ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

109 632 1
ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ  KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ *** __________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN CÔNG TUYỀN Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ Lớp : K55KTA Niên khóa : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS-TS. PHẠM VĂN HÙNG HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong khóa luận đều được rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Công Tuyền i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình rèn luyện và học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Hùng đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo của UBND xã Đa Tốn, các cô chú công tác tại HTX dịch vụ nông nghiệp xã Đa Tốn, Phòng Thống kê và các hộ nông dân ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành các công việc trong thời gian thực tập tại xã nhà. Cuối cùng tôi xin ghi nhận sâu sắc sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn!  Sinh viên Nguyễn Công Tuyền ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trải qua các giai đoạn lịch sử hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình thức khác nhau đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông. Trong những năm qua công tác khuyến nông ở xã Đa Tốn đã có nhiều cố gắng để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đưa TBKT vào sản xuất. Ngoài việc khuyến cáo nông dân áp dụng TBKT vào sản xuất, còn cung cấp thông tin, mở các lớp tập huấn, tư vấn, dịch vụ, xây dựng mô hình trình diễn. Tuy nhiên, dịch vụ khuyến nông ở đây còn tồn tại những khó khăn và thử thách như: Kinh phí cho hoạt động còn hạn hẹp, thông tin tuyên truyền, tập huấn còn hạn chế do khuyến nông được xem như là cơ quan khuyến cáo nông dân, trợ giúp nông dân hoặc hiểu đơn thuần là cơ quan chuyển giao KHKT nông nghiệp. Do đó, cần có những nghiên cứu đánh giá chất lượng của dịch vụ khuyến nông xã Đa Tốn trong những năm qua, đặc biệt là đánh giá từ phía người dân – người trực tiếp hưởng lợi từ dịch vụ khuyến nông. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá của người dân về dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”. 1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội thông qua đánh giá của người dân, đồng thời tìm hiều những yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ khuyến nông, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông tại xã thời gian tới. Mục tiêu cụ thể của đề tài −Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ khuyến nông; −Đánh giá của người dân về thực trạng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn xã Đa Tốn thời gian qua; iii −Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ khuyến nông trên địa bàn xã −Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao dịch vụ khuyến nông tại xã thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu − Chủ thể nghiên cứu: Người dân, chính quyền địa phương. − Khách thể nghiên cứu: Đánh giá dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn từ Nhà nước, cộng đồng dân cư trên địa bàn xã. 2. Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài − Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phỏng vấn điều tra trực tiếp − 60 hộ dân trong 3 thôn (thôn Thuận Tốn, thôn Lê Xá, thôn Khoán Tế) mỗi thôn 20 hộ dân. − Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc SSI (Semi – Structure – Imformation), phương pháp phỏng vấn KIP (Key Informant Panel) − Số liệu thu thập được tổng hợp xử lý bằng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh. 3. Qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kết quả như sau: - Những năm qua, công tác KN của xã Đa Tốn đã đạt được những kết quả nhất định. Trong 3 năm 2011 – 2013 các hoạt động dịch vụ khuyến nông chủ yếu tại địa phương là đào tạo, tập huấn; xây dựng mô hình trình diễn; thông tin tuyên truyền; hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông. - Đánh giá của người dân về các dịch vụ khuyến nông ở địa bàn xã thời gian qua được thể hiện một số nội dung chính dưới đây:  Hoạt động đào tạo tập huấn thời gian qua địa phương triển khai rất tốt, hơn 70% số hộ dân tham gia các lớp tấp huấn và đánh giá các lớp đào tạo tập huấn là rất cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập ở khâu lựa chọn đối tượng, nhiều hộ tham gia chỉ là được hỗ trợ về kinh phí hoặc là tham gia phong trào, từ đó hiệu quả và chất lượng các lớp như vậy là chưa cao.  Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn trên địa bàn được đánh giá là khá tốt, có 59,09% số hộ dân tham gia thực hiện MHTD. Kết quả đạt được say khi tham gia mô hình được người dân đánh giá cao, trên 65% số hộ đánh giá kết quả rất tốt và tốt. Điều kiện áp dụng các mô hình trình diễn phần lớn iv phù hợp với người dân chiếm 84,62%, tuy nhiên vẫn còn một số hộ cho rằng không phù hợp (chiếm 15,38%) vì MHTD khó áp dụng, người dân không hiểu và không đủ nguồn lực.  Hoạt động thông tin tuyên truyền thực hiện rất tốt, hầu hết các hộ dân trong xã đều tiếp cấn được thông tin KN(95%), thông tin KN được tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau và chất lượng được người dân đánh giá rất tốt. Trên 90% số người được hỏi đánh giá thông tin từ các tài liệu dễ hiểu, có thể tự đọc mà không cần hướng dẫn.  Hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông được đánh giá khá tốt, có tới 90% số hộ tham gia các dịch vụ khuyến nông, nhưng hoạt động dịch vụ khuyến nông còn kém do dịch vụ khuyến nông còn ít, chủ yếu cung cấp các giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chưa đa dạng và còn ít can thiệp đến việc tiêu thu sản phẩm của người dân. - Một số tác động của dịch vụ khuyến nông trong thời gian qua ở địa phương đã đạt được như:  Tác động đối với hộ gia đình: Phần lớn người dân áp dụng kiến thức thu được sau khi tham gia DVKN, 51% người dân áp dụng một phần, 37% áp dụng toàn bộ và chỉ có 12% số hộ không áp dụng những gì được học từ KN. Năng suất và quy mô sản xuất đều tăng qua các năm. Các hộ dân có xu hướng giảm chăn nuôi và tăng dịch tích trồng trọt, trong diện tích trồng trọt thì giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng cây ăn quả, cây cảnh, hoa…  Tác động với cộng đồng: Trong những năm qua đã có những thay đổi như: giảm tình trạng bất bình đẳng giới, tạo việc làm cho một số người dân, nâng cao nắng suất cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo  Tác động về mặt môi trường: Có khoảng 44% số hộ được hỏi cho rằng DVKN có tác động tích cực đến môi trường theo nghĩa giảm thiểu các tác động xấu của các hoạt động sản xuất đến môi trường như giảm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Tuy nhiên, các tác động đến môi trường chưa được người dân nhận thức một cách rõ nét so với các tác động khác do nhận thức của người dân còn hạn chế. v Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ khuyến nông tại xã − Năng lực của khuyến nông viên hiện nay ở địa phương là rất mỏng, chủ yếu là qua đào tạo trung cấp, sơ cấp nên hạn chế trong nhận thức chuyên môn chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân. − Trình độ của người dân được phỏng vấn chủ yếu chỉ học hết cấp 2, với đặc điểm cần cù chịu khó nhưng bảo thủ sợ rủi ro, ngại làm cái mới − Nguồn kinh phí phục vụ cho dịch vụ khuyến nông còn hạn hẹp, chỉ đáp ứng một phần nào cho hoạt động xây dựng mô hình trình diễn theo các dự án của thành phố, in ấn tài liệu và mở lớp tập huấn. Để nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn xã trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau: Nâng cao năng lực, chuyên môn và kỹ năng tiếp cận cộng đồng và phương pháp khuyến nông cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, KNV của xã. Lên kế hoạch, chuẩn bị các DVKN xuất phát từ nhu cầu của người dân, đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu. UBND xã Đa Tốn và Trạm KN huyện Gia Lâm cần phân bổ nguồn kinh phí cho các DVKN hợp lý, phối hợp với ngân hàng, quỹ tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, đầu tư cho sản xuất theo hướng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mà CBKN đã hướng dẫn. vi MỤC LỤC Chú thích: Quan hệ chỉ đạo 39 Quan hệ phối hợp 39 4.2.1.1 Hoạt động đào tạo, tập huấn khuyến nông 47 4.2.1.2 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn 52 4.2.1.3 Hoạt động thông tin tuyên truyền 58 4.2.1.4 Hoạt động dịch vụ khuyến nông 61 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Đa Tốn qua 3 năm (2011 – 2013)Error: Reference source not found Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Đa Tốn qua 3 năm (2011 - 2013) Error: Reference source not found Bảng 3.3: Tình hình hộ nghèo và cận nghèo xã Đa Tốn giai đoạn 2010 – 2013 Error: Reference source not found Bảng 3.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã Đa Tốn qua 3 năm (2011 - 2013) Error: Reference source not found Bảng 3.5: Thu thập thông tin thứ cấp Error: Reference source not found Bảng 4.1: Các hoạt động chủ yếu của khuyến nông Error: Reference source not found Bảng 4.2 Số lượng các lớp tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2011 - 2013) Error: Reference source not found Bảng 4.3 : Kết qua xây dựng mô hình của xã Đa Tốn giai đoạn 2011 - 2013 Error: Reference source not found Bảng 4.4 Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền qua 3 năm (2011 - 2013)Error: Reference source not found Bảng 4.5: Đánh giá về mức độ cần thiết của các hộ điều tra về nội dung của các lớp tập huấn 49 Bảng 4.6: Đánh giá về nội dung đào tạo, tập huấn của người dân Error: Reference source not found Bảng 4.7: Kết quát tổng hợp phiếu điều tra số hộ tham gia mô hình trình diễn Error: Reference source not found Bảng 4.8: Đánh giá của nông dân về điều kiện áp dụng các mô hình trình diễn Error: Reference source not found Bảng 4.9: Lý thuyết và thực hành trong xây dựng MHTD 55 viii Bảng 4.10: Đánh giá của người dân về hoạt động thông tin, tuyên truyềnError: Reference source not found Bảng 4.11: Đánh giá của nông dân về hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông Error: Reference source not found Bảng 4.12: Tỷ lệ áp dụng sau khi tham gia dịch vụ khuyến nông chia theo các nhóm. 62 Bảng 4.13: Kết quả sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp xã trong 3 năm (2005, 2012, 2013) Error: Reference source not found Bảng 4.14: Tác động của dịch vụ khuyến nông lên năng suất cây trồng, vật nuôi chia theo các nhóm Error: Reference source not found Bảng 4.15: Bảng phân loại hộ nông dân theo mức thu nhập Error: Reference source not found Bảng 4.16 : Trình độ văn hóa của hộ khảo sát chia theo loại hộ Error: Reference source not found ix [...]... nghiệp của Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá của người dân về dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung 2 Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội thông qua đánh giá của người dân, ... quan khuyến cáo nông dân, trợ giúp nông dân hoặc hiểu đơn thuần là cơ quan chuyển giao KHKT nông nghiệp Do đó, cần có những nghiên cứu đánh giá chất lượng của dịch vụ khuyến nông xã Đa Tốn trong những năm qua, đặc biệt là đánh giá từ phía người dân – người trực tiếp hưởng lợi từ dịch vụ khuyến nông Vậy, thực trạng dịch vụ khuyến nông của xã Đa Tốn trong thời gian qua như thế nào? Người dân đánh giá. .. cao dịch vụ khuyến nông tại xã thời gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu − Chủ thể nghiên cứu: Người dân, chính quyền địa phương − Khách thể nghiên cứu: Đánh giá dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn từ Nhà nước, cộng đồng dân cư trên địa bàn xã 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu − Phạm vi về nội dung: Đánh giá của người dân về DVKN tại xã − Phạm vị về không gian: Xã Đa Tốn, huyện. .. hưởng đến dịch vụ khuyến nông (DVKN), trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KN tại xã thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể − Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ khuyến nông; − Đánh giá của người dân về thực trạng dịch vụ khuyến nông trên địa bàn xã Đa Tốn thời gian qua; − Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ khuyến nông trên địa bàn xã − Đề... đánh giá như thế nào về dịch vụ khuyến nông? Nó có tác động gì tới việc sản xuất nông nghiệp của người dân? Các yếu tố chính sách của nhà nước, con người và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn? Cần phải làm gì để tăng chất lượng dịch vụ khuyến nông tại xã? Đây là những câu hỏi bức thiết và cần được trả lời Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn, được sự... Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội 2.1.1.2 Vai trò của dịch vụ khuyến nông a Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn Qua nhiều năm hình thành và phát triển Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn Giao thông Lực lượng khuyến nông không... sống, do đó khuyến nông đã là yếu tố trung gian để khâu nối các mối quan hệ đó Nhờ có cán bộ khuyến nông mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao tới bà con nông dân và nhờ có khuyến nông các nhà khoa học hiểu được nhu cầu của nông dân Nhà nghiên cứu, Viện nghiên cứu, Trường Đại học Khuyến nông Nông dân Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, 2007 Hình 2.2: Vai trò của khuyến nông trong chuyển giao công nghệ... Hệ thống khuyến 18 nông – khuyến ngư Việt Nam chính thức hình thành Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi Ở Bộ Thủy sản, hoạt động khuyến ngư được giao cho Vụ Quản lý Nghề cá Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập Cả hai nhiệm vụ đều không... số nội dung hoạt động khuyến nông, thay thế cho Nghị định 13/CP Ngày 26/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư, quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức khuyến nông (nhất là tổ chức khuyến nông cơ sở), mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và nội dung hoạt động khuyến nông (bổ sung thêm nội dung tư vấn, dịch vụ và hợp tác quốc tế về khuyến nông) , mở rộng đối tượng tham gia. .. Tốn hiện nay Xã Đa Tốn phía Bắc giáp Thị trấn Trâu Quỳ và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, phía Đông giáp Kiêu Kỵ, phía Tây giáp xã Đông Dư và Bát Tràng, phía Nam giáp xã Cửu Cao (thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).(Báo cáo tóm tát quy hoạch nông thôn mới xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm giai đoạn 2006- 2010) 3.1.1.2 Tài nguyên khí hậu Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu của xã Đa Tốn cũng chịu . biệt là đánh giá từ phía người dân – người trực tiếp hưởng lợi từ dịch vụ khuyến nông. Vậy, thực trạng dịch vụ khuyến nông của xã Đa Tốn trong thời gian qua như thế nào? Người dân đánh giá như. là đánh giá từ phía người dân – người trực tiếp hưởng lợi từ dịch vụ khuyến nông. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá của người dân. tài: Đánh giá của người dân về dịch vụ khuyến nông tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung 2 Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá dịch vụ

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan