Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay

95 1.1K 5
Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay

LỜI CẢM ƠN Khóa luận là kết quả của quá trình em học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại thương với sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các cán bộ, giảng viên và các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương. Em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS,TS. Nguyễn Đình Thọ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp em sửa đổi nhiều thiếu sót trong bài Khóa luận. Em xin cảm ơn các anh chị công tác tại Thư viện trường, các anh chị, cô chú công tác tại Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế Thế giới, Thư viện Quốc gia Việt Nam cùng các anh chị và các bạn công tác tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn và gia đình, những người đã giúp đỡ em rất nhiều về kiến thức và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt nhất Khóa luận này. Sinh viên Phạm Văn Tuấn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản CP Cổ phiếu DN Doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh dẫn vốn quan trọng đồng thời đóng vai trò là thước đo đánh giá hoạt động của nền kinh tế, nơi Chính phủ thi hành nhiều biện pháp quản lý đối với cả nền kinh tế. TTCK Việt Nam đã bước sang năm hoạt động thứ 11, tuy nhiên, tương tự tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, TTCK còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế thế giới và những thông tin vĩ mô, thông tin về chính sách của Nhà nước. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 (có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính Mỹ), thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia. Giai đoạn đầu năm 2009 đã có một số nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới TTCK Việt Nam nhưng những nghiên cứu này chủ yếu mang tính chất thời điểm, chưa chỉ ra được những tác động khái quát trong cả thời kỳ. Bên cạnh đó, từ năm 2009, kinh tế thế giới đã có nhiều biến động: sự phục hồi của các nền kinh tế, khủng hoảng nợ châu Âu (bắt nguồn từ Hy Lạp). Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay" là một vấn đề cấp thiết hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, lý thuyết cơ bản thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán. Từ những lý thuyết chung, Khóa luận đưa ra những phân tích về tác động của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng, chỉ ra những mặt hạn chế và bất cập trong nội tại TTCK và chính sách vĩ mô Việt Nam. Trên cơ sở những tác động của suy thoái kinh tế tới TTCK, Khóa luận đề xuất 1 số giải pháp để hạn chế những tác động đó, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển và hoàn thiện TTCK trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 5 - Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính Mỹ tới TTCK Việt Nam thông qua những biểu hiện cụ thể về biến động giá và chỉ số giá, khối lượng và giá trị giao dịch và tác động qua tâm lý các nhà đầu tư. Khóa luận chủ yếu nghiên cứu các chứng khoán niêm yết trên hai sàn HoSE và HaSTC trong thời gian từ đầu năm 2009 đến nay, những đánh giá về các thời kỳ trước đó chỉ nhằm mục tiêu làm rõ những biến động của TTCK trong giai đoạn từ năm 2009 tới nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin từ các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế, các công ty chứng khoán Việt Nam và thế giới về tình hình kinh tế và TTCK, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về tác động trong cả thời kỳ và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tác động bất lợi đó. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận bao gồm ba chương: Chương I: Khái quát về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán. Chương II: Phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III: Định hướng phát triển thị trường và các giải pháp đề xuất nhằm hạn chế tác động của suy thoái đối với thị trường chứng khoán Do tác giả còn hạn chế về hiểu biết và thời gian nghiên cứu nên Khóa luận có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự phê bình góp ý từ các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện Khóa luận tốt hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! - 6 - CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán 1.1. Khái niệm chứng khoánthị trường chứng khoán 1.1.1. Định nghĩa Có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường chứng khoán (TTCK), nhưng nhìn chungthể dẫn ra một khái niệm có tính phổ biến: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. 1 Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động làm thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Theo quan điểm tài chính, thị trường chứng khoán hay thị trường tài chính trực tiếp là kênh dẫn vốn trong đó vốn được dẫn trực tiếp từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn, ở đó các chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu) trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên) được mua bán. 2 Khái niệm "Thị trường tài chính" được hiểu theo nghĩa chung nhất trong theo Frederic S.Mishkin (2007, tr.3) là " .financial markets, markets in which funds are transfered from people who have an excess of available funds who have a shortage". Trên thị trường chứng khoán thì người thiếu hụt vốn, người huy động vốn thường là các công ty, Chính phủ và các quỹ đầu còn người dư thừa vốn hay các nhà đầu thường là các cá nhân, hộ gia đình, các công ty khác, Chính phủ hay các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Qua hai khái niệm trên ta thấy, bản chất của thị trường chứng khoán là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn (tiền) trực tiếp từ người dư thừa vốn đến người thiếu hụt vốn (không qua các trung gian tài chính) thông qua các công cụ tài chính, cụ thể là các loại chứng khoán trung và dài hạn. Trong đó, chứng khoán - hàng hóa của thị trường chứng khoán 3 - được hiểu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của 1 Đinh Xuân Trình (2008), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Giáo dục, tr.8 2 Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính – Tiền tệ – Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, tr.121 3 Sđd, tr.121 - 7 - người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, là công cụ dẫn xuất khác hình thành trên cơ sở những công cụ đã có. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm: (i) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; (ii) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Trong điều kiện hàng hóa của TTCK ngày càng phong phú, đa dạng, người ta phân chia chứng khoán thành 5 nhóm chính: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh. 4 Sơ đồ 1.1: Các nhóm hàng hóa trên TTCK Nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình Tài chính – Tiền tệ – Ngân hàng 1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại TTCK, phụ thuộc vào căn cứ phân loại. Những căn cứ phân loại phổ biến đối với TTCK được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 1.1 : Phân loại thị trường chứng khoán theo một số căn cứ chủ yếu. Căn cứ Phân loại Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp Khái niệm Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành. Vai trò - Tạo vốn cho nhà phát hành, tăng vốn cho nền kinh tế; - Tạo hàng hóa cho TTCK. - Đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán Đặc điểm - Nơi duy nhất đem lại vốn cho - Vốn luân chuyển giữa các nhà 4 Ủy ban Chứng khoán nhà nước (2009), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.55 - 8 - Sự luân chuyển nguồn vốn nhà phát hành; - Giá chứng khoán do tổ chức phát hành quy định; - Chỉ tổ chức một lần. đầu tư; - Giá do thị trường quy định; - Thị trường cạnh tranh tự do và hoạt động liên tục. Phương thức hoạt động Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung Khái niệm Là thị trường giao dịnh chứng khoán được thực hiện tại một điểm tập trung là sàn giao dịch Là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung Đặc điểm - Thông qua trung gian - Công khai tài chính - Niêm yết chứng khoán - Giao dịch theo nguyên tắc đấu giá - Giao nhận và thanh toán bù trừ - Lưu ký tại sàn giao dịch - Giao dịch trực tiếp hoặc thông qua trung gian - Chứng khoán không niêm yết - Giá cả thỏa thuận - Giao nhận và thanh toán theo thỏa thuận - Lưu ký tự do Hàng hóa Thị trường Cổ phiếu Thị trường Trái phiếu Thị trường các Công cụ phái sinh Hàng hóa - Cổ phiếu thường - Cổ phiếu ưu đãi - Trái phiếu công ty - Trái phiếu Chính phủ -Trái phiểu đô thị - Quyền mua cổ phần - Chứng quyền - Hợp đồng quyền chọn Nguồn: Tổng hợp từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước 1.2. Một số đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán 1.2.1. Bản chất - TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm 5 , chuyển vốn từ bản sở hữu sang bản sản xuất, kinh doanh. Các nguồn vốn tiết kiệm được tập trung từ những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để phân phối lại cho những chủ thể muốn sử dụng nguồn tiết kiệm này theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo những dự đoán của thị trường về khả năng sinh lời cũng như mức độ rủi ro của các dự án sử dụng nguồn tiết kiệm đó. 5 Ủy ban Chứng khoán nhà nước (2009), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.33 - 9 - - TTCK là định chế tài chính trực tiếp nơi mà cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia thị trường trực tiếp theo nguyên tắc đầu tư, không thông qua các trung gian tài chính, do đó quyền sử dụng và quyền sở hữu nguồn vốn gắn chặt với nhau hơn, nâng cao khả năng theo dõi và quản lý nguồn vốn. Dòng vốn từ tiết kiệm đến đầu và mối quan hệ giữa các trung gian tài chính và nội bộ thị trường tài chính có thể được tóm lược qua sơ đồ sau: Các trung gian tài chính THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Thị trường vốn cổ phần Thị trường nợ Thị trường hối đoái Thị trường chứng khoán phái sinh TIẾT KIỆM ĐẦU Sơ đồ 1.2: Quá trình lưu chuyển vốn trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa trung gian tài chính và các bộ phận của thị trường tài chính Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tóm lại, có thể nói TTCK thực chất là quá trình vận động của bản tiền tệ, nơi mà các chứng khoán có thể mang lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định. Các chứng khoán này được lưu thông trên TTCK theo giá thị trường - 10 - [...]... cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) Hoa Kỳ 2.1.2 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế Đa số các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng nguyên nhân của suy thoái kinh tế là sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ như lạm phát bởi cung tiền (trường phái kinh tế học Áo), quản lý tiền tệ yếu kém (nguyên nhân chủ yếu của suy thoái ở Mỹ) và các cú sốc từ. .. tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia bị suy giảm và thậm chí lâm vào suy thoái - 34 - CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam và quá trình ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam I.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2000 Kinh tế Việt Nam đã thu được khá nhiều... là đảo danh mục đầu hoặc là thoái vốn, làm cho TTCK thiếu hụt vốn đầu nước ngoài 2 Suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán 2.1 Một số vấn đề lý thuyết về khủng hoảng và suy thoái kinh tế 2.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế Khái niệm suy thoái, khủng hoảng kinh tế và chu kỳ được nhiều nhà kinh tế học đề cấp trong các... giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng” Suy thoái kinh tếthể liên quan tới sự suy giảm đồng thời nhiều chỉ số kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp và có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm... thương mại/GDP từ năm 2008 Cùng với sự suy giảm của các hoạt động kinh tế bắt đầu từ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của các nước phát triển giảm rõ rệt, từ tăng trưởng 7% năm 2006 xuống còn tăng trưởng 0% năm 2008 và tăng trưởng âm khoảng 13% theo dự báo cho năm 2009 Sự suy giảm trong tổng cầu tại các nước phát triển đã gây ra những tác động không nhỏ tới tăng trưởng xuất khẩu của các nước đang phát... Ở Đức, ngay từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Sau đó, ngân hàng này đã phải cầu xin sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang Đức - Thị trường chứng khoán Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới ở New York, London, Paris, Frankfurt đều có thời điểm sụt giá lớn lịch sử: chỉ số FTSE 100 từ mức 4789,79... Khái niệm "Suy thoái kinh tế" (recession/economic downturn) được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp (tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý) Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa suy thoái kinh “là sự tụt... nhất vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo, điều này tạo ra chuỗi những thay đổi thường xuyên nhưng không định kỳ, trong thời gian chu kỳ kinh doanh khác nhau từ hơn một năm đến mười hay mười hai năm ".9 Theo đó, sự suy thoái kinh tế được hiểu là thời kỳ nền kinh tế đi xuống đáy của chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra Bảng... tranh Trường phái Keynes giải thích nguyên nhân của suy thoái kinh tế như sau: + Khi kinh tế trong thời kỳ ổn định, việc làm và tiêu dùng đều ở mức cao do sự hiện diện của một quá trình tuần hoàn của tiền tệ trong nền kinh tế + Khi có một lý do nào đó làm cho người tiêu dùng mất đi sự tin tưởng trên thị trường kinh tế, lo sợ bất ổn kinh tế, họ sẽ cố gắng giảm bớt mọi khoản chi tiêu Tình trạng... của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới 3.2.1 Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới Ảnh hưởng đầu tiên từ cuộc khủng hoảng tín dụng diễn ra trên các thị trường cổ phiếu ở Mỹ, Châu Âu và trên khắp thế giới với tổng lợi nhuận từ cổ phiếu ở Mỹ đã bắt đầu giảm từ giữa năm 2007 Giá cổ phiếu bắt đầu lao dốc từ tháng 10 năm 2008 khi Lehman đổ vỡ và chính phủ . nghiên cứu đề tài " ;Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay& quot; là một vấn. CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán 1.1. Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng

Ngày đăng: 26/03/2013, 16:07

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.3: Tình hình kinh tế Mỹ thời kỳ trước khủng hoảng 2000- 2007 - Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay

Bảng 1.3.

Tình hình kinh tế Mỹ thời kỳ trước khủng hoảng 2000- 2007 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 3.1: Thống kê quy mô gói kích cầu - Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay

Bảng 3.1.

Thống kê quy mô gói kích cầu Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan