con đường tơ lụa và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời đường (618 - 907) ở trung quốc

53 3.9K 29
con đường tơ lụa và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời đường (618 - 907) ở trung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢƠNG MỸ HẠNH CON ĐƢỜNG TƠ LỤA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƯỜNG (618 - 907) Ở TRUNG QUỐC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢƠNG MỸ HẠNH CON ĐƢỜNG TƠ LỤA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƯỜNG (618 - 907) Ở TRUNG QUỐC Chuyên ngành: Lịch sử thế giới KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Điêu Thị Vân Anh Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Điêu Thị Vân Anh. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô - người đã luôn quan tâm, chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thư viện Trường Đại Học Tây Bắc, toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa và các bạn sinh viên trong lớp k51 ĐHSP Sử - Địa đã tạo mọi điều kiện và ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận này. Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Sơn la, tháng 5 năm 2014 Tác giả: Lƣơng Mỹ Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của khóa luận 4 6. Bố cục của khóa luận 4 CHƢƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CON ĐƢỜNG TƠ LỤA 5 1.1. Con đường tơ lụa trên bộ 5 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên bộ. 5 1.1.2 Sự suy vong của con đường tơ lụa trên bộ. 10 1.2. Con đường tơ lụa trên biển 12 1.2.1 Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên biển 12 1.2.2 Sự suy vong của con đường tơ lụa trên biển………………………… …17 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CON ĐƢỜNG TƠ LỤA ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƢỜNG (618-907) Ở TRUNG QUỐC 20 2.1 Về chính trị 20 2.2. Về kinh tế 24 2.3. Về văn hóa – xã hội 32 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ xa xưa, những hoạt động giao lưu trao đổi buôn bán đã xuất hiện. Cùng với thời gian, sản xuất ngày càng phát triển, thương mại trở nên phồn thịnh. Tuy nhiên, hoạt động đó mới chỉ diễn ra cục bộ trong một vùng, một thành bang, một trung tâm văn hóa chính trị hay chỉ bó hẹp trong trong phạm vi của một đất nước. Trong bối cảnh ấy, sự hình thành con đường tơ lụa đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử thương mại quốc tế. Nó được coi là hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới cổ đại, là cầu nối giữa những quốc gia với nhau thúc đẩy sự tiếp xúc giữa các nền văn minh. Thời cổ đại, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đồng thời cũng là cái nôi sản sinh ra tơ lụa sớm nhất trên thế giới. Có lẽ vì vậy, tơ lụa thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa và quý tộc, chỉ có giới thượng lưu mới có đủ điều kiện sử dụng mặt hàng xa xỉ, hiếm hoi này. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, do nhu cầu của con người tơ lụa mới được đưa đi các vùng, các nơi trên thế giới. Đến thời nhà Đường, với kinh đô Trường An được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa, vai trò quan trọng của con đường tơ lụa càng thể hiện rõ nét. Cùng với sản phẩm chính là tơ lụa, gốm sứ cũng được đưa tới những miền đất mới sang Tây Á, vượt qua vạn dặm xa xôi đến với nền văn minh phương Tây. Qua những chặng đường lịch sử, con đường tơ lụa không đơn giản chỉ là huyết mạch thông thương, nó còn là hành trình giao lưu văn hóa, tôn giáo đa dạng giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, xung quanh đề tài “Con đường tơ lụa” có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Con đường tơ lụa là gì? Nó có từ bao giờ? Vai trò của nó trong lịch sử thương mại quốc tế ra sao? Đặc biệt với nền kinh tế xã hội thời Đường như thế nào? Vậy nên, việc tìm hiểu con đường này là một vấn đề vô cùng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà văn hóa, lịch sử và những học giả khắp nơi trên thế giới. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Con đường tơ lụa và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời Đường (618 - 907) ở Trung Quốc” để làm đề tài nghiên 2 cứu của mình, đồng thời nhằm tái hiện một cách cụ thể, tương đối đầy đủ, chính xác và hệ thống về những ảnh hưởng của con đường tơ lụa tới lịch sử phát triển của thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Đề tài hoàn thành còn góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho học tập và giảng dạy ở trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp. Vì vậy đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về con đường tơ lụa huyền thoại. Nhà địa lí học người Đức Phécđinăng Vôn Richtophen (1833-1904) chính là người đã khai sinh ra khái niệm “Con đường tơ lụa”. Vào giữa thế kỉ XIX, ông đã xuất bản hàng loạt những cuốn sách và bài nghiên cứu về con đường tơ lụa thương mại cổ đại này. Nhà Hán học người Pháp Pôn Penliô đã đề cập đến con đường thương mại trên biển giữa Trung Hoa và Ấn Độ trong tác phẩm “Deux itineraires de Chine en Inde au VIIIe siefcle” (Hai ghi chép lữ hành giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thế kỉ VIII). Về sau, vấn đề về con đường tơ lụa được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn bởi nhiều học giả khắp nơi trên thế giới. Tại Trung Quốc, người khởi xướng cho việc nghiên cứu về con đường thương mại biển giữa Trung Quốc và các nước lại là một người Nhật – học giả Tam Sang Long Mẫn. Năm 1967, tác phẩm “Nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển” của ông viết về quá trình hình thành phát triển của con đường tơ lụa trên biển đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Sau đó, giáo sư Trần Viên đã có hàng loạt bài báo, bài viết chuyên đề đăng trên nhiều tạp chí khoa học. Theo sau ông là nhiều học giả khác, tiêu biểu có tác giả Xa Mộ Kì với cuốn “Con đường tơ lụa” (Nguyễn Phố dịch – NXB Trẻ, 2008), Cuốn sách này kể về cuộc hành trình của tác giả đi tìm lại những dấu tích của con đường tơ lụa cổ đại. Ở Việt Nam, con đường tơ lụa được Nguyễn Minh Mẫn và Hoàng Văn Việt nghiên cứu khá đầu đủ và chi tiết trong cuốn “Con đường tơ lụa quá khứ và tương lai”. Cuốn sách này đã đưa đến cho độc giả kiến thức cơ bản và khái quát 3 nhất về con đường tơ lụa trong một không gian và một thời gian rộng lớn, thể hiện sự giao lưu văn minh Đông Tây diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, đề tài về con đường tơ lụa có rất nhiều tài liệu khác đề cập đến như cuốn “Lịch sử văn minh thế giới” NXB Giáo dục (2009); “Lịch sử Trung - Cận Đông” NXB Giáo dục (2009); “Lịch sử thế giới trung đại” NXB Giáo dục (2010); “Lịch sử Trung Quốc” NXB Giáo dục (2009)… Tuy nhiên, tất cả các cuốn sách, bài viết trên đều tập trung về cuộc hành trình khai thông con đường tơ lụa. Vấn đề vai trò, tầm quan trọng của con đường tơ lụa và vai trò cụ thể của nó trong nền kinh tế xã hội thời Đường ở Trung Quốc tuy đã được đề cập nhưng chưa sâu và đầy đủ. Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc các bài viết của các tác giả, tôi quyết định tiếp tục phát triển đề tài một cách khái quát và hệ thống. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Con đường tơ lụa 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau đây: - Quá trình con đường tơ lụa hình thành và phát triển. - Đánh giá vai trò và ý nghĩa của con đường tơ lụa với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời nhà Đường (618-907) ở Trung Quốc. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu sự hình thành và phát triển con đường tơ lụa trên không gian rộng lớn từ Đông sang Tây, từ đất liền ra biển đảo. Ưu tiên nghiên cứu quãng đường xuất phát từ Trung Quốc tới các nước xung quanh. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu con đường tơ lụa thời kì cổ - trung đại và tập trung nghiên cứu con đường tơ lụa trong thời nhà Đường (618-907) ở Trung Quốc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, thu thập thông tin lí thuyết,…thông qua các tài liệu có 4 sẵn, sách báo, tạp chí, báo cáo, website và các nguồn thông tin đáng tin cậy có liên quan đến khóa luận. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận hoàn thành sẽ có ý nghĩa quan trọng sau đây: - Tổng quan được những chặng đường lịch sử của con đường tơ lụa cũng như đánh giá vai trò của nó tới nền kinh tế xã hội trong thời nhà Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Đó cũng là nguồn tư liệu có giá trị cao cho những người quan tâm đến con đường tơ lụa. - Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu giúp các nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử hiểu thêm về con đương tơ lụa để có thể giảng dạy tốt hơn môn lịch sử. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục khóa luận gồm hai chương: Chương 1 : Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa Chương 2 : Vai trò của con đường tơ lụa đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời Đường (618-907) ở Trung Quốc 5 CHƢƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CON ĐƢỜNG TƠ LỤA 1.1. Con đƣờng tơ lụa trên bộ 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của con đƣờng tơ lụa trên bộ. *Sự hình thành của con đƣờng tơ lụa. Bước qua thời kì xã hội nguyên thủy, lịch sử phát triển thế giới đã có một bước ngoặt vĩ đại, đánh dấu bằng sự ra đời của những nền văn minh đầu tiên. Ở phương Đông (châu Á và châu Phi) xuất hiện bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù ra đời ở những vùng lãnh thổ khác nhau nhưng các nền văn minh này đều có một đặc điểm chung là hình thành trên lưu vực các con sông lớn mang đặc trưng kinh tế nông nghiệp thủy nông. Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi, văn minh phương Đông đã sớm hình thành và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ. Từ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng có điều kiện phát triển theo. Trung Quốc theo dọc chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Bắc Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà (dài 5464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6300 km) ở phía Nam. Hai con sông này đã tạo nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển khi công cụ lao động còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Trường An, Lạc Dương là những trung tâm kinh tế - chính trị lớn, trở thành nơi giao lưu kinh tế - văn hóa phồn thịnh bậc nhất Trung Hoa thời bấy giờ. Tuy nhiên, đặc điểm của giao lưu buôn bán lúc này chỉ bó hẹp trong nội bộ trường thành hoặc giữa những trường thành trong nước mà thôi. Trung Quốc và các nước lân bang có mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao, hòa hợp dân tộc trong điều kiện đất nước đã ổn định. Nên những chuyến đi xứ của quan lại triều đình do vua chúa Trung Hoa cử đi các nước cũng như những chuyến viếng thăm Trung Hoa của các nước lân cận ngày càng trở nên phổ biến. Thông qua những chuyến ngoại giao, xứ giả các nước mang theo quốc 6 thư và nhiều vật phẩm là những đặc sản của nước mình để cống nạp, dâng tặng cho vua chúa Trung Quốc. Ngược lại các xứ giả Trung Quốc khi đi xứ cũng mang theo tơ lụa, gốm sứ, hương liệu… những sản vật có giá trị dâng tặng các nước. Cho nên, gắn với mục đích chính trị, những chuyến đi xứ ban đầu còn mang mục đích giao lưu kinh tế văn hóa giữa các quốc gia với nhau. Cùng với thời gian các món đồ cống nạp, dâng tặng vua chúa được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp quý tộc. Trong đó, tơ lụa, hương liệu và gốm sứ trở thành những sản phẩm quý giá phục vụ đời sống của vua chúa, quý tộc các nước với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều hơn. Đây là lý do để việc trao đổi buôn bán giữa các nước, các nền văn hóa khác nhau diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Đến thế kỉ VIII TCN, trên bờ Bắc Địa Trung Hải xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây. Các quốc gia này ra đời trên vùng đất khô cằn, khí hậu ôn hòa và đất đai kém màu mỡ hơn rất nhiều so với các quốc gia cổ đại phương Đông. Việc canh tác nông nghiệp rất khó khăn, tài nguyên thiên nhiên không nhiều. Vậy nên, trong con mắt người phương Tây, phương Đông được phác họa như một xứ sở của tơ lụa, vàng bạc, hương liệu Vua chúa phương Tây thèm khát những sản phẩm này của phương Đông. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán phát triển. Thương nhân các nước cũng nô nức đến Trung Quốc, Ấn Độ buôn bán và trao đổi hàng hóa. Từ đó dẫn đến sự ra đời của con đường thương mại đầu tiên trên thế giới – con đường tơ lụa, nối liền phương Đông với phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành đại diện tiêu biểu và quan trọng nhất trong số hệ thống những tuyến giao thông thương mại bấy giờ. Con đường giao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực phương Đông nói riêng và giữa phương Đông với phương Tây nói chung đã được hình thành, phát triển từ rất lâu, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của thương nghiệp, kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, khái niệm “con đường tơ lụa” mới được ra đời. Fecđinăng Vôn Richtôphen, nhà địa lý học người Đức là người khai sinh ra tên gọi con đường tơ lụa này. Sở dĩ mang tên “con đường tơ lụa” vì đây là con đường mang ý nghĩa thương mại to lớn [2;35]. [...]... con đường tơ lụa trên biển có nhiều điểm tích cực và có nhiều đóng góp lớn cho kinh tế, văn hóa thế giới Con đường tơ lụa trên biển mãi là con đường giao thương truyền thống, có lịch sử lâu đời và ý nghĩa quan trọng đã được chính lịch sử chứng minh, thừa nhận 19 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƢỜNG (61 8-9 07) Ở TRUNG QUỐC 2.1 Về chính trị Con. .. nhờ con đường biển đã được phổ biến ở phương Đông Như vậy, con đường tơ lụa mang ý nghĩa chính trị hết sức to lớn đối với triều Đường (61 8- 907) Trung Quốc nói riêng và các quốc gia trên con đường này nói chung Dù là làm mở rộng lãnh thổ của quốc gia này hay thu hẹp lãnh thổ của quốc gia kia, dù làm thay đổi nền chính trị của quốc gia này hay thay đổi nền chính trị của quốc gia kia thì con đường tơ lụa. .. trị Con đường tơ lụa hình thành đã có những đóng to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trên thế giới Một trong những vai trò quan trọng trước tiên là vai trò chính trị Chính trị là lĩnh vực quan trọng song hành với kinh tế văn hóa trong sự tồn tại của một quốc gia hay nói cách khác là để thể hiện vị thế quốc gia đó, nó là khía cạnh không thể đánh giá thấp Trước khi con đường tơ lụa hình... mở đường phát triển con đường tơ lụa trên bộ, đưa con đường này trở thành một trong những con đường lớn nhất mang ý nghĩa thương mại quốc tế đầu tiên trên thế giới Không dừng lại ở vai trò thương mại con đường tơ lụa là cầu nối giữa các nền văn minh khác nhau, làm cho văn hóa Đông - Tây được hòa trộn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong khi phát triển bản sắc văn hóa dân tộc 1.2 Con đƣờng tơ lụa. .. Con đường tơ lụa trên biển thời Hán là tuyến đường thương mại biển sớm nhất của Trung Quốc Đến thời 12 Tây Hán, Trung Quốc đã hoàn toàn thống nhất về mặt chính trị, nền kinh tế vững mạnh, đó là tiền đề quan trọng cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa với các nước Cùng với sự hình thành của con đường tơ lụa qua Tây Vực, nhà Hán nỗ lực khai thông tuyến đường biển nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của. .. thực tế, ở Trung và Tây Á là nơi con đường tơ lụa đi qua dài nhất thường xuyên xảy ra biến loạn chiến tranh nên dẫn đến hạn chế của con đường tơ lụa trên bộ Những nước có con đường tơ lụa đi qua thường khống chế các thương đoàn bằng cách đánh thuế nặng vào các mặt hàng Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tìm kiếm con đường tơ lụa khác Một lí do khác nữa là con đường tơ lụa nằm ở phía tây Trung. .. giới nói chung ngày càng phát triển Sự gia tăng ngày càng cao về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của các vùng khác nhau, các quốc gia với nhau đã minh chứng sâu sắc cho vai trò cụ thể này của con đường tơ lụa Theo con đường tơ lụa hàng hóa được đưa từ phương Tây đến phương Đông và ngược lại thông qua con đường này tơ lụa, gốm sứ, trà, giấy, kim khí của Trung Quốc truyền sang phương Tây và ngược... gia với nhau Sau này, con đường tơ lụa trở thành con đường liên lạc chủ yếu giữa các quốc gia trên lộ trình mà nó đi qua Vậy nên, chế độ chính trị của các quốc gia này đã bị chi phối bởi con đường tơ lụa Cụ thể là khi hình thành nền chính trị của nước mình, các quốc gia trên con đường tơ lụa đều có sự học hỏi lẫn nhau Con đường tơ lụa từ khi hình thành đã chi phối mạnh mẽ đến từng quốc gia mà nó đã.. .Nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người là hình ảnh những đàn súc vật chất đầy hương liệu, hàng hóa, vàng bạc nhẫn nại hướng tới những miền đất lạ Trong số những mặt hàng chất trên lưng đàn gia súc ấy, tiêu biểu nhất là tơ lụa Vì vậy, Richtôphen đã đặt tên cho con đường này là con đường tơ lụa Con đường tơ lụa là con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với Tây Á kỳ bí Con đường tơ lụa. .. con đường giao lưu kinh tế - văn hóa của Trung Quốc còn tới tận bờ Đông của lục địa Phi, đến tận châu lục xa xôi là châu Âu Những ưu thế vượt trội của tuyến đường biển đã tạo điều kiện cho Trung Quốc có thể giao lưu và dung hợp kinh tế văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới Con đường trở thành “cây cầu” kết nối văn minh phương Đông với văn minh phương Tây, trở thành “cánh cửa” mở rộng, liên kết văn . CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CON ĐƢỜNG TƠ LỤA ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƢỜNG (61 8-9 07) Ở TRUNG QUỐC 20 2.1 Về chính trị 20 2.2. Về kinh tế 24 2.3. Về văn hóa – xã hội 32. Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa Chương 2 : Vai trò của con đường tơ lụa đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời Đường (61 8-9 07) ở Trung Quốc . mạnh dạn chọn đề tài: Con đường tơ lụa và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời Đường (618 - 907) ở Trung Quốc” để làm đề tài nghiên 2 cứu của mình, đồng thời

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan