Luận văn quan hệ giữa tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với nông hộ ở khu vực miền núi phía bắc tỉnh quảng nam

38 230 0
Luận văn quan hệ giữa tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với nông hộ ở khu vực miền núi phía bắc tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ế như:mây, keo và các loại cây khác. Hình thành các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản;các điểm du lịch. Phát triển các loại dịch vụ chợ, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ vận tải tại các điểm phù hợp. 3.1.1.2. Đối với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Về định hướng chung: Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ cơ cấu lại NHNoPTNT Việt Nam giai đoạn 20012010 đã được phê duyệt và tập trung xây dựng NHNoPTNT Việt Nam thành tập đoàn tài chính;tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư và đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Định hướng thị trường và khách hàng: + Về huy động vốn: . Đa dạng các hình thức huy động, nâng cao chất lượng hoạt động, tập trung huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn tại khu vực dân cư và vốn ngắn hạn tại các doanh nghiệp. . Khai thác triệt để các lợi thế, thực hiện đầy đủ đúng hạn các cam kết để thu hút, tăng nhanh nguồn vốn uỷ thác trong nước, ngoài nước. . Tham gia và khai thác thị trường vốn. + Về cho vay: . Tập trung đầu tư vốn cho thị trường nông nghiệp, nông thôn với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nông lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi…theo hướng khép kín gắn liền sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn… . Khách hàng ở thị trường nông nghiệp, nông thôn chia làm 2 nhóm: Nhóm hộ nghèo và đối tượng chính sách: NHNoPTNT Việt Nam nhận thực hiện làm dịch vụ cho vay uỷ thác. Nhóm khách hàng còn lại, NHNoPTNT Việt Nam phấn đấu chiếm thị phần trên 70%, đạt mức dư nợ từ 15 20 triệu đồnghộ trong giai đoạn 20062010 và 30 triệu đồng trong những năm tiếp theo. . Vùng đô thị (Thành phố, thị xã) NHNoPTNT Việt Nam tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm. Phát triển các tiện ích, dịch vụ ngân hàng. Mở rộng hoạt động cho vay ngoại tệ gắn với xuất khẩu nông sản. Chú trọng khách hàng là các hộ kinh doanh nhỏ. 3.1.2. Các quan điểm Lợi ích kinh tế là động lực phát triển của các bên trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng với phát triển kinh tế hộ Lợi íchlợi ích kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ tín dụng nói riêng. Tuy nhiên lợi ích trong quan hệ tín dụng giữa NHNoPTNT với kinh tế hộ là một quan hệ lợi ích có tính chất đặc biệt “vừa là lợi ích kinh tế vừa là lợi ích xã hội”, thông qua gắn kết lợi ích mà người nông dân và NHNoPTNT trở thành bạn đồng hành của nhau trong quá trình thực hiện chủ trương CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tín dụng ngân hàng là công cụ hỗ trợ trong quan hệ giữa hộ sản xuất Nhà doanh nghiệp Nhà nước với ngân hàng, do đó phải lành mạnh hóa quan hệ này. Phát triển kinh tế hộ gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông nghiệp miền núi; thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, do đó đây cũng là trách nhiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 3.2. Các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ tại khu vực miền núi phía bắc tỉnh Quảng Nam Kinh tế hộ là một thành phần kinh tế có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp tăng trưởng, nhất là vùng nông thôn miền núi mà phần lớn quy mô hoạt động của các doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, hoạt động ngành nghề chưa đa dạng, đặc điểm địa hình phức tạp… Vì vậy trong giai đoạn hiện nay kinh tế hộ đóng vai trò khá quyết định trong việc sản xuất ra sản phẩm ở nông thôn, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng tại khu vực. Quá trình phát triển kinh tế hộ tại khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam trong nền kinh tế thị trường là một quá trình liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa bàn, vấn đề này đang đòi hỏi phải có nhiều chính sách giải pháp đồng bộ như giải pháp về quy hoạch phát triển ngành nghề;các giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thật, công nghệ mới;giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực;giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm…Đồng thời nhà nước cần phải không ngừng hoàn thiện các chính sách kinh tế như các chính sách về ruộng đất, chính sách tín dụng, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách bảo hiểm…nhằm hỗ trợ cho kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Trong điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn hoạt động xản xuất kinh doanh của hộ như hiện nay, chính sách về tín dụng được xem như là một giải pháp cứu cánh giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên bản chất tín dụng là sự vay mượn, có hoàn trả.Do vậy yếu tố chất lượng tín dụng là yêu cầu thiết yếu nó liên quan đến tính động lực của các chính sách, giải pháp khác đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và kinh tế hộ nói chung. 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoạt động Ngân hàng 3.2.1.1. Giải pháp về lãi suất trong huy động vốn Thứ nhất: Thực hiện lãi suất huy động theo cung cầu vốn, đảm bảo nguyên tắc lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào Lãi suất là công cụ quan trọng để Ngân hàng huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác…trong điều kiện giá trị đồng tiền ổn định, kiểm soát được lạm phát, giá cả ít biến động…công cụ lãi suất rất có hiệu quả trong huy động vốn.Do đó cần có lãi suất hợp lý là lãi suất kích thích huy động vốn ngày càng tăng vào ngân hàng nhưng vừa kích thích các chủ thể sử dụng vốn đảm bảo có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Điều này cũng chỉ ra rằng việc chỉ đạo lãi suất trong quan hệ cung cầu vốn hay nói cách khác lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, đảm bảo ngân hàng kinh doanh có lãi, người gửi vốn vào ngân hàng có thu nhập từ lãi suất huy động, người vay cũng chấp nhận được lãi suất vay mà sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi. Tại khu vực nghiên cứu, theo quy định lãi suất cho vay hộ hiện nay ở mức 1, 05 1, 15%tháng (chưa tính giảm 15% và 30% theo khu vực I, II) và NHNoPTNT tỉnh chỉ đạo lãi suất huy động ở mức 0, 65 0, 72%tháng là phù hợp. Với nguyên tắc này sẽ tránh tình trạng chạy đua nâng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay tăng lên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của kinh tế hộ mà hệ quả tất yếu dẫn đến các chi nhánh không thể mở rộng tín dụng và rủi ro tín dụng càng tăng. Thứ hai: áp dụng lãi suất kích thích đối với người gửi kỳ phiếu rút tiền trước hạn. Dù muốn hay không thì việc huy động vốn để cho vay đối với lĩnh vực NNNT nói chung và kinh tế hộ tại khu vực nông thôn miền núi nói riêng không thể tự cân đối trên từng địa bàn cơ sở, bởi nhu cầu vốn đầu tư trong nông nghiệp phục vụ cho chủ trương CNHHĐH là rất lớn do điểm xuất phát đi lên từ NNNT là rất thấp, thu nhập đối với người nông dân khu vực miền núi còn quá thấp cho nên khả năng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư ở khu vực này vào ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. Mặt khác, ngân hàng chưa tạo lập được một thói quen cho người nông dân gửi tiền vào ngân hàng khi thừa, vay tiền ngân hàng khi thiếu vốn sản xuấtkinh doanh mà hầu như bất cứ người dân nào cũng muốn giữ lại lượng tiền mặt trong túi để chi dùng, số thừa thì cất trữ dưới hình thức vàng, cho nên ngân hàng một mặt phải có chính sách khuyến khích huy động vốn ở thành thị để hỗ trợ cho vay ở nông thôn thông qua tổ chức mạng lưới và cơ chế điều hoà vốn với lãi suất thích hợp. Đối với NHNoPTNT, điều mà người gửi tiền quan tâm là khi họ rút tiền trước hạn đối với kỳ phiếu thì họ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, đây là điều chưa đảm bảo lợi ích cho những người gửi tiền. Vì vậy để khuyến khích người gửi tiền vào ngân hàng, nếu rút trước hạn thì ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng được hưởng lãi suất kỳ hạn liền kề với thời gian đã gửi hoặc nếu quá thời hạn mà người gửi chưa đến rút tiền thì nên cho hộ được hưởng lãi suất kỳ hạn tiềp theo, nếu hộ đến rút đủ thời gian tính lãi suất một kỳ hạn nếu chưa đủ thời hạn thì tính lãi suất không kỳ hạn. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng quan tâm gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất vì quyền lợi được đảm bảo và đây là cơ sở để ngân hàng khơi tăng nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ cho phát triển nền kinh tế. 3.2.1.2.Tuyên truyền tiếp thị mở rộng mạng lưới Thứ nhất: Tổ chức huy động vốn phải đáp ứng theo nhu cầu và tâm lý khách hàng. Dân cư sinh sống tại khu vực miền núi đại bộ phận là người dân tộc thiểu số và phân bố trên phạm vi khá rộng, điều kiện đi lại còn rất hạn chế. Mặt dù đời sống còn khó khăn, song với tính chắt chiu tiết kiệm thì trong mỗi ít nhất một cá nhân, một gia đình vẫn thường có một khoản tiền để dành dưới dạng tài sản(nhà cửa, trâu bò, trang thiết bị…)mục đích các khoản để dành chủ yếu mang tính dự phòng, lo xa… Số tiền này có thể tồn tại từ năm này sang năm khác, tạm thời tách khỏi lưu thông trở thành khoản tích trữ nhàn rỗi không sinh lời, thậm chí sẽ suy giảm giá trị nếu có lạm phát. Do vậy, để có thể đứng vững trong cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng về các chi nhánh NHNoPTNT trên địa bàn, các chi nhánh cần tổ chức nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm, khả năng nguồn lực tài chính, sở thích, thói quen, đặc biệt chú ý đến bí mật lượng tiền gửi vào ngân hàng của người dân vùng dân tộc ít người. Trên cơ sở đó mà đưa ra các hình thức huy động thích hợp với quan điểm “năng nhặt chặt bị” và theo phương châm “đi vay để cho vay”. Nói tóm lại, trong dân cư đang tồn tại một bộ phận tiền nhàn rỗi khá lớn nằm ngoài ngân hàng, mà một trong các nguyên nhân là mạng lưới của ngân hàng chưa được mở rộng, các hình thức tuyên truyền tiềp thị còn đơn điệu và gần như chỉ tập trung ở những nơi thuận tiện. Do vậy giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền tiếp thị khơi tăng nguồn vốn huy động từ dân cư ở khu vực vùng dân tộc miền núi là rất cần được quan tâm triển khai. Thứ hai: Về phát triển màng lưới. Các chi nhánh NHNoPTNT tại khu vực cần nắm rõ định hướng quy hoạch và phát triển kinh tếxã hội tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2010, nhất là chương trình quy họach và phát triển các cụm kinh tế, sắp xếp tái định cư phù hợp với phát huy hiệu quả đầu tư của các dự án lớn như: hệ thống thuỷ điện bậc thang tại khu vực, đường Hồ Chi Minh huyền thoại, đường Đông trường sơn, đường 14B nối cửa khẩu Đăkôc với cảng Tiên sa Đà nẵng…từ đó đề nghị mở thêm các phòng giao dịch tại các khu đông dân cư, các cụm điểm kinh tế…nhằm đưa tiện ích ngân hàng đến phục vụ nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhanh chóng kiện toàn lại mạng lưới hiện có phù hợp với quy mô hoạt động, hạn chế lãng phí cơ sở vật chất và chồng chéo trong hoạt động do bố trí mạng lưới kề cận nhau, hoặc do quy mô nhỏ bé làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, giảm sút năng lực kinh doanh ngân hàng. Với giải pháp trên sẽ giúp các chi nhánh NHNoPTNT tại từng địa bàn đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong nông thôn, mặt khác tạo tiền đề để tiếp cận một nguồn khách hàng tiềm năng rất to lớn, sớm chiếm lĩnh thị trường nông thôn trong xu hướng kinh tế hộ đang từng bước chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá vươn lên làm giàu. Thứ ba: Về tuyên truyền tiếp thị. Hoạt động tuyên truyền tiếp thị của các chi nhánh NHNoPTNT tại khu vực thời gian qua chưa được thực hiện thường xuyên, nhất là các vùng sâu, vùng xa hoạt động này chỉ gắn với định kỳ công tác của các tổ lưu động nên hiệu quả chưa cao, đa số chỉ quan tâm đến những khách hàng lớn với những thông tin rập khuôn đơn điệu. Hạn chế của hoạt động này là một trong những nguyên nhân làm cho khách hàng ít hiểu biết về ngân hàng, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, sự khan hiếm thông tin kéo theo một bộ phận nhu cầu liên quan đến dịch vụ tài chính phải thực hiện thông qua thị trường tự do như vay nóng, vay nặng lãi… Để khắc phục hạn chế trên, từng chi nhánh tại khu vực cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền tiếp thị phù hợp sự hiểu biết của người dân, ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu mang tính trực quan và phải tiếp cận đến tận thôn, bản…đề cao sự phối hợp của các trưởng thôn, già làng và những người dân đã từng tiếp cận và sử dụng các tiện ích của ngân hàng. Ngoài ra cần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ lưu động, bố trì lịch thời gian phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân địa phương. 3.2.1.3. Giải pháp về mở rộng tín dụng thúc đẩy kinh tế hộ ở vùng miền núi Quảng nam phát triển Giải pháp chung của ngành là xác định thị trường tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng, chủ yếu;Hộ gia đình, cá nhân là khách hàng truyền thống, cơ bản, lâu dài, doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng tiềm năng cần nâng tầm quan hệ hoạt động trên cơ sở đó không ngừng hoàn thiện cơ chế, quy trình hồ sơ, thủ tục;thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng thương mại, bảo đảm chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào đủ bù đắp chi phí, có mức lợi nhuận hợp lý và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, xác lập các quỹ theo quy định, không ngừng nâng cao năng lực tài chính của hệ thống và thu nhập của người lao động. Đa dạng hoá các hình thức cho vay có kết hợp với chu kỳ sản xuất và thu hoạch. Thời gian qua các chi nhánh NHNoPTNT đã từng bước đa dạng hoá các hình thức cho vay, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghệp và nông thôn, song cần phải kết hợp giữa thời hạn cho vay với chu kỳ sản xuất và thu hoạch của nông sản (vì đối tượng cho vay chủ yếu của NHNoPTNT là các hộ nông dân, thời hạn cho vay phải tương ứng với chu kỳ sản xuất cộng với thời gian tiêu thụ sản phẩm), như vậy mới tạo điều kiện cho các hộ nông dân thu hồi được vốn và có lãi để trả nợ. Gắn với thực tế phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn, trong quan hệ mở rộng tín dụng đối với kinh tế hộ cần tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể sau: Mở rộng đối tượng cho vay không có bảo đảm với hộ vay ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp theo quyết định 80CP của Thủ tướng Chính phủ: Trong thời gian gần đây, theo bà con nông dân tại khu vực thì vấn đề lãi suất là có thể chấp nhận được. Song cơ chế tín dụng vẫn còn là rào cản với hộ sản xuất kinh doanh trong tiếp cận vốn vay ngân hàng.Thực tế này không chỉ là mối quan tâm của khách hàng mà chính bản thân ngân hàng cũng rất quan tâm, đặc biệt cơ chế cũ có những ràng buộc mà cán bộ tín dụng phải làm khi cho vay và rủi ro xảy ra sau khi cho vay dẫn đến hình sự hoá trong hoạt động tín.Do vậy, ngày 31122001 Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng tại quyết định 1627QĐNHNN1 thay quyết đinh 2842000QĐNHNN1 trước đây mà những nội dung chính tóm tắt như sau: + Điều gì mà luật pháp không cấm thì các tổ chức tín dụng được cho vay, Ngân hàng nhà nước chỉ cấm các tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các hoạt động tài chính hoặc các dịch vụ làm ăn mà pháp lật cấm. + Các Ngân hàng được quyền cho mọi đối tượng, mọi trường hợp vay vốn phù hợp với pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định cho vay của mình. + Thời

Ngày đăng: 21/10/2014, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan