SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI

23 190 0
SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quán May - Sức khỏe - Dùng rau cải chữa nhiều bệnh thường gặp Ngày đăng: 5/24/2011 Cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm, thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh. Theo Đông y: Hạt cải canh và cải thìa cũng là những vị thuốc cay, ấm; thường dùng chữa ho, đờm nghẽn tắc ở cổ họng, suyễn thở, ngực sườn đầy tức đau, ăn vào nôn ngược trở lại (phản vị ẩu thổ), trúng phong không nói được, chân tay đau nhức tê dại, cước khí, ung nhọt, thũng độc, chấn thương sưng đau Còn cải bẹ cũng có vị cay, nhưng tính mát; có tác dụng tán huyết, tiêu thũng; dùng chữa thổ huyết do lao thương, đại tiện xuất huyết do lị, các chứng ung nhọt do nhiệt độc. Hạt cải bẹ trong Đông y gọi là vân đài tử; có tác dụng hành huyết, phá khí, tiêu thũng, tán kết. Dùng chữa các bệnh ở ngực bụng sau khi sinh, thũng độc, trĩ lậu Một số bài thuốc dùng rau cải Chữa cảm mạo: dùng rễ cải thìa 50g - rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g, sắc nước uống trong ngày (Theo Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa ho gà: dùng rễ cải thìa 2 cái, đường phèn 30g, sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Viêm phế quản, suyễn thở: dùng hạt cải canh (sao) 3 - 6g, hạt củ cải (sao) 6 -9g, vỏ quít 6g, cam thảo 6g, sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa viêm loét chân răng: dùng rau cải canh thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, ngày bôi vào chân răng 3 - 4 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam). Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa viêm loét khoang miệng, viêm lưỡi: dùng rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Đã thử nghiệm điều trị 100 ca, kết quả rất tốt: thông thường sau 3 - 4 ngày là khỏi bệnh. Đối với trường hợp vết loét trong khoang miệng đã ăn sâu cần bôi thuốc nhiều ngày hơn (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Kiết lị ra máu, bụng đau, bồn chồn: dùng cải bẹ cả cây, rửa sạch, giã vắt lấy 2 chén nước, hòa thêm 1 chén mật ong vào, hâm nóng uống (Phổ tế phương). Chữa viêm thận: dùng rau cải canh tươi 150g (khô 50g), đổ ngập nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa 25 phút, sau đó đập 1 quả trứng gà vào, trộn đều, sau khi canh chín thêm chút muối; Mỗi ngày ăn một lần sau bữa cơm trưa, liên tục trong nhiều ngày, hoặc có thể dùng cải canh khô sắc nước uống thay trà (Thực vật dược dụng chỉ nam). Hành kinh đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ 9g, hồng hoa 9g, diên hồ sách 9g, đan sâm 15g, xích thược 12g, hương phụ 12g sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Sản hậu đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ (sao) 6g, đương quy 9g, quế 4,5g; sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa sản máu hôi ra không ngừng, bụng ngực đau nhói: dùng hạt cải bẹ (sao), quế - hai vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng giấm nấu với bột mì thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt nhãn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 1 - 2 viên, chiêu thuốc bằng rượu ấm (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa sản hậu chóng mặt: dùng hạt cải bẹ, sinh địa (khô) - hai thứ liều lượng bằng nhau; tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc, gừng tươi 7 lát, rượu, đồng tiện và nước - mỗi thứ nửa chén, sắc cạn còn 7 phần uống (Ôn thị hải thượng tiên phương). Phụ nữ sau khi sinh ít sữa: dùng cải bẹ cả cây, giã đắp lên vú (Nhật dụng bản thảo). Chữa ung thũng, hậu bối, nhọt mọc ở cổ: dùng lá cải bẹ sắc nước uống hoặc nấu thành các món ăn. Cũng có thể dùng giấy ẩm bọc cải bẹ, hơ nóng, chườm lên chỗ bị nhọt (Thiên kim phương). Hoàng Thiện Quán May - Sức khỏe - Ăn cà chua giúp trẻ lâu! Ngày đăng: 5/24/2011 Cà chua từ lâu vẫn được biết đến là cắt giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư. Nay người ta tìm thêm 2 lợi ích khác của nó - bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và giúp làn da tươi trẻ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester và Newcastle, Anh, khuyên mọi người nên ăn 2 bữa có cà chua mỗi ngày để thu được lợi ích tối đa. Thực đơn có thể bao gồm một cốc nước cà chua cho bữa sáng, salad hay súp cà chua cho bữa trưa và mỳ sốt cà chua cho bữa tối. Để kiểm tra khả năng bảo vệ da của thứ quả này, 10 tình nguyện viên được yêu cầu ăn 5 thìa bột cà chua trộn dầu oliu mỗi ngày trong 3 tháng. 10 người khác thì ăn dầu oliu hằng ngày nhưng không có bột cà chua. Kết quả cho thấy những người ăn cà chua có làn da được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời tốt hơn 30%. Cà chua cũng thúc đẩy sự sản xuất collagen giúp da săn chắc. Ngoài ra, thứ quả này cũng bảo vệ mitochondria - thành phần tế bào biến thức ăn thành năng lượng, đồng thời cải thiện sức khỏe da và chống lão hóa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định cà chua không thể thay thế kem chống nắng, nhưng nó sẽ là một biện pháp bổ sung hiệu quả. Hoàng Thiện Quán May - Sức khỏe - Mướp đắng vị thuốc chống ung thư Ngày đăng: 5/24/2011 Các nhà khoa học đã phát hiện trong mướp đắng có một loại protein hoạt tính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt, trúng nắng, kiết lỵ, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt. Dưới đây là một số bài thuốc từ mướp đắng: - Mụn nhọt, rôm sẩy: Dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ hết rôm sẩy và mụn nhọt. - Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng một lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. - Tiểu đường: Lấy lá mướp đắng đun lấy nước, nước này có tác dụng hạ nhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, từ mướp đắng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như: Mướp đắng nhồi nhân đậu hũ với nấm mèo, mướp đắng xào. Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nhịn ăn sáng khiến bạn chóng già và mắc bệnh Ngày đăng: 5/23/2011 Nhiều người do thói quen ngủ dậy muộn mà xem nhẹ bỏ qua bữa sáng. Điều này rất nguy hại cho cơ thể, đặc biệt là với những người trẻ, đang hoàn thiện não bộ và thể lực. Dưới đây là 6 nguy cơ do thói quen này gây ra: 1. Dinh dưỡng mất cân bằng, sức đề kháng thấp Nếu bạn không có thói quen ăn sáng, chắc chắn nguồn năng lượng bạn nạp vào cơ thể không đủ cho hoạt động thường ngày. Bạn đừng cho rằng mình có thể bổ sung vào bữa trưa hoặc tối. Nếu buổi sáng không có gì vào bụng, đến khoảng 9h đến 10 h trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, hạ huyết áp gây tổn hại nghiêm trọng đến ruột và dạ dày. Hệ thống tiêu hoá bị tổn thương, như vậy năng lực miễn dịch và sức đề kháng của toàn bộ cơ thể bị thoái hoá, giảm nghiêm trọng. 2. Mắc bệnh kết sỏi ở ruột Nếu không ăn sáng, dạ dày không có gì để co bóp trong khi vẫn tiết ra nhiều dịch vị, bạn sẽ rất dễ mắc bệnh niêm mạc dạ dày. Đồng thời những chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi. Theo một vài kết quả điều tra, phụ nữ ở độ tuổi 20- 35 rất dễ mắc căn bệnh này, trong đó 80 đến 90% là những người không có thói quen ăn sáng. 3. Nghẽn mạch máu So với những người thường xuyên ăn sáng thì những người không có thói quen này có nguy cơ bị nghẽn mạch máu cao hơn. 4. Béo phì Chỉ vì không ăn sáng nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng cần thiết. Đặc biệt là buổi tối sau khi ăn xong không lâu bạn đã đi ngủ mà không hoạt động gì nhiều nên không kịp tiêu hoá thức ăn, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại càng nhiều, và dĩ nhiên sẽ làm cho bạn mắc bệnh béo phì. 5. Nhanh già Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất, là ở vùng mắt và mặt. 6. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và hiệu suất làm việc Mức độ hoạt động của não bộ có cao hay không là tuỳ thuộc nhiều vào buổi sáng bạn có ăn sáng hay không và ăn những gì. Không ăn sáng không những không đủ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mà còn ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc, bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc. Quán May - Sức khỏe - 10 món ăn tốt cho tim Ngày đăng: 5/23/2011 Tim là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tim không khoẻ là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh cho cơ thể. Hãy ưu tiên những thực phẩm dưới đây trong những bữa ăn hàng ngày để có trái tim khoẻ mạnh. 1. Hạnh đào Đối với người lớn, ăn khoảng 300g hạnh đào mỗi ngày có thể giúp giảm tới 13 - 20% mỡ máu. Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Toronto ( Canada), tác dụng của loại quả này tốt hơn cả một số loại thuốc. Hạnh đào là một loại quả khô giàu năng lượng. Nó đặc biệt tốt cho tim vì trong thành phần của nó có rất nhiều vitamin E - một chất chống oxy hoá giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra hạnh đào còn chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng. Bạn có thể ăn sôcôla chứa hạnh đào, cho hạnh đào khô vào sữa chua… 2. Dầu ô lưu Loại dầu này rất giàu mỡ chưa bão hoà, đặc biệt tốt cho các thành mạch. Thay thế các loại mỡ bão hòa (bơ, phô mai, mỡ động vật…) bằng dầu ôliu sẽ giúp giảm cholesterol xấu trong máu. Loại mỡ chưa bão hoà này còn có trong quả bơ và hạt dẻ. Nhưng chỉ với dầu ô lưu cơ thể chúng ta còn được cung cấp chất polyphenol - chất giúp ngăn cản cholesterol thâm nhập vào thành mạch máu. 3. Sữa chua tự nhiên Theo một vài nghiên cứu của Mỹ, những người có chế độ dinh dưỡng cân bằng canxi và kali sẽ phòng được bệnh huyết áp cao. Những chất này có rất nhiều trong sữa chua tự nhiên. Hãy ăn sữa chua hằng ngày vào các bữa ăn sáng hoặc tráng miệng. Ăn sữa chua thay vì bánh ga tô, mứt… sau bữa ăn chính còn giúp bạn giảm cân hiệu quả. 4. Cam Cam rất ngon và mát. Hơn thế nữa mỗi quả cam trung bình chỉ cung cấp cho bạn 65 calo. Vậy bạn có thể ăn nhiều cam mà không sợ tăng cân. Cam chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất pectin do đó nó có tác dụng làm giảm cơn đói và kiểm soát tỷ lệ cholesterol trong máu. Bạn có thể bổ cam thành 6 hoặc 8 miếng để ăn tráng miệng sau bữa ăn. Ngoài ra, vào mùa hè, bạn có thể uống nước cam cả ngày để giải nhiệt. 5. Quả seri Quả seri rất giàu các chất antôxian - chất chống ô xy hoá cho phép trung hoà các enzym được tạo nên bởi những những mảng bám gây nên bệnh xơ vữa động mạch. Seri tươi hay được sấy khô đều có tác dụng như nhau do đó bạn có thể ăn seri quanh năm mà không cần phải đợi tới mùa. Bạn có thể làm sữa chua, bánh, kem… với loại quả tuyệt vời này. 6. Tỏi Tỏi có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Để tận dụng hết được tác dụng của loại gia vị này, các nhà khoa học khuyên chúng ta hãy ăn nhiều tỏi mỗi ngày (ăn cả nhánh hoặc nước ép tỏi). Người Việt Nam ta chế biến nhiều món ăn với tỏi vì tỏi có mùi thơm và được coi như một vị thuốc. Hãy ướp thịt xào rau… với tỏi để thêm hương vị cho món ăn và cũng là để bảo vệ sức khoẻ của bạn. 7. Cà rốt Theo một nghiên cứu của trường đại học Harvard - Mỹ, mỗi ngày uống 1/2 chén nước của một loại rau hoặc củ có mầu sẫm hoặc mầu da cam như cà rốt sẽ giảm được 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo họ, trong thành phần của cà rốt tập trung rất nhiều các chất chống oxy hoá của thực vật do đó nó mang lại cho chúng ta hiệu quả trên. Sử dụng nhiều cà rốt trong chế biến món ăn không những tốt cho sức khoẻ mà còn giúp món ăn của bạn có mầu sắc bắt mắt. 8. Thịt thăn lợn: Những người thường xuyên ăn loại thịt rất giầu protein này có cơ hội đốt cháy được gấp 2 lần năng lượng dự trữ trong cơ thể. Do đó, có thể nói loại thịt này giúp chúng ta giảm cân và đặc biệt tốt cho tim. Chỉ với 122 calo/30g thịt, đây là một nguồn protein thực vật không béo tuyệt vời cho cơ thể chúng ta. Thịt thăn dùng chế biến được rất nhiều món ăn hàng ngày, còn do dự gì nữa, bạn hãy sử dụng nhiều loại thịt này trong khẩu phần ăn. 9. Cá hồi Cá hồi là nguồn Omêga-3 tuyệt vời cho sức khoẻ chúng ta. Ngoài tác dụng chống viêm, omêga-3 còn có tác dụng trong phòng chống bệnh tim mạch và giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Với cá hồi, bạn có thể thưởng thức món gỏi cá tuyệt diệu. Ngoài ra bạn cũng có thể chế biết cá hồi với các loại thực phẩm khác. 10. Đậu đen Rất ít loại rau giàu chất magiê như đậu đen. Người lớn không được cung cấp đủ khoáng chất này hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 2 lần. Theo một nghiên cứu của Mỹ, 1 chén nước đậu đen cung cấp 120mg magiê (nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành là 320mg). Món chè đậu đen đặc biệt được ưa thích vào mùa hè. Bạn hãy nấu món ăn bổ dưỡng này cho cả nhà ăn vào mùa hè nhé. Quán May - Sức khỏe - Công dụng của mồng tơi Ngày đăng: 5/23/2011 Không chỉ là thực phẩm lý tưởng cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi: Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mồng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần. Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt. Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50 - 100g, móng chân giò vài cái, hầm với nước có ít rượu ăn với cơm hằng ngày. Tráng dương, chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi thứ một nắm, một bộ lòng gà hay vịt, nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm, tuần vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn. Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng. Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu. Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón. Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật. Quán May - Sức khỏe - Tỏi - vị thuốc quý trong điều trị bệnh lý đại tràng, tim mạch và hô hấp Ngày đăng: 5/24/2011 Tỏi là một loại gia vị rất quý và phổ biến, thành phần chứa chất kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh đại tràng mạn tính, các bệnh tim mạch như: Vữa xơ động mạch, huyết áp cao, suy tim giai đoạn đầu, các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh về ngoại khoa. TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ Tỏi có tên khoa học là Allium sativum-L. Tỏi là giống cây thảo, sống quanh năm, cũng có thể được trồng theo từng thời vụ ở những vườn rau quả trong kinh tế phụ ở nông thôn. Lá hình dài không có cuống. Hoa màu trắng hoặc hơi hồng. Quả nang có 3 ngăn dùng làm gia vị. Tỏi chứa nhiều hợp chất như các muối khoáng protein và oligopeptit, fructosan, glycozit furostanol (protoeru-bozit B), nhiều vitamin, phospho lipid. Ngoài ra còn có một ít tinh dầu và iod (100kg tỏi khô cho ta 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, một hợp chất sulfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh ở vùng đại tràng. Tỏi khô tốt hơn tỏi tươi, có thể dùng toàn bộ cây tỏi, lá để ăn sống, củ dùng làm gia vị và làm thuốc, rễ tỏi rửa sạch có thể xào ăn và muối dưa. TÁC DỤNG TRỊ LIỆU Tỏi có tác dụng điều trị rất tốt cho các bệnh đường ruột như lỵ amip, vi trùng Streptococcus, Staphylococcus, thương hàn và phó thương hàn, tả, trực khuẩn E. coli Ðặc biệt rất tốt với nấm Candida albicans. Chúng tôi đã dùng tỏi khô sống giã nhỏ, lọc lấy nước để thụt hậu môn, sau thụt sạch phân cho những bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính, trước đó họ đã điều trị bằng nhiều loại kháng sinh tân dược nội ngoại. Dùng theo công thức: 10-15g tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ cho vào 100-150ml nước lọc, mỗi ngày thụt 1 lần vào lúc 21h, điều trị 5-7 ngày, sau điều trị bệnh nhân có kết quả tốt (Phương pháp điều trị này đã được áp dụng tại khoa nội 2 VQY 4 - QK IV từ năm 1963), đến nay vẫn dùng tốt, có thể uống hoặc luộc ăn thêm 5g, 6g tỏi trong ngày. Với bệnh lý tim mạch: Người bị cao huyết áp ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi với tỷ lệ 1/5 dung dịch cồn 600, chia 2, 3 lần uống trong ngày (Phải thường xuyên đo huyết áp khi uống rượu cồn tỏi, vì uống quá liều huyết áp có thể sẽ tăng lên). Ăn tỏi sống khô thường xuyên trong các bữa cơm sẽ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol-lipid máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm phế quản mạn tính, cơn ho gà, hạch ở phổi, làm tiêu đờm. Trong suy tim giai đoạn đầu: Dùng tỏi khô 15-20g luộc chín ăn hàng ngày. Dung dịch nước tỏi khô 10-15% dùng để chữa các vết thương có mủ. Chữa giun kim bằng cách thụt nước tỏi với lòng đỏ trứng gà 1 hoặc 2 lần sẽ sạch giun. Phụ nữ có thai, người bị viêm răng hàm mặt, đau mắt không nên dùng.! Quán May - Sức khỏe - Công dụng tuyệt vời từ súp lơ xanh Ngày đăng: 5/23/2011 Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một tác dụng mới nhất của súp lơ xanh là nó có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh ung thư dạ dày. Còn thực đơn của nhóm thứ hai là một loại cải khác không có chứa chất sulforaphane chống oxy hóa. Sau 2 tháng, những người bệnh này không có dấu hiệu suy giảm trùng xoắn mà tình trạng bệnh còn nặng thêm. Theo các nhà khoa học, trong súp lơ xanh có chứa một lượng sulforaphane - chất chống oxy hóa đáng kể. Khi cơ thể được cung cấp chất này thường xuyên sẽ có tác dụng chống ung thư dạ dày. Thí nghiệm này đã cho thấy tác dụng của ulforaphane chống oxy hóa đối với việc phòng chống ung thư dạ dày, nhưng họ vẫn cần những nghiên cứu quy mô hơn để hiểu rõ về tác dụng của chất này đối với các khuẩn mang mầm bệnh và các tế bào ung thư. Trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng về một lợi ích thiết thực của súp lơ xanh đối với việc điều trị bệnh ung thư dạ dày. Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày. Nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới do liên quan đến việc hút thuốc lá. Những người ăn nhiều thức ăn nướng, hun khói, tẩm gia vị nhiều dễ bị ung thư dạ dày. Ngoài ra, ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mãn tính vì nhiễm vi trùng xoắn Helicobacter pylori (từ môi trường xâm nhập vào cơ thể, chủ yếu là khi ăn uống). Các nhà nghiên cứu đã chia những bệnh nhân bị nhiễm độc trùng xoắn thành hai nhóm với hai thực đơn khác nhau. Trong thực đơn của nhóm thứ nhất có 70gr súp lơ xanh mỗi ngày. Sau 2 tháng, tình trạng nhiễm trùng Helicobacter pylori giảm đi đáng kể và bị tái nhiễm khi người bệnh ngừng ăn loại rau này mỗi ngày. Hoàng Thiện Quán May - Sức khỏe - bài thuốc từ cây ngải cứu Ngày đăng: 5/23/2011 Cây ngải cứu rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Song có rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như các món ăn từ ngải cứu, bạn đã biết chưa? Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát. Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết Món ăn với ngải cứu - Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh ). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng. - Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín. - Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ. - Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu : lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày. Ngải cứu chữa bệnh - Làm điếu ngải : lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Có thể dùng điếu ngải theo mấy cách sau : - Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu. - Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát). - Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt. Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn. - Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. -Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe. -Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng. -Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất. Quán May - Sức khỏe - Đàn ông ăn nhiều trứng sẽ giảm thọ Ngày đăng: 5/23/2011 Đàn ông tuổi trung niên không nên ăn quá 6 quả trứng một tuần, đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường khi ăn trứng sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn. Một nghiên cứu mới đây do nhóm nghiên cứu thuộc trường Y khoa Harvard tại Boston (Mỹ) tiến hành đã đưa ra kết luận về những tác hại từ việc ăn nhiều trứng đối với sức khoẻ đàn ông. Trứng thường được nói đến như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ ra, việc ăn quá nhiều chất bổ béo này lại gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường. Đàn ông trong độ tuổi trung niên được khuyên chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng 1 tuần. Trong lòng đỏ trứng chứa một hàm lượng lớn cholesterol - nguyên nhân chính làm tắc nghẽn động mạch và gia tăng nguy cơ của bệnh tim và đột quỵ. Những người đàn ông trung tuổi nếu ăn từ 7 quả trứng hoặc hơn mỗi tuần dễ bị chết sớm. Còn nếu họ bị mắc bệnh tiểu đường thì ăn số lượng trứng bao nhiêu cũng có nguy cơ giảm thọ. Tiến sĩ Luc Djousse và Michael Gaziano cho biết: Nam giới không bị bệnh tiểu đường có thể ăn tối đa 6 quả trứng mỗi tuần và không phải lo về các vấn đề sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu vượt qua giới hạn thì lại là rắc rối lớn. Chỉ cần ăn hơn 7 quả trứng mỗi tuần là đã làm thêm 23% khả năng chết sớm ở nam giới. Những người mắc bệnh tiểu đường thì tốt nhất không nên ăn trứng. Theo dõi những người đàn ông có thói quen ăn nhiều trứng còn chỉ ra họ chóng già, béo, thích uống rượu, hút thuốc lá, đồng thời ít vận động thể dục. Quán May - Sức khỏe - Cà chua và rau cải rất tốt cho đàn ông Ngày đăng: 5/23/2011 Các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) mới công bố danh sách thực phẩm có ích cho sức khoẻ của quý ông. Đứng đầu là cà chua và rau cải, có tác dụng phòng chống bệnh ở đường tiết niệu. [...]... thả rông trên đồng cỏ theo tập quán vốn có lâu đời Phần lớn, những người nông dân không chú ý đến việc ngừa bệnh và mầm bệnh đó chuyền sang người khi chúng ta lấy thịt chúng làm thực phẩm Trứng và gia cầm Tốt: Nếu thích ăn trứng và cơ thể bạn cũng không thừa cholesterol thì vẫn có thể ăn trứng mỗi ngày Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe cho quả tim của mình, các bạn không nên ăn trứng thường xuyên mà... thiếu máu… Chữa bệnh bằng vỏ trứng gà: Người ta vẫn dùng vỏ trứng gà, nhất là trứng được ấp sau khi đã nở thành gà con để chữa bệnh Bạn lấy 50-100g vỏ trứng rửa sạch, bóp nát, cho vào ấm Sau đó đổ từ 3-5 bát nước, đun khoảng 1-2 tiếng trên lửa liu riu Lấy nước để uống Dùng chữa sốt cao, sốt nóng, mê sảng Quán May - Sức khỏe - Nấu rau ngót với gì tốt nhất cho sức khỏe ? Ngày đăng: 5/23/2011 Rau ngót có... trước đến nay được người dân dùng làm thuốc điều trị một số bệnh với các cách dùng được mô tả như sau: - Trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ con: Dùng một nắm lá rau bồ ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng để rơ nước này lên lưỡi, lợi, miệng của người bệnh - Trị tưa lưỡi cho người lớn: Dùng nước... chóng mà còn rất tốt cho làn da Vì thế, nên uống sữa tươi vào mỗi buổi sáng và ăn sữa chua sau bữa ăn chính để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn Bài thuốc bổ từ trứng gà Ngày đăng: 5/23/2011 Trứng gà là món ăn bổ dưỡng, có tác dụng lớn với những người đang trong tình trạng suy yếu về sức khỏe Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trứng gà có tới 8 loại a-xít amin cần thiết cho cơ thể mà trong gạo... cơ tim Ngay cả khi bạn cho thêm sữa vào trà thì điều đó cũng không làm giảm tác động có ích của trà Bác sỹ dinh dưỡng người Anh, Carrie Ruxton, thành viên của một tổ chức chuyên nghiên cứu về trà còn cho biết thêm: “Cũng có một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng: những người phụ nữ cao tuổi bị giòn xương, khi uống nhiều hơn bốn cốc trà một ngày đều đã tự làm cho xương của mình chắc khỏe hơn “Rõ ràng là sẽ... tiêu chảy, thổ tả, có tác dụng sát vi khuẩn Ở Trung Quốc, hạt tiêu được chế thành cao dán để chữa hen Người Ấn Độ dùng tiêu để chữa dịch tả, tăng cường sức khỏe cho cơ thể yếu mệt sau khi sốt và phòng tái phát bệnh sốt rét Người Indonesia dùng tiêu làm thành phần của một số loại thuốc bổ, thuốc giảm đau cho phụ nữ sau đẻ Còn ở Nepan, tiêu được phối hợp với nhiều vị khác để làm thuốc chữa cảm lạnh, cảm... một ngày” để có một sức khỏe tốt hơn Những kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh sẽ được công bố trên tờ thông tin của hiệp hội dinh dưỡng Anh vào tháng tới Hoàng Thiện Quán May - Sức khỏe - Những thực phẩm không nên ăn khi đói? Ngày đăng: 5/24/2011 Bạn sẽ làm gì khi cơn đói đang “ập đến”? Bạn sẽ “măm” tất cả những gì có thể? Tuy nhiên, bạn cũng cần biết, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể vào lúc... hoặc lọc Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút; trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3 liều người lớn Ngoài ra, hạt chanh vừa tách khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra thành một dung dịch đặc nhầy, thêm đường, uống một lần trong ngày, chữa táo bón Quan May - Suc khoe - Ăn cho đúng, ăn cho đủ Ngày đăng: 5/23/2011 Người phương... - Sức khỏe - 4 cốc trà một ngày giúp ngừa chứng nhồi máu cơ tim Ngày đăng: 5/23/2011 Chất chống oxy hóa có trong trà có tác động tốt tới quá trình hóa sinh của cơ thể con người Vì vậy, uống ít nhất bốn cốc trà một ngày sẽ rất tốt đặc biệt, giúp ngăn ngừa chứng nhồi máu cơ tim Những chất oxy hóa có trong trà, hay còn được gọi là những polyphenon, sẽ tác động tới quán trình hóa sinh của cơ thể con người, ... mềm phân nên giúp đại tiện thông Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, trợ giúp tiêu hóa 2 Mướp đắng: Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT , đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng . khuyên mọi người nên ăn 2 bữa có cà chua mỗi ngày để thu được lợi ích tối đa. Thực đơn có thể bao gồm một cốc nước cà chua cho bữa sáng, salad hay súp cà chua cho bữa trưa và mỳ sốt cà chua cho. thai. -Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe. -Trị. thể dục. Quán May - Sức khỏe - Cà chua và rau cải rất tốt cho đàn ông Ngày đăng: 5/23/2011 Các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) mới công bố danh sách thực phẩm có ích cho sức khoẻ của quý

Ngày đăng: 25/10/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Khoai lang - một vị thuốc quý

    • Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...

    • Tác dụng chữa bệnh của hạt tiêu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan