Ngữ Văn 12 dạy theo chủ đề

10 4.9K 19
Ngữ Văn 12 dạy theo chủ đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

hình tượng quê hương đất nước trong ngư văn 12 dạy theo chủ đề kết hợp nhiều tác phẩm một cách độc đáo, sáng tạo thích hợp phương pháp mới, phát huy khả năng nhận thức của học sinh, giúp học sinh chủ động trong môn học

HÌNH TƯỢNG QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ CA 1945-1975 I GIỚI THIỆU: 1. Bối cảnh XH - QHĐN là nguồn cảm hứng lớn cho VH mọi thời đại và cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca 1945-1975. - Cảm hứng về QHĐN được mỗi nhà thơ cảm nhận từ nhiều gốc độ: ĐN hiện lên trong niềm tự hào về một TQ giàu đẹp, về một dân tộc anh hùng tình nghĩa. ĐN hiện lên trong sự căm giận khi TQ đau thương vì chiến tranh và niềm hân hoan về một ĐN kiên cường bất khuất trong chiến đấu→ tạo nên một hình tượng chung về ĐN. - Tác phẩm: Việt Bắc ( Tố Hữu), Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm), Đất Nước ( Nguyễn Đình Thi), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)… II. NỘI DUNG: 1. Càm hứng về ĐN VN giàu đẹp: a. ĐN được khám phá ở vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên: * Việt Bắc ( Tố Hữu): Đó là bức tranh bốn mùa bình dị, thơ mộng của núi rứng Việt Bắc: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. * Đất Nước của Nguyễn Đình Thi: Đó là cảm xúc của tác giả về một ĐN giàu đẹp. - Vẫn là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc, trong không khí trời trong xanh, gió mát mẻ→ gợi cảm xúc vui tươi hạnh phúc cho tác giả, làm cho tác giả nhớ về mùa thu xưa: Sáng mát trong như sáng năm xưa, Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà nội Những phố dài xao xác hơi may. - Mùa thu Hà Nội ngày xưa đẹp nhưng buồn bởi cuộc chiến lan tràn, nhưng mùa thu ở chiến khu Việt bắc đẹp, vui tươi, giàu sức sống. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giũa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rứng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. * Bên kia Sông Đuống ( Hoàng Cầm): Cảm hứng của tác giả về dòng sông quê hương ngày xưa rất đẹp, rất thơ mộng: “ Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” →Qua những hình ảnh thiên nhiên→ ĐN VN giàu đẹp→ Tự hào cho mỗi người chúng ta b. ĐN được cảm nhận từ những điều cao cả thiêng liêng, thân thuộc và bình dị, gắn liền với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. .Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm). * Tác giả cảm nhận về quá trình hình thành ĐN: ĐN có từ rất lâu đời: “Khi ta lớn lên ĐN đã có rồi.” - ĐN gắn liền với vốn văn hóa dân tộc: “ĐN có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”mẹ thường hay kể.” - ĐN gắn liền với phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Việt: đó là tập tục ăn trầu. “ĐN bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” - ĐN gắn liền với truyền thống yêu nước, đánh giặc: “ ĐN lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc - ĐN gắn với thuần phong mĩ tục của người phụ nữ Việt Nam: Tập tục bới tóc sau đầu “ Tóc mẹ thì bới sau đầu” - ĐN có từ trong lối sống giàu tình nghĩa của cha mẹ, của dân tộc Việt Nam: “ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” - ĐN lớn lên gắn liền với quá trình lao động của dân ta để tạo ra mái nhà che mưa che nắng, tạo ra hạt gạo để nuôi sống con người: “ Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng.” *Tác giả cảm nhận ĐN ở phương diện chiều rộng của không gian địa lí: ĐN là không gian sinh hoạt quen thuộc “ con đường đến trường, là nơi em tắm”, là không gian gắn liền với tình yêu đôi lứa “ là nơi ta hò hẹn, là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nổi nhớ thầm”,ĐN là không gian mênh mông của “núi, sông, rừng biển” là không gian văn hóa của dân ta; Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” *Tác giả cảm nhận ĐN ở phương diện chiều dài của thời gian lịch sử: ĐN là nơi đoạn tụ của dân mình. ĐN là vùng đất lành để chim đậu, vùng đất linh thiêng để giống tiên rồng ở. ĐN có nòi giống con rồng cháu tiên, có mối quan hệ giữa quá khứ- hiện tại –tương lai: Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái.”  Đó là sự cảm nhận mới mẻ của tác giả giả vể ĐN VN. .Đất Nước ( Nguyễn Đình Thi). - ĐN gắn liền với truyền thông yêu nước, chống ngoại xâm của dân ta: “ Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về” - Một đất nước anh hùng, quật khởi” “Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như thác vở bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rủ bùn đứng dậy sáng lòa” Liên hệ bài: Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm) - QH Kinh Bắc với nền nông nghiệp trù phú với làng tranh Đông Hồ truyền thống→ đó là niềm tự hào của nhân dân Kinh Bắc: “ Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” - QH Kinh Bắc với lễ hội truyền thống→ cuộc sống ấm êm, hạnh phúc: “ Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp” c. ĐN được khám phá qua những nét đẹp trong tâm hồn con người.  Việt Bắc ( Tố Hữu): Nổi bật trên nền của bức tranh bốn mùa là hình ảnh của con người Việt Bắc: - Những con người lao động trên nương rẩy, họ thật hùng dũng, uy nghi “ Đèo cao nắng ấm dao gài thắt lưng” - Những người đan nón- họ cần cù, tỉ mỉ, khéo léo “ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” - Những cô gái hái măng giữa rừng nhưng cô không thấy lẻ loi cô đơn vì cô đã hòa nhập hồn mình với bản nhạc rừng vui tươi, sinh động. “ Nhớ cô em gái hái măng một mình” - Người dân Việt Bắc với khúc hát ân tình, thủy chung với Cách mạng. “ Nhớ ai khúc hát ân tình thủy chung” .Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm). Nhấn mạnh tư tưởng cốt lõi “ ĐN của nhân dân”  Đó là những con người đã hóa thân cho dáng hình xứ sớ, làm nên những danh lam thắng cảnh đẹp cho Quê hương ĐN: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho ĐN những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái … Người học trò nghèo góp cho ĐN mình núi Bút, non Nghiêng …… Những người dân nào đã góptên Ôn Đốc, Ông Trang, Bà Đen Bà Điểm.  Khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của ĐN, tác giả nhấn mạnh:  Chính nhân dân là những người chiến đấu, hi sinh để bảo vệ ĐN: - Trong cuộc sống thời bình, họ là những người lao động cần cù chất phác “ Cần cù làm lụng” - Khi có giặc thì họ sẵn sàng tham gia đánh giặc: “ Khi có giặc thì người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” - Và họ đã thầm lặng hi sinh, đã trở thành những chiến sĩ vô danh: “ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước” - Khi ĐN thanh bình, họ trở về quê hương. Từ anh hùng trên mặt trận vũ trang họ trở thành anh hùng trên mặt trận lao động. Họ tạo ra của cải vật chất cũng như tinh thần để truyền lại cho thế hệ mai sau: “ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người đời sau hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có ngoại thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này Đất Nước của nhân dân” Cảm hừng ĐN Việt Nam giàu đẹp, lịch sử VN vẻ vang→ Lòng tự hào dân tộc 2. Cảm hứng về Đất Nươc đau thương: a. Nỗi đau thương được thể hiện gián tiếp qua sự khó khă, gian khổ trong cuộc chiến đấu:  Việt Bắc ( Tố Hữu): - Nỗi khó khăn vất vả ở chiến khu Việt bắc những ngày đầu của cuộc cách mạng: “ Mình đi có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù. Mình về có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai. → Cuộc kháng chiến đầy khó khăn vất vả về thời tiết, vật chất thiếu thốn. Càng gian khổ ta càng căm thù “mối thù nặng vai” cụ thể hóa mối thù. - Những cay đắng ngọt bùi trong tình quân dân giản dị, ấm áp; Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ săn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng. →Tình quân dân cùng chia sẻ những ngọt bùi đắng cay trong hoàn cảnh gian nan thiếu thốn. - Sự gian khổ khi đánh giặc nơi rừng thiêng, nước độc Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. b. Nỗi đau xót trước cảnh quê hương bị tàn phá .Đất Nước ( Nguyễn Đình Thi): ĐN đầy đau thương, chết chóc đã thúc đẩy con người ra đi giết giặc cứu nước: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bổng bồn chồ nhớ mắt người yêu” → Cảnh quê hương màu mở trù phú nay còn đâu vì kẻ thù đến giày xéo ĐN làm ĐN tan hoang, đổ máu vì chiến tranh→ gây lòng căm thù giặc trong nhân dân quyết chí đứng lên đánh giặc ngoại xâm. . Dọn về làng ( Nông Quốc Chấn):Nồi thông khổ của nhân dân trong cảnh chạy giặc. - Cuộc sống yên bình, những sinh hoạt truyền thồng của người dân bị đảo lộn: “Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy Chạy hết núi khe, cay đắng đú mùi” - Giặc đến gây cảnh tan hoang , nhà cửa bị đốt cháy: “Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng, Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi” - Cả gia đình phải bồng bế dắt nhau chạy giặc: “Mẹ địu con chạy tót lên rừng, Lần đi trứơc, mẹ vẫy con sau lưng Tay dắt bà, vai đeo đầy tay nải Bà bị lòa mắt không biết lối bước đi” -Giặc giết người gây cảnh li tán gia đình: “ Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh Cha chửi việt gian, cha đánh lại Tây Súng liền nổ ngay cùng một loạt Cha ngã xuống nằm trên mặt đất Cha ơi! Cha không biết nói rồi… . Liên hệ bài “Bên kia sông Điống” (Hoàng Cầm) - Quê hương sông Đuống ngày xưa giàu đẹp với nền nông nghiệp trù phú, với làng tranh Đông Hồ truyền thống→ là niềm tự hào cho nhân dân Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. - Nhưng kẻ thù kéo đến gây cảnh tan tóc trên quê hương, làm xáo trộn cuộc sống thanh bình của nhân dân: Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tà Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Kiệt cùng ngõ thẩm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngã Đám cưới chuột tưng bừng rộn rả Bây giờ tan tác về đâu. c. Tố cáo tội ác của giặc: .Đất Nước ( Nguyễn Đình Thi): - Tố cáo giặc gây cảnh đau thương tang tóc trên quê hương: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều” - Tố cáo bọn thực dân cấu kết với bọn địa chủ phong kiến cướp bóc, áp bức dân ta: “ Bát cơm chan đầy nước mắt Bây còn giằng khỏi miệng ta Thằng giặc tây thằng chúa đất Đứa đè cổ đứa lột da”. . Dọn về làng ( Nông Quốc Chấn): - Tố cáo kẻ thù gây ra cuộc sống khốn khổ cho dân ta: đốt nhà cửa, cướp bóc vơ vét, nhân dân phải sống trong cảnh loạn lạc: “Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi Nó vét hết áo quần trong túi Mẹ địu con chạy tót lên rừng … - Tố cáo tội ác kẻ thù đã giết chóc gây cảnh li tán gia đình “ Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh Cha chửi việt gian, cha đánh lại Tây Súng liền nổ ngay cùng một loạt Cha ngã xuống nằm trên mặt đất Cha ơi! Cha không biết nói rồi… . Liên hệ bài “Bên kia sông Điống” (Hoàng Cầm) - Tố cáo tội ác gây cảnh đau thương loạn lạc “ Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm ríu ríu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây, tiếng súng dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Tho thót giật mình Bóng giặc giày vò những nét môi xinh - Tố cáo tội ác gây cảnh tang tóc, chia lìa Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô, Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắt máu Kiệt cùng ngỏ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngã Đám cưới chuột tưng bừng rộn rả Bây giờ tan tác về đâu. →Nhịp thơ xáo trộn, dồn dập như nhịp đập con tim hồi hộp, xúc động khi quê hương bị tàn phá. Hình ảnh những cánh đồng quê khô cháy bởi ngọn lửa chiến tranh, những bức tranh Đông Hồ bị xé nát. . Liên hệ bài “ Núi Đôi” của Vũ Cao “Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc đến Ngõ chùa cháy đỏ những thân cao” “ Sân biến thành ao, nhà đổ chái Ngỗn ngang bờ bụi cánh dơi bay” →Nỗi đau xót trước cảnh quê hương bị tàn phá, thân cao nơi ngõ chùa bình yên bị cháy đỏ→ nỗi đau cực điểm đ. Sự hy sinh thầm lặng nhưng rất lớn lao qua hai cuộc kháng chiến:  Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên: gợi những kỉ niệm, những hình ảnh tiêu biểu cho sự hy sinh và tình nghĩa của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống pháp “ Con nhớ anh con người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con. Con nhớ em con thằng em liên lạc Rừng thưa em băng rừng rậm em chờ Sáng bàn Na chiều em qua bản bắc Mười năm trời chưa mất một phong thư Con nhớ mế lủa hồng soi tóc bạc Năm con đau mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi .Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm). Hình ảnh của những con người vô danh nhưng đã góp phần làm nên ĐN “ Nhưng em có biết không …………………………. Nhưng chính họ đã làm nên Đất Nước” 3. Cảm hứng về Đất Nước bất khuất, quật khởi, kiên cường: a. Lòng căm thù giặc và tự nguyện đứng lên giết giặc cứu nước: * Từ tội ác dã man của kẻ thù gây cảnh tan thương đã dẫn đến lòng căm thù giặc sâu sắc cho nhân dân và họ đã biến căm thù thành hành động đứng lên đánh giặc để trả thù: - “ Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Đã bật lên những tiếng căm hờn” (Đất Nước ( Nguyễn Đình Thi) - “ Mày sẽ chết thằng giặc pháp hung tan Băm da thịt mày tao mới hả” ( Dọn về làng- Nông Quốc Chấn) . Liên hệ bài “Bên kia sông Điống” (Hoàng Cầm) “Bộ đội bên sông đã về Con bắt đầu xuất kích Trại giặc bắt đấu run trong sương Dao lóe giữa chợ Gậy lùa cuối thôn” … “Để con đi giết giặc Lấy máu nó rửa thù này” * Một hình ảnh của Đất nươc Việt Nam vùng lên đánh giặc và giành thắng lợi .Đất Nước ( Nguyễn Đình Thi): - Với ý chí chiến đấu, tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do của dân ta, dù kẻ thù có hung bạo, vũ khí có hiện đại cũng không thể tiêu diệt được: “ Xiềng xích chúng bây không khóa được Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bây không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà” - Với lòng yêu nước, họ đứng lên chiến đấu lực lượng lớn mạnh từ đống bằng đến miền núi. Khắp nơi, ở đâu cũng có những con người lao động “áo vải” đứng lên thành những anh hùng: “ Khói nhà máy cuộn trong sương núi Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thãnh những anh hùng” - Và họ đã chiến thắng được kẻ thù; “ Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như thác vở bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rủ bùn đúng dật sáng lòa” . Liên hệ bài “Bên kia sông Điống” (Hoàng Cầm) “ Sông Đuống cuồn cuộn trôi Để nó cuốn phăng ra bể Bao nhiêu nứơc mắt Bao nhiêu mồ hôi Bao nhiêu bóng tối Bao nhiêu nỗi đời” .Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm): Lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm đối với Đất nước: ĐN là máu xương, là sự sống còn của mỗi con người. Có ĐN mới có con người nên chúng ta phải sẵn sàng đóng góp sức của, sức người để cho sự sinh tồn của ĐN. “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời” b. Tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ ĐN:  Việt Bắc ( Tố Hữu): - Cùng chia sẻ ngọt bùi cay đắng giữa người dân Việt Bắc với cán bộ CM để đánh giặc: “ Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” - Tình đoàn kết giữa quân dân tạo nên khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến “ Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” - Dù cuộc sống kháng chiến có khó khăn gian khổ, nhưng họ vẫn tin tưởng vào ngày mai ĐN tươi sáng. “ Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ngày mai bật sáng như ngày mai lên” - Với khí thế chiến đấu dũng cảm đã giánh những chiến thăng vẻ vang và niềm vui ngày càng mở rộng, nhân lên: “ Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa bình Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đống tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng” c.Niềm tự hào, niềm lạc quan yêu đời, niềm tin vào tương lai của ĐN: - Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của ĐN, tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc: “ Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về” (Đất Nước - Nguyễn Đình Thi) - Tự hào về những con người bình thường nhưng làm nên ĐN: “ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…” (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm) - Niềm lạc quan yêu đời, không nao núng trước những khó khăn gian khổ:  “ Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo’ ( Việt Bắc- Tố Hữu)  “Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh” ( Đất Nước- Nguyễn Đình Thi)  Việt Bắc ( Tố Hữu): không khí sôi động, hào hùng của những ngày quân và dân VB ra quân và thắng lợi “ Những đường Việt Bắc của ta ……………………………… Vui lên Việt bắc đèo De, núi Hồng” c. Niềm tự hào, niềm lạc quan yêu đời, niềm tin vào tương lai của ĐN: .Đất Nước ( Nguyễn Đính Thi) - Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của cha ông: “ Nước chúng ta ………………………. Những buổi ngày xưa vọng nói về” - Tự hào vế ĐNVN giàu đep: “ Trời xanh đây là của chúng ta ……………………………… Những dòng sông đỏ nặng phù sa” .Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm): - Tự hào về những con người VN- những con người bình thường nhưng đã làm ra ĐN “ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi ……………………………………… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” Kết luận: -Nhìn chung cảm hứng về QHĐN đã đem đến cho thơ ca 45-75 tính trữ tình, chiến đấu sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Những bài thơ đã bồi dưỡng lòng yêu nước, động viên nhân dân chiến đấu và góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ đến thắng lợi. -Cảm hứng về ĐN trong thơ ca 45-75 là kết quả của những xúc động sâu sắc trước hình tượng lớn lao của cuộc kháng chiến, đồng thời cũng là cảm nhận vừa cụ thể vừa khái quát thể hiện sâu sắc trách nhiệm công dân của người chiến sĩ khi ĐN bị xâm lược. . 1945-1975 I GIỚI THIỆU: 1. Bối cảnh XH - QHĐN là nguồn cảm hứng lớn cho VH mọi thời đại và cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca 1945-1975. - Cảm hứng về QHĐN được mỗi nhà thơ cảm nhận từ nhiều. đồng gò bãi ……………………………………… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” Kết luận: -Nhìn chung cảm hứng về QHĐN đã đem đến cho thơ ca 45-75 tính trữ tình, chiến đấu sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Những

Ngày đăng: 23/10/2014, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan