skkn quản lý cơ sở vật chất phòng máy tính ở trường thcs

12 1.8K 14
skkn quản lý cơ sở vật chất phòng máy tính ở trường thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát PHẦN A: MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời đại ngày nay Công nghệ thông tin (CNTT) có sự tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại mới. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó, bộ môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Ngay từ Tiểu học học sinh đã được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Môn Tin học là môn học thường xuyên học sinh phải thực hành. Vì vậy cần phải có đầy đủ đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học của môn tin học chính là hệ thống máy tính. Nếu hệ thống máy tính không hoạt động tốt thì chắc chắn không thể đảm bảo chất lượng học tập của học sinh. Vì thế công tác quản lý phòng máy trong các trường học là một công tác quan trọng. Cần phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức của mỗi cá nhân, tập thể. Qua nhiều năm được nhà trường giao phụ trách quản lý phòng máy, từ thực tế kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình trao đổi học tập kinh nghiệm từ bạn bè cùng chuyên môn của một số trường bạn, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm. Được sự động viên, khích lệ của Ban giám hiệu, và bạn bè đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm để quản lí phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát” làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm này. Lựa chọn đề tài này, tôi muốn trao đổi, trình bày với bạn bè, đồng nghiệp một vài kinh nghiệm. Hi vọng rằng nó sẽ góp phần nhỏ vào hoạt động quản lí phòng máy tính ở các trường học. II/ MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Trao đổi một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng máy tính. III/ ĐỐI TƯỢNG: Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 1 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát - Phòng máy vi tính trường THCS Cao Bá Quát, huyện Cư Jút - tỉnh Đăk Nông. IV/ PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp so sánh, đối chiếu 2. Phương pháp thống kê – phân loại 3. Phương pháp phân tích - tổng hợp Ảnh 1: Phòng máy tính trường THCS Cao Bá Quát Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 2 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát PHẦN B: NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: + Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. + Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. + Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Một người giáo viên giỏi bộ môn Tin học là người không chỉ giỏi về việc dạy học mà còn phải biết cách quản lý máy tính có hiệu quả. Đúng vậy, môn Tin học là môn học mang nặng tính thực hành, người học không thể học tốt nếu không có máy tính. Trên thực tế ngày nay hầu hết các trường THCS đều đã được trang bị hệ thống máy tính để phục vụ cho hoạt động học tập. Song do đất nước ta còn nghèo, nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục phần nào còn hạn chế. Hệ thống máy tính ở các trường học thường là các máy có chất lượng không cao, cấu hình thấp dễ hư hỏng. Khi hư hỏng các nhà trường lai thường không có kinh phí để sửa chữa kịp thời. Vậy nên, để các máy tính hoạt động ổn định, người học có máy để thực hành, phòng máy cần phải được quản lí tốt. Tuy nhiên công tác quản lí phòng máy tính chưa thực sự được xem trọng. Giáo viên quản lí phòng máy chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ. III/ THỰC TRẠNG: Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 3 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát 1. Thuận lợi: 1.1. Nhà trường: - Được sự ủng hộ của Chi bộ, Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh. - Hằng năm nhà trường luôn có sự quan tâm đầu tư sửa chữa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bộ môn. - Phòng máy khang trang, sạch đẹp. Hệ thống máy móc hoạt động tương đối ổn định. 1.2. Giáo viên: - Giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn chuyên ngành tin học, đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu giảng dạy, quản lí hệ thống máy tính của nhà trường . - Giáo viên có tinh thần nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác. - Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, kịp thời nắm bắt, cập nhật những ứng dụng mới phù hợp với thực tế. 1.3. Học sinh: - Ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức giữ gìn tài sản chung. Đa số đều yêu thích bộ môn Tin học, có tinh thần say mê học tập, tìm tòi, khám phá. - Một số gia đình học sinh đã có máy vi tính nên các em có điều kiện thuận lợi trong học tập. 2. Khó khăn: 2.1. Nhà trường: Nhà trường chỉ có một phòng máy vi tính với 16 máy để cho học sinh học. Số lượng máy ít, lại cũ kĩ. Nguồn kinh phí hạn hẹp chưa có điều kiện để nâng cấp hệ thống máy tính. Khi máy hư hỏng kinh phí sửa chữa chủ yếu phải dựa vào sự đóng góp của phụ huynh học sinh. 2.2. Giáo viên: Giáo viên chủ yếu được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm. Việc bảo quản, sửa chữa máy móc chưa được đào tạo chuyên sâu. Kinh nghiệm quản lí chủ Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 4 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát yếu là tự học tập, tự đúc kết qua thực tiễn công tác và qua trao đổi từ bạn bè đồng nghiệp. 2.3. Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, chưa hiểu biết nhiều về máy tính nên chưa biết sử dụng đúng cách. Bản tính các em lại hay tò mò, hiếu động, thích khám phá nên đôi lúc nghịch ngợm thái quá, ảnh hưởng đến hoạt động của máy. IV/ MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ PHÒNG MÁY: 1. Thường xuyên vệ sinh, lau chùi phòng học: Máy tính là một thiết bị điện tử, khá nhạy cảm trước tác động của môi trường đặc biệt là bụi bẩn, hơi nước ẩm ướt nên việc vệ sinh phòng máy thường xuyên là một yêu cầu quan trọng. - Hằng tuần giáo viên bố trí một lớp nào đó sau giờ học khoảng 8 em ở lại lau chùi phòng học cho sạch sẽ. - Hằng ngày sau tiết học các em tự vệ sinh, lau chùi bụi bẩn các bộ phận như bàn phím, chuột, thùng máy ở các máy của nhóm mình ngồi. - Khi vào học trong phòng máy yêu cầu các em bỏ giầy, dép ở ngoài, để gọn gàng, ngăn nắp. Đặc biệt là với những trường ở khu vực nông thôn, đường sá còn lầy lội. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 5 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát Ảnh 2: Một buổi vệ sinh phòng máy tính 2. Định kỳ vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính: Do điều kiện nhà trường chưa xây dựng hết sân bê tông còn một nửa là sân đất, gió bụi nhiều vì thế nên các linh kiện bên trong và bên ngoài máy rất nhanh bụi bẩn, sau khi nghỉ tết, nghỉ hè chúng ta cần phải vệ sinh bên trong thùng máy như quạt CPU, RAM, Mainboard, Bởi các linh kiện điện tử bên trong máy nếu để bụi bẩn bám nhiều máy sẽ nhanh nóng dẫn đến máy chạy không hiệu quả hoặc có thể làm hỏng máy. Sử dụng bộ dụng cụ vệ sinh máy như chổi cọ, quả bóp hơi, khăn lau, nước rửa chuyên dụng, để làm công tác vệ sinh máy. Thường xuyên kiểm tra nếu có máy hư hỏng linh kiện cần sớm khắc phục, sửa chữa tránh để trường hợp chuyển thành hư cả hệ thống. Nếu một máy bị hỏng ta không bỏ hẳn mà phải sử dụng các thiết bị còn dùng được để lắp vào máy khác bị hỏng thiết bị đó. Vd: Ram. CPU, ổ cứng, Ảnh 3: Định kỳ vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 6 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát Ảnh 4: Bộ đồ dùng vệ sinh máy tính 3. Quản lý học sinh trong giờ thực hành: Ngay từ buổi học đầu tiên giáo viên phải giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo quản máy móc. Trong các tiết hoc, giáo viên phải thường xuyên bao quát, quản lí tốt các hoạt động học tập của học sinh. Bởi vì có thể xảy ra hiện tượng một số học sinh nghịch ngợm, hoặc sử dụng máy móc không đúng cách, hoặc viết vẽ bậy lên bàn ghế, các thiết bị của máy tính. Giáo viên nên giao cho mỗi nhóm một máy để học sinh chịu trách nhiệm tự quản lý trong tiết học. Khi thấy dấu hiệu học sinh không bảo vệ tốt cơ sở vật chất giáo viên phải có biện pháp giáo dục ngay để kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực. 4. Quản lý phần mềm: Để đảm bảo cho máy tính hoạt động ổn định, ngoài việc vệ sinh và quản lý phần cứng máy tính sạch sẽ, người phụ trách phòng máy phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ điều hành, cập nhật các phần mềm học tập mới nhất như: Mario, Solar System, Typing Test, Lên lịch quét vi rút định kì. Cài đặt lại nếu hệ điều hành và phần mềm học tập bị lỗi. 5. Nguồn điện ổn định: Nhà trường ở vùng nông thôn, bên cạnh có một số xưởng hàn - tiện, nguồn điện không đảm bảo khi các xưởng hàn – tiện làm việc hoặc vào mùa tưới, khi bà con tưới đồng loạt điện áp lên xuống thất thường ảnh hưởng đến Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 7 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát việc vận hành của máy tính. Cần tham mưu với Ban giám hiệu có kế hoạch mua sắm ổn áp có công suất phù hợp để điện ổn định, giúp máy tính hoạt động ổn định. Ảnh 5: Máy ổn áp công suất lớn của phòng máy tính 6. Phòng cháy chữa cháy: Công tác phòng cháy chữa cháy cần được coi trọng. Máy tính là thiết bị sử dụng điện, hệ thống máy móc nhiều, rất dễ xảy ra hiện tượng cháy nổ. Vậy nên nhất thiết phải chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy. Trong phòng luôn phải có bình chữa cháy (còn hiệu quả sử dụng) để xử lý kịp thời khi xảy ra cháy nổ. Các dây điện phải được nối cẩn thận, không có mối hở. Đây là nguyên nhân chính gây cháy, nổ, điện giật. Luôn nhắc nhở học sinh phải tuân thủ nghiêm túc nội quy phòng máy nhất là vấn đề điện giật. Khi hết giờ dạy giáo viên cần phải rút dây nối Internet với Modem nhất là vào mùa mưa để đề phòng sét đánh theo đường truyền mạng làm cháy máy. Tạo cho học sinh có ý thức về phòng, chống cháy nổ. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 8 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát Ảnh 6: Bình cứu hỏa và nội quy phòng cháy chữa cháy 7. Bảo vệ: Trong thời gian gần đây tình trạng mất trộm thường xảy ra ở các cơ quan, xí nghiệp nên việc phối hợp với nhân viên bảo vệ để đề phòng mất trộm cũng rất cần thiết, khi hết giờ giáo viên phải kiểm tra các cửa sổ, ổ khóa chắc chắn, nên có bóng điện sáng trước ban công phòng máy. 8. Giáo dục ý thức học sinh: Luôn nhắc nhở học sinh phải biết quý trọng tài sản chung của nhà trường, luôn có ý thức bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất. Giáo dục cho học sinh cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng để phòng tránh các bệnh như tay chân miệng, các bệnh về hô hấp, 9. Công tác tham mưu: Mỗi đầu năm học phải tham mưu với Ban giám hiệu và Hội phụ huynh có kế hoạch sửa chữa, thay thế những máy hư hỏng không thể sử dụng được để việc học tập của học sinh và giờ dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao. V/ KẾT QUẢ: Qua quá trình nhiều năm làm công tác quản lý phòng máy, bằng việc áp dụng những kinh nghiệm đã nêu trên, phòng máy tính trường THCS Cao Bá Quát do tôi quản lí, dù đã được đưa vào sử dụng gần 10 năm đến nay vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo cho nhu cầu học tập của học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 9 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát PHẦN C: KẾT LUẬN Tin học là bộ môn khoa học mới. Tuy nhiên nó có một vai trò quan trọng góp phần phát triển toàn diện trí tuệ, khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Để có một giờ học môn Tin học của học sinh đạt kết quả cao ngoài công tác giảng dạy của người giáo viên, hệ thống máy tính cần phải hoạt động ổn định, có hiệu quả từ đó kết quả học tập của học sinh và chất lượng giờ dạy của giáo viên mới đạt kết quả tốt. Người quản lí phòng máy muốn làm tốt nhiệm vụ của mình đòi hỏi phải có lòng yêu nghề, siêng năng, cần mẫn; tích cực học tập, tìm tòi, trao đổi để có thêm kinh nghiệm công tác. Tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học trong khả năng phù hợp. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã và đang áp dụng trong công tác giảng dạy cũng như quản lý phòng máy tính. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đăkwil, ngày 10 tháng 02 năm 2014 Người viết Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 10 [...]...Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát Nguyễn Thanh Chí MỤC LỤC Trang A PHẦN MỞ ĐẦU 1 I/ Lý do: 1 II Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm: 1 III/ Đối tượng nghiên cứu: 1 IV/ Phương pháp nghiên cứu: 1 I/ Cơ sở lý luận: 1 B PHẦN NỘI DUNG: 2 II/ Cơ sở thực tiễn: 2 1 Thuận lợi: 2 2 Khó khăn: 2 III/ Thực trạng: 3 IV/ Một số kinh nghiệm quản... khăn: 2 III/ Thực trạng: 3 IV/ Một số kinh nghiệm quản lý phòng máy 3 V/ Kết quả: 5 VI Kết luận: 5 Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 11 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CÁC CẤP  ... Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 12 . thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 1 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát - Phòng máy vi tính trường THCS Cao Bá Quát, huyện Cư Jút - tỉnh. Ảnh 1: Phòng máy tính trường THCS Cao Bá Quát Người thực hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 2 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát PHẦN B: NỘI. hiện: Nguyễn Thanh Chí – Trường THCS Cao Bá Quát 11 Một vài kinh nghiệm để quản lý phòng máy tính ở trường THCS Cao Bá Quát Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CÁC CẤP 

Ngày đăng: 23/10/2014, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan