh viên và dân bản địa nên lượng rác thải SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan ra là rất lớn. Với vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi của nhà máy thì việc thu nhập nguyên liệu đã giảm được thời gian và chi phí vận chuyển là rất lớn. 1.6. Nguồn cung cấp điện Nhà máy sử dụng nguồn điện do điện lực Đà Nẵng cung cấp từ mạng điện lưới quốc gia, thông qua hệ thống cung cấp điện cho khu vực Khánh Sơn. Nhà máy phải có hệ thống tải điện và đặt trạm biến thế riêng. Ngoài ra nhà máy cần có máy phát điện dự phòng để đảm bảo nguồn điện được cung cấp liên tục. 1.7. Hệ thống cấp và thoát nước Do đặc điểm sản xuất của nhà máy, lượng nước sử dụng không lớn lắm, chủ yếu là nước dùng cho sinh hoạt và vệ sinh thiết bị nhà xưởng. Do đó ta có thể lấy nước trực tiếp từ hệ thống cung cấp nước cho khu vực Khánh Sơn do nhà máy nước Đà Nẵng cung cấp. Lượng nước thải ra của nhà máy không lớn nhưng có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cần được xử lí trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung. 1.8. Nguồn cung cấp nhiên liệu Nhiên liệu được sử dụng trong nhà máy là dầu DO và xăng, được cung cấp từ hệ thống cung cấp của thành phố. 1.9. Nguồn nhân lực Đối với lực lượng kỹ thuật và quản lý của nhà máy, lấy từ nguồn nhân lực được đào tạo tại đại học Đà Nẵng và tại các trường đào tạo khác trong cả nước. Với lực lượng lao động phổ thông có thể lấy ngay tại những khu vực xung quanh khu công nghiệp, các khu vực khác của thành phố hoặc từ nơi khác đến. 1.10. Khu vực tiêu thụ sản phẩm Khu vực tiêu thụ sản phẩm của nhà máy là rất rộng lớn, nhà máy có thể cung cấp các phế liệu có thể tái chế cho các nhà máy nhựa, nhà máy luyện kim…. đang hoạt động ở khu công nghiệp Hòa Khánh, cung cấp phân mùn hữu cơ cho các nhà máy sản xuất phân vi sinh hoặc sử dụng phân mùn hữu cơ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi hay tại chính thành phố Đà Nãng. SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan 1.11. Hợp tác hóa Vị trí đặt nhà máy xử lý rác gần khu công nghiệp Hoà Khánh nên việc hợp tác hóa với các nhà máy trong khu công nghiệp là rất quan trọng và cần thiết, nhờ đó có thể liên kết tiêu thụ sản phẩm và các phế liệu có thể tái chế với các nhà máy khác trong khu công nghiệp như nhà máy luyện kim, nhà máy nhựa tăng thêm nguồn lợi cho nhà máy. Để xử lý 1 lượng lớn rác thải sinh hoạt của thành phố, nhà máy cần phải hợp tác chặt chẽ với nơi cung cấp men vi sinh và chế phẩm EM, nhà máy sản xuất phân bón, … Nhà máy cũng cần liên doanh với các nhà máy trong khu công nghiệp Hoà Khánh để sử dụng chung những công trình về điện, nước, giao thông…nhằm giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian hoàn vốn và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tạo nên hệ thống xử lý nước thải, tránh ô nhiễm môi trường. SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 9 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt 2.1.1. Tình hình ô nhiễm rác thải trên thế giới [4] Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do sự bùng nổ dân số nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao, theo đó lượng các chất thải do con người gây ra càng nhiều và đa dạng về thành phần. Đối với các thành phố và đô thị, ngoài những vấn đề về nhà ở, ô nhiễm do nước thải,…, chất thải rắn mà đặc biệt là rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối không chỉ đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, quy hoạch, mà còn đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đến mỹ quan thành phố và thực tế chất thải gây ô nhiễm môi trường đã trở nên không thể quản lý nổi, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Nếu tính bình quân mỗi người một ngày đưa vào môi trường 0,5kg chất thải thì mỗi ngày trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải vào môi trường hơn 3 triệu tấn rác và mỗi năm sẽ thải trên 1 tỷ tấn rác thải. Với một lượng rác khổng lồ như vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn. Tuy nhiên các bãi rác tập trung vẫn tồn tại và ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này do nhiều nguyên nhân, từ thiếu vốn đầu tư, thiếu thiết bị đến thiếu kiến thức về chuyên môn, không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc quản lý rác. Rác có thể gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường đất, nước, không khí. 2.1.2. Tình hình ô nhiễm rác thải ở Việt Nam Cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường cũng bị ảnh hưởng theo. Việt Nam ta với trên 85 triệu người đã thải ra mỗi năm hơn 15 triệu tấn rác. Trong đó rác sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm khoảng 12,8 triệu tấn; rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn; lượng rác thải y tế khoảng 2,1 vạn tấn, lượng rác thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và rác thải trong nông nghiệp (kể cả SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Lan hóa chất khoảng 4,5 vạn tấn)…Dự kiến đến năm 2010, lượng rác thải hàng năm sẽ lên tới 23 triệu tấn và đương nhiên tỉ lệ rác độc hại sẽ tăng lên. Với khối lượng rác thải ngày càng gia tăng cùng với các giải pháp xử lý chưa khả thi nên ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Theo thống kê hiện nay trên cả nước có 91 bãi rác lớn, chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm chưa tới 19%. Trong khi đó có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, tạo ra nhiều mùi hôi thối hoặc các loại con trùng, ruồi muỗi, chuột, bọ. Gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân đặc biệt là những người dân sống cạnh bãi rác. Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt hiện nay xuất phát từ thực trạng quản lý môi trường và ý thức của người dân. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân nhằm tìm ra giải pháp hợp lý trong việc giảm thiểu, tái sử dụng và quay vòng rác thải đô thị. 2.1.3. Phân loại rác thải Rác thải được sinh ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong sản xất công nghiệp, hoạt động kinh tế, thương mại và trong hoạt động sống hàng ngày của con người. Ta có thể chia ra thành các nguồn chính sau: - Rác thải sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm thưong mại, dịch vụ. Chất thải bao gồm các thành phần như: kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngoái vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn, xương động vật, tre, gỗ, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả - Rác thải công nghiệp: Là tất cả các vật chất rắn được thải vào môi trường sau quá trình sản xuất công nghiệp. Đặc điểm của dạng chất thải này là có thành phần tương đối đồng nhất. - Các rác thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các công trình cấp thoát nước thành phố. SVTH: Võ Hồng Sương - Lớp 10 SHLT Năm: 2012 [...]... nhiễm môi trường không khí và tạo ra một lượng nước ở đáy khối ủ Do đó để quá trình ủ triệt để cần phải thêm cả quá trình xử lý nước thải và khí thải - Tuy còn có nhiều nhược điểm nhưng so với ba phương pháp xử lý trên ta thấy phương pháp ủ sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao, thỏa mãn được tiêu chí 3R, mà không làm ảnh hưởng đến môi trường Vì vậy chọn phương pháp ủ sinh học là phương pháp để xử lý rác. .. xử lý rác thải của khu dân cư Hòa Khánh – Liên Chiểu 2.5.3 Một số phương pháp ủ sinh học đã được sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam 2.5.3.1 Phương pháp ủ kỵ khí trong Bioreactor hoặc bể ủ tạo gas cho phát điện Rác hữu cơ sau phân loại được cho vào bioreactor hoặc các bể ủ kỵ khí, nước rỉ rác được thu gom thông qua hệ thống ống dẫn và được xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên Khí gas sinh ra được... vi sinh phân hủy rác và đưa vào ủ, thời gian ủ kéo dài 30-40 ngày Công nghệ này đang được áp dụng tại nhà máy xử lý rác Đông Vinh-Thành phố Vinh, nhà máy xử lý rác Ninh Thuận, nhà máy Thủy Phương Huế * Ưu điểm - Khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công nghệ là rất lớn, vì rác được xử lý ngay trong ngày - Chi phí đầu tư ban đầu thấp chỉ bằng 30-40% công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài - Máy móc, thiết. .. CÔNG NGHỆ 3.1 Chọn dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt Công nghệ xử lý chất thải rắn (rác thải sinh hoạt) trên thế giới và tại Việt Nam khác nhau do đặc điểm rác thải của từng nước Trong quản lý xã hội các nước phát triển, họ có quy hoạch ra khu công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu hành chính sự nghiệp…do đó chất thải rất đặc trưng cho từng khu vực Ở các nước đang phát triển... quan đến môi trường của các nhà kỹ thuật 2.5.2 Các phương pháp xử lý rác thải Đã có rất nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn cụ thể mà các phương pháp thích hợp được áp dụng Có thể chia thành bốn phương pháp chính: a Phương pháp 1: Phương pháp đổ rác thành đống ngoài trời (opendump) Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, rác được thu gom vận chuyển... hữu cơ cho nông nghiệp * Nhược điểm - Chi phí đầu tư ban đầu lớn - Tốc độ phân hủy rác thải chậm - Chất lượng phân hữu cơ sau ủ không cao - Nếu ủ trong bioreactor thì chi phí vận hành rất cao 2.5.3.2 Phương pháp ủ compost Phương pháp này đang được áp dụng ở một số nhà máy như: [22] - Nhà máy xử lý rác Cầu Diễn- công nghệ và thiết bị Tây Ban Nha - Nhà máy xử lý rác Nam Định- công nghệ cộng hòa Pháp Các... phân hủy các chất thải hữu cơ và mức cân bằng dinh dưỡng trong khối ủ, báo hiệu thời điểm kết thúc của quá trình ủ Tỷ lệ C/N thích hợp nhất cho ủ hiếu khí khoảng từ 25/1-40/1 2.2 Tính đa dạng sinh học trong rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất thải có nguồn gốc động vật và thực vật chúng là môi trường rất thuận lợi cho vi sinh vật và các sinh vật khác phát triển Trong đó có mặt của các... này gây khó khăn rất lớn cho các quá trình xử lý sau này Nhìn chung rác thải sinh hoạt của nước ta có những đặc điểm cơ bản sau: - Rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất lớn trong các loại rác thải chiếm đến 80% tổng lượng rác thải (12,8 triệu tấn), trong đó các loại chất thải từ nguồn thực vật chiếm số lượng nhiều hơn cả - Chất thải hữu cơ từ rác thải sinh hoạt có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật nên chúng... động phải có trình độ cao, chi phí vận hành nhà máy cao và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn do sử dụng những thiết bị đắt tiền 2.6 Kết luận Từ việc tìm hiểu các phương pháp và công nghệ sử lý rác thải sinh hoạt hiện có, thông qua các ưu điểm và nhược điểm của các công nghệ xử lý Ta thấy việc xây dựng một nhà máy xử lý rác cho thành phố Đà Nẵng theo công nghệ Ansinh, trên nền tảng cải tiến công nghệ Seraphin... trực tiếp từ rác thải của địa phương nơi xây dựng nhà máy, sau đó được hoạt hóa để tăng khả năng hoạt động phân giải của chúng trong rác thải Các vi sinh vật phân lập cần có những đặc điểm sau: + Có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường là rác thải của địa phương nơi phân lập + Có khả năng sinh enzyme phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt cao như: enzyme amylase, . v t. Các sinh v t có trong ch t thải thường xu t hiện t hai nguồn cơ bản: - Sinh v t có sẵn trong ch t thải t nguồn sinh ra nó, trong đó vi sinh v t, giun, sán thường có sẵn trong ch t thải. ch t thải thì mỗi ngày trên thế giới hơn 6 t người sẽ thải vào môi trường hơn 3 triệu t n rác và mỗi năm sẽ thải trên 1 t t n rác thải. Với m t lượng rác khổng lồ như vậy, việc xử lý ch t thải. v t này giúp quá trình phân giải cellulose trong ch t thải thực v t t t hơn. 2.3.4. Sự chuyển hóa nitơ trong rác thải Sự chuyển hoá các hợp ch t chứa nitơ trong ch t thải bao gồm các quá trình

Ngày đăng: 25/10/2014, 21:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT

    • 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng nhà máy

      • 1.6. Nguồn cung cấp điện

      • 1.7. Hệ thống cấp và thoát nước

      • 1.8. Nguồn cung cấp nhiên liệu

      • 1.9. Nguồn nhân lực

      • 1.10. Khu vực tiêu thụ sản phẩm

      • 1.11. Hợp tác hóa

      • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1.3. Phân loại rác thải

      • 2.1.4. Nguồn gốc và đặc điểm của rác thải sinh hoạt

      • 2.1.5. Thành phần và một số tính chất hóa lý của rác thải sinh hoạt

      • Thành phần(%KL)

      • Hà Nội

      • Việt Trì

      • Hạ Long

      • Thái Nguyên

      • Đà Nẵng

      • Chất hữu cơ

      • 53.00

      • 55.00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan