ĐỒ ÁN MẪU CHUẨN: MÔN HỌC RƠ LE ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

50 3.6K 24
ĐỒ ÁN MẪU CHUẨN: MÔN HỌC RƠ LE ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ A. Phần lý thuyết: CHƯƠNG I : NHIỆM VỤ VÀ CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢO VỆ RƠ LE 1. Nhiệm vụ của bảo vệ Rơle: Các thiết bị bảo vệ có nhiệm vụ phát hiện và loại trừ càng nhanh càng tốt những phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống, nhanh chóng phát hiện và cách ly phần tử hư hỏng khỏi hệ thống, có thể ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả tai hại của sự cố. Khi thiết kế và vận hành bất kỳ một hệ thống nào cần phải kể đến khả năng phát sinh hư hỏng và các tình trạng làm việc không bình thường trong hệ thống điện ấy. Nguyên nhân gây ra hư hỏng, sự cố đối với phần tử trong hệ thống điện: - Do các hiện tượng thiên nhiên như biến đổi thời tiết, giông bão, động đất, lũ lụt. - Do máy móc, thiết bị bị hao mòn, già cỗi. - Do các tai nạn ngẫu nhiên. - Do nhầm lẫn trong thao tác của nhân viên vận hành. Ngắn mạch là loại sự cố có thể xảy ra và nguy hiểm nhất trong hệ thống điện. Nhanh chóng phát hiện và cách ly phần tử hư hỏng khỏi hệ thống có thể ngăn chặn và hạn chế những hậu quả nghiêm trọng của sự cố, trong đó phần lớn là dạng ngắn mạch: - Dòng điện tăng cao tại chỗ sự cố và trong các phần tử trên đường từ nguồn đến điểm ngắn mạch có thể gây ra tác động nhiệt và các lực cơ học làm phá huỷ các phần tử bị ngắn mạch và các phần tử lân cận. - Hồ quang tại chỗ ngắn mạch nếu để lâu có thể đốt cháy thiết bị và gây hoả hoạn. - Ngắn mạch làm cho điện áp tại chỗ sự cố và khu vực lưới điện lân cận bị giảm thấp, ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của hộ dùng điện. - Nghiêm trọng nhất là gây mất ổn định và tan rã hệ thống điện. Hậu quả của ngắn mạch là: Sinh Viên : Trần Văn Bốn 1 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ - Thụt thấp điện áp ở một phần lớn của hệ thống điện. - Phá huỷ các phần tử bị sự cố bằng tia lửa điện. - Phá huỷ các phần tử có dòng ngắn mạch chạy qua do tác động nhiệt và cơ. - Phá huỷ ổn định của hệ thống điện. Ngoài các loại hư hỏng, trong hệ thống điện còn có các tình trạng làm việc không bình thường. Một trong những tình trạng làm việc không bình thường đó là quá tải. Dòng điện quá tải làm tăng nhiệt độ các phần dẫn điện quá giới hạn cho phép làm cách điện của chúng bị già cỗi hoặc đôi khi bị phá huỷ. Để ngăn ngừa sự phát sinh sự cố và sự phát triển của chúng, ta có thể thực hiện các biện pháp để cắt nhanh phần tử bị hư hỏng ra khỏi mạng điện, để loại trừ những tình trạng làm việc không bình thường có khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị và hộ dùng điện. Để đảm bảo sự làm việc liên tục của các phần tử không hư hỏng trong hệ thống điện cần có những thiết bị ghi nhận sự phát sinh của hư hỏng với thời gian bé nhất, phát hiện ra phần tử bị hư hỏng và cắt phần tử bị hư hỏng ra khỏi hệ thống điện. Thiết bị tự động được dùng phổ biến nhất để bảo vệ các hệ thống điện hiện tại là các Rơle. Ngày nay, khái niệm Rơle thường dùng để chỉ một tổ hợp thiết bị hoặc một nhóm chức năng bảo vệ và tự động hoá hệ thống điện thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật đề ra đối với nhiệm vụ bảo vệ cho từng phần tử cụ thể cũng như toàn hệ thống điện. Thiết bị bảo vệ được thực hiện nhờ những Rơle được gọi là thiết bị bảo vệ Rơle. Như vậy nhiệm vụ chính của thiết bị bảo vệ Rơle là tự động cắt phần tử hư hỏng ra khỏi hệ thống điện. Ngoài ra thiết bị bảo vệ Rơle còn ghi nhận và phát hiện những tình trạng làm việc không bình thường của các phần tử trong hệ thống điện, tuỳ mức độ mà bảo vệ Rơle có thể tác động đi báo tín hiệu hoặc đi cắt máy cắt. Những thiết bị bảo vệ Rơle phản ứng với tình trạng làm việc không bình thường thường thực hiện tác động sau một thời gian duy trì nhất định (không cần phải có tính tác động nhanh như ở các thiết bị bảo vệ Rơle chống hư hỏng). Sinh Viên : Trần Văn Bốn 2 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ 2. Yêu cầu cơ bản của bảo vệ rơle : Để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ quan trọng như trên ,các thiết bị bảo vệ phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau đây : độ tin cậy, chọn lọc, tác động nhanh, độ nhạy và kinh tế. a.Độ tin cậy: là tính năng đảm bảo cho các thiết bị bảo vệ làm đúng chắc chắn.người ta phân biệt: - Độ tin cậy khi tác động : (dependability) mức độ chắc chắn rằng Rơle hoặc hệ thống Rơle sẽ tác động đúng . [IEEE C 37.2 – 1979 hiệp hội kỹ sư điện và điện tử]. - Độ tin cậy không tác động : (security) mức độ chắc chắn rằng Rơle hoặc hệ thống Rơle sẽ không làm việc sai. [IEEE C 37.2 – 1979 hiệp hội kỹ sư điện và điện tử]. Nói cách khác độ tin cậy khi tác động là khả năng bảo vệ làm việc đúng khi có sự cố xảy ra trong phạm vi đã được xác định trong nhiệm vụ bảo vệ ,còn độ tin cậy không tác động là khả năng tránh làm việc nhầm ở chế độ vận hành bình thường hoặc sự cố xảy ra ngoại phạm vi bảo vệ đã được quy định. Trên thực tế độ tin cậy tác động có thể kiểm tra tương đối dễ dàng bằng cách tính toán hoặc thực nghiệm,còn độ tin cậy không tác động rất khó kiểm tra vì tập hợp những trạng thái vận hành và tình huống bất thường có thể dẫn đến tác động sai của bảo vệ không thể lường trước hết được. Để nâng cao độ tin cậy nên sử dụng các Rơle và hệ thống Rơle có kết cấu đơn giản, chắc chắn, đã được thử thách qua thực tế sử dụng cũng như tăng cường mức dự phòng trong hệ thống bảo vệ. Số liệu thống kê về vận hành cho thấy, hệ thống bảo vệ trong các hệ thống điện hiện đại xác suất làm việc tin cậy khoảng 95-99%. b.Tính chọn lọc: là khả năng bảo vệ có thể phát hiện và loại trừ đúng phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống .cấu hình của hệ thống điện càng phức tạp việc đảm bảo tính chọn lọc của bảo vệ càng khó khăn. Sinh Viên : Trần Văn Bốn 3 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ Theo nguyên lý làm việc,các bảo vệ được phân ra : bảo vệ có độ chọn lọc tuyệt đối và bảo vệ có độ chọn lọc tương đối. - Bảo vệ có độ chọn lọc tuyệt đối : là những bảo vệ chỉ làm việc khi sự cố xảy ra trong phạm vi hoàn toàn xác định , không làm nhiệm vụ dự phòng cho bảo vệ đặt ở các phần tử lân cận. - Bảo vệ có độ chọn lọc tương đối : ngoài nhiệm vụ bảo vệ chính cho đối tượng được bảo vệ còn có thể thực hiện chức năng dự phòng cho bảo vệ đặt ở các phần tử lân cận. Để thực hiện yêu cầu về chọn lọc đối với các bảo vệ có độ chọn lọc tương đối,phải có sự phối hợp giữa các đặc tính làm việc của các bảo vệ lân cận nhau trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo mức độ liên tục cung cấp điện cao nhất, hạn chế tới mức thấp nhất thời gian ngừng cung cấp điện c.Tác động nhanh: Hiển nhiên bảo vệ phát hiện và cách ly phần tử sự cố càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên khi kết hợp với yêu cầu chọn lọc để thỏa mãn yêu cầu tác động nhanh cần phải sử dụng những loại bảo vệ phức tạp và đắt tiền. Rơle bảo vệ được gọi là tác động nhanh nếu thời gian tác động không vượt quá 50ms (2,5 chu kỳ của dòng công nghiệp 50Hz). Rơle bảo vệ được gọi là tác động tức thời nếu không thông qua khâu trễ (tạo thời gian)trong tác động của rơle. Thông thường hai khái niệm tác động nhanh và tác động tức thời dùng thay thế lẫn nhau để chỉ các Rơle bảo vệ có thời gian tác động không quá 50ms. Ngoài tác động của Rơle hay bảo vệ ,việc loại nhanh phần tử bị sự cố còn phụ thuộc vào tốc độ thao tác của máy cắt điện.các máy cắt điện có tốc độ cao hiện đại có thời gian thao tác từ 20÷60ms (từ 1÷3 chu kỳ 50Hz) những máy cắt thông thường cũng có thời gian thao tác không quá 5 chu kỳ(khoảng 100ms ở 50Hz). Như vậy thời gian loại trừ sự cố (thời gian làm việc của bảo vệ cộng với thời gian thao tác máycắt) khoảng từ 2 đến 8 chu kỳ (khoảng 40÷160ms ở 50Hz)đối với bảo vệ tác động nhanh. Sinh Viên : Trần Văn Bốn 4 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ Đối với lưới điện phân phối thường sử dụng các bảo vệ có độ chọn lọc tương đối và phải phối hợp thời gian tác động giữa các bảo vệ.Bảo vệ chính thông thường có thời gian khoảng 0,2÷1,5sec , bảo vệ dự phòng khoảng 1,5÷2sec. d.Độ nhạy: Độ nhạy đặc trưng cho khả năng “cảm nhận” sự cố của rơle hoặc hệ thống bảo vệ,nó được biểu diễn bằng hệ số độ nhạy ,tức tỉ số giữa trị số của đại lượng vật lý đặt vào rơle khi có sự cố với ngưỡng tác động của nó.Sự sai khác giữa trị số của đại lượng vật lý đặt vào rơle và ngưỡng khởi động của nó càng lớn ,rơle càng dễ cảm nhận sự xuất hiện của sự cố hay rơle tác động càng nhạy. Độ nhạy thực tế của bảo vệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó quan trọng nhất phải kể đến : Chế độ làm việc của hệ thống (mức độ huy động nguồn),cấu hình lưới điện ,dạng ngắn mạch và vị trí điểm ngắn mạch ,nguyên lý làm việc của rơle,đặc tính của quá trình quá độ trong hệ thống điện v.v… Tùy theo vai trò của bảo vệ mà yêu cầu về độ nhạy đối với nó cũng khác nhau.các bảo vệ chính thường yêu cầu phải có hệ số độ nhạy trong khoảng 1,5÷2, còn bảo vệ dự phòng từ 1,2÷1,5. e.Tính kinh tế : Các thiết bị bảo vệ được thiết kế và lắp đặt trong hệ thống điện,khác với các máy móc và thiết bị khác ,không phải để làm việc thường xuyên trong chế độ vận hành bình thường. Nhiệm vụ của chúng là phải luôn luôn sẵn sàng chờ đón những bất thường và sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào và có những tác động chuẩn xác. Đối với các tràn thiết bị cao áp và siêu cao áp, chi phí để mua sắm và lắp đặt thiết bị bảo vệ thường chỉ chiếm một vài phần trăm giá trị công trình, vì vậy thông thường giá cả thiết bị bảo vệ không phải là yếu tố quyết định trong lựa chọn chủng loại hoặc nhà cung cấp cho thiết bị bảo vệ. Lúc này bốn yếu tố kỹ thuật trên đóng vai trò quyết định, vì nếu không thỏa mãn các yêu cầu này sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng cho hệ thống điện. Đối với lưới trung,hạ áp vì số lượng phần tử cần được bảo vệ rất lớn, và yêu cầu bảo vệ đối với thiết bị không cao bằng các thiết bị cần bảo vệ ở các nhà máy Sinh Viên : Trần Văn Bốn 5 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ điện lớn hoặc lưới truyền tải cao áp và siêu cao áp do vậy cần cân nhắc đến tính kinh tế trong chọn thiết bị bảo vệ sao cho đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật với chi phí thấp nhất. Sinh Viên : Trần Văn Bốn 6 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ CHƯƠNG II : NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC BẢO VỆ ĐÃ HỌC 2.1. Bảo vệ quá dòng điện: Quá dòng điện là hiện tượng khi dòng điện chạy qua phần tử của hệ thống điện vượt quá trị số dòng điện tải lâu dài cho phép. Quá dòng điện có thể xảy ra khi ngắn mạch hoặc do quá tải. Bảo vệ quá dòng điện là bảo vệ tác động khi dòng điện đi qua phần tử được bảo vệ vượt quá một giá trị định trước (tức là giá trị cài đặt). Theo phương pháp đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ quá dòng điện được chia 2 loại: - Bảo vệ dòng điện cực đại: bảo đảm tính chọn lọc bằng cách chọn thời gian làm việc theo nguyên tắc từng cấp, bảo vệ càng gần nguồn cung cấp thì thời gian tác động càng lớn. - Bảo vệ dòng điện cắt nhanh: bảo đảm tính chọn lọc bằng cách chọn dòng khởi động theo giá trị dòng ngắn mạch ngoài lớn nhất. 2.1.1Bảo vệ dòng điện cực đại: ( I > ; 51) Bảo vệ dòng điện cực đại thường là loại bảo vệ chính đối với mạng một nguồn cung cấp. Bảo vệ được đặt ở đầu mỗi đoạn đường dây (về phía nguồn), bảo vệ càng gần nguồn cung cấp thì thời gian tác động càng lớn. a. Dòng khởi động: tính theo dòng làm việc cực đại I kđ > I lvmax = k qt .I lv Theo nguyên tắc tác động của bảo vệ I max phải chọn lớn hơn dòng phụ tải cực đại qua chỗ đặt bảo vệ. Trong thực tế dòng điện khởi động của bảo vệ còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác. Dòng khởi động của bảo vệ: at mm kd lvmax tv k .k I .I k = Trong đó: k at - hệ số an toàn, để đảm bảo cho bảo vệ không cắt nhầm khi có ngắn mạch ngoài do sai số khi tính dòng ngắn mạch (k at = 1,1 ÷ 1,2). k mm - hệ số tự mở máy của các động cơ, có trị số phụ thuộc vào loại động cơ, vị trí giữa chỗ đặt bảo vệ với các động cơ, sơ đồ mạng điện (k mm = 2 ÷ 3). Sinh Viên : Trần Văn Bốn 7 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ k tv - hệ số trở về của chức năng bảo vệ quá dòng, để đảm bảo sự làm việc ổn định của bảo về khi có các nhiễu loạn ngắn (hiện tượng tự mở máy của các động cơ sau khi TĐL đóng thành công) trong hệ thống mà bảo vệ không tác động (k tv = 0,85 ÷ 0,95). I kđ - dòng khởi động I lvmax - dòng điện cực đại qua đối tượng được bảo vệ, thường xác định trong chế độ cực đại của hệ thống. Dòng điện làm việc phía sơ cấp: l max . . at mm kds v tv k k I I k = Trong một số trường hợp thì dòng điện vào Rơle khác với dòng vào thứ cấp của BI [ ] 3 at mm kdt lvmax i tv k .k .k I .I n .k sd = Trong đó: n i - tỉ số biến của BI [ ] 3 sd k - hế số sơ đồ đấu dây giữa BI và Rơle b.Thời gian tác động  Bảo vệ quá dòng có đặc tính thời gian độc lập: - Đảm bảo tính chọn lọc bằng cách chọn thời gian làm việc theo nguyên tắc từng cấp. Bảo vệ gần nguồn có thời gian làm việc chậm nhất Giá trị dòng điện khởi động của bảo vệ I KĐ trong trường hợp này được xác định bởi: max . . RL at mm kd lv tv i k k I I k n = × Trong đó: I lvmax : dòng điện làm việc lớn nhất. Sinh Viên : Trần Văn Bốn 8 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ k at : hệ số an toàn để đảm bảo cho bảo vệ không cắt nhầm khi có ngắn mạch ngoài do sai số khi tính dòng ngắn mạch (kể đến đường cong sai số 10% của BI và 20% do tổng trở nguồn bị biến động). k mm : hệ số mở máy, có thể lấy K mm = (1.5 ÷ 2,5). k tv : hệ số trở về của chức năng bảo vệ quá dòng, có thể lấy trong khoảng (0,85 ÷ 0,95). Sở dĩ phải sử dụng hệ số Ktv ở đây xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự làm việc ổn định của bảo vệ khi có các nhiễu loạn ngắn (hiện tượng tự mở máy của các động cơ sau khi TĐL đóng thành công) trong hệ thống mà bảo vệ không được tác động. Phối hợp các bảo vệ theo thời gian: Đây là phương pháp phổ biến nhất thường được đề cập trong các tài liệu bảo vệ rơle hiện hành. Nguyên tắc phối hợp này là nguyên tắc bậc thang, nghĩa là chọn thời gian của bảo vệ sao cho lớn hơn một khoảng thời gian an toàn Δt so với thời gian tác động lớn nhất của cấp bảo vệ liền kề trước nó ( tính từ phía phụ tải về nguồn). ( 1) axn n m t t t − = + ∆ Trong đó: t n : thời gian đặt của cấp bảo vệ thứ n đang xét. t (n-1)max : thời gian tác động cực đại của các bảo vệ của cấp bảo vệ đứng trước nó (thứ n). Δt : bậc chọn lọc về thời gian.  Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc : Bảo vệ quá dòng có đặc tuyến thời gian độc lập trong nhiều trường hợp khó thực hiện được khả năng phối hợp với các bảo vệ liền kề mà vẫn đảm bảo được tính tác động nhanh của bảo vệ. Một trong những phương pháp khắc phục là người ta sử dụng bảo vệ quá dòng với đặc tuyến thời gian phụ thuộc. Hiện nay các Sinh Viên : Trần Văn Bốn 9 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ phương thức tính toán chỉnh định rơle quá dòng số với đặc tính thời gian phụ thuộc do đa dạng về chủng loại và tiêu chuẩn nên trên thực tế vẫn chưa được thống nhất về mặt lý thuyết điều này gây khó khăn cho việc thẩm kế và kiểm định các giá trị đặt. Hình 1: Phối hợp đặc tuyến thời gian của bảo vệ quá dòng trong lưới điện hình tia cho trường hợp đặc tuyến phụ thuộc và đặc tính độc lập Rơle quá dòng với đặc tuyến thời gian phụ thuộc được sử dụng cho các đường dây có dòng sự cố biến thiên mạnh khi thay đổi vị trí ngắn mạch. Trong trường hợp này nếu sử dụng đặc tuyến độc lập thì nhiều khi không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật: thời gian cắt sự cố, ổn định của hệ thống Hiện nay người ta có xu hướng áp dụng chức năng bảo vệ quá dòng với đặc tuyến thời gian phụ thuộc như một bảo vệ thông thường thay thế cho các rơle có đặc tuyến độc lập. Thời gian bảo vệ được chọn theo công thức: Sinh Viên : Trần Văn Bốn 10 Lớp : Đ5-H2 t ∆ t ∆ t ∆ 3 t 4 t 2 t 1 t 6 t [...]... số dòng điện tại chỗ nối R le và góc pha giữa dòng điện ấy với điện áp trên thanh góp có đặt BU cung cấp cho bảo vệ, bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện vượt quá giá trị định trước và góc pha của nó (góc hợp với U và I vào R le) phù hợp với trường hợp ngắn Sinh Viên : Trần Văn Bốn 13 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ mạch trên đường dây được bảo vệ Chính vì vậy bảo vệ dòng điện có... thể hiện bằng hình vẽ sau : Sinh Viên : Trần Văn Bốn 14 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le Sinh Viên : Trần Văn Bốn GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ 15 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ Phối hợp đặc tuyến thời gian của bảo vệ quá dòng điện có hướng trong lưới điện có hai nguồn cung cấp Phạm vi ứng dụng : bảo vệ quá dòng điện có hướng được sử dụng trong các mạng kín có một nguồn cung cấp,... thường được thực hiện nhờ R le dòng cực đại hoặc R le tổng trở cực tiểu Sinh Viên : Trần Văn Bốn 16 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ + Bộ phận khoảng cách: đo khoảng cách từ chỗ đặt bảo vệ đến điểm hư hỏng, thực hiện nhờ R le tổng trở + Bộ phận tạo thời gian: tạo thời gian làm việc tương ứng với khoảng cách đến điểm hư hỏng, được thực hiện bằng một số R le thời gian khi bảo vệ... 1,05Uđm i = (115; 23) EHT = 1 2.1.2 Điện kháng các phần tử: • Hệ thống: SNmax = 2500 MVA SNmin = 2200 MVA Giá trị điện kháng thứ tự thuận: Chế độ cực đại: X1HTmax = Scb 40 = = 0, 016 SNmax 2500 Chế độ cực tiểu: X1HTmin = Scb 40 = = 0, 018 SNmin 2200 Giá trị điện kháng thứ tự không: Sinh Viên : Trần Văn Bốn 23 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ Chế độ cực đại: X 0HTmax = X1HTmax = 0,... IT1 IT2 Sơ đồ nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dòng điện có dạng như sau: Dòng vào rơ le: I R = I sl = ∆ I = I T1 − I T 2 , gọi là dòng so lệch Xét tình trạng làm việc bình thường của bảo vệ Giả sử ngắn mạch tại N1: dòng ngắn mạch từ A đến Ta có: IS1 = IS2 IT1 = IT2 Sinh Viên : Trần Văn Bốn 19 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ IR = 0 (trường hợp lý tưởng) Rơ le không tác... phải được chọn sao cho lớn hơn dòng ngắn mạch cực đại (ở đây là dòng ngắn mạch ba pha trực tiếp) đi qua chỗ đặt R le khi có ngắn mạch ở ngoài vùng bảo vệ Đối với mạng điện hình tia một nguồn cung cấp thì giá trị dòng điện khởi động của bảo vệ cắt nhanh đặt tại thanh góp A là: I kd = k at I N ngmax Sinh Viên : Trần Văn Bốn 12 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ Trong đó: kat - hệ số... Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ CHƯƠNG II TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH 2.1 Vị trí các điểm ngắn mạch: Giả thiết trong quá trình tính toán ngắn mạch ta bỏ qua: - Bão hoà từ - Dung dẫn ký sinh trên đường dây, điện trở của máy biến áp và cả đường dây - Ảnh hưởng của phụ tải 2.1.1 Các đại lượng cơ bản: Tính trong hệ đơn vị tương đối, gần đúng ta chọn: Công suất cơ bản: Scb = SđmB = 40MVA Điện. .. tiếp Những mạng này đòi hỏi bảo vệ phải tác động cắt máy cắt khi có ngắn mạch 1 pha Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ được trình bày như hình vẽ sau: Ta thấy bảo vệ dùng ba biến dòng đặt ở 3 pha làm đầu vào cho 1 rơ le Dòng vào rơ le bằng: IR = Ia + Ib + Ic Ta có: Sinh Viên : Trần Văn Bốn 17 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ Ia = (IA - IAμ) WS WT Nên: IR = Ia + Ib + Ic = (IA + IB + IC)... 1.090 1.443 -0.827 1.597 1.482 1.002 1.002 1.338 -0.756 1.482 Đồ thị dòng điện ngắn mạch ở chế độ phụ tải cực đại: Sinh Viên : Trần Văn Bốn 30 Lớp : Đ5-H2 I0Nmax(kA) 7.665 3.617 2.367 1.759 1.481 1.323 1.195 1.090 1.002 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ 2.3 Tính dòng ngắn mạch của mạng điện ở chế độ phụ tải cực tiểu: Ta có sơ đồ thay thế thứ tự thuận, nghịch và không: XD11 XB1 XHT XD12 N1... vụ: Bảo vệ cho các mạng có trung tính cách đất, hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang, thường áp dụng cho các đường dây cáp - Sơ đồ nguyên lý: Sinh Viên : Trần Văn Bốn 18 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS Vũ Thị Anh Thơ Vì giá trị dòng chạm đất bé nên những bảo vệ nối pha rơ le toàn phần không thể làm việc với những dòng chạm đất nhỏ như vậy Nên thực tế người ta phải dùng các bộ lọc thành phần thú . bằng hình vẽ sau : Sinh Viên : Trần Văn Bốn 14 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ Sinh Viên : Trần Văn Bốn 15 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ Phối. như ở các thiết bị bảo vệ R le chống hư hỏng). Sinh Viên : Trần Văn Bốn 2 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ 2. Yêu cầu cơ bản của bảo vệ r le : Để thực hiện được các. Bộ phận khởi động thường được thực hiện nhờ R le dòng cực đại hoặc R le tổng trở cực tiểu. Sinh Viên : Trần Văn Bốn 16 Lớp : Đ5-H2 Đồ Án Môn Học Rơ Le GVHD : TS. Vũ Thị Anh Thơ + Bộ phận khoảng

Ngày đăng: 23/10/2014, 15:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan