Sáng kiến kinh nghiệm Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ

29 1.2K 2
Sáng kiến kinh nghiệm Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giúp cho nhận ra những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những giá trị nhân dân của dân tộc, khơi gợi cho các em niềm tự hào là con rồng cháu tiên, là người con của một đất nước anh hùng…. Song song với việc học tập theo tấm gương của Bác, các em con biết được nhiều về lịch sử dân tộc Việt Nam, về những năm tháng chiến tranh đau thương, mất mát, …Qua đó, các em có ý thức trân trọng hơn những gì mà các em được hưởng hôm nay, và có ý chí quyết tâm cố gắng học tập tốt để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài "Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó ” (Thư gửi các bạn thanh niên, ngày 17-81947,sđđ, trang 185-186) Hơn 60 năm trôi qua, nhưng lời cặn dặn của Bác vẫn có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn dân tộc Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đã mở cửa giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới thì việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa to lớn hơn, khi mà hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên của chúng ta có biểu hiện lơ là, có lối sống thực dụng chạy theo danh vọng, vật chất, xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chỉ biết lo vun vén và hưởng lợi cho bản thân. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Người nói :"Với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cường chúng ta nhất định thành công trong nhiệm vụ bảo vệ và thống nhất đất nước ” (Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết sắp đến tháng 1-1946, sđđ, tập 4 trang 167) Do vậy, chăm lo, bồi dưỡng cho thế hệ mai sau là nhiệm vụ hàng đầu, được ghi nhận nhiều trong giáo dục nhất là giáo dục đạo đức cho các em. Bởi lẽ thanh niên là những thế hệ trẻ, năng động, là chủ nhân sau này của đất nước, thì việc học tập và làm theo tấm gương của Bác trong bối cảnh hiện nay là yêu cầu bức thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. II. Lý do chọn đề tài Trong Hội nghị Trung ương lần thứ tư năm 1960, Bác đã nói “Tôi xem chương trình giáo dục của 10 lớp từ lớp 1 đến lớp 10, phần đức dục rất thiếu sót, chỉ có 10 dòng”. Nhận xét này của Bác gợi cho chúng ta một suy nghĩ là: vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường quan trọng biết nhường nào! Giáo dục toàn diện, trọng đó thật sự coi trọng giáo dục đạo đức, rõ ràng đang đặt ra cấp bách của ngành giáo dục- đào tạo và của toàn dân ta hiện nay. Và thực tế hiện nay thì vấn đề trên đã trở thành một câu hỏi lớn được đặt ra cho những người làm trong ngành giáo dục, bởi vì theo thống kê thì phần lớn những vấn nạn trong xã hội xảy ra thì lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm đa số, trong đó không ít những trường hợp các em chỉ 12 tuổi, những em có hoàn cảnh kém may mắn hay đáng nói hơn đó là những em có những điều kiện sống sung túc, đầy đủ những vẫn phạm tội. hay phạm tội với những lý do hết sức đơn giản và ngây ngô, với nhiều lí do trẻ con như trong học sinh thì xảy ra án mạng chỉ vì một cái nhìn, một kiểu tóc, một chiếc điện thoại ….không dừng lại ở các em học sinh, tình hình suy giảm đạo đức còn lan rộng ra ở một số cán bộ, đảng viên Nhà nước, những người được mệnh danh là đày tớ của nhân dân, và mức suy thoái này buộc những người chủ đó không khỏi giật mình, bởi vì họ nghĩ tại sao “đày tớ” của mình dám lộng hành đến như thế, bởi vì lúc nào họ cũng nghĩ làm “đày tớ” là phải phục vụ cho dân nhưng hóa ra không phải thế, vị trí này đã thay đổi rồi. Thử hình dung ra mức lương của vị lãnh đạo bên công ty đô thị cấp nước hơn 2tỷ một năm, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể nào tin được, làm gì có chuyện đó xảy ra khi mà những cán bộ nhân viên công tác trong các ngành tương tự chỉ tạm đủ sống, hay nói đúng hơn là hơi thiếu trong điều kiện vật giá leo thang như hiện nay. Có những người nói một cách cay đắng, chua xót rằng nếu sau này có con họ sẽ cho con họ xin vào công tác trong ngành đó. Câu nói của họ phần nào nói lên sự bất lực, mất lòng tin vào cuộc sống công bằng, dân chủ, văn minh. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân thì việc giáo dục đạo đức cho các em là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, là mang tính cấp thiết. Theo Khổng Tử “Nhân chi sơ tánh bản thiện”, con người mới sinh ra là mang bản tánh lương thiện, tốt hay xấu là do môi trường sinh sống tạo nên. Do vậy, muốn cho thế hệ mai sau trở thành người tốt, người có ích cho xã hội thì việc giáo 1 dục đạo đức cho các em ngay từ bây giờ là rất quan trọng, bởi vì các em như là những tờ giấy trắng, chúng ta hãy vẽ lên đó những điều hay, những đạo lý tốt đẹp của dân tộc, về những giá trị nhân nhân để các em biết được và tự hào rằng mình là con rồng cháu tiên, là con của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Hãy sớm định hình nhân cách cho các em, giúp các em nhận ra những giá trị quý báu của dân tộc, tránh xa những lối sống thực dụng, chạy theo nhu cầu vật chất, xem nhẹ tình cảm gia đình, bàng quang vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, để góp phần vào việc giáo dục thế hệ mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước thì việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đối với giáo viên là nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu. “…các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò…” (Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, tháng 7-1956, tập 8, trang 225 ) Mỗi giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, để trở thành những người thầy có đủ tài và đầy tâm. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” III. Phạm vi nguyên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu từ năm học 2013-2014 đối với tất cả học sinh trường THCS Phan Chu Trinh IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Giúp cho các em học sinh nhận ra những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những giá trị nhân dân của dân tộc, khơi gợi cho các em niềm tự hào là con rồng cháu tiên, là người con của một đất nước anh hùng…. trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Song song với việc học tập theo tấm gương của Bác, các em con biết được nhiều về lịch sử dân tộc Việt Nam, về những năm tháng chiến tranh đau thương, mất mát, …Qua đó, các em có ý thức trân trọng hơn những gì mà các em được hưởng hôm nay, và có ý chí quyết tâm cố gắng học tập tốt để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ 1. Phải siêng học 2. Phải giữ sạch sẽ 3. Phải giữ kỉ luật 4. Phải làm theo đời sống mới 5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ, anh em Thư gửi các cháu thiếu nhi năm 1946, tập 4, trang 421 NỘI DUNG I. Cơ sở Lý luận “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài mà không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. (Bác nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc Phòng và các lớp trung cấp của các tổng Cục, tháng 5 năm 1957.) Trong mỗi lần nói và bàn về một vấn đề nào đó, Bác đều đề cập đến vấn đề đạo đức, đặc biệt là đạo đức trong ngành giáo dục, điều đó cho thấy tầm quan trọng của đạo đức trong giáo dục. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người đã đặt biệt chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người kiên quyết chống lại nguy cơ xa rời quần 2 chúng. Người đã cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngay mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Trong tác phẩm lý luận đầu tiên Bác viết để huấn luyện những người chiến sĩ yêu nước là cuốn sách “Đường Kách mệnh” trong đó Bác đã khẳng định đạo đức là gốc của người Cách mạng, Bác đã nêu lên 23 điểm thuộc tư cách một người cách mệnh. Người viết “ Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo . Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” (Đạo đức cách mạng, tháng 12-1958, sđđ, tập 9, trang 293) Hay bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” nhân kỉ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930) Bác cũng đề cập đến vấn đề đạo đức và cho đến khi Người đi xa đã để lại cho dân tộc ta bảng Di Chúc trong đó Người cũng căn dặn và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. ‘Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Tư tưởng đạo đức của Bác là bắt đầu nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc ta từ xưa đến nay, nó được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Là kết tinh của những gì tốt đẹp của con người Việt Nam như câu nói của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Học Bác để mỗi người tốt hơn, trong sáng hơn và dân tộc ta mãi trường tồn” Những điều Bác làm, những lời Bác căn dặn cho thế hệ hệ mai sau và đã được toàn Đảng, toàn dân ta ghi nhớ và làm theo lời Bác. Thực hiện chỉ thị 23-CT/TW, ngày 27-3-2003 của ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX và cùng với việc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, Bộ chính trị quyết định tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân từ ngày kỉ niệm 77 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp thiết, vừa mang ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. II. Thực trạng của vấn đề Nước ta đang trong quá trình hội nhập, giao lưu với các nước trên thế giới. Đây chính là cơ hội để ta giao lưu học hỏi và tiếp thu những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, những nét đặc trưng của những nền văn hóa của mỗi dân tộc, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức trước những cái xấu 3 Hồ Chủ Tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta tràn vào làm tiêm nhiễm và đầu độc không ít thế hệ trẻ, những thế hệ được đặt rất nhiều kỳ vọng vào tương lai nhưng lại đang có những biểu hiện mất phương hướng, xa rời lí tưởng sống chỉ biết hưởng thụ . Gần đây, dư luận hết sức bàng hoàng và cảm thấy bị sốc khi chứng kiến vụ hôi bia vào trưa ngày 04 tháng 12 khi xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ thành phố Hồ Chí Minh ra thành phố Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam Hiệp (thành phố Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cho hàng ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao vào “hôi bia”, mặc cho tài xế khóc, van xin… hành động “hôi bia” ấy chẳng khác nào một vụ cướp giữa ban ngày, cướp trắng trợn, và tôi cũng không hiểu những người “hôi bia” ấy tại sao lại có thể dửng dưng vô cảm khi người tài xế khóc, van xin…. mà khệ nệ khuân vác những thùng bia, thậm chí có những còn thông minh nhanh trí kêu xe ba gác đến chở với nét mặt hân hoan, vội vã. Và khi khuân vác những thùng bia ấy về uống họ chắc họ cảm thấy ngon lắm, vì đây là chiến tích là thành công của họ, liệu con cháu của họ sẽ nghĩ gì đây khi biết họ làm như vậy, thử hỏi họ sẽ dạy bảo thế hệ mai sau như thế nào khi chính họ đã ngang nhiên bán rẻ đi lương tâm, lòng tự tôn của dân tộc. Chúng ta còn nhớ thảm họa sống thần kinh hoàng đã xảy ra trên đất nước Nhật Bản, trong khi chờ đợi cứu trợ từng người, từng người xếp hàng để đến lượt mình nhận đồ cứu trợ, không hề có cảnh chen lấn xô đẩy. Một việc làm buộc chúng phải nhìn lại qua vụ “hôi bia”. Người dân Nhật xếp hàng nhận quà cứu trợ sau trận sóng thần Người Việt Nam chen nhau ăn và nhận quà Một tình huống cũng không nhận được sự đồng tình của dư luận khi vào ngày 25 tháng 10 năm 2014 hàng ngàn người đã phải chen lấn nhau để được ăn một bữa sushi miễn phí. Cảnh chen lấn xô đẩy, lời nói hậm hực của những bạn trẻ khi chủ cửa hàng thông báo hết thức ăn cũng tạo cho dư luận 4 Cảnh hôi bia trưa ngày 04-12-2013 Cảnh chen lấn tranh nhau ăn những cái nhìn đau xót hơn. Ông bà ta từng nói “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất miếng ăn thì lộn ruột lộn gan lên đầu”. “Miếng ăn là miếng nhục”. Có nhất thiết phải vì miếng ăn mà những người đó phải chen lấn, xô đẩy nhau như thế không? Liệu khi bạn bè Quốc tế nhìn thấy cảnh này họ sẽ nghĩ gì đây? Chẳng lẽ đất nước chúng ta nghèo đói đến như mức phải làm như vậy sao? Căm phẫn và đau xót hơn là vụ bác sĩ phẫu thuật thẫm mĩ, phi tang ném, giấu xác bệnh nhân, hay vụ bảo mẫu bạo hành trẻ em một việc làm không nên có ở một ngành được mệnh danh là lương y như từ mẫu, là cha là mẹ…dư luận chưa hết bàng hoàng chuyện này thì liên tiếp nhiều chuyện khác xảy ra mà ở ngành nào, lĩnh vực nào cũng có như bên an toàn vệ sinh thực phẩm thì chuyện thịt bẩn, nội tạng động ôi thiu thối rửa được công khai vận chuyển và hậu quả là người tiêu dùng hứng chịu. Tham nhũng ở nước ta là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Trích tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có " Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này." Xin dẫn lời phát biểu của các Đại biểu góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đăng Trừng ví rằng: “Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỉ 19, hiện thực phê phán, thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ” Phát biểu trong phiên thảo luận dự thảo văn kiện trên, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nói: “Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên” Các đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam) và Nguyễn Thanh Tân (Hà Tĩnh) lo lắng khi người dân sụt giảm niềm tin "cứ thấy cán bộ chạy xe hơi là dân bảo ông này tham nhũng. Họ đồn đại đồng chí này có bao nhiêu tiền, đồng chí kia có con thăng tiến quá nhanh, người nhà đồng chí nọ nắm các ngành kinh tế chủ đạo". Trong phần chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Như Tiến cũng bày tỏ mong muốn sẽ nhận được câu trả lời của thủ tướng về việc xử lý “quốc nạn” tham nhũng, ông thẳng thắn chất vấn Thủ tướng: “Thủ tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt, quốc nạn tham nhũng?" Sao Thủ tướng im lặng mãi? Tôi hy vọng và chờ đợi Thủ tướng trả lời”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, cho đến thời điểm hiện tại ông vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của Thủ tướng và cũng chưa thấy câu trả lời trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ 5 Bảo mẫu hành hạ trẻ em Theo cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền . 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả. Chỉ số tham nhũng của Việt Nam Năm Chỉ số, điểm 1-10 (<5 điểm là có mức tham nhũng cao) sau năm 2011 là 0-100 điểm (<50 là tham nhũng cao) Hạng 2001 2.6 75/91 2002 2.4 85/102 2003 2.4 100/133 2004 2.6 102/145 2005 2.6 107/158 2006 2.6 111/163 2007 2.6 123/179 2008 2.7 121/180 2009 2.7 120/180 2010 2.7 116/178 2011 2.9 112/182 2012 31 123/176 2013 31 116/176 Qua phần thống kê trên của tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 nhận thấy nạn tham nhũng đã thật sự thâm nhập và làm biến chất một số cán bộ đảng viên, làm giảm lòng tin của nhân dân, nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam) và Nguyễn Thanh Tân (Hà Tĩnh): cứ thấy cán bộ chạy xe hơi là dân bảo ông này tham nhũng. Họ đồn đại đồng chí này có bao nhiêu tiền, đồng chí kia có con thăng tiến quá nhanh, người nhà đồng chí nọ nắm các ngành kinh tế chủ đạo". Người dân không thắc mắc sao được khi mà những ông, bà cán bộ ấy giàu nhanh thế, không hiểu họ làm kinh tế gì mà giỏi thế không biết, chỉ có mấy năm đâu mà giàu lên thấy rõ, trong khi con cái, vợ (chồng) mấy ông, bà cán bộ ấy không làm gì mà cũng được tậu nhà to, sắm xe để cưỡi,… không như họ suốt đời lao động vất vả mà không có gì, thử nghe những lời tâm sự than thở của những người dân mới cảm thấy chua xót làm sao, làm ruộng vất vả thế không đủ tiền để nuôi thằng con học đại học, cứ cuối tháng là chạy tiền hụt hơi, chạy hoài cũng hết hai họ. Bí quá cầm cái sổ đỏ lên Ngân hàng hỏi vay một số tiền, gặp mặt cán bộ mặt khó đăm đăm, đòi hết thủ tục này đến thủ tục khác, hành đi đi lại lại hết 2 tuần mới được xét duyệt. Ông nói cứ nghe nói đến cơ quan nhà nước là ớn, mệt hơn phải chạy tiền bên ngoài. Cái kiểu hành dân của nhân viên ngân hàng như trên không phải là mới so với những hình thức nhũng nhiễu hạch sách hiện nay, có trăm kiểu hành dân. Vậy mà lúc nào cũng nói là hết lòng phục vụ nhân dân. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2013 (VBF), diễn ra ngày 3 tháng 12 năm 2014, có 4 ngành ảnh hưởng rất lớn đến tham nhũng là hải quan, thuế, cấp giấy phép và quản lý đất đai.…đó là những ngành thường xuyên tiếp xúc với người dân. Do vậy, lợi dụng việc này một số cán bộ thoái hóa, biến chất đã nhũng nhiễu, gây phiền hà hạch sách người dân và các doanh nghiệp để vòi tiền, nếu người dân và các doanh nghiệp không đáp ứng được thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình công việc. 6 Đại biểu Lê Như Tiến Các vấn đề bức xúc nhất đối với Việt Nam, theo quan điểm của CBCC, doanh nghiệp và người dân (%) Hết nhũng nhiễu hạch sách người dân, họ còn quay sang đục khoét tiền của Nhà nước, của nhân dân với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Năm 2013 là năm có nhiều vụ tham nhũng đáng ghi nhận như vụ mua ụ nổi 83M với giá 9 triệu USD ở Vinalines của Dương Chí Dũng chỉ là đống sắt vụn, siêu lừa ngân hàng Vietinbank Huỳnh Thị Huyền Như hơn 4 nghìn tỷ đồng, hay trường hợp người chết từ năm 1997 đến nay (năm 2013) vẫn được nhận tiền trợ cấp…và còn rất nhiều những thủ đoạn tham nhũng khác nữa, được thực hiện với những thủ đoạn hết sức tinh vi, bởi vì chính những người đó là những người đang được Đảng và nhân dân đặt và gửi trọn niềm tin vào cho họ, thay vì cống hiến cho đất nước, phục vụ cho nhân dân thì họ lại quay ngược lại bắt nhân dân phục vụ cho mình, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Chúng ta không còn lạ gì khi nghe tin ông A làm chức này mua nhà cho bồ nhí, hay chở bồ nhí đi du lịch… nói như Bác Hồ những điều các đồng chí được học thì lại không làm, lại đi làm những điều không được học. Thời sự Đài truyền hình Việt Nam vào lúc 19h hàng ngày thường có chuyên mục “Dân hỏi, Bộ Trưởng trả lời”, nhất là câu hỏi liên quan đến lĩnh vực hành chính. Theo người dân, bộ máy nhà nước ta xuất hiện biểu hiện quan liêu cửa quyền, sách nhiễu người dân, tạo khoảng cách giữa dân và cán bộ nhà nước. Điều này được biểu hiện ở khâu tiếp dân, khi mà mọi giao dịch được thông qua một cửa sổ, người dân muốn cần gì thì chỉ được giao tiếp trong một lổ nhỏ, hay một vách ngăn. Ở bên ngoài thì dân ngoài khép nép để đợi giải quyết, ở bên trong vách ngăn, hay lổ nhỏ thì cán bộ ngồi với nhiều tư thế khác nhau như gác chân, hoặc thoải mái ăn uống, cười đùa…liệu có phải “hành dân là chính”, ở đây quan có phải là “đày tớ” của nhân dân không? Hay cán bộ nhà Công an xã huyện Hải Lăng (Quảng Trị) tổ chức “giao lưu” giờ làm việc nước là ông, là bà của người dân? . Ăn xén, ăn bớt là một trong những cách đục khoét tiền của người dân, chẳng hạn như ăn bớt vật tư xây dựng công trình cầu đường, nhà cửa, ăn chặn tiền công của nhân viên như gia hạn hợp đồng lao động của công nhân để nâng mức lương của mình lên dẫn đến tình trạng cầu đường chưa nghiệm thu đã hỏng nặng, chỉ một trận mưa là đã ngập đường (giống như sông) lúc này thì họ quy là do tại thiên tai, tại thời tiết và viện dẫn với nhiều lý do khác nhau, chung quy với nhiều lý do khách quan và hậu quả là người dân phải è cổ ra đóng thuế. Đây là câu trả lời thường gặp: “Nguyên nhân đường xuống cấp thì tôi chịu, không biết!”. 7 Tôi xin nhường câu trả lời này cho mọi người. Có lẽ, những người cán bộ trên không được học nhiều cho nên mới không hiểu được những đạo lí, những điều Bác dạy, điều này thì không thể nào có được, bởi vì nếu họ không được học nhiều thì làm sao được bổ nhiệm vào các vị trí đó, hay là có sự nhầm lẫn nào đây? Hay là họ hiểu nhầm ý là làm cách mạng là làm chủ, còn dân chỉ là công bộc, là người đầy tớ của họ? Xã hội vẫn thiếu gì những người làm quan như thế mà có ai làm được gì đâu? Báo chí vẫn nói nhiều về họ nhưng chỉ là cơn gió thổi qua làm mát lòng một số người, rồi đâu thì vẫn vào đấy. Bởi vì căn bệnh đó như cây cổ thụ có tuổi lâu rồi, nếu có giỏi thì phải đốn cả gốc đấy? Nói như Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nói: “Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên” Với trách nhiệm của người giáo viên buộc tôi phải suy nghĩ, mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn ít, nhưng tôi nhận thấy rằng việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là rất cần thiết, và tôi sẽ đem những gì tôi học được từ tấm gương, từ lời nói của Bác truyền đạt lại cho các em, giúp các em có cách nhìn và nhận thức đúng hơn về bổn phận và trách nhiệm của người công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bác nói: “ Các thầy giáo, cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy cô giáo cũng như các trí thức khác lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú, các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nói thế là đủ. Văn hay không cần nói dài.” (Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, tháng 7-1956, sđđ, tập 8, trang 225) III. Những nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 1. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. 1.1 Trung với nước, hiếu với dân Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc ta hàng nghìn năm, đã được Bác kế thừa, vận dụng và phát triển trong điều kiện mới. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánh vai với cường quốc năm châu”. Từ một đất nước không có tên trên bản đồ thế giới, giờ thế giới đã được biết đến ta nhiều hơn và có một cách nhìn khác về đất nước và con người Việt Nam. Nước là của dân, dân là chủ đất nước, trung thành với nước là trung thành với dân, vì lợi ích nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”… Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng viên nhà nước “vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của dân”. Làm công bộc phục vụ cho nhân dân. Điều này được Bác nói rõ trong lần Bác đến thăm công nhân, cán bộ dệt nhà máy Nam Định năm 1962. Mọi người trong các phân xưởng đều làm việc. Bác đi qua một phòng thấy có ba người ngồi. Bác hỏi: 8 Đường bộ biến thành đường thủy - Các cô, chú làm gì ở đây? Lúc đó, anh Đoàn Duy Bảo đứng lên thưa: -Dạ thưa Bác, đây là bàn tiết kiệm của ngân hàng đặt tại nhà máy. Bác cầm một quyển sổ lên và hỏi -Nhà máy có bao nhiêu người gửi tiền tiết kiệm? Anh Bảo thưa: Dạ có tám mươi phần trăm người gửi ạ. - Thế còn hai mươi phần trăm nữa thì sao? Anh Bảo báo cáo: - Dạ, do hoàn canh gia đình khó khăn. Thấy cán bộ ngân hàng trả lời chưa đúng vào câu hỏi hơi khó, Bác tìm hiểu sang vấn đề khác. - Mỗi lần được gửi bao nhiêu? - Dạ, gửi từ một đồng trở lên ạ. Bác nói: - Thế Bác có một hào, có gửi được không? Câu hỏi ấy của Bác đã khiến cho từ Giám đốc nhà máy, Bí thư, cán bộ ngân hàng….đều không trả lời được. Mãi đến năm 1996, anh Bảo khi nào đã trở thành ông cụ mới hiểu và nói với cán bộ ngân hàng trẻ rằng: “Mãi về sau tôi mới hiểu ra rằng ngân hàng nhà nước ta là nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân, giúp đỡ người nghèo, lo cho người nghèo có vốn để sống, để làm kinh tế, để có tiền gửi ngân hàng, để nuôi ngân hàng và phải tạo mọi điều kiện để có thể thu hút được nhiều tiền tiết kiệm…” Một câu hỏi đơn giản ấy nhưng mãi đến một phần tư thế kỉ thì anh Bảo mới hiểu được. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, đối với mỗi cán bộ đảng viên, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, và hơn nữa phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước. Trong báo Pháp luật ra số 297 ngày 02 tháng 11 năm 2013 có chuyên mục Cà phê sáng với tiêu đề “Bênh cán bộ”. - Cậu nghe gì chưa, mấy ngày nay trên nghị trường các đại biểu bức xúc dữ lắm việc cán bộ ngày càng xa dân. Đại biểu nói dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ, nhưng khi dân có việc cần gọi thì cán bộ không nghe. - Nói thế là oan cho cán bộ. Cán bộ bận họp tối ngày, công cán trong ngoài nước, đâu ngồi không chờ trả lời điện thoại của dân. - Đại biểu còn hài ra dân muốn gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, nguyện vọng nhưng gửi đơn lên thì chưa chắc đã đến; đến chỗ tiếp dân cũng không gặp đồng chí cấp cao. - Ôi, đồng chí cấp cao thi lịch càng kín. Thời gian bây giờ là vàng bạc, đâu để lãng phí ngồi chờ. - Đại biểu còn bêu khi dân gặp rắc rối nhờ đến chính quyền thì cán bộ khuyên dân nên tự bảo vệ mình trước. - Khuyên thế cũng đúng. Như khi đi mua hàng người ta cũng khuyên “Bạn hãy là người tiêu dùng thông thái”. Thế đại biểu có nói lúc nào gần dân không? - Có, họ nói cán bộ chỉ có hai lần gần dân. Một là trước ngày bỏ phiếu tín nhiệm và hai là vào ngày liên hoan khen thưởng, có báo, đài đưa tin sôi nổi nhưng chỉ được đến trưa thì vắng tanh.! À, mà sao cậu bênh cán bộ sốt sắng thế.? - Tớ là dân. Thời chiến tranh nuôi cán bộ, nay thời bình không bênh cán bộ thì bênh ai!? Đọc xong suy ngẫm lại thấy có chút vị chua và đắng làm sao.!? 9 Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước. 1.2. Yêu thương con người, sống có nghĩa tình Yêu thương con người là một trong những tình cảm rộng lớn của Bác, trước hết Bác dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột một tình thương yêu vô bờ bến, tình yêu thương đó thể hiện sự ham muốn tột bực trong câu nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bực làm cho nước tôi hoàn toàn độc lập, đồng bào tôi được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Với ham muốn đem lại hòa bình, tự do cho cả dân tộc Việt Nam mà Bác đã không quản ngại bao khó khăn, gian khổ ra đi tìm đường cứu nước. “Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế Thương cả non sông, mọi kiếp người” Tấm lòng của Bác đối với thương binh, liệt sĩ như trong báo Cứu quốc ngày 10-3-1946 Bác gửi đồng bào Nam Bộ, Người viết : “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”. Như trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng” và để ghi nhớ công ơn những đống chí chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đề nghị Chính Phủ chọn một ngày nào đó trong năm để làm “Ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Và ngày 27-7 hàng năm được lấy làm ngày thương binh liệt sĩ. Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27-7-1947 đã đăng thư của Bác. Ngay đầu thư Người viết : “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”. Bác còn vận động đồng bào nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa ăn để tặng thương binh. Ngày 27-7-1948, Bác nói: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mạng, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”. Người xót xa viết : “Họ liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà góa. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Bàn chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh”. Chỉ câu nói giản dị, ngắn gọn đó thôi nhưng chứa đựng trong đó bao nhiêu tình yêu thương của Bác dành cho những đồng chí đã hy sinh vì đất nước, cho thế hệ mai sau biết được giá trị của hòa bình mà mình đang được hưởng không chỉ có vinh quang của dân tộc mà còn có cả máu, xương thịt của những liệt sĩ anh hùng. Tình yêu thương của Bác không chỉ dừng lại ở những lời nói như vậy mà còn bằng những hành động thiết thực, những việc làm cho ta đáng nhớ mãi như lần Bác đi thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội, khi đến nơi nhìn thấy cảnh các anh thương binh đang chống chọi với bệnh tật Bác không khỏi xót xa, càng buồn hơn khi thấy các anh phải sống trong thời tiết oi bức, thiếu thốn mọi thứ…. chứng kiến cảnh ấy, Bác đã quạt cho các anh và Bác đã đem cái máy điều hòa nhiệt độ mà cơ quan định lắp cho mình đem lắp cho các đồng chí thương binh. Hay ngày 28-7-1956 nhân dịp khánh thành bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cộng hòa Dân chủ Đức, Bác đã bày tỏ ý kiến là muốn làm tay, chân giả và công tác thương binh xã hội nói chung. Trong những lá thư gửi cho anh em thương binh, Bác không ngừng động viên anh em thương binh “Thương binh tàn chứ không phế”. Chỉ một việc làm, một câu nói ấy của Bác những đã bao nhiêu năm trôi qua rồi mà bao thế hệ mai sau này vẫn không bao giờ quên được nhưng tiếc thay, có những người đã đi ngược lại những gì Bác đã dạy như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mà tư lợi cho cá nhân có những cán bộ trang bị cho phòng làm việc như một biệt thự, với đầy đủ những tiện nghi sang trọng và đắt tiền, trong khi 10 [...]... hiện và làm theo tấm gương của Bác như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về tiền bạc và thời gian… - Nhận được nhiều ý kiến khen ngợi cũng như sự đóng góp của các bậc phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương II Ý nghĩa Việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong bối cảnh hiện nay và việc lồng ghép vào bài học môn Giáo dục Công dân có ý nghĩa rất quan trọng và cần... Bác không phải để giống Bác, mà học Bác để hiểu về Bác nhiều hơn IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 1 Đối với học sinh Qua thực tế áp dụng việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với những hình thức nêu trên, kết quả đạt được: các em tự chuẩn bị bài ở nhà như sưu tầm tư liệu hình ảnh, các em ý nghe giảng bài, rất thích thú khi được nghe và hiểu về Bác, thực hiện tốt mọi... phải học hơn nữa về tính siêng năng kiên trì của mình, bắt bản thân tôi phải học tập, nghiên cứu tài liệu nhiều hơn nữa, không thể có việc giáo viên hướng dẫn học sinh học tập và tìm hiểu bài học nhiều hơn, sâu hơn mà bản thân người giáo viên đó không làm gì, không học tập và nghiên cứu gì cả Ví dụ bài: Tiết kiệm- chương trình lớp 6 Vào bài học này tôi kể cho các em nghe về tấm gương tiết kiệm của Bác, ... bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông ’ (Theo Nguyễn Việt Hồng, 2007, Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 122-123) 20 2 Ứng dụng những tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào bài học Học Bác để mỗi người tốt hơn, trong sáng hơn và dân tộc ta mãi trường tồn” Nhận định... lại làm ít….” (Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 185-187.) Với những gì tôi tìm hiểu về Hồ Chí Minh thì hầu như mỗi bài học môn Giáo dục công dân trong chương trình bậc THCS đều có thể tích hợp, lồng ghép vào Do vậy, học tập và làm theo Bác 26 không phải là một ngày, một tháng, một năm mà có khi suốt cả cuộc đời Học Bác. .. dựng vào tháng tháng 9 năm 2011 và 02 phòng xây dựng vào tháng 9 năm 2012) không có quạt, rất khó khăn cho công tác dạy nhất là vào buổi chiều - Cần tuyên truyền, phát thanh nêu gương những cá nhân, tập thể ở địa phương đã có những thành tích nổi bật trong cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 28 Địa phương nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi kể chuyện tấm gương. .. kinh ngạc và tò mò không hiểu Bác định làm gì Khi Bác bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp nữa đang đứng đón Bác Bác chào mọi người, khi trông thấy một bà mẹ bế một cháu nhỏ đang cố lách đám đông lại gần Bác liền giơ tay đón cháu và đứa cho cháu quả táo Cử chỉ đó của Bác đã làm cho mọi người có mặt ở đó từ chỗ tò mò ngạc nhiên đến chỗ vui mừng và cảm phục về tấm lòng yêu trẻ. .. đều làm Bác xúc động ….Anh hùng La văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác đãi với rau, thịt gà…những sản phẩm do chính Bác nuôi, trồng Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, căn dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình Chính những việc làm đó nhiều người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ can Lịch, Hồ văn Bột… (Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương. .. viên Năm học “2012– 2013”:  Thống kê hạnh kiểm - Tốt : 83,3% - Khá : 16,7% 2 Đối với bản thân Đã nhận ra những thiếu sót mà mình mắc phải trong công việc và trong cuộc sống như không tiết kiệm, không quan tâm đến những người xung quanh, cộc tánh, không hòa đồng PHẦN KẾT LUẬN I Những bài học kinh nghiệm Qua hơn 3 năm thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... đại và trở thành điểm sáng của toàn dân tộc Cho nên, khi học những đức tính của Bác chúng ta không chỉ nói suông mà nói phải đi đôi với hành Nghiên cứu về vấn đề tôi đã đem vào từng nội dung bài học cho học sinh trong chương trình giảng dạy học sinh khối 6,7,8,9 Ví dụ bài:Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể - chương trình lớp 6 Vào đầu bài học này tôi cho các em xem những hình ảnh của Bác về luyện tập . việc, ai có ưu điểm cũng không chịu học theo, ai có khuyết điểm cũng không dám phê bình. 1. 3.8.3. Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỉ luật, cứ làm theo ý mình. 1. 3.8.4. Khi phê bình. học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, để trở thành những người thầy có đủ tài và đầy tâm. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức,. con của một đất nước anh hùng…. trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Song song với việc học tập theo tấm gương của Bác, các em con biết được nhiều về lịch

Ngày đăng: 18/10/2014, 08:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan