NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ELEARNING VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN SCORM

24 755 1
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ELEARNING VÀ XÂY DỰNG  THỬ NGHIỆM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN SCORM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ELEARNING VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN SCORM CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ELEARNING CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC HỆ THỐNG ELEARNING CHƯƠNG III: CÁC CHUẨN TRONG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ELEARNING VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BÀI GIẢNG “TIN HỌC 10”

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VŨ THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO E-LEARNING VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN SCORM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2013 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ HỮU LẬP Phản biện 1: ……………………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng của thời đại hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc cũng như chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Các ứng dụng của công nghệ thông tin đang ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng. Phát triển công nghệ thông tin là mục tiêu của hầu hết các quốc gia, các ngành nghề k ỹ thuật, kinh tế, văn hóa xã hội và từng cá nhân. Hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay đang là hệ thống đào tạo truyền thống “Thầy- Trò”, “Giáo viên- Lớp học- Học viên”, trong khi đó các nước tiên tiến trên thế giới ngoài hình thức giáo dục truyền thống phương pháp giáo dục điện tử, giáo dục qua mạng được phát triển mạnh mẽ. Phương pháp đào tạo E-Learning tạ o cho người học có thể hoàn toàn chủ động về thời gian và địa điểm, nội dung học tập và tạo ra cơ hội học tập suốt đời. Mặc dù con người là nhân tố chính, nhưng để có một lực lượng “nhân tố chính” với trình độ tri thức cao, thì công nghệ đào tạo lại là yếu tố then chốt và trọng điểm. E-Learning hiện đang là một giải pháp hàng đầu cho mục tỉ êu đào tạo nhanh chóng và hiệu quả. Giải pháp E-Learning đã giải quyết được một số vấn đề khó khăn cơ bản so với các phương pháp giáo dục truyền thống như: sự thuận tiện, tính trực quan sinh động của bài giảng, giải quyết được vấn đề khan hiếm tài nguyên phục vụ cho giáo dục. Trong những năm qua chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là yêu cầu các nhà tr ường tích cực triển khai đào tạo E-Learning. Đây cũng là hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục của Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Xuất phát từ lý do trên, học viên chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO E-LEARNING VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO CHUẨN SCORM” mong rằng rằng sau khi thực hiệ n đề tài của luận văn, học viên có thể trang bị cho mình những kiến thức nền tảng nhất phục vụ phát triển đào tạo E-Learning trong Nhà trường nơi học viên đang công tác. Luận văn sẽ trình bày các vấn đề trên qua 3 chương. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN E-LEARNING CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING CHƯƠNG III: CÁC CHUẨN TRONG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BÀI GI ẢNG “TIN HỌC 10” 2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN E-LEARNING 1.1 Lịch sử phát triển và khái niệm về E-Learning 1.1.1 Lịch sử phát triển của E-Learning Thuật ngữ E-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đ ào tạo của các nước trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… Gắn với sự phát triển của công ngh ệ thông tin và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ như sau : - Trước năm: 1983: Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ. - Giai đ oạn: 1984 - 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra các bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (Computer Based Training). Bài học được phân phối đến người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũ ng có thể mua và tự học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế. - Giai đoạn: 1994 – 1999: Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: E-mail, Web, Trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở lên phổ d ụng đã làm thay 3 đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT, qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ Web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. - Giai đoạn: 2000 – nay: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và bă ng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web, giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Càng ngày công nghệ Web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trườ ng học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ 2 của E-Learning, và hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn của làn sóng này. 1.1.2 Khái niệm về E-Learning Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-Learning , dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất. E-Learning (electronic learning: Học điện tử): - E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. - E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặc quản lý sử dụng nhi ều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục. - Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) - Việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và họ c tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân… 1.2.2 Những đặc điểm chính của E-Learning - Tính cá nhân: Các lĩnh vực học được tùy biến cho 1 công ty, một cửa hàng, hoặc thậm chí cho một cá nhân học viên. 4 - Tính tương tác: Có thể sử dụng những tính năng được support như forums online chat với giáo viên - Đúng thời điểm (just- in- time): Những chủ đề được đưa ra khi mà học viên thực sự cần những kiến thức đó, trong khi việc học truyền thống thì họ có thể nhận được những kiến thức này quá muộn. - Hiện tại (Current): Nội dung học được cập nhật một cách d ễ dàng, do đó những nguyên liệu phương tiện mới và các chương trình mới cũng được nâng cấp một cách dễ dàng. - Người làm trung tâm (User-centric): Tập trung vào những nhu cầu của người học, thay cho việc tập trung vào khả năng của giáo viên. 1.3 So sánh phương pháp học tập truyền thống và E-Learning 1.3.1 Phương pháp học tập truyền thống Mô hình học tập truyền thống là một hình thức thụ động lấy việc dạy (người dạy) làm trung tâm và người học thụ động tiếp thu những kiến thức người dạy truyền đạt. Người dạy là chủ thể, là trung tâm truyền đạt, áp đặt các kiến thức có sẵn từ bên ngoài vào cho người học. Như vậy, người dạy truyền đạt kiến thức trực tiếp, mộ t chiều cho người học bằng những phương tiện thích hợp. Người dạy khởi xướng và có trách nhiệm truyền đạt tri thức và là người trung gian cần thiết giữa trò và tri thức. Có thể sơ đồ hóa mối quan hệ giữa ba thành tố người dạy - người học – tri thức như sau: Trong đó: - Người dạy: Là chủ thể, là trung tâm của quá trình - Tri thức: Ghi nhớ, lặp lại, thuộc lòng - Người họ c: Thụ động tiếp thu Một mô hình đào tạo truyền thống thường gộp tập các thành phần cơ sở sau: Các khóa học, các lớp, các tòa nhà, các bài giảng, các giáo viên, các học sinh và những người quản trị. 1.3.2 Phương pháp học tập E-Learning Sự phát triển của các hình thức dạy học từ xa gắn liền với sự phát triển các công nghệ điện tử với các phương tiện như thư tín, phát thanh, truyền hình, máy tính, trong các dạng đào tạo từ xa sử dụng công nghệ nêu trên, đào tạo từ xa sử dụng máy tính đang chiếm một vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Cách hình thức dạy học từ xa sử dụng máy tính bao gồ m: 5 - Computer- Based- Training (CBT): Là hình thức đào tạo độc lập, không kết nối mạng. Do đó không có những giáo viên tiếp tương tác với thế giới bên ngoài trong quá trình đào tạo. - Online learning/training: Đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện tương tác giữa người học với nhau, giữa người học với giáo viên. - E-Learning: Là một khái niệm mới chỉ hình thức đào tạo áp dụng kết hợp các tiến bộ công nghệ, cung cấp cho người tham gia một tập hợp các hình thức đào tạo phong phú như Computer- based, Web- based Training, Virtual classrooms (Lớp học ảo) và Digital Collaboration (như tivi, video player, CD, Projector, ) Các dịch vụ đào tạo trong E-Learning hoạt động theo 2 cơ chế cơ bản. - Đồng bộ (Synchronous): Hành vi đồng bộ là hành vi diễn ra trong thời gian thực (real- time event hoặc live- event) tức là các tương tác được những người tham gia thực hiện trong thời gian thực: Chẳng hạn, các hành vi như Chat (sử dụng các ứ ng dụng cho phép trao đổi thông điệp trong thời gian thực), sử dụng ứng dụng bảng trắng (Whiteboard- ứng dụng cho phép những người tham gia có thể trực tiếp cùng vẽ/viết) hay hội thảo Audio-Video đều là các hành vi đồng bộ. Như vậy cơ chế đồng bộ mô phỏng theo một lớp học truyền thống học sinh và giáo viên làm việc với nhau qua mạng thông qua truyền nhận tức thời hình ảnh, âm thanh và vă n bản. - Bất đồng bộ (Asynchronous): Các tương tác do mọi người tham gia sẽ được thực hiện các thời điểm rời rạc. Học sinh có thể học bất cứ lúc nào, nội dung là các bài giảng đã được giáo viên soạn trước hoặc thu lại từ các buổi giảng, giáo viên giao tiếp với nhau hoặc với giáo viên chủ yếu bằng thư điện tử, bảng tin, (Forum hay Bulletin- board). 1.3.3 So sánh phương pháp học tập truyền thống và E-Learning E- Learning khác với đào tạo truyền thống ở những điểm sau: - Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: Một khóa học E-Learning được chuyển tải qua một máy tính tới cho người học, điều nay cho phép các học sinh có thể linh hoạt lựa chọn khóa học từ một máy tính để bàn hoặc từ một máy tính xách tay với một modem di động chạy pin trên một bãi biển. - Tính linh hoạt: Một khóa học E-Learning đượ c phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể lựa chọn, tham gia khóa học tùy theo hoàn cảnh của mình. 6 - Truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học sinh lựa chọn phần bài giảng, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học sinh tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến. 1.3.4 Lớp học truyền thống và lớp học E-Learning So sánh đặc điểm lớp học truyển thống và lớp học E-Learning được thể hiện ở bảng sau: Yếu tố liên quan Lớp học truyền thống Lớp học E-Learning Lớp học Phải có phòng học, không gian và kích thước phòng giới hạn. Lớp học phải đồng bộ, cách học cũng phải đồng bộ. Không gian lớp học không giới hạn. Học ở mọi lúc, mọi nơi Số lượng Có giới hạn, phải đến lớp, học ở một giờ nhất định, trực tiếp lên lớp. Không giới hạn, không phải trực tiếp đến lớp. 1.4 Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning 1.4.1 E-Learning trên thế giới Tại những nước phát triển, E-Learning đã trở nên rất phổ biến với số lượng ngày càng tăng các khóa học trực tuyến qua các phương tiện truyền thông và mạng Internet. Chỉ riêng ở Mĩ 700 công ty E-Learning và 80% số trường đại học cung cấp các khóa học trực tuyến qua mạng. Canada là nước đầu tiên trên thế giới triển khai thành công mạng SchoolNet nối liền tất cả các trường học và thư viện, tạo tiền đề cho rất nhiều nước khác triển khai có hiệu quả mạng EduNet/SchoolNet phục vụ giáo dục và đào tạo. Có nhiều trung tâm đào tạo trực tuyến tổ chức đào tạo nhiều hệ học với nhiều môn học khác nhau, tại Mĩ khoảng 80% trường ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, có khoảng 35% các chứng chỉ trực tuyến được chính thức công nhận, tại Singapore kho ảng 87% trường ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, tính đến năm 2010 tại Hàn Quốc đã có 15 trường ĐH trực tuyến trên mạng. Hầu như các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có mạng giáo dục điện tử như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, thậm chí có cả mạng ASEAN SchoolNet. Ở đây tập trung các công ty phát triển E-Learning lớn 7 bậc nhất trên thế giới như Saba, ThinQ, Docent, SmartaForce, và cả các tổ chức nghiên cứu chuẩn cho E-Learning như AICC, ADL, IEEE, IMS. Theo một bản điều tra của tổ chức Human Resource Management Guide USA công bố ở Mỹ khoản đầu tư cho E-Learning trong năm là khoảng 10 tỷ đôla, dự kiến đến năm 2014 nguồn ngân sách này sẽ chiếm 40% ngân sách dành cho giáo dục. 1.4.2 E-Learning ở Việt Nam Còn ở Việt Nam, mấy năm trở lại đây thuật ngữ E-Learning bắt đầu được biết đến. Việc nghiên cứu E-Learning cũng như việc phát triển Internet, đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm đưa CNTT trở thành công cụ hữu ích phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khẳ ng định rằng, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất c ả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin. Học trực tuyến E-Learning là phương pháp học có chi phí thấp, khả năng đem lại cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người ở bất kì địa điểm nào. Chi phí sinh hoạt tại các khu vực thành thị nhỏ thấp hơn nhiều so với tại các thành phố lớn như Hà Nộ i, Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp đào tạo trực tuyến là một giải pháp hữu hiệu để phổ cập giáo dục cho các vùng như vậy. Như vậy, giải pháp đào tạo trực tuyến E-Learning có thể xóa bỏ khoảng cách giữa những người dân sống tại thành phố lớn với những người dân sống tại những vùng khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội về quyề n được học tập. Hiện nay đã có một số hệ thống E-Learning trong nước được triển khai (chủ yếu là của các trường đại học và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo.). Tuy các hệ thống chưa thật sự được ứng dụng rộng rãi nhưng cũng đã đánh dấu sự có mặt và phát triển của E- Learning tại Việt Nam. Giải pháp củ a công ty Trí Nam “Học trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo” đã được triển khai thành công cho một số Bộ, Ngành, tổng công ty lớn và các trường Đại học. Đặc biệt, giải pháp này cũng thành công khi ứng dụng cho việc 8 xây dựng và triển khai trường học trực tuyến dành cho học sinh trên mọi miền đất nước tại địa chỉ trang web http://truongtructuyen.vn 1.5 Kết luận chương Chương I chúng ta hiểu một cách tổng quan về lịch sử và khái niệm E-Learning. Đồng thời hiểu về đặc điểm, phương pháp học tập và tình hình phát triển của E-Learning. [...]... tả thống nhất để tăng khả năng tìm kiếm, không những trên một hệ thống mà còn có thể tìm kiếm trên nhiều hệ thống khác nhau 2.4.3 Nguyên tắc đối với việc xây dựng các bài giảng điện tử Trong môi trường E- Learning, một bài giảng điện tử có chất lượng phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Tài liệu đào tạo có chất lượng cao Người soạn bài giảng phải là giảng viên và chuyên gia giỏi trong lĩnh vực Bài giảng. .. dung bài học từ hệ thống này sang hệ thống khác - Có tính tái sử dung bài học được xây dựng từ những đơn vị nhỏ hơn gọi là các đối tượng nội dung Các đối tượng này được quy định thống nhất để mọi hệ thống đều có thể hiểu được Do đó chúng ta có thể tập hợp các đối tượng nội dung từ các bài học khác nhau để xây dựng một bài học mới 14 - Có khả năng tìm kiếm: nội dung đào tạo phải có cơ chế đánh dấu và. .. dung: Là hệ thống cho phép các nhà tạo nội dung có thể tạo và quản lý nội dung trực tuyến LCMS tạo ra khả năng tái sử dụng nội dung và có khả năng tạo nội dung học theo nhu cầu và khả năng của học viên 11 - LMS (Learning Management System) – Hệ quản trị đào tạo: Là hệ thống cơ bản, không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống E-Learning nào LMS là môi trường triển khai nội dung học đến cho học viên và cũng... yêu cầu: tài liệu đào tạo có chất lượng cao, soạn thảo bởi các nhà hàn lâm hiểu biết về E-Learning, soạn ra bằng cáctiến trình thiết kế, công cụ soạn thảo là công cụ tiên tiến nhất 16 CHƯƠNG III CÁC CHUẨN TRONG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BÀI GIẢNG “TIN HỌC 10” 3.1 Chuẩn trong E-Learning 3.1.1 Định nghĩa chuẩn Trước hết ta phải tìm hiểu thế nào là chuẩn, và so sánh nó với... gian và chi phí 3.1.2 Phân loại chuẩn trong E-Learning Ý tưởng chung trong việc xây dựng chuẩn cho E-Learning là xây dựng cơ chế hoạt động chung cho các hệ thống đào tạo dựa trên cơ sở chia nhỏ nội dung đào tạo thành các đối tượng nội dung có thể chia sẻ và tái sử dụng - Chuẩn mô tả nội dung (Metadata) - Chuẩn đóng gói nội dung (Content Packaging) - Chuẩn trao đổi thông tin (Content Communication) - Chuẩn. .. trình để tạo ra một bài giảng E-Learning đơn giản Sau phần hướng dẫn này chúng ta có thể hiểu thêm được về chức năng của các công cụ, sự tiện lợi và cách sử dụng của chúng, hiểu được quy trình, kỹ thuật công nghệ xây dựng bài giảng điển tử, thử nghiệm bài giảng trên mạng Mong rằng nó giúp đỡ được các bạn trong việc làm bài giảng E-Learning sau này 22 KẾT LUẬN Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thực... cầu cho các hệ thống đào tạo E-Learning Với xu hướng bùng nổ các sản phẩm và hệ thống phục vụ cho E-Learning như hiện nay, việc xác định một chuẩn thống nhất là nhu cầu cấp thiết, SCORM được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu và kiểm tra trong nhiều năm của nhiều hãng và tổ chức có uy tín trong lĩnh vực E-Learning, vì vậy nó có đủ ưu điểm để trở thành là một mô hình chuẩn vững chắc... trợ nhiều khả năng làm việc với hệ thống Người tạo bài giảng có thể lựa chọn sử dụng nhiều công cụ xây dựng bài giảng, với nhiều định dạng tài liệu Giảng viên có thể tương tác với học viên theo nhiều kiểu khác nhau, tùy theo mục đích của mình Tuy nhiên yêu cầu này đôi khi làm cho hệ thống trở nên cồng kềnh, vì vậy luôn phải cân đối giữa tính năng và hiệu quả của hệ thống - Tính hiệu quả (Cost- effectiveness):... trao đổi và phân phối, khả năng tái sử dụng đây là những đặc điểm lợi thế của nội dung đào tạo trong E-Learning mà phương pháp học tập truyền thống không có được và nội dung đào tạo trong E-Learning phải tuân thủ theo những quy định chung thống nhất hay các chuẩn gồm các yêu cầu đó là có thể chia sẻ được, có 15 tính tái sử dụng, có khả năng tìm kiếm nguyên tắc xây dựng các bài giảng điện tử gồm các... cứu, thực hiện luận văn, em đã hiểu và nắm bắt được những vấn đề cơ bản nhất về E-Learning như hiểu được lịch sử và khái niêm về E-Learning, so sánh phương pháp học tập truyền thống và E-Learning, tình hình phát triển của hệ thống ELearning, kiến trúc hệ thống E-Learning, tìm hiểu các chuẩn và chuẩn SCORM trong ELearning, sử dụng công cụ ISpring Pro để biên soạn bài giảng về soạn thảo văn bản Microsoft . dàng. - Được soạn ra bằng cách sử dụng các tiến trình thi t kế: Tiến trình thi t kế bài giảng gồm các bước đặc tả, thi t kế tổng thể, thi t kế module, tạo lập module. - Công cụ soạn thảo. E-Learning bao gồm 3 phần chính: - Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thi t bị đầu cuối người dùng (học viên), thi t bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông, - Hạ tầng phần. tìm được các nội dung cần thi t, có trợ giúp kỹ thuật, Đặc biệt quá trình quản trị hệ thống cũng phải đơn giản, không rắc rối. Cần phải có kinh nghiệm tốt trong việc thi t kế đảm bảo tính đơn

Ngày đăng: 24/10/2014, 15:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BIA TOM TAT.pdf

  • tom tat luan van_vu thi hanh.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan