SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LAO ĐỘNG CHO TRẺ mẫu GIÁO NHỠ

51 6.1K 63
SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LAO ĐỘNG CHO TRẺ mẫu GIÁO NHỠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận Trẻ em là tài sản của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, vì vậy xã hội cần có trách nhiệm với trẻ em với thế hệ mai sau của đất nước Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ bởi giáo dục mầm non đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, nhân cách đó tốt hay xấu phụ thuộc vào công tác giáo dục. Vì vậy ở trường mầm non phải giáo dục trẻ một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần thông qua các hoạt động học tập và vui chơi Nếu trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục đúng đắn được sống trong môi trường thuận lợi và được những người thân yêu chăm sóc, trẻ sẽ được phát triển thuận lợi, khỏe mạnh, hồn nhiên ham hiểu biết và dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải. Ngày nay, xu hướng giáo dục tiến bộ đều xem việc giáo dục ở lứa tuổi mầm non là khâu đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng nhân, do vậy việc chăm sóc trẻ trước tuổi đến trường là điều rất quan quan trọng và cần thiết. Giáo dục trẻ không chỉ dạy trẻ điều hay lẽ phải, không chỉ dạy trẻ những kiến thức sơ đẳng về các môn học mà còn phải giáo dục trẻ biết tự lao động và biết yêu lao động trong trường mầm non, giáo viên hãy tạo cơ hội cho trẻ cùng làm truyền cho trẻ cảm hứng tình, yêu lao động. Như N.TRECNUSEVSKI đã nói “chỉ có lao động mới làm cho tình cảm và sức lực con người trở nên tươi mát, mục tiêu của cuộc sống, toàn bộ cuộc sống là ở đó ” Vì vậy trong trường mầm non phải làm tốt công tác này để đáp ứng nhu cầu của xã hội là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. 1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay hoạt động giáo dục lao động đã được các giáo viên trong trường mầm non đưa vào trong hoạt động giáo dục của mình, ở độ tuổi mẫu giáo trẻ rất hứng thú với lao động bằng những việc làm đơn giản như thu dọn đồ chơi hay tự bỏ quần áo bẩn vào chậu có thể trở thành trò chơi thú vị và khiến trẻ có thái độ tích cực hơn đối với lao động. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng tạo cơ 1 1 hội cho trẻ tự lựa chọn và giải quyết những công việc đó ở lớp, đồng thời cũng chưa có những biện pháp để khuyến khích trẻ làm, chính vì điều đó mà vẫn còn tình trạng trẻ ỷ lại cho bạn khác hoặc lười không làm không hứng thú trong việc lao động của mình. Nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm, tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục mẫu giáo tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 4.2.Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. 4.3.Đề xuất một số biện pháp giáo dục lao động cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát trên 15 giáo viên mầm non, 60 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên trong năm học 2013-2014. 2 2 3 3 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận. 6.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm. 6.3.Nhóm phương pháp toán học: Tổng hợp kết quả, thống kê số liệu. 7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. 4 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Lao động là phương tiện giáo dục có hiệu quả sâu sắc và toàn diện. Và nhờ có lao động con trẻ mới tôi luyện được những đức tính tốt. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tôi cũng có tìm hiểu và được biết đã có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Một số biện pháp rèn thói quen trong ăn uống cho trẻ, một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24- 36tháng [6] Nghiên cứu về giáo dục lễ giáo: Một số biện pháp giúp trẻ giữ vệ sinh thân thể, một số biện pháp giúp trẻ biết giúp đỡ cô và bạn trong các hoạt động, các biện pháp giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, rèn cho trẻ một số thói quen ăn uống có văn hóa [7] Nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lao động [7] Nghiên cứu về giáo dục thẩm mĩ: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mĩ [8] Các giáo trình có đề cập đến đến vấn đề giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo: Giáo dục học mầm non của tác giả Đào Thanh Âm chủ biên [2] Cuốn giáo dục mầm non- Những vấn đề lí luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [5] Tâm lý học trẻ em [1] Sinh lý trẻ em [3] Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 4-5 tuổi [4]. Tuy nhiên tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về các biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non Quan Triều, thành phố Thái Nguyên. 1.2. Khái niệm công cụ 1.2.1. Lao động Lao động trước hết là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời 5 5 sống con người , lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người , nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Con người không thể sống khi không có lao động. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động, bao gồm cả thể lực và trí lực, nó là yếu tố tích cực đóng vai trò trung tâm trong suốt quá trình lao động, là yếu tố khởi đầu, quyết định trong qúa trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá có thể được ra đời hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng sức lao động. Trong lao động một người có thể sử dụng một hay nhiều công cụ lao động, có thể vận hành điều khiển một hay nhiều thiết bị mà mỗi loại thiết bị có một mức độ hiện đại khác nhau. Mối quan hệ giữa người với người trong lao động gồm quan hệ giữa lao động quản lý và lao động sản xuất; Quan hệ giữa lao động công nghệ và lao động phụ trợ; Quan hệ hiệp tác giữa các loại lao động. Mọi quá trình lao động đều phải diễn ra trong một không gian nhất định, vì thế con người có mối quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh như: gió, nhiệt độ, thời tiết, địa hình, khí hậu Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động lao động là quá trình trẻ sử dụng những năng lượng thần kinh và cơ bắp để thực hiện các hành động lao động giản đơn để thỏa mãn các nhu cầu sống và phát triển của mình (gọi là lao động tự phục vụ); bên cạnh đó, trẻ mẫu giáo còn tham gia vào các dạng hoạt động lao động khác với tính chất là phương tiện trải nghiệm để nhận thức về thế giới và rèn luyện các kỹ năng vận động, các phẩm chất đơn giản theo yêu cầu độ tuổi (lao động trong thiên nhiên, lao động thủ công, lao động tập thể) 1.2.2 Giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của giáo viên mầm non nhằm bước đầu hình thành cho trẻ mẫu giáo những hiểu biết sơ đẳng về lao động của người lớn những kĩ năng lao động đơn 6 6 gian phục vụ cho sinh hoạt, đồng thời hình thành cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với lao động. 1.2.3 Biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo Biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo là hệ thống cách thức, cách tổ chức cụ thể của giáo viên mầm non, nhằm hình thành và phát triển cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về lao động của người lớn những kĩ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt, đồng thời hình thành cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với lao động. 1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 1.3.1. Khái quát đặc điểm tăng trưởng, phát triển của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi a. Về thể chất Cơ thể của trẻ mẫu giáo đang phát triển mạnh tuy nhiên sự tăng trưởng có phần chậm hơn so với lứa tuổi trước và có sự phát triển không đồng đều, đến cuối độ tuổi : Bé trai : Cao 106,4cm - 116cm; nặng 16kg – 22,0 kg Bé gái : Cao 104,8cm - 114cm; nặng 15kg – 20,0 kg Thể chất, trí tuệ, tính khéo léo phát triển hơn nên trẻ hiếu động. Hệ thần kinh: Là cơ quan điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, từ hoạt động đơn giản đến hoạt động phức tạp nhất, điều hòa các cơ quan nhịp nhàng ăn khớp với nhau liên hợp chúng thành một khối thống nhất và đảm bảo mọi khả năng thich nghi của cơ thể đối với môi trường sống. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, não bộ và hệ thần kinh ngày càng hoàn thiện hơn trẻ có những phản xạ nhanh nhạy hơn trong các hoạt động. Trẻ có khả năng quan sát và bắt chước nhanh nhạy các thao tác lao động của người lớn.Vậy nên khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong lứa tuổi này, giáo viên cần đưa thêm các nhiệm vụ nâng cao, các công việc cần sự tập trung cao hơn để hoàn thành . 7 7 Hệ xương: Đang cốt hóa nhanh song còn mềm và có tính chất đàn hồi vì thế cần chú ý khi cho trẻ tham gia các hoạt động lao động, tránh những hoạt động liên tục, kéo dài Hệ cơ: Cơ lớn phát triển mạnh nhưng cơ nhỏ chưa phát triển do đó trẻ thích vận động mạnh, đối với vận động nhỏ đòi hỏi tỉ mỉ thì trẻ không thích và khó khăn cử chỉ vụng về dễ gây đổ vỡ. Tuy nhiên giáo viên cần phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động lao động nhằm phát triển cả hệ cơ lớn và cơ nhỏ cho trẻ, thường xuyên thay đổi và đan xen các hoạt động nhằm phát triển cho trẻ cách toàn diện hơn. Hệ tuần hoàn: Tim của trẻ lúc 4- 5 tuổi, nặng gấp 4-5 lần lúc mới sinh, mạch đập có chậm đi so với lúc mới sinh nhưng vẫn nhanh hơn so với người lớn. Vì thế trẻ dễ bị mệt khi tham gia vào các hoạt động và có những xúc động mạnh. b. Về tâm lý Tuổi mẫu giáo là giai đoạn cuối cùng của lứa tuổi mầm non – Là độ tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây và đặc biệt là hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn phát triển nhanh. * Đặc điểm phát triển ngôn ngữ Trong độ tuổi mẫu giáo ngôn ngữ của trẻ vẫn được phát triển mạnh, đặc biệt là trong giao tiếp. Giao tiếp được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ có tính tự chủ cao hơn so với lứa tuổi trước. Vốn từ của trẻ mẫu giáo tích lũy được khá phong phú không những về danh từ, động từ, tính từ, liên từ… Kết thúc tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ có khoảng 3000 đến 4000 từ trong đó có cả những từ khoa học. Trẻ nắm được các vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Trong các hoạt động tập thể, trẻ đã có thể dùng ngôn ngữ để phân chia công việc, nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Một kiểu ngôn ngữ khác cũng đang phát triển trong độ tuổi mẫu giáo lớn đó là kiểu ngôn ngữ giải thích. Trẻ có nhu cầu giải thích cho các bạn cùng độ 8 8 tuổi về nội dung của các công việc, cách thực hiện công việc, đồ dùng dụng cụ cần sử dụng khi thực hiện công việc và nhiều chuyện khác. Có nghĩa là nó yêu cầu phải có tính chặt chẽ và mạch lạc do đó còn gọi là ngôn ngữ mạch lạc, kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua lại trong nhóm trẻ và những người xung quanh đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. * Đặc điểm phát triển trí nhớ Ở tuổi mẫu giáo năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển mạnh. Tuy vậy trẻ thường ghi nhớ những điều làm cho nó thích thú và gây được ấn tượng mạnh mẽ rõ rệt, trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vậy nên khi tham gia các hoạt động lao động trẻ thường tìm những công việc nổi bật và theo sở thích để làm, trẻ thích làm những công việc mà được cô khen là ngoan là tốt. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ càng tích cực hoạt động với đồ vật bao nhiêu thì càng nhớ tốt bấy nhiêu, sự ghi nhớ của trẻ mang tính trực quan hình tượng. Nghĩa là trẻ càng được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thì càng ghi nhớ hơn,thường xuyên được sử dụng các dụng cụ thì sẽ ngày càng thành thạo hơn. Những công việc nào mà trẻ được nhìn thấy người lớn thực hiện nhiều lần trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn và sẵn sàng tham gia vào các công việc đó. * Đặc điểm phát triển tư duy Ở tuổi mẫu giáo tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế, đã giúp trẻ giải quyết được các bài toán thực tiễn mà các em thường gặp trong cuộc sống. Đây xem là một bước ngoặt cơ bản, đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài, thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm, dựa vào những hình ảnh của sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Sở dĩ có sự chuyển đổi này là do trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, hoạt động đó được lặp lại nhiều lần, lâu dần được nhập tâm thành những hình ảnh những biểu tượng trong óc. Hơn nữa, việc nảy sinh hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề, giúp trẻ hình thành các chức năng kí hiệu tượng trưng có ý thức và đặc biệt là hình thành ngôn ngữ. 9 9 * Đặc điểm phát triển tưởng tượng Trẻ mẫu giáo có trí tưởng tượng rất phong phú người ta có ấn tượng rằng trẻ tồn tại gần như hai thế giới: Thế giới thực tại và thế giới tưởng tượng của riêng nó thể hiện trong các trò chơi và đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề trong tranh vẽ và trong việc nghĩ ra chuyện cổ tích, trong hoạt động tạo hình Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trẻ tham gia vào hoạt động lao động thủ công. Nhờ trí tưởng tượng trẻ có thể hình dung, sáng tạo ra các sản phẩm lao động mới lạ, hấp dẫn. * Sự phát triển đời sống tình cảm Đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo có một bước chuyển biến mạnh mẽ phong phú và sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước khi chúng mở rộng các mối quan hệ trong xã hội trẻ hiểu biết khám phá thế giới xung quanh. Trẻ biết yêu thương ông bà cha mẹ anh chị của mình và sẵn sàng giúp đỡ khi cần, có các hành vi thể hiện tình cảm như lấy nước cho bà uống, giúp đỡ mẹ quét nhà, lấy đồ dùng giúp cô Trẻ rất dễ xúc động, chúng thèm khát sự trìu mến, yêu thương và lo sợ trước thái độ thờ ơ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình, thậm chí trẻ còn biểu lộ tình cảm của mình đối với động vật, cỏ cây, thích thú khi được tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây cối, con vật. 1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo Trong lao động và thông qua lao động giúp cho trẻ mẫu giáo hình thành những hiểu biết về lao động của người lớn bao gồm người lao động, ngành nghề lao động, tính chất đặc trưng của ngành nghề, công cụ, phương tiện, sản phẩm … hiểu được sự cố gắng nỗ lực của con người để tạo ra sản phẩm lao động Hình thành những kĩ năng lao động đơn giản nhất là kĩ năng lao động tự phục vụ, lao động thủ công, trực nhật … Hình thành những phẩm chất cần thiết của con người:Tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, sự tự tổ chức và hành vi có tính mục đích. Trong lao động tập thể, sự cố gắng lao động chung, công việc trong tập thể, sự giúp đỡ của người lao động mối quan hệ phụ thuộc giữa mọi người trong lao động có thể tạo ra thái độ đúng đắn với con người với nhau, hình thành ở trẻ lòng yêu lao động, sẵn 10 10 [...]... thức: Hiểu đ/n 2 điểm đối xứng với nhau qua một điểm Nhận biết đợc 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm Nhận biết đợc hình bình hành là hình có tâm đối xứng - Kỹ năng : Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trớc qua một điểm , đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trớc qua một điểm, biết c/m 2 điểm đối xứng với nhau qua một điểm Biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế - Thái... điểm đối xứng qua một đờng thẳng d Cho góc xÔy = 500 điểm A nằm trong góc đó Vẽ điểm B đ.xứng với A qua Ox, điểm C đ.xứng với A qua Oy Em có nhận xét gì về độ dài OB và OC? ĐVĐ: Tiết học này ta c/m điều đó và làm 1 số bài tập khác 3 Bài mới: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Bài 36 SGK 24 Vấn đề đặt ra ở bài cũ là nội dung bài tập nào ở SGK ? Từ gt bài toán cho ta có điều gì?... đoạn thẳng cho trớc , dựng trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trớc (hình c) 4 Dựng tia phân giác của 1 góc cho trớc (hình d) 5 Qua 1 điểm cho trớc , dựng đờng thẳng vuông góc với 1 đờng thẳng cho trớc (Hình e) 6 Qua 1 điểm nằm ngoại 1 đờng thẳng cho trớc , dựng đờng thẳng song song với 1 đờng thẳng 7 Dựng tam giác biết 3 cạnh, hoặc biết 2 cạnh và góc xen giữa , hoặc biết 1 cạnh và 2 góc kề Hoạt động 3 :... nhng nó không phải là hbh ) 46d: S ( Giải tích nh câu 46c) ĐVĐ: Qua b.tập 46 một lần nữa khẳng định hbh là hình đặc biệt của hình thang , nên các t/c của hình thang đều có trong hình bình hành Tiết học này các em sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài tập 3 Bài mới: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Bài 47 SGK Y/c hs đọc đề , vẽ hình , viết gt , kl của bài Phân tích... Bài mới: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Hai điểm đối xứng qua một đờng thẳng Y/c hs làm ?1 Gv : g.thiệu điểm A là điểm đối A xứng với điểm A qua đờng thẳng d , và 1 số cách diễn đạt khác Vậy khi nào thì 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đờngAthẳng? Khi nào 2 điểm MN đối xứng nhau qua đt a? Gv: g.thiệu qui ớc Hs làm ?1 1 Hs lên bảng vẽ hình 1 Hai điểm đối xứng qua một đờng thẳng... tập 32 SGK : Dựng một góc bằng góc 300 Hs trả lời : 7 bài toán dựng hình cơ bản nh SGK và 4 bớc trong bài toán dựng hình Cách dựng góc bằng góc 300: hs trình bày trên bảng ĐVĐ: Tiết học này các em vận dụng 7 bài toán dựng hình cơ bản và cách làm bài toán dựng hình theo 4 bớc để giải 1 số bài toán dựng hình 3 Bài mới:Tổ chức luyện tập Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Bài 33 SGK... điểm của AM hay A đối xứng với M qua I GV : Tổ chức chữa, đánh giá câu trả lời và bài tập 2 Hs lên bảng ĐVĐ : Tiết học này ta sẽ làm một số bài tập vận dụng kiến thức đối xứng tâm, đối xứng trục 3 Bài mới Tổ chức luyện tập : H động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Bài 54 SGK Y/c hs đọc đề , vẽ hình viết gt , kl 1 Hs lên bảng vẽ hình viết gt của bài , cả lớp làm vào vở 1 Bài 54 SGK: Gt... hình bình hành Cho hình bình hành có 1 góc bằng 900 , tính số đo của các góc còn lại Hs tính đợc các góc còn lại Trả lời : Hs phát biểu các t/c HTCân có: của hbh bằng 900 2 cạnh bên bằng nhau, hai đờng chéo bằng nhau T/c hbh có : các cạnh đối bằng nhau , các góc đối bằng nhau Hai đờng chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đờng 3 Bài mới: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Định... Gv : Chốt lại sự giống nhau giữa t/c , đ/n về đtb của tam giác và của hình thang Đặt vấn đề : Tiết học này ta tiếp tục sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết 1 số bài tập 3 Luyện tập : Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Bài 26 SGK Y/c hs đọc hình , ghi gt,kl của bài Hs đọc hình , ghi gt, kl của bài Với các dự kiện của bài toán em sử dụng kiến thức gì để tính x, y ? 1 Bài... xứng Kỹ năng : HS biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trớc Vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trớc qua 1 đt Biết CM 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đờng thẳng HS nhận ra 1 số hình trong thực tế là hình có trục đối xứng Biết áp dụng tính đối xứng của trục vào việc vẽ hình gấp hình Thái độ : Rèn t duy sáng tạo , khả năng suy luận và vận dụng vào cuộc sống II chuẩn bị : GV: Bảng phụ , thớc thẳng, eke . Một số biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. đồng thời hình thành cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với lao động. 1.2.3 Biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo Biện pháp giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo là hệ thống cách. yêu cầu độ tuổi (lao động trong thiên nhiên, lao động thủ công, lao động tập thể) 1.2.2 Giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo là quá trình

Ngày đăng: 19/10/2014, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan