giáo án bài 24 tán sắc ánh sáng - vật lý 12

4 3.2K 17
giáo án bài 24 tán sắc ánh sáng - vật lý 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giao Án Vật Lí 12 - - cơ bản - Đinh Thị Hà – Năm học 2012-2013 CHƯƠNG V- SÓNG ÁNH SÁNG Tiết 42. TÁN SẮC ÁNH SÁNG I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được 2 thí nghiệm của Niu-tơn và nêu được kết luận rút ra từ mỗi thí nghiệm. - Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính bằng hai giả thuyết của Niu-tơn 2. Kĩ năng - Rèn cho hs kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập trắc nghiệm trong sgk, sbt cũng như các bài tương tự khác. Tích hợp môi trường: Ánh sáng với sự nhìn 3. Thái độ - Rèn cho hs phong cách làm việc khoa học độc lập nghiên cứu, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác trong học tập. II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị thí nghiệm về máy phát và máy thu đơn giản (nếu có). - Giáo án, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết( hình 21.2 và 21.3) 2. Học sinh - Kiến thức về sóng điện từ. - Sách, vở và đồ dùng học tập theo quy định. III- THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1. Kiểm tra bài cũ.(không kiểm tra) Hoạt động 1: “Đặt vấn đề” GV: Đặt vấn đề vào bài giảng mới như sgk” “ Khi đi vào vườn hoa chúng ta thấy có rất nhiều màu sắc của hoa rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng chìa khóa để mở bí mật về màu sắc ở đâu? Để giải quyết vấn đề đó ta nghiên cứu bài hôm nay” HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề nghiên cứu. 2. Bài giảng mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: “Nghiên cứu thí nghiệm của Niu –Tơn về tán sắc ánh sáng” GV: Đặt vấn đề nghiên cứu thí nghiệm như sau: “ Trước đây người ta không coi màu trắng là một màu, như vải trắng, giấy I- TN VỀ SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG CỦA NIU- TƠN 1. Dụng cụ Gồm một gương phẳng, một màn chắn có khoét khe hẹp F, một lăng kính, một màn hứng ảnh, một kính lúp ( bố trí như hình vẽ) Giao Án Vật Lí 12 - - cơ bản - Đinh Thị Hà – Năm học 2012-2013 trắng được coi là không có màu và ánh sáng mặt trời cũng vậy. Rất nhiều lời giải thích và được nhiều người tán thành và cho rằng, khi ánh sáng mặt trời đi qua lăng kính thì lăng kính đã nhuộm màu cho ánh sáng. Người đầu tiên không tin vào điều đó chính là nhà bác học vật lí người anh Niu –Tơn. Vậy lời giải thích của ông như thế nài về vấn đề đó. Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu thí nghiệm đầu tiên của ông” HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức. GV: Dùng hình vẽ mô tả thí nghiệm của Niu- Tơn về tán sắc ánh sáng. Yêu cầu hs nêu tên dụng cụ thí nghiệm và tác dụng của mỗi dụng cụ thí nghiệm đó. HS: Quan sát và thực hiện yêu cầu của gv. GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của hs. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về hiện tượng tán sắc ánh sáng. HS: Tại chỗ trả lời. GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của hs. HS: HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Đặt vấn đề chuyển tiếp sang phần II. HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức. Hoạt động 3: “Nghiên cứu thí nghiệm của Niu –Tơn với ánh sáng đơn sắc” GV: Dùng hình vẽ mô tả thí nghiệm của Niu- Tơn với ánh sáng đơn sắc. Yêu cầu hs nêu tên dụng cụ thí nghiệm và tác dụng của mỗi dụng cụ thí nghiệm đó. HS: Quan sát và thực hiện yêu cầu của gv. GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của hs. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 2. Tiến hành - Dùng gương phẳng để phản chiếu ánh sáng mặt trời qua khe hẹp F, trên màn M thu được một vệt sáng F’ màu trắng giống hệt F. - Đặt lăng kính p có chiết suất n vào giữa khe F và màn M sao cho chùm sáng rọi vào mặt bên của lăng kính P, khi đó trên màn M xuất hiện vệt sáng F’ bị dịch xuống đáy lăng kính và bị tách thành dải màu biên thiên liên tục. Gọi là quang phổ của mặt trời. 3. Kết luận: - Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. - Ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính không chỉ bị lệch về phía đáy lăng kính mà còn bị tách thành dải màu liên tục( có 7 màu chính: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) Hiện tượng ánh sáng trắng bị phân tích khi qua lăng kính gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. II- THÍ NGHIỆM VỚI ÁNH SÁNG CỦA NIU- TƠN 1. Dụng cụ Gồm một gương phẳng, một màn chắn có khoét khe hẹp F, hai lăng kính giống hệt nhau, một màn hứng ảnh M có khoét hai khe hẹp F 1 và F 2 , màn hứng ảnh M’( bố trí như hình vẽ) Giao Án Vật Lí 12 - - cơ bản - Đinh Thị Hà – Năm học 2012-2013 GV: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về hiện tượng ánh sáng đơn qua lăng kính. HS: Tại chỗ trả lời. GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của hs. HS: HS: Lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 4: “Giải thích hiện tượng tán sắc” GV: giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Thông báo ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng trong các máy quang phổ lăng kính. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - Tích hợp môi trường: Ánh sáng có thể gây tác hại cho mắt nếu có sự ô nhiễm ánh sáng. 2. Tiến hành(sgk) 3. Kết quả Ánh sáng màu vàng khi đi qua lăng kính p’, tuy vẫn bị lệch về phía đáy lăng kính nhưng vẫn giữ nguyên màu. Điều đó chứng tỏ rằng “Đối với ánh sáng đơn sắc khi qua lăng kính không bị tán sắc ánh sáng” * Ánh sáng đơn sắc: (sgk) III- GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC - Ánh sáng đơn săc không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng có màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. - Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau(n đ << và n t >>) Vậy hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm ánh sáng đơn sắc. IV- ỨNG DỤNG - Để giải thích một số hiện tượng vật lí trong tự nhiên như sự xuất hiện của cầu vồng. - Ứng dụng trong các máy quang phổ lăng kính 3. Củng cố GV: Hệ thống nội dung bài giảng theo câu hỏi 1,2(sgk- 125) Giao Án Vật Lí 12 - - cơ bản - Đinh Thị Hà – Năm học 2012-2013 HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức. 4. Hướng dẫn học ở nhà GV: - Học phần ghi nhớ sgk – 125. - Làm bài tập số4, 5,6 (sgk – 125) và bài tập số 24.1 (sbt – 38) - Đọc trước bài: Giao thoa ánh sáng và xem lại bài giao thoa sóng. HS: Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập. . t n sắc ánh sáng * Ánh sáng đ n sắc: (sgk) III- GIẢI THÍCH HIỆN T ỢNG T N SẮC - Ánh sáng đ n săc không phải là ánh sáng đ n sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng có màu sắc biến thiên liên t c. Giao Án V t Lí 12 - - cơ bản - Đinh Thị Hà – Năm học 201 2-2 013 CHƯƠNG V- SÓNG ÁNH SÁNG Ti t 42. T N SẮC ÁNH SÁNG I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô t đ ợc 2 thí nghiệm của Niu -t n và nêu đ ợc k t luận. t c t đ đ n t m. - Chi t su t của thủy tinh đ i với ánh sáng đ n sắc khác nhau thì khác nhau(n đ << và n t >>) Vậy hiện t ợng t n sắc ánh sáng là hiện t ợng phân t ch m t chùm sáng

Ngày đăng: 17/10/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan