Toàn cầu hoá và yêu cầu đổi mới quản lý tại các NHTM Việt Nam

10 341 0
Toàn cầu hoá và yêu cầu đổi mới quản lý tại các NHTM Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: Toàn cầu hoá và yêu cầu đổi mới quản lý tại các NHTM Việt Nam Toàn cầu hóa được bắt đầu từ thế kỷ 16 cùng với quá trình mở rộng của chủ nghĩa tư bản tại Châu Âu và phát triển nhanh chóng từ cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, toàn cầu hóa có những chuyển biến về chất từ cuối thế kỷ 20 nhờ nỗ lực phục hồi kinh tế sau thế chiến thứ 2 và sự hỗ trợ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, điển hình là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông. Các trung tâm quyền lực và kiểm soát có sự thay đổi và điều chỉnh nhằm thích ứng với tình hình mới, ngay cả các chính phủ cũng phải nhường lại quyền lực quản lý nhà nước và dân tộc cho những phương thức quản lý mới. Nhiều vấn đề phát sinh đã vượt quá tầm kiểm soát của một quốc gia như ô nhiễm môi trường, di cư tự do, các vấn đề xã hội phức tạp và tội phạm quốc tế. Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa ngày càng tăng dần với mức độ hội nhập và mở cửa nền kinh tế theo một trình tự nhất định, đầu tiên 1 là hoạt động đầu tư trực tiếp và sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài, tiếp theo là sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng và cuối cùng là các hoạt động đầu tư gián tiếp. Trong đó, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, tính lỏng và qui mô ngày càng lớn của các giao dịch tài chính, các qui định mang tính cục bộ và rào cản tài chính, thương mại bị bãi bỏ hoặc nới lỏng, đã tác động làm giảm mạnh chi phí vốn, tốc độ chu chuyển luồng vốn và trao đổi thương mại tăng mạnh, tạo nên một mạng lưới tài chính toàn cầu với sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các trung tâm tài chính. Do đó, các nhà đầu tư có thể hoạt động liên tục 24/24 giờ trên phạm vi toàn cầu. Giá trị các giao dịch tài chính ngày càng lớn, những tin tức thị trường mới nhất nhanh chóng lan truyền giữa các châu lục và tạo ra phản ứng dây chuyền trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư trên toàn cầu. Đối với nền kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng và tốc độ chu chuyển các luồng vốn quốc tế đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng gây ra những bất ổn về kinh tế vĩ mô, làm gia tăng giá trị tài sản và gây sức ép lên giá đối với đồng bản tệ. Đối với các nước đang phát triển, luồng vốn vào có tác dụng làm tăng giá trị tài sản tính bằng bản tệ, bùng nổ tín dụng tiêu dùng và các hoạt động đầu cơ, mua bán các doanh nghiệp để thu lợi nhuận, dẫn đến sự mất cân đối về quan hệ tiền - hàng và khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, nếu khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp và không có các công cụ tài 2 chính để trung hoà tiền tệ một cách hiệu quả thì hậu quả thường là lạm phát và suy thoái, gây tổn thất trầm trọng về sau cho nền kinh tế. Đối với hệ thống tài chính, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập tài chính đòi hỏi phải từng bước nới lỏng các quy định quản lý thị trường và hoạt động tài chính - ngân hàng, tiến tới hình thành môi trường pháp lý chung cho mọi tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Từ giác độ kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập làm thay đổi cấu trúc thị trường với sự gia tăng về số lượng và loại hình các tổ chức tài chính nước ngoài, dẫn đến tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích ngân hàng. Điều này cũng góp phần thay đổi quy mô và nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới ra đời, đặc biệt là sự gia tăng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng. Trong đó, phải kể đến sự tăng lên nhanh chóng của các giao dịch ngoại hối và sự phát triển của các dịch vụ thanh toán mới thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như internet, thanh toán trực tuyến, dịch vụ thanh toán tức thời…. Những thay đổi này đòi hỏi công tác thanh tra- giám sát các tổ chức tín dụng cũng phải có sự đổi mới theo. Hội nhập tài chính thường diễn ra đồng thời với cải cách hệ thống ngân hàng trong nước. Các ngân hàng trong nước sẽ có điều kiện tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, có nhiều cơ hội để học hỏi, nâng cao trình độ quản trị, điều hành, tăng vốn điều lệ khi các đối tác nước ngoài tham gia vào các ngân hàng trong nước thông qua việc mua cổ 3 phần. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy việc đổi mới công nghệ và mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại, làm tăng độ sâu của thị trường tài chính, tạo thuận lợi trong việc mở rộng tín dụng, tiếp cận dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tư vấn đầu tư…. Bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập tài chính cũng gây một số khó khăn cho hệ thống ngân hàng trong nước, chủ yếu là do sự phát triển hệ thống thanh toán thông qua việc khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán mới và những công cụ có tính thanh khoản cao như thẻ tín dụng, đặc biệt là sự gia tăng nhu cầu thanh toán bù trừ và tín dụng thấu chi. Sự gia tăng của các hình thức thanh toán và doanh số thanh toán cũng làm tăng mức độ rủi ro trong thanh toán, khi một hay nhiều thành viên trong hệ thống mất khả năng thanh toán sẽ tác động tiêu cực đến toàn hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh nhu cầu thanh toán ngày càng tăng, đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao trình độ quản lý thanh khoản. Rủi ro đối với nền kinh tế cũng tăng lên, do các trung gian tài chính giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thông qua hoạt động huy động vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các khu vực kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, chuyển đổi từ tiền gửi ngắn hạn sang những khoản đầu tư trung và dài hạn, từ tài sản kém thanh khoản sang những tài sản có tính thanh khoản cao hơn. Do cơ sở hạ tầng và thể chế tài chính còn nhiều bất cập, tăng trưởng tín dụng làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém của môi trường kinh tế vĩ mô và của khu vực tài 4 chính, việc gia tăng các tài sản tài chính làm xấu đi danh mục đầu tư của các NHTM. Khủng hoảng tài chính sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn so với nền kinh tế đóng do thị trường phản ứng một cách nhanh chóng trước các tín hiệu của thị trường, một dấu hiệu bất ổn trong nền kinh tế thường dẫn đến khả năng đào thoát các dòng vốn đầu tư, nguy cơ khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn, việc bảo lãnh các ngân hàng sắp phá sản sẽ trở nên khó khăn hơn. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, yếu tố có tác động lớn nhất đến các NHTM Việt Nam là sự thay đổi cấu trúc thị trường với sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là với việc ra đời của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, càng làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các NHTM về công nghệ và sản phẩm dịch vụ. Về công nghệ, trong những năm qua, mặc dù các NHTM Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại, nhưng nhìn chung, công nghệ và kỹ thuật kinh doanh của các NHTM Việt Nam còn lạc hậu, trình độ quản trị điều hành chưa cao, thiếu thông tin thị trường, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, đây là những khó khăn lớn nhất đối với các NHTM Việt Nam trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Ngược lại, hầu hết các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển lâu đời và khoa học công nghệ tiên tiến, nên có ưu thế vượt trội so với các NHTM Việt Nam về công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, v.v. 5 Về sản phẩm dịch vụ, cho đến nay, các NHTM trong nước tuy đã thực hiện được khoảng 300 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính và chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập, thu từ những dịch vụ khác chỉ đạt trên 10%, nhiều mảng dịch vụ quan trọng còn bỏ trống và chưa được quan tâm khai thác. Do khả năng hạn chế trong việc thu thập, khai thác và xử lý thông tin về thị trường và khách hàng, các NHTM Việt Nam thường cho vay với mức tín dụng hạn chế và thiên về cho vay từng lần, từng dự án, dựa trên đơn đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, cầm cố, thủ tục giải ngân rất chặt chẽ với các loại giấy tờ nhiều đến mức không cần thiết, gây lãng phí và làm phiền lòng khách hàng, nhưng đáng buồn là tỉ lệ nợ xấu vẫn rất cao. Trong khi đó, sản phẩm và dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp rất đa dạng, các ngân hàng nước ngoài thường cho vay dựa trên các loại giấy tờ có giá, thương hiệu, uy tín công ty, hoặc có sự bảo lãnh của công ty mẹ, khách hàng của các ngân hàng nước ngoài có độ an toàn cao hơn. Các ngân hàng nước ngoài rất linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm và tiện ích ngân hàng như cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu, tài trợ thương mại, hoạt động cho vay và thu nợ được tiến hành dựa trên kết quả đánh giá tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Các ngân hàng nước ngoài thường cho vay các dự án lớn với khoản tín dụng khá lớn, kế hoạch giải ngân được xem xét trước khi ký hợp đồng tín dụng. Vì thế, 6 hoạt động của ngân hàng nước ngoài có mức độ an toàn cao hơn, nên chi phí thấp hơn, góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động và thu hút lao động có trình độ từ các ngân hàng trong nước. Có thể nói, cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài để cùng tồn tại, hợp tác và phát triển hơn là triệt tiêu lẫn nhau như quan niệm của nhiều người. Vấn đề quan trọng của các NHTM Việt Nam là phòng ngừa rủi ro trước sự tấn công của đầu cơ và các hoạt động tội phạm. Với tỉ trọng khoảng 60% của thương mại quốc tế trong GDP toàn cầu, hoạt động đầu cơ hoàn toàn có cơ sở và đã được cảnh báo trong các báo cáo thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế, cụ thể là đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu và những hoạt động đầu cơ khác tại thị trường Việt Nam thời gian qua, ngay cả thị trường vàng và dầu lửa cũng đang phải hứng chịu sự chi phối của hoạt động đầu cơ quốc tế. Nhờ sự phát triển của dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, các phần mềm đã được nghiên cứu thiết kế để phát triển dịch vụ ngân hàng cung cấp cho các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, chi phí giao dịch và quản lý giảm đáng kể. Công nghệ hiện đại cho phép các NHTM nâng cao trình độ quản lý và chất lượng hoạt động, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và các phòng ban theo hướng mở rộng các loại hình dịch vụ mới cho khách hàng, giảm chi phí quản lý hành chính và hội họp của ban lãnh đạo cũng như toàn ngân hàng. Việc cập nhật, thu thập và xử lý thông tin cho phép các ngân hàng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài 7 sản, đánh giá nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn, tình hình tài chính của ngân hàng và chất lượng khách hàng, làm cơ sở để ban lãnh đạo ngân hàng ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng, có chính sách và giải pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và nội bộ ngân hàng. Tuy nhiên, dịch vụ càng tiện ích thì khả năng bị tấn công càng cao mặc dù các ngân hàng đều sử dụng công nghệ phòng ngừa và mã khóa bảo mật. Trong đó rủi ro thường xảy ra đối với tín dụng mở, máy rút tiền tự động, chuyển tiền điện tử, thanh toán và bảo lãnh cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng ngày có nhiều khoản tiền lớn được chuyển qua mạng điện tử, rủi ro công nghệ có thể phát sinh khi hệ thống công nghệ bị trục trặc kỹ thuật hay nhầm lẫn khi vận hành, nhưng rất ít nhân viên ngân hàng có kiến thức chuyên môn cần thiết, nhất là trong việc giám sát và phát hiện tội phạm. Bên cạnh rủi ro về công nghệ, các ngân hàng cũng cần đề phòng với tình trạng lừa đảo và cướp ngân hàng, hỗ trợ các các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài nhằm phòng ngừa những rủi ro không đáng có mà nguyên nhân là do những bất cẩn của các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng. Trong quá trình toàn cầu hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, rủi ro trong giao dịch kinh doanh tăng cùng với tốc độ phát triển thương mại và du lịch quốc tế, ngoài việc lợi dụng những sơ hở trong ký kết hợp đồng và những trò lừa đảo khác trong kinh doanh, 8 hoạt động trộm cướp và rút tiền ngân hàng cũng có thể được nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều chiêu thức khác nhau. Do nguyên lý của phát minh khoa học và qui trình công nghệ, các phần mềm không thể tránh khỏi sự phá hoại của hacker. Do đó, vẫn cần hoạt động giám sát với cơ chế và phương thức linh hoạt, thậm chí là theo dõi thủ công. Vì vậy, mặc dù có những dự báo cho rằng, sự phát triển của công nghệ thông tin báo hiệu nguy cơ suy tàn của các trung tâm tài chính lớn trên thế giới, nhưng thực tế các trung tâm tài chính đang phát triển rất mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Những bất ổn tài chính trong thời gian qua đã cho thấy, cách thức làm việc quá lệ thuộc vào công nghệ hiện đại cũng chứa đựng nhiều hạn chế và sự tồn tại của các trung tâm tài chính cũng có những ưu điểm riêng, nổi bật là: vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ và tiện nghi, nguồn nhân lực chất lượng cao, hệ thống thông tin hiện đại và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư, chính sách thu nhập thuận lợi và mức độ tham nhũng thấp. Đầu tư công nghệ khá cao, nhưng công nghệ lại lạc hậu rất nhanh do chu kỳ sản phẩm công nghệ bị rút ngắn và công nghệ thay đổi nhanh chóng, dẫn đến sự không tương thích giữa các thế hệ máy ATM (chẳng hạn), thậm chí là lãng phí, nếu doanh thu không đủ bù đắp chi phí triển khai công nghệ thì đầu tư đổi mới công nghệ sẽ làm giảm hiệu quả và nguồn vốn của ngân hàng, hoạt động của ngân hàng sẽ khó khăn hơn, không loại trừ nguy cơ phá sản. Điều này đòi hỏi phải đầu tư đồng bộ 9 và xây dựng hạ tầng công nghệ hoàn chỉnh, nhưng đầu tư thế nào, đầu tư bao nhiêu là bài toán rất khó giải đáp. Các NHTM phải tập trung vào đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công nghệ để có thể nắm bắt được tình hình và xu thế phát triển công nghệ, thành thạo trong việc vận hành, thiết kế và điều chỉnh qui trình công nghệ, đảm bảo cho sự phối hợp thành công giữa các NHTM trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ ngân hàng nhằm tận dụng các thành tựu công nghệ để tiết giảm chi phí, tính toán đầu tư thích đáng để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và ẩn chứa nhiều rủi ro. Coi trọng hoạt động giám sát và theo dõi nhân viên, thực hiện cơ chế kiểm tra chéo và giám sát lẫn nhau, thường xuyên thay đổi mật khẩu và phương thức giám sát nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hoạt động ngân hàng, giảm thiểu nguy cơ ăn cắp dữ liệu và truy cập vào tài khoản chuyển tiền điện tử bất hợp pháp. Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, các NHTM Việt Nam phải đổi mới một cách toàn diện để tận dụng những thành tựu công nghệ mới nhằm tăng tiện ích cho khách hàng, giảm chi phí quản lý và giao dịch, đồng thời có biện pháp kỹ thuật để chủ động phòng ngừa rủi ro, thiết kế hệ thống giám sát hiện đại để có thể ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. 10 . Đề tài: Toàn cầu hoá và yêu cầu đổi mới quản lý tại các NHTM Việt Nam Toàn cầu hóa được bắt đầu từ thế kỷ 16 cùng với quá trình mở rộng của chủ nghĩa tư bản tại Châu Âu và phát triển nhanh. phép các NHTM nâng cao trình độ quản lý và chất lượng hoạt động, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và các phòng ban theo hướng mở rộng các loại hình dịch vụ mới cho khách hàng, giảm chi phí quản lý hành. các NHTM Việt Nam trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Ngược lại, hầu hết các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển lâu đời và

Ngày đăng: 24/10/2014, 08:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan