Đồ án tốt nghiệp phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu tân lộ phát

67 326 0
Đồ án tốt nghiệp phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu tân lộ phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu tân lộ phát

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đồ án. Ngành khoa học quản lý nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng đã đang và sẽ mãi là một ngành học quan trọng bởi đây là một trong những ngành then chốt tạo nên sự thành bại của tất cả các môi trường kinh tế hiện nay. Hơn nữa, nói riêng về quản trị kinh tế thì công tác quản lý, quản trị bao gồm tất cả những vấn đề chính của doanh nghiệp từ việc lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và điều hành đều vô cùng cần thiết để bộ máy doanh nghiệp hoạt động tốt và hiệu quả. Cũng bởi lẽ đó, tôi quyết định tìm hiểu các công tác quản trị để có cái nhìn toàn diện hơn tại một công ty cổ phần tầm trung và ứng dụng những lý thuyết trong học tập để phân tích những hoạt động thực tế của doanh nghiệp này. Hơn 15 năm qua kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý định hướng của Nhà nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên trong nhiều lĩnh vực việc thay đổi còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong mỗi doanh nghiệp vấn đề đó là đổi mới công tác tiêu thụ sản phẩm.Lĩnh vực này còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ,đúng mức do đó chưa tạo ra được động lực phát triển doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần nghiên cứu nhiều hơn vì nó liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất. Có nhiều vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm cần được xem xét lại ( vấn đề sản phẩm, phân phối, giá, xúc tiến bán v.v ) Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ngày càng mang tính cấp thiêt đối với mọi doanh nghiệp,nó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là ở các bộ phận phòng ban làm công tác tiêu thụ.Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi thực hiện hội nhập nền kinh tế. Ngành công nghiệp Dệt May ở Việt Nam nói riêng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong bối cảnh như trên Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu (XNK) Tân Lộ Phát cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Tân Lộ Phát cũng tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và bền vững qua việc xuất nhập khẩu hàng may mặc, do đó em quyết định thực tập tại công ty với mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với thực tế trong lĩnh vực này và có điều kiện để phát huy tư duy ngành học của mình. Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thức được sự Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 1 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý cần thiết của công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý. Do vậy, e mạnh dạn chọn thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đảy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Tân Lộ Phát” Mục đích nghiên cứu đề tài. Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Tân Lộ Phát trên cơ sở thành tựu đạt được và các khó khăn mà công ty gặp phải, kết hợp giữa các lý thuyết và thực tế đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ theo mặt hàng, doanh thu kênh tiêu thụ không chuyên sâu vào một mặt hàng cụ thể nào. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin (phương pháp duy vật biện chứng) đồ án sử dụng tổng hợp các phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích và so sánh. 2. Kết cấu của đồ án Kết cấu của đồ án gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm. Chương II: Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tân Lộ Phát. Chương III: Đề xuất giải pháp đảy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tân Lộ Phát. Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 2 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cám ơn đến cô giáo Nguyễn Hoàng Lan - Giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và tập thể cán bộ Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Tân Lộ Phát, phòng kinh tế và tổ chức hành chính. Đồ án này hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hoàng Lan - Giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Tân Lộ Phát, đặc biệt là sự hỗ trợ phòng kinh tế và tổ chức hành chính đã giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành đồ án này trong thời gian qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân có thể những vấn đề trình bày nghiên cứu trong chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô và bạn bè cùng quan tâm tới vấn đề này Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 3 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 1.1 Khái niệm mục đích ý nghĩa và nhiệm vụ của tiêu thụ sản phẩm 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 5 1.1.2 Mục đích, ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm 5 1.1.3 Nhiệm vụ phân tích tiêu thụ sản phẩm 5 1.2 Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm 5 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm 1.3.1 Nhân tố thuộc về bản thân công ty 6 1.3.2 Nguyên nhân thuộc về người mua 7 1.3.3 Những nguyên nhân khác 7 1.4 Nội dung phân tích 1.4.1 Phương pháp phân tích 8 1.4.2 Dữ liệu và nguồn dữ liệu phục vụ phân tích 8 1.4.3 Các bước phân tích 8 1.5 Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.5.1 Nghiên cứu thị trường 9 1.5.2 Chính sách sản phẩm 11 1.5.3 Chính sách giá. 12 1.5.4 Chính sách phân phối. 13 Kết luận chương 1 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TÂN LỘ PHÁT. 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại XNK Tân Lộ Phát. 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 14 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 15 2.1.3 Đặc điểm công nghệ sản xuất và sản phẩm của công ty 16 2.1.4 Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình sản xuất 17 2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 2.2.1 Tình hình tiêu thụ trong những năm gần đây 18 Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 4 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý 2.2.2 Phân tích Chính sách giá 22 2.2.3 Phân tích Chính sách phân phối 23 2.2.4 Phân tích Chính sách xúc tiến bán 25 2.2.5 Phân tích Công tác thu thập maketting của doanh nghiệp 26 2.2.6 Phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 26 2.2.7 Phân tích công tác lao động, tiền lương: 29 2.2.8 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 34 2.2.9 Phân tích chi phí và giá thành 37 2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.3.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 47 2.3.2 Phân tích 49 2.3.3 .Phân tích 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG II 52 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XNK TÂN LỘ PHÁT. 3.1 Đảy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 3.1.1 Cơ sở áp dụng biện pháp 3.1.2 Nội dung của biện pháp 3.1.3 Ước tính chi phí và kết quả đạt được 3.2 Đa dạng hóa sản phẩm. 53 3.2.1 Cơ sở áp dụng biện pháp 3.2.2 Nội dung của biện pháp 3.2.3 Ước tính chi phí và kết quả đạt được 3.3 Tổ chức hệ thống chiến lược giúp mở rộng mạng lưới phân phối bán hàng một cách linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của thị trường. 3.3.1 Cơ sở áp dụng biện pháp 3.3.2 Nội dung của biện pháp 3.3.3 Ước tính chi phí và kết quả đạt được Kết luận chương III KẾT LUẬN CHUNG Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 5 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất ra là để bán,nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa - dịch vụ. Thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ sản phẩm bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm thích hợp; xác định giá cả; tổ chức mạng lưới bán hàng; phân phối hàng hóa vào các kênh tiêu thụ; xúc tiến bán hàng và tổ chức quản lý và đánh giá kết quả của công tác tiêu thụ. Chính vì vậy khái niệm tiêu thụ sản phẩm được xem xét rất rộng và tồn tại rất nhiêu cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này. 1.1 Khái niệm mục đích ý nghĩa và nhiệm vụ của tiêu thụ sản phẩm 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn về các nguồn vật chất việc mua bán các sản phẩm được thực hiện, giữa hai khâu này có sự quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ khối lượng bán đã nhận được tiền hay người mua chấp nhận thanh toán. Việc xác định sản lượng tiêu thụ trong năm phải được căn cứ vào sản xuất, hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ năm trước Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử sụng của sản phẩm hàng hóa. Đây là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất trước đồng thời mở đầu cho chu kỳ sản xuât sau. Theo nghĩa hẹp thì đây là quá trình bán hàng thu tiền nhưng theo nghĩa rộng thì đây là quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến bán hàng tới việc thực hiện các dịch vụ sau bán đạt hiệu quả cao nhất. Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 6 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý Tóm lại một cách tổng quát nhất : Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm,chuẩn bị và xuất bán sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng sao cho có hiệu quả nhất. 1.1.2 Mục đích, ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm Trong một doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đầu tiêu đến khâu cuối cùng cần phải diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục. Các khâu có một liên quan mật thiết với nhau, nối với nhau bằng các mát xích chặt chẽ, khâu trước là cơ sở là tiền đề để thực hiện khâu sau. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua tiêu thụ, tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của công ty. Sau quá trình tiêu thụ công ty không những thu hồi được tổng số chi phí có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư. Đây là nguồn quan trọng để tích lũy vào nguồn ngân sách và các quỹ của xí nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tồn tại mà không tiêu thụ được sản phẩm bởi chính tiêu thụ sản phẩm sẽ thỏa mãn được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp như mục tiêu lợi nhuận, vị thế cũng như an toàn của doanh nghiệp. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể bù đắp các chi phí mà mình bỏ ra để kinh doanh và có lãi để phát triển doanh nghiệp. * Mục tiêu về lợi nhuận: Là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đem lại lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận, có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư trang thiết bị máy móc, thiết bị, dây chuyền công Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 7 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong sản xuất. Vì vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, giá bán càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn, ngược lại sản phẩm tiêu thụ ít, giá bán không đổi thì lợi nhuận thu được sẽ kém đi. * Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp: Vị thế của doanh nghiệp trên thương trường được đánh giá ở tỷ trọng phấn trăm doanh số hoặc số lượng sản phẩm bán ra so với toàn bộ thị trường. Tỷ trọng phần trăm này càng lớn thì vị thế của doanh nghiệp càng cao và ngược lại tỷ trọng phần trăm doanh số hoặc số lượng sản phẩm bán ra so với thị trường càng nhỏ thì vị thế của doanh nghiệp càng thấp. Do đó đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đóng vị trí quan trọng đối với vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. * Mục tiêu bảo toàn vốn: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là để bán kiếm lợi nhuận. Sản phẩm càng chóng được tiêu thụ thì càng nhanh thu hồi vốn;ngwowcjlaij cacsanr phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm thì sẽ làm tăng hàng tồn kho và dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn gây thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản. Qua đó ta có thể thấy đẩy mạnh công tác tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả và an toàn nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.1.3 Nhiệm vụ phân tích tiêu thụ sản phẩm Phân tích tiêu thụ có nhiệm vụ rất quan trọng, nó bao gồm các mặt sau: + Đánh giá đúng tình hình chung tiêu thụ về số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ. + Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước. +Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ. + Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm. + Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án dài hạn. + Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt khối lượng lẫn chất lượng. Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 8 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý + Phân tích dự báo chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. + Lập báo cáo. 1.2 Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm • Khối lượng hàng hoá tiêu thụ: biểu hiện dưới hình thức hiện vật được tính theo công thức sau: TKCNSXTN TKĐK TTTN SLSLSLKL −+= Trong đó: KL TTTN : Khối lượng tiêu thụ trong năm. SLTKĐK : Số lượng tồn kho đầu năm. SLSXTN : Số lượng sản xuất trong năm. SLTKCN : Số lượng tồn kho cuối năm. • Doanh thu tiêu thụ: là tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng D = ΣQi *Pi (i=1,n) Trong đó: D: là doanh thu. Qi: sản lượng trong kỳ Pi: là giá bán sản phẩm trong kỳ. • Tổng doanh thu: Tổng doanh thu là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng trên hợp đồng cung cấp dịch vụ ( kể cả số doanh thu bị chiết khấu, doanh thu của hàng hoá bị trả lại và phần giảm giá cho người mua đã chấp nhận nhưng chưa ghi trên hoá đơn ) • Các khoản giảm trừ và thuế đầu ra: Bao gồm các khoản giảm giá bán hàng, chiết khấu bán hàng, doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 9 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý biệt, thuế xuất khẩu. Chỉ tiêu này tuy làm giảm các khoản thu nhập của doanh nghiệp nhưng nó đem lại hiểu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Vì khi khách hàng được hưởng các khoản giảm trừ thì sẽ có ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp và do đó sẽ tích cực hơn trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp. • Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm (hay lợi nhuận) tiêu thụ. LNTT= ΣDT - CKgt- Gvhb - CPbh- CPql Trong đó: LNTT : Lợi nhuận tiêu thụ. DT : Doanh thu. CKgt : Các khoản giảm trừ Gvhb : Giá vốn hàng bán CPbh : Chi phí bán hàng. CPql : Chi phí quản lý. • Tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ chung: khkh tttt htkh GBSL DBSL TL ∗ ∗ = Trong đó: TLhtkh : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung. SLtt : Số lượng tiêu thụ thực tế trong năm. SLkh : Số lượng tiêu thụ Kế hoạch. GBtt : Giá bán thực tế(giá cố định). Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 10 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh [...]... mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Sau đây chúng ta sẽ xem xét đến hệ thống các chỉ tiêu và hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 31 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý 12 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XNK TÂN LỘ PHÁT 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương. .. động Sản xuất kinh doanh từ giá bán sản phẩm Qli : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích P0i : : Giá bán đơn vị sản phẩm kỳ gốc Pli : Giá bán đơn vị sản phẩm kỳ phân tích Giá bán sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Trong điều kiện khối lượng sản xuất bán ra không đổi, giá bán thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường giá bán lại... THƯƠNG MẠI XNK TÂN LỘ PHÁT 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại XNK Tân Lộ Phát Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp Tên: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TÂN LỘ PHÁT Tên giao dịch quốc tế: NEWAY JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CÔNG TY TÂN LỘ PHÁT (NEWAY JSC.) Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Địa chỉ trụ sở chính: số 13 tổ 4 cụm 1 phường Hạ Đình, quận Thanh... xây dựng kênh phân phối doanh nghiệp cần tính đến: + Đặc điểm thị trường, sản phẩm + Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm + Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh Kết luận chương 1 Trên đây là toàn bộ phần nghiên cứu cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp công nghiệp Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm, Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và phương... lượng tốt hơn đối với khách hàng Chính vì thế công ty phải không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm 1.3.1.3 Công tác tổ chức tiêu thụ Công tác tổ chức tiêu thụ bao gồm các khâu khác nhau từ việc thiết kế mạng lưới tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mại Nếu công tác tổ chức tiêu thụ không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ quá trinh kinh doanh và ngược lại, nếu tổ chức tốt thì công ty sẽ tiêu thụ. .. Phân tích tích hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình tiêu thụ chung mà còn phải tiếp tục phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu Bởi vì công ty không thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, hàng làm giảm uy tín của công ty 1.5 Phương... LNHDSXKD(Q) : Lợi nhuận từ hoạt động Sản xuất kinh doanh sản phẩm tiêu thụ LNHDSXKD(0) : Lợi nhuận từ hoạt động Sản xuất kinh doanh kỳ gốc Qli : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích Q0i : : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ gốc Pli : Giá bán đơn vị sản phẩm kỳ gốc Xét về mức độ ảnh hưởng, có thể thấy, nếu khi giá bán, giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi thì nhân... tranh của công ty Nó tác động tới lợi nhuận và uy tín của công ty trên thi trường Công ty không thể bán được nhiều, không thể giữ uy tín với khách hàng nếu sản phẩm của công ty chất lượng tồi Chất lượng sản phẩm tốt có thể làm cho công ty bán được nhiều sản phẩm với tốc độ tiêu Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh Trang - 11 - Lớp: K2 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh Tế & Quản Lý thụ nhanh... ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bao gồm: Giá, chất lượng sản phẩm, công tác tiếp cận thị trường, tổ chức tiêu thụ 1.3.1.1 Giá bán sản phẩm Giá bán sản phẩm là một yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ xét cả về mặt giá trị và hiện vật, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Giá bán tăng lên làm cho doanh thu tăng trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không đổi Tuy nhiên... 01/08/2007 Công ty Cổ phần thương mại XNK Tân Lộ Phát được sáng lập bởi ba thành viên với tổng mức vốn gúp năm 2007 là 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng Việt Nam) 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tân Lộ Phát có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của Công ty theo quy định của pháp . phẩm ở công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Tân Lộ Phát Mục đích nghiên cứu đề tài. Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Tân Lộ Phát. phân tích và so sánh. 2. Kết cấu của đồ án Kết cấu của đồ án gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm. Chương II: Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần. sản phẩm của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tân Lộ Phát. Chương III: Đề xuất giải pháp đảy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tân Lộ Phát. Sinh Viên: Tô Thị Quỳnh

Ngày đăng: 20/10/2014, 21:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong nền cơ chế thị trường hiện nay thì việc đề xuất và xây dựng những giải pháp về chiến lược để nhằm mục tiêu nâng cao tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp năm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hóa về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng. Chiến lược về tiêu thụ sản phẩm là không thể thiếu vì nó giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh. Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục,hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng,quyết định sự sống còn của các đơn vị kinh doanh. Như vậy việc tổ chức các hoạt động nhằm đảy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, từng bước tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty tăng khả năng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan