Tổng quan về Văn Hóa Doanh Nghiệp

64 1.2K 7
Tổng quan về Văn Hóa Doanh Nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về Văn Hóa Doanh Nghiệp Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Chính vì vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và Khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... vốn đều cần thiết để làm ra sản phẩm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP K21 - Đ3 ĐỀ TÀI: Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyển Thanh Hội Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Phan Thập Toàn Huỳnh Phương Trang Đoàn Thị Mai Trâm Nguyễn Hồng Ngọc Mai Trâm Ninh Ngọc Trâm Thái Thanh Thanh Trâm Lương Thùy Trâm Nguyễn Mạnh Tuấn TP.HCM Tháng 09/2012 MỤC LỤC I. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 1. Một số khái niệm 1.1. Văn hóa 1.2. Văn hoá kinh doanh. 1.3. Văn hóa doanh nghiệp 1.4. Văn hóa chính thống và văn hóa nhóm 1.5. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu: 2. Vai trò của VHDN 2.1. Những tác động tích cực 2.2. Những tác động trái chiều khi VHDN không phù hợp 3. Cấu trúc của VHDN 3.1. Tiếp cận theo biểu trưng trực quan và phi trực quan: Biểu hiện của VHDN 3.2. Cấu trúc VHDN theo hình lát cắt của một khúc gỗ 3.3. Cấu trúc của VHDN theo 5 lớp 3.4. Mở rộng: Ứng xử trong lễ tiệc II. Các hình thức VHDN 1. Phân loại các mô hình VHDN 1.1. Căn cứ theo sự phân cấp quyền lực 1.2. Theo quan điểm của Deal và Kennedy 1.3. Theo quan điểm của Sethia và Klinow 1.4. Theo mô hình CHMA 2. Các dạng tính cách doanh nghiệp và các kiểu VHDN tương ứng 2.1. Các dạng tính cách của tổ chức 2.2. Các dạng VHDN tương ứng 2 2.3. Một số nét tính cách khác 3. Vòng quanh thế giới: Một số so sánh Đông – Tây về VHDN 3.1. Ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến VHDN 3.2. Một số khác biệt Đông Tây có ảnh hưởng đến VHDN 3.3. Một số kiểu mẫu VHDN Châu Á III. Xây dựng và phát triển VHDN 1. Sự cần thiết phải có chiến lược xây dựng và phát triển VHDN 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển VHDN 2.1. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài công ty 2.2. Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp 3. Các bước xây dựng và phát triển VHDN 3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của VHDN 3.2. Mô hình 11 bước của Julie Heifetz & Richard Hagberg 4. Đánh giá đo lường VHDN 4.1. Tại sao phải đánh giá, đo lường VHDN 4.2. Giới thiệu thang đo CHMA 5. Kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam 5.1. Thực trạng VHDN Việt Nam hiện nay 5.2 Tại sao phải thay đổi VHDN Việt Nam 5.3. Một số giải pháp để xây dựng VHDN Việt Nam hiện nay IV. Minh họa 1. Một số ví dụ về VHDN của một số công ty 1.1. Google 1.2. FPT 2. Tình huống minh họa 2.1. Nội dung tình huống 3 2.2. Phương án giải quyết 4 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 1. Một số khái niệm 1.1. Văn hóa Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Chính vì vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và Khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v vốn đều cần thiết để làm ra sản phẩm. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại có định nghĩa không giống nhau. 1.1.1. Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là “gieo trồng”. Từ đó hình thành 2 cách dùng: Khi được dùng theo nghĩa Cultus Agri có nghĩa là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần". 1.1.2. Các định nghĩa lịch sử nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: “Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.” 1.1.3. Các định nghĩa chuẩn mực nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử ). 1.1.4. Các định nghĩa tâm lý học nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo 5 sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông cho rằng văn hóa là “Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”. 1.1.5. Các định nghĩa cấu trúc chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a) Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b) Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. 1.1.6. Các định nghĩa nguồn gốc định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: “Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.” 1.1.7. Các định nghĩa miêu tả lại định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”. 1.1.8. Ở đây, nhóm thực hiện đề tài xin chấp nhận định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay, do UNESCO đưa ra vào năm 2002: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” Nói tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa, được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 6 1.2. Văn hoá kinh doanh Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người xuất hiện cùng với kinh tế hàng hoá và thị trường. Ngay từ thời cổ đại, đã có tầng lớp những người làm nghề kinh doanh hay còn gọi là doanh nhân. Luật doanh nghiệp của nước ta đã đưa ra định nghĩa kinh doanh từ bản chất của nó: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Theo quan điểm này thì trước hết mục đích của kinh doanh là sinh lợi, là đem lại lợi nhuận cho mọi người kinh doanh hay còn gọi là chủ thể kinh doanh. Thế nhưng, theo nhà nghiên cứu Đỗ Huy: “Bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái tốt, cái đẹp”. Để cái lợi gắn với cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong kinh doanh và thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của con người, trong mỗi xã hội đều hình thành các truyền thống văn hoá kinh doanh trong nền văn hoá của mình. Bản chất văn hoá kinh doanh gắn với văn hoá đạo đức. Văn hoá đạo đức là sự phản ánh lợi ích của cộng đồng. Khi nhà kinh doanh làm cho giá trị và lợi ích chung của cộng đồng được củng cố thì việc kinh doanh đó có sức mạnh bởi sự tín nhiệm của cộng đồng. Chữ “tín” là nội lực phát triển của nghề kinh doanh: “Văn hoá kinh doanh được thống nhất trong bản thân nó các giá trị đạo đức, các giá trị kinh tế và được các giá trị đó điều hoà” Vấn đề văn hóa kinh doanh cần được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ tương hỗ về lợi ích giữa 3 chủ thể chính của nền kinh tế thị trường là Người tiêu dùng – Nhà doanh nghiệp – Nhà nước. 3 chủ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh tế. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật và thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ theo đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Người tiêu dùng được thụ hưởng (từ việc mua) các sản phẩm có giá trị vật chất và tinh thần từ các doanh nghiệp được Nhà nước quản lý và điều tiết với giá cả hợp lý. Vì những yêu cầu phức tạp như vậy, người ta nói kinh doanh có văn hoá bao gồm cả trí tuệ của nhà triết học, lòng dũng cảm của người lính và tài năng của nhà kinh doanh. 7 1.3. Văn hóa doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. VHDN là một bộ phận của văn hóa kinh doanh của một xã hội nhất định, thể hiện đặc thù của văn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty. Ta cũng có thể coi VHDN là một tiểu văn hoá (subculture). • VHDN là một hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hộivà tự nhiên của mình. • VHDN là tổng thể các truyền thống, các cấu trúc và bí quyết kinh doanh xác lập qui tắc ứng xử của một doanh nghiệp; • VHDN là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh, phong cách ứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ doanh nghiệp • VHDN là những qui tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô hình trở thành qui định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường hiểu và chấp nhận. 1.3.2. Đặc điểm 1.3.2.1. VHDN tồn tại khách quan: Văn hoá tồn tại ngoài sự nhận biết của chúng ta. Bill Hawlett, người sáng lập ra tập đoàn HP đã từng nói: “Văn hoá tồn tại khi có bất kỳ nhóm người nào đã cùng nhau làm việc trong một thời gian, bất kỳ tổ chức nào đã tồn tại một thời kỳ, bất kỳ chính phủ hay cơ quan nào của quốc gia.” Văn hoá doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển dù ta không tác động vào chúng. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra là tác động để nó mang lại những hiệu quả cao hơn cho hoạt động của chúng ta 1.3.2.2. VHDN mang tính lịch sử: Nó hình thành trong một thời gian khá dài suốt quá trình hoạt động kinh doanh, mang tính bền vững 1.3.2.3. VHDN mang tính giá trị: Giá trị văn hoá của doanh nghiệp có giá trị nội bộ; giá trị vùng; giá trị quốc gia; giá trị quốc tế. Doanh nghiệp càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị chung cho những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy nhiêu. 8 1.3.2.4. VHDN có cấu trúc mạnh mẽ: Nếu coi văn hóa như là một tòa nhà (của doanh nghiệp), khi thiết kế một tòa nhà cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau: • Kết cấu vững chắc • Tiện lợi khi sử dụng • Phù hợp thẩm mỹ, hài hòa 1.3.2.5. VHDN tạo nên chuẩn mực hành động: Các doanh nghiệp khi xây dựng văn hóa phải luôn đặt ra cho mình những nhiệm vụ to lớn, nhất quán với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Chính các nhiệm vụ được đặt ra nối tiếp, khi đạt được sẽ tạo đà thúc đẩy sự tiến bộ mạnh mẽ và liên tục giúp một doanh nghiệp trở thành một doanh nghiệp lớn và xuất sắc trong tương lai. Để thực hiện các nhiệm vụ doanh nghiệp phải tìm kiếm, lựa chọn, đào tạo những con người thích hợp, nhất quán và chia sẻ các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Những con người không thích hợp cần phải được loại ra khỏi doanh nghiệp. 1.3.2.6. VHDN mang tính hệ thống: VHDN trước hết phải là một tổng thể có kết cấu thống nhất và mạnh mẽ dựa trên các thành tố: Các mục tiêu/chiến lược/chiến thuật/chính sách; Các quá trình nội bộ/hoạt động kinh doanh hàng ngày/công tác quản lý; Các hệ thống lương/kế toán/thiết kế công việc/bố trí văn phòng; Các giá trị/con người/sinh hoạt/giao tiếp,… Biểu hiện tổng quan VHDN là một khối thống nhất gồm 2 mối quan hệ bên trong và bên ngoài có tác động qua lại với nhau 1.3.3. Chủ thể liên quan trong VHDN Bao gồm các đối tượng góp phần kiến tạo ra hoặc phản ứng lại trước VHDN: • Doanh nhân • Nhà quản trị • Nhân viên và người lao động • Khách hàng • Nhà cung cấp • Cộng đồng xã hội, cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông, tổ chức tài chính, ngân hàng… 9 1.4. Văn hóa chính thống và văn hóa nhóm 1.4.1. Văn hóa chính thống: Là những giá trị cốt lõi được chia sẻ bới đa số các thành viên trong doanh nghiệp. Đây là những giá trị văn hóa của tổ chức mà người ta sẽ nghĩ đến hay nhắc đến khi nói về tổ chức nay và chúng hướng dẫn hành vi của người lao động trong tổ chức đó 1.4.2. Văn hóa nhóm: Là những giá trị văn hóa được chia sẻ bởi một số thành viên trong tổ chức (một bộ phận, phòng, ban, nhóm ). Văn hóa nhóm là kết quả của những vấn đề hoặc những kinh nghiệm được chia sẻ bởi các thành viên của một bộ phận hay một nhóm người trong tổ chức 1.5. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu: Một số văn hóa tổ chức có thể được gọi là mạnh, một số khác có thể được gọi là yếu. Văn hóa mạnh hay yếu phụ thuộc vào phạm vi và cường độ chia sẻ các đặc tính của văn hóa trong tổ chức. Những ngưới lãnh đạo mạnh tạo ra văn hóa mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh nhân tố về lãnh đạo còn có hai nhân tố chủ yếu khác xác định sức mạnh của văn hóa tổ chức đó chính là sự chia sẻ và cường độ. • Sự chia sẻ đề cập tới mức độ theo đó các thành viên trong tổ chức có cùng những giá trị cốt lõi. Phạm vi chia sẻ có thể rộng hoặc hẹp (được nhiều thành viên hoặc ít thành viên đồng tình) • Cường độ là mức độ của sự tích cực nhiệt tình của các thành viên tổ chức với các giá trị cốt lõi. Cường độ chia sẻ có thể cao hoặc thấp (tích cực thể hiện ở mức độ cao hay thấp) → Văn hóa doanh nghiệp mạnh là văn hóa được nhiều người đồng tình, chia sẻ và tích cực thể hiện. 2. Vai trò của VHDN 2.1. Những tác động tích cực 2.1.1. VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác. Nói cách khác, VHDN giúp khai thác hiệu quả nguồn nhân lực. Theo phương pháp 5M: man, money, material, machine, method (nhân lực, tài chính, công 10 [...]... trường, văn hoá và sự định hướng tới thị trường càng mạnh bao nhiêu thì công ty càng cần ít chỉ thị, mệnh lệnh, sơ đồ tổ chức, chỉ dẫn cụ thể hay điều lệ bấy nhiêu 2.1.3 VHDN tạo nên bản sắc của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp như là “bộ gen” của doanh nghiệp. .. nên quan trọng hơn trong các doanh nghiệp liên doanh, bởi vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá của các dân tộc, các nước khác nhau 2.1.2 VHDN là một nguồn lực của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp giúp thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động Mục tiêu của văn hoá doanh nghiệp là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan. .. cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp Những doanh nghiệp thành công thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác Bản sắc văn hoá không chỉ là tấm căn cước để nhận diện doanh nghiệp mà còn là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của doanh nghiệp Ví dụ như... của những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, đó là triết lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp Chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này 3.3.2 Động lực của cá nhân và tổ chức Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của VHDN chính là... của tổ chức và các thành viên của nó Triết lý cuả một doanh nghiệp sẽ là kim chỉ nam cho hành động cuả doanh nghiệp ấy 3.1.2.2 Giá trị 14 Là quan niệm của doanh nghiệp về đúng-sai; tốt-xấu; quan trọng-không quan trọng trước các sự việc Các giá trị cốt lõi là những giá trị đặc trưng nhất thể hiện quan điểm của doanh nghiệp trước các vấn đề có liên quan, từ đó hình thành nên chuẩn mực ứng xử cuả họ Tổ... Nền tảng văn hóa đó được phản ánh ngay trong văn hóa doanh nghiệp, tất nhiên là với sự chọn lọc và cải biên cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện đại Phần phân tích sau đây trình bày về một số nét cơ bản trong tư tưởng quản lí của Khổng Tử Đối chiếu với bảng so sánh các đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Đông – Tây ở trên, chúng ta có thể thấy, có rất nhiều yếu tố, giá trị tương hợp với văn hóa phương... nó cũng không dễ trong ngày một ngày hai Cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ văn hóa là các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuân thủ Đây không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường, hoặc bài phát biểu của Giám đốc doanh nghiệp mà chúng ta phải tìm thấy sự hiện diện của các giá trị này qua nhiều nhóm yêu tố văn hóa khác Giá trị chỉ khẳng định được sự xác... lực ở các doanh nghiệp: 30 Tiêu chí Phương Đông Phương Tây 3.2.1 Các đặc điểm trong văn hóa Loại hình văn hóa Văn hóa giao tiếp có bối cảnh thấp (low level Văn hóa giao tiếp có bối cảnh cao (high context communication culture) level context communication culture) Thực tiễn/Lý tưởng Lý tưởng: Đạo đức, Xã hội, tập thể quan trọng Thực tế: Kết quả, Tài chính, vật chất là hơn vật chất động lực quan trọng... nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Văn hóa dân tộc tác động đến: Triết lí, Việc hình thành các giá trị và chuẩn mực, Luật lệ và nguyên tắc cũng như Bầu không khí của Doanh nghiệp Văn hóa dân tộc tác động lên VHDN thông qua nhà quản trị Do đó, nhà quản trị đóng vai trò chủ động trong việc chọn lọc những nét đẹp của văn hóa dân tộc và phá bỏ những hủ tục hay lề thói xấu để tao ra VHDN Văn hóa dân tộc tác... bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp 3.3.3 Qui trình qui định Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo chuẩn Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội . Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 1. Một số khái niệm 1.1. Văn hóa 1.2. Văn hoá kinh doanh. 1.3. Văn hóa doanh nghiệp 1.4. Văn hóa chính thống và văn hóa nhóm 1.5. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu: 2 bản sắc của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp như. án giải quyết 4 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 1. Một số khái niệm 1.1. Văn hóa Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Chính vì vậy, văn hóa bao gồm cả

Ngày đăng: 17/10/2014, 23:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.4. Theo mô hình CHMA 

  • 3.3. Một số kiểu mẫu VHDN Châu Á

  • 1.1. Google

    • 1.2. FPT

    • Mối quan tâm đến con người

    • Mối quan tâm đến kết quả lao động

    • 1.3.1. Văn hóa thờ ơ: Được đặc trưng bởi mức độ quan tâm chỉ ở mức tối thiểu của các thành viên trong tổ chức đến những người khác, đến kết quả thực hiện công việc và đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Trong những đơn vị có VHDN kiểu này, mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.

    • 1.3.2. Văn hóa chu đáo: Được phản ánh thông qua sự quan tâm, săn sóc đối với mọi thành viên trong tổ chức về mặt con người là rất đáng kể; trong khi đó lại tỏ ra ít quan tâm đến kết quả thực hiện nghĩa vụ, công việc, trách nhiệm được giao. Từ góc độ đạo đức, VHDN dạng này là rất đáng khuyến khích.

    • 1.3.3. Văn hóa thử thách: Quan tâm rất ít đến khía cạnh con người, mà chủ yếu tập trung vào kết quả thực hiện công việc. Vấn đề đạo đức có thể nảy sinh do không xét đến yếu tố đặc thù.

    • 1.3.4. Văn hóa hiệp lực: Kết hợp được cả sự quan tâm về con người lẫn công việc trong các đặc trưng và phương pháp quản lý vận dụng trong tổ chức.

    • 1.4. Theo mô hình CHMA :

    • 3.3. Một số kiểu mẫu VHDN Châu Á

    • 3.3.2. VHDN Nhật Bản

    • 1.1. Google

      • 1.2. FPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan