Đạo đức học sinh, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục

2 376 0
Đạo đức học sinh, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đo đc hc sinh, yu t quyt đnh cht lưng gio dc Đo đc từ lâu đưc xem là yu t quan trng để hình thành nhân cch con người. Đi với cc em hc sinh thì việc gio dc đo đc cho cc em li là việc đng quan tâm hơn như kinh nghiệm “ Dy con từ thuở còn thơ”. Nu cc em còn nhỏ tuổi mà người lớn không un nắn những sai phm của cc em thì những thói quen xu y sẽ theo mãi cc em cho đn khi cc em trưởng thành. Có lẻ ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh mà từ năm học 2009-2010 ,Bộ Giáo Dục đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trước khi học lấy chữ”. Chủ đề ny được sự đồng tình của nhiều người bởi những năm gần đây hạnh kiểm của các em học sinh có chiều hướng giảm sút gây nỗi lo âu cho những người công tác trong ngành giáo dục. Bây giờ ta dễ dàng bắt gặp những em học sinh tuổi mới 12 hay 13 vậy mà tánh tình hung hăng, ngang ngược, các em sẵn sàng đánh các bạn trong trường dù có khi vì một lý do rất đơn giản. Tệ hại hơn trên khắp trường học trong cả nước thỉnh thoảng vẫn còn xãy ra các trường hợp đau lòng như học sinh đâm chém nhau. Thời gian gần đây dư luận xã hội thật sự hoang mang về trường hợp một sinh viên trường đại học tạt axít thầy giáo vì thầy không chịu nâng điểm để em đủ điều kiện ra trường. Học trò mà cố ý gây thương tích cho thầy giáo thì truyền thống “ tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam thật sự bị xói mòn. Đã đến lúc các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần có những biện pháp hữu hiệu để học sinh áp dụng câu “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu đạo đức cũng trở thành người vô dụng. Tệ hại hơn có tài mà không có đức thì các em có thể dùng trí tuệ của mình làm hại cho người khác với mức độ nguy hiểm hơn một người ít học. Như vậy để chú tâm vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường không chỉ là những khẩu hiệu suông mà cần có biện pháp cụ thể và cần làm về lâu, về dài. Hiện nay các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cứ sợ thầy cô giáo vi phạm đạo đức mà lại không có biện pháp xử lý mạnh dạn khi học sinh có dấu hiệu suy đồi về đạo đức. Nên đưa ra qui định “ cấm học sinh có những vi phạm đạo đức trong trường học”. Nếu cần thì nhà trường có thể đuổi học những em có đạo đức quá yếu kém hoặc chuyển các em đến học ở những môi trường thích hợp hơn. Có như vậy thì kỷ cương trong trường học mới được giữ vững. Làm sao thầy cô giáo có thể an tâm dạy học khi học sinh thường xuyên vô lễ với mình. Thầy cô đang bị trói buộc vào tình thế không lối thoát vì nếu đánh đòn hay xúc phạm học sinh vi phạm thì thầy cô đã vi phạm đạo đức nhà giáo còn học sinh xúc phạm thầy cô thì vẫn “ bình chân như vại”. Dần dần thầy cô thật sự bó tay với học sinh vì nếu không có biện pháp xử lý các em thì đầu năm trong lớp có 5 học sinh cá biệt thì đến cuối năm có thể con số ấy tăng gấp mấy lần vì những em học sinh khác bắt chước theo những em học sinh có hạnh kiểm kém. Nền giáo dục sẽ đi về đâu khi đào tạo ra những học sinh không tài cũng không đức. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Đã đến lúc các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần nhận ra rằng không phải cứ kiểm tra gắt gao, thanh tra dự giờ thường xuyên hay thi nhau dạy giáo án điện tử thì chất lượng đi lên. Thầy cô giáo suốt ngày tất bật với hồ sơ sổ sách, lo sợ thanh tra dự giờ, lo sợ quên ghi sổ đầu bài hay vào sổ điểm trễ thời hạn bị mất điểm thi đua thì còn tâm trí đâu nghĩ đến việc dạy cho học sinh tốt nhất đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh. Vã lại thầy cô lên lớp lo dạy thật nhanh vì bài quá dài không kịp giờ thì thời gian đâu mà dạy cho học sinh bài học đạo đức. Trong nhà trường môn học có tính chất giáo dục đạo đức cho học sinh là môn Giáo Dục Công Dân thì lại học quá ít mỗi tuần chỉ có 1 tiết thì làm sao đạt hiệu quả trong việc “ dạy làm người” cho học sinh. Đó là chưa kể từ lâu học sinh luôn xem môn Giáo Dục Công Dân là môn học phụ không có thi tốt nghiệp nên các em ít chú ý đến. Nhiều em ráng học môn này đặng đạt điểm trung bình để đủ điều kiện lên lớp mà thôi. Như vậy để giáo dục đạo đức cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng thì cần giải quyết phần gốc của vấn đề chứ không phải là phần ngọn. Hãy trả lại quyền tự chủ cho người thầy để người thầy an tâm vui vẻ cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Khi thầy cô có được tâm lý thoải mái chắc chắn họ sẽ làm việc đạt hiệu quả cao hơn và sẽ có nhiều sáng tạo trong nghề nghiệp đặc biệt là phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Những học sinh có đạo đức tốt thường là học sinh chăm học và đây chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục sẽ tăng cao như sự mong mỏi của toàn ngành giáo dục. NGUYỄN THANH DŨNG GV THCS Phước Lý – Huyện Cần Giuộc – Tỉnh Long An ĐT : 072- 3648327 . Đo đc hc sinh, yu t quyt đnh cht lưng gio dc Đo đc từ lâu đưc xem là yu t quan trng để hình

Ngày đăng: 25/10/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đạo đức học sinh, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan