Bài giảng về điện toán đám mây

58 3.2K 43
Bài giảng về điện toán đám mây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Thuật ngữ điện toán đám mây (Cloud computing) được đề cập lần đầu tiên vào năm 2007. Đây là một kiểu điện toán mà tài nguyên tính toán và lưu trữ được cung cấp như những dịch vụ trên mạng. Đám mây là hình ảnh ẩn dụ cho mạng Internet và là sự trừu tượng cho những cơ sở hạ tầng phức tạp mà nó che giấu. Người dùng không cần biết hay có kinh nghiệm điều khiển và vận hành những công nghệ này. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và các cơ sở hạ tầng phức tạp mà nó chứa. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Ví dụ nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng phải lựa chọn hệ điều hành để cài đặt (Linux/Windows/Mac) sau đó tiến hành các thiết lập để máy chủ để website có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa trên “đám mây”, người dùng sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác. Điều này cũng đảm bảo yếu tố đầu tư về phần cứng được giảm tải ở mức tối đa. Một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì việc bạn sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet. Bản thân từ đám mây (cloud) là một từ ẩn dụ (metaphor) cho Internet. Các máy chủ ảo sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý tài nguyên một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng – công nghệ. Xu hướng này nhìn chung sẽ có lợi nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư cơ sở hạn tầng mạng, server, nhân lực công nghệ thông tin. 1. Khái niệm điện toán đám mây Theo định nghĩa của Wikipedia thì ĐTĐM là môi trường tính toán dựa trên internet mà ở đó tất cả phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo nhu cầu. 1 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn Hình 1.1 Mọi thứ đều tập trung vào đám mây Đứng ở góc nhìn khoa học kỹ thuật cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó có hai định nghĩa của Ian Foster và Rajkumar Buyya được dùng khá phổ biến và có nhiều điểm tương đồng. Theo Ian Foster: Cloud Computing là một mô hình điện toán phân tán có tính co giãn lớn mà hướng theo co giãn về mặt kinh tế, là nơi chứa các sức mạnh tính toán, kho lưu trữ, các nền tảng và các dịch vụ được trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ được phân phối theo nhu cầu cho các khách hàng bên ngoài thông qua Internet. Theo Rajkumar Buyya: Cloud là một loại hệ thống phân bố và xử lý song gồm các máy tính ảo kết nối với nhau và được cung cấp động cho người dùng như một hoặc nhiều tài nguyên đồng nhất dựa trên sự thỏa thuận dịch vụ giữa nhà cung cấp và người sử dụng. 2 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn Hình 1.2. Hình ảnh của điện toán đám mây Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE, “Điện toán đám mây là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ". 2. Các tính chất cơ bản của điện toán đám mây 2.1 Tự phục vụ theo nhu cầu (On-demand self-service) 2.2 Truy xuất diện rộng (Broad network access) 2.3 Dùng chung tài nguyên (Resource pooling) 2.4 Khả năng co giãn (Rapid elasticity) 2.5 Điều tiết dịch vụ (Measured service) 3. Các mô hình điện toán đám mây Các mô hình điện toán đám mây được phân thành hai loại: - Các mô hình dịch vụ (Service Models): Phân loại các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing. - Các mô hình triển khai (Deployment Models): Phân loại cách thức triển khai dịch vụ Cloud Computing đến với khách hàng. 3 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn 4.1.1. 3.1 Mô hình dịch vụ Hình 1.3. Các loại dịch vụ Cloud Computing Infrastructure as a Service – IaaS Trong loại dịch vụ này, khách hàng được cung cấp những tài nguyên máy tính cơ bản (như bộ xử lý, dung lượng lưu trữ, các kết nối mạng…). Khách hàng sẽ cài hệ điều hành, triển khai ứng dụng và có thể nối các thành phần như tường lửa và bộ cân bằng tải. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản bên dưới, khách hàng sẽ phải quản lý hệ điều hành, lưu trữ, các ứng dụng triển khai trên hệ thống, các kết nối giữa các thành phần. Platform as a Service – PaaS Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một nền tảng (platform) cho khách hàng. Khách hàng sẽ tự phát triển ứng dụng của mình nhờ các công cụ và môi trường phát triển được cung cấp hoặc cài đặt các ứng dụng sẵn có trên nền platform đó. Khách hàng không cần phải quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng bên dưới bao gồm cả mạng, máy chủ, hệ điều hành, lưu trữ, các công cụ, môi trường phát triển ứng dụng nhưng quản lý các ứng dụng mình cài đặt hoặc phát triển. 4 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn Software as a Service – SaaS Đây là mô hình dịch vụ mà trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng một phần mềm dạng dịch vụ hoàn chỉnh. Khách hàng chỉ cần lựa chọn ứng dụng phần mềm nào phù hợp với nhu cầu và chạy ứng dụng đó trên cơ sở hạ tầng Cloud. Mô hình này giải phóng người dùng khỏi việc quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, hệ điều hành… tất cả sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý và kiểm soát để đảm bảo ứng dụng luôn sẵn sàng và hoạt động ổn định. 4.1.2. 3.2. Mô hình triển khai Cho dù sử dụng loại mô hình dịch vụ nào đi nữa thì cũng có ba mô hình triển khai chính là: Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud. Hình Các mô hình triển khai ĐTĐM 3.2.1. Public Cloud Các dịch vụ Cloud được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho mọi người sử dụng rộng rãi. Các dịch vụ được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ và các ứng dụng của người dùng đều nằm trên hệ thống Cloud. Đám mây công cộng (hay còn gọi là đám mây ngoài) – bất kỳ dịch vụ CNTT được duy trì bởi một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài và được truy cập thông qua Internet –giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả CNTT nhưng lại gặp vấn đề về mất an ninh, thiếu tin cậy, lộn xộn và nguy cơ thảm họa. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Portio Research, 68% số người được hỏi tỏ ra lo ngại về an ninh từ các dự án mây; 58% nói rằng hiệu suất cũng là một nhược điểm. “Trong đám mây công cộng điều đáng lo ngại là dữ liệu của bạn nằm trên cơ sở hạ tầng khác của nhà cung cấp dịch vụ”, ông Vince DiMemmo, Tổng giám đốc dịch vụ đám mây và CNTT tại công ty Equinix chuyên về dịch vụ và trung tâm dữ liệu cho thuê, cho biết. “Khi bạn thuê một người khác, mong đợi của bạn cho an ninh cao hơn nhiều, do đó, hầu hết khách hàng sẽ không so sánh những gì mà một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp với những gì họ làm trong các hệ thống riêng của họ. Khách hàng 5 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn có xu hướng lo lắng nhiều về mây, không yên tâm như với các dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ hay thuê máy chủ mà họ đã sử dụng lâu nay”. Không có nhiều sự khác biệt giữa các dịch vụ thuê chỗ (đặt máy chủ) hay thuê máy chủ và dịch vụ đám mây trong thị trường PaaS (Platform as a Service – nền tảng như một dịch vụ), có nghĩa là bất kỳ tổ chức CNTT cùng với các nhà cung cấp bên ngoài đã sẵn sàng mọi thứ cho một nhà cung cấp mây, theo Jim Levesque, lập trình viên hệ thống và giám sát hệ thống phục hồi thảm họa dựa trên đám mây và hệ thống sao lưu dự phòng của Sở cấp thoát nước và năng lượng Los Angeles với mạng lưới ứng dụng doanh nghiệp dùng 600 máy chủ. “Bạn kiểm tra an ninh, đảm bảo về tài chính của họ thì họ sẽ không biến mất ngay lập tức. Hãy thuyết phục khách hàng chắc chắn có dự phòng tốt cho các kết nối, truy cập vào/ra và truy cập mạng cũng như nguồn điện năng cung cấp, những kế hoạch khẩn cấp, tóm lại là tất cả mọi thứ quan trọng”, Levesque nói. Nhưng nhiều khách hàng lại tỏ ra lo lắng sẽ bị lệ thuộc vào công ty dịch vụ nếu các API (giao diện lập trình ứng dụng), hệ thống và các giao diện mà nhà cung cấp dịch vụ đám mây của họ không cho phép họ quay trở lại với các máy chủ nội bộ hoặc chuyển sang hạ tầng của một nhà cung cấp khác, theo Karl MacDonald, trưởng bộ phận truyền bá của nhà cung cấp dịch vụ đám mây Cloud.com. Những nhà cung cấp tốt nhất các dịch vụ đám mây công cộng ở Mỹ có thể kể đến như Rackspace, Terramark, Equinix, AT&T và IBM. 3.2.2. Private Cloud Trong mô hình Private Cloud, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và chất lượng dịch vụ. Như là hình thức phổ biến nhất của điện toán đám mây (và thuận tiện cho nhà cung cấp máy chủ ảo VMware) các đám mây riêng (dùng cho nội bộ doanh nghiệp) cho phép một công ty phủ các lớp ảo hóa và phần mềm quản lý lên cơ sở hạ tầng hiện có để liên kết các máy chủ, lưu trữ , mạng, dữ liệu và các ứng dụng. Mục tiêu: Sau khi chúng được kết nối với nhau và ảo hóa, CNTT có thể chuyển đổi lưu trữ, năng lực tính toán hoặc các nguồn tài nguyên khác, một cách vô hình, từ một nơi tới nơi khác để cung cấp cho tất cả các bộ phận người dùng cuối mọi nguồn tài nguyên mà họ cần bất cứ lúc nào, nhưng không có nhiều hơn thế. Sự khác nhau giữa môi trường ảo hóa cao và đám mây riêng là gì? VMware cho biết một đám mây riêng cũng cần phải đạt mức độ tự động hóa quản lý cao và cung cấp khả năng thanh toán cho các bộ phận kinh doanh. Các đám mây riêng làm cho việc quản lý thông tin và công nghệ dễ dàng hơn, nhưng sẽ gây xáo động cho hầu hết các tổ chức CNTT đã được xây dựng qua nhiều thập kỷ, Wolf nói. “Hiện giờ các máy chủ trao đổi với nhau, không phải mạng hoặc hỗ trợ hay bất cứ điều gì khác”, ông nói. “Nếu mọi thứ đều ảo hóa, mọi thứ đều bố trí theo từng chỗ, thì công việc của bạn không thể được xác định theo nơi bạn ngồi”. 3.2.3. Hybrid Cloud Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud. Trong đó doanh nghiệp sẽ “out- source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan trọng, sử dụng các dịch vụ Public Cloud để giải quyết và xử lý các dữ liệu này. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ giữ lại các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu tối quan trọng trong tầm kiểm soát (Private Cloud). Một khó khăn khi áp dụng mô hình Hybrid 6 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn Cloud là làm sao triển khai cùng một ứng dụng trên cả hai phía Public và Private Cloud sao cho ứng dụng đó có thể kết nối, trao đổi dữ liệu để hoạt động một cách hiệu quả. Tương lai gần của CNTT là mô hình đám mây lai, Wolf nói. Điện toán đám mây lai có thể bao gồm một hỗn hợp các đám mây nội bộ, các dịch vụ đám mây bên ngoài và những lựa chọn SaaS (Software as a Service – phần mềm như là dịch vụ) truyền thống. Việc lai ghép các mảnh nên tính đến từng doanh nghiệp cụ thể và tùy theo từng tổ chức CNTT cung cấp dịch vụ, ông nói. Một số công ty vừa và nhỏ phải đối mặt với tình trạng khó xử tương tự như người đàn ông đã trưởng thành cứ nhất mực cho rằng mình có thể mặc chiếc quần jean thời trung học khi mà hiện bụng đã phệ. Giám đốc điều hành thường giữ chặt ngân quỹ hơn qua mỗi quý. Chia nhỏ các dịch vụ theo yêu cầu có thể phù hợp với những hóa đơn ở đây. Khởi đầu, được hình thành cho các ứng dụng như kiểm thử và phát triển theo yêu cầu, các môi trường (chẳng hạn như cần tới 100 máy trạm ảo để kiểm thử một kịch bản phân phối phần mềm) theo yêu cầu được CloudShare, Soonr hoặc Microsoft Azure cung cấp các phiên bản mini của các đám mây có quy mô lớn. Thay vì mua dịch vụ quy mô lớn từ Amazon hoặc các công ty lưu trữ khác mà phải nhọc công với rất nhiều công việc, từ cấu hình tới quản lý, bạn chỉ cần một dịch vụ cung cấp nền tảng CNTT theo yêu cầu cho các nhóm làm việc chứ không phải là toàn doanh nghiệp, theo Steve Peltzman, Giám đốc CNTT của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại của TP.New York. “Chúng tôi, giống như rất nhiều công ty, chỉ có một bộ các máy chủ hoạt động cho bất cứ điều gì, và bạn không muốn thêm một tính năng bởi vì bạn không muốn can thiệp vào các máy đang hoạt động”, Peltzman nói. “Có rất nhiều thứ chúng ta phải đáp ứng trong ngày mà không có các máy chủ dạng rack (rack server) có thể kéo ra để thực hiện. Chúng tôi nhìn vào đó để quyết định thuê ngoài các nhà cung cấp SaaS, như Salesforce, email của Gmail, Amazon hoặc Cloudshare cho nền tảng. Đôi khi tôi không biết chúng tôi sẽ sử dụng một dịch vụ hoặc chức năng cụ thể để làm gì, nhưng tôi biết chúng tôi sẽ cần đến nó. Đó là vì sao tôi đang tìm tới các đám mây”. Doanh nghiệp có thể chọn để triển khai các ứng dụng trên Public, Private hay Hybrid Cloud tùy theo nhu cầu cụ thể. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và yếu của nó. Các doanh nghiệp phải cân nhắc đối với các mô hình Cloud Computing mà họ chọn. Và họ có thể sử dụng nhiều mô hình để giải quyết các vấn đề khác nhau. Nhu cầu về một ứng dụng có tính tạm thời có thể triển khai trên Public Cloud bởi vì nó giúp tránh việc phải mua thêm thiết bị để giải quyết một nhu cầu tạm thời. Tương tự, nhu cầu về một ứng dụng thường trú hoặc một ứng dụng có những yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ hay vị trí của dữ liệu thì nên triển khai trên Private hoặc Hybrid Cloud. 4. Các ứng dụng của điện toán đám mây Các ứng dụng lưu trữ trực tuyến: Flickr, Dropbox, Mediafire… Các ứng dụng webmail: gmail, yahoo, hotmail. Các ứng dụng trên mây: google docs, bkav, … Với công nghệ điện toán đám mây, các tác tử đám mây tích hợp trong Bkav (Bkav Cloud Agent) tương tác online với hệ thống đám mây Bkav Cloud, khiến việc cập nhật mẫu virus có thể nhanh tới từng phút. 7 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn Hình Ứng dụng ĐTĐM của BKAV 5. Kiến trúc điện toán đám mây Hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây ngày nay là sự kết hợp của các dịch vụ đáng tin cậy được phân phối bởi các nhà phát triển công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Google… dựa trên nền tảng của công nghệ ảo hóa(virtualized). Về cơ bản điện toán đám mây được chia thành 4 lớp cơ bản có tác động qua lại lẫn nhau bao gồm: 8 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn Hình 1.4. Kiến trúc Cloud Computing Hạ tầng: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) của ĐTĐM là phần cứng được cung cấp như là các dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại dễ dàng. Các tài nguyên phần cứng được cung cấp theo thời gian cụ thể theo yêu cầu. Dịch vụ kiểu này giúp cho khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử dụng,… Lưu trữ (Storage): Lưu trữ đám mây là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình xử lý và chúng được lưu trữ ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các dịch vụ CSDL, ví dụ như BigTable của Google, SimpleDB của Amazon,… Cloud Runtime: Là dịch vụ phát triển phần mềm ứng dụng và quản lý các yêu cầu phần cứng, nhu cầu phần mềm. Ví dụ nền dịch vụ như khung ứng dụng Web, web hosting,… Dịch vụ: Dịch vụ đám mây là một phần độc lập có thể kết hợp với các dịch vụ khác để thực hiện tương tác, kết hợp giữa các máy tính với nhau để thực thi chương trình ứng dụng theo yêu cầu trên 9 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn mạng. ví dụ các dịch vụ hiện nay như: Simple Queue Service, Google Maps, các dịch vụ thanh toán linh hoạt trên mạng của Amazon,… Ứng dụng: Ứng dụng đám mây (Cloud application) là một đề xuất về kiến trúc phần mềm sẵn sàng phục vụ, nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần mềm, cài đặt, vận hành và duy trì ứng dụng tại máy bàn/thiết bị của người sử dụng. Ứng dụng đám mây loại bỏ được các chi phí để bảo trì và vận hành các chương trình ứng dụng. Hạ tầng khách hàng: (Client Infrastructure) là những yêu cầu phần mềm hoặc phần cứng để sử dụng các dịch vụ ĐTĐM trên mạng. Thiết bị cung cấp cho khách hàng có thể là trình duyệt, máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại di động,… 6. Một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Hình 1.5 Một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Các hãng lớn đã bắt đầu và đang trong cuộc chạy đua đến với điện toán đám mây. Những Google, Microsoft, Amazon, Sun đều đã và đang phát triển những nền tảng điện toán đám mây của riêng mình. Các nền tảng điện toán đám mây lớn có thể kể đến bây giờ bao gồm: Google App Engine của Google: http://code.google.com/appengine/ Windows Azure của Microsoft: 10 [...]... đa Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng 18 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể Tuy nhiên số lượng là khá ít Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu Phát triển điện toán. .. vụ điện toán đám mây vì không biết được dữ liệu của mình ở đâu đó trên mạng Ông Quyết cũng nói mô hình ứng dụng điện toán đám mây phụ thuộc nhiều vào Internet mà chưa chắc lúc nào cũng có thể truy cập vào Internet Bản chất của điện toán đám mây là sự hội tụ các thành tựu về nghiên cứu phát triển các công nghệ mới; các quan điểm về ứng dụng CNTT hiện nay ở trên thế giới cũng như Việt Nam Điện toán đám. .. XML 14 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn 7 Phân tích, so sánh với các mô hình điện toán khác Điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS) 4.1.8 7.1 Tính toán lưới (Grid computing) Theo trung tâm nghiên cứu IBM thì Tính toán lưới là một... dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cáp từ đám mây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động 17 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường... bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm Theo Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc công ty IBM Việt Nam: Điện toán đám mây không còn là xu hướng mà là thực tế đang diễn ra Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây Từ năm 2008 đến nay, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ điện toán. .. gia từ đám mây tiến hành xử lý f Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung cấp trên đám mây g Khả năng bảo mật được cài thiện do sự tập trung về dữ liệu h Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa hơn bởi lẽ chúng không được cìa đặt cố định trên một má tính nào Chúng cũng dễ dàng hỗ trợ và cài thiện về tính năng i Tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây luôn... tin đều khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này điện toán đám mây liệu có phát triển tại Việt Nam? Ông Dương Dũng Triều, Giám Đốc điều hành FIS chia sẻ: “Chúng tôi nhận ra nhiều lợi ích khi đồng hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ điện toán đám mây của Microsoft Hai bên chia sẻ tầm nhìn về tương lai của ngành tin học -nơi mà các dịch vụ điện toán đám mây sẽ trở nên phổ biến và được... tính cá nhân thông thường e Với độ tin cậy cao, không chỉ giành cho người dùng phổ thông, điện toán đám mây phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và các nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, một 16 Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn vài dịch vụ lớn của điện toán đám mây đôi khi rơi vào trạng thái quá tải, khiến hoạt động bị ngưng trệ Khi rơi vào trạng thái... này chứng tỏ những vấn đề về điện toán đám mây hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, những người đang kiếm tìm giải pháp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp Tuy vậy, tiếp theo sau hội thảo ngày 02/03, “Vietnam Cloud computing Day 2011” (Ngày Điện toán đám mây Việt Nam 2011) diễn ra ngày 9/3 tại Hà Nội cũng đưa ra nhận định: mặc dù điện toán đám mây hiện đang được ứng dụng... Verizon hay Everdream 4.1.14 7.7 Điện toán tích hợp Internet (Internet integration) Quá trình kết hợp các "đám mây" xuất hiện trên Internet mới đang ở giai đoạn đầu Tóm lại, điện toán đám mây bao gồm cả SaaS và tính toán theo yêu cầu Trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ mà chúng ta cần thiết đều có thể được cung cấp như là các dịch vụ như trong mô hình điện toán đám mây dưới đây 8 Lợi ích và hạn chế

Ngày đăng: 22/10/2014, 12:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

    • 1. Khái niệm điện toán đám mây

    • 2. Các tính chất cơ bản của điện toán đám mây

    • 3. Các mô hình điện toán đám mây

      • 4.1.1. 3.1 Mô hình dịch vụ

      • 4.1.2. 3.2. Mô hình triển khai

      • 4. Các ứng dụng của điện toán đám mây

      • 5. Kiến trúc điện toán đám mây

      • 6. Một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

        • 4.1.3. 6.1 Công nghệ ĐTĐM của IBM

        • 6.3. Công nghệ ĐTĐM của Google - Google App Engine

        • 6.4. Công nghệ ĐTĐM của Microsoft

          • 4.1.4. Windows Azure

          • 4.1.5. Nền tảng dịch vụ (Azure Services Platform)

          • 4.1.6. Fabric Controller

          • 4.1.7. Windows Azure với người sử dụng và lập trình viên

          • 7. Phân tích, so sánh với các mô hình điện toán khác

            • 4.1.8. 7.1 Tính toán lưới (Grid computing)

            • 4.1.9. 7.2 Phần mềm hoạt động như dịch vụ (SaaS - Software as a Service)

            • 4.1.10. 7.3 Tính toán theo yêu cầu (Utility Computing)

            • 4.1.11. 7.4 Dịch vụ web (Web service)

            • 4.1.12. 7.5 Nền tảng hướng một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)

            • 4.1.13. 7.6 Cung cấp dịch vụ quản lý (MSP - Managed Service Provider)

            • 4.1.14. 7.7 Điện toán tích hợp Internet (Internet integration)

            • 8. Lợi ích và hạn chế của ĐTĐM

              • 4.1.15. 8.1. Lợi ích của ĐTĐM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan