tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái

56 1.3K 8
tìm hiểu tục tang ma của người nùng ở huyện lục yên- yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của thạc sĩ Hoàng Xuân Thành, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn, tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan: Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên, Thƣ viện huyện Lục Yên, phòng văn hóa thông tin huyện Lục Yên, thƣ viện trƣờng Đại Học Tây Bắc và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong lớp đã luôn động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Do phạm vi nghiên cứu khá phức tạp, tƣ liệu không nhiều, năng lực có hạn nên khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 4 năm 2014 Tác giả Lộc Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu 4 4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4 5. Giới hạn và đóng góp của đề tài 4 6. Cấu trúc của đề tài 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI 6 1.1. Khái quát về nguồn gốc lịch sử 6 1.1.1. Quá trình hình thành và tên gọi 6 1.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội 7 1.1.3. Các đơn vị xã, thị trấn trong huyện 8 1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa 9 1.3. Ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên 11 CHƢƠNG 2: CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH TANG LỄ 16 2.1. Các quan niệm về sống và chết 16 2.2. Tang phục và những điều kiêng kị 18 2.2.1. Tang phục 18 2.2.2. Những điều kiêng kị của gia đình chịu tang 19 2.3. Các bƣớc tiến hành tang lễ 21 2.3.1. Báo tin 21 2.3.2. Nghi thức mời thầy Tạo 22 2.3.3. Nghi lễ phát tang 23 2.3.4. Lễ cúng cơm đỡ đầu 24 2.3.5. Nghi thức nhập quan 25 2.3.6. Đưa tang 29 2.3.7. Hạ huyệt 32 2.3.8. Đặt bàn thờ, dâng cơm 34 2.4. Mâm cỗ dành cho các đối tƣợng khác nhau có liên quan tới ngƣời chết 34 2.5. Ngày giỗ 36 CHƢƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN, HẠN CHẾ TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI . 39 3.1. Một số nét chuyển biến trong tục tang ma hiện nay của ngƣời Nùng huyện Lục Yên 39 3.1.1. Báo tin 39 3.1.2. Thời gian tiến hành tang lễ 39 3.1.3. Biến đổi của các nghi lễ 40 3.2. Một số hạn chế trong lễ tang hiện nay của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên - Yên Bái 41 3.3. Một số đề xuất trong tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên hiện nay 44 KẾT LUẬN 47 PHỤ LỤC 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa hình thành cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Một trong những khía cạnh của văn hóa là đời sống văn hóa tinh thần của con ngƣời, trong đó gần gũi nhất, liên quan mật thiết đến từng cá nhân trong cộng đồng mà ai cũng phải trải qua là các lễ thức liên quan đến chu kì của đời ngƣời bao gồm các lễ thức dân gian trong sinh đẻ, cƣới xin, ma chay… trong đó tang lễ là một hiện tƣợng văn hóa đặc sắc. Dòng đời của mỗi ngƣời đều theo một chu kì: sinh ra, lớn lên, kết hôn vợ chồng, sinh con đẻ cái, già rồi đi vào lòng đất mẹ. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với cái chết, con ngƣời không khỏi sợ hãi, lo lắng và có cảm giác đau đớn, bất lực trƣớc cái chết. Đó là những tiềm thức xuất hiện từ thời nguyên thủy đến thời hiện đại của chúng ta ngày nay. Sợ hãi và ƣớc muốn tìm hiểu cái chết đã đƣa con ngƣời vào thế giới tâm linh và xây dựng nên một kiếp sau vô hình, cõi nhân gian có gì ngƣời chết sẽ có nhƣ vậy, bởi kiếp sau ngƣời ta sẽ sống mãi dài lâu. Cho đến ngày nay, dù nhân loại đang vƣơn tới những đỉnh cao của khoa học, của lý trí song quan niệm về kiếp sau vẫn tồn tại dai dẳng, ý niệm về nó vẫn thoáng ẩn hiện trong lễ tục tang ma của các dân tộc trên thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu về tục tang ma của các dân tộc là cần thiết để hiểu đó là vấn đề muôn thủa của văn hóa nhân loại, văn hóa tâm linh, hiểu đƣợc bi kịch ngàn đời của nhân thế và sự hữu hạn của con ngƣời trƣớc sự vô hạn của vũ trụ vĩnh hằng. Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và đứng trong xu thế hội nhập, văn hóa ngày càng liên quan chặt chẽ tới ổn định xã hội, đến an ninh quốc gia dân tộc để phát triển toàn bộ đời sống vật chất tinh thần của xã hội. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con ngƣời. Cũng có nghĩa là việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa dân tộc là quan trọng nhất đặc biệt là quốc gia đa dân tộc nhƣ Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó và có đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. 2 Hiện nay ngƣời Nùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam chiếm số lƣợng khá đông, nhƣng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang… Ở Yên Bái, Ngƣời Nùng cƣ trú đông đảo, họ sống tập trung ở các huyện miền núi nhƣ Lục yên, Yên Bình. Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, ngƣời Nùng đã cùng với các dân tộc anh em kề vai sát cánh, đoàn kết bên nhau cùng chống kẻ thù chung và xây dựng đất nƣớc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, ngƣời Nùng cùng với các phong tục tập quán, nét văn hóa riêng biệt của mình đã và đang góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, những hiểu biết sâu sắc về các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nói chung và của ngƣời Nùng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là về tang ma của ngƣời Nùng. Vì thế, đòi hỏi chúng ta cần đi sâu nghiên cứu tìm tòi để có thêm những hiểu biết, khắc phục những hạn chế này. Vấn dề dân tộc Nùng và tục tang ma của ngƣời Nùng cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu và làm sáng tỏ. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tìm Hiểu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên- Yên Bái” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, nhất là những năm gần đây, việc nghiên cứu phong tục tập quán của các dân tộc ít ngƣời, đặc biệt là các dân tộc thiểu số của dân tộc Việt Nam đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam. Cũng nằm trong xu hƣớng đó, vấn đề nghiên cứu phong tục tập quán của ngƣời Nùng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Những nhà nghiên cứu Việt Nam về văn hóa dân tộc Nùng rất nhiều trong đó có thể kể đến các tác giả: Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ, Chu Thái Sơn, Vũ Ngọc Khánh… Cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn – Nxb Khoa học xã hội (1968), các tác giả đã nghiên cứu khá sâu về văn hóa Tày, Nùng trong đó đã trình bày về tôn giáo, tín ngƣỡng, ý niệm về hồn phi, khoăn và cái chết, về sự tồn tại của thế giới bên kia, 3 những nghi lễ liên quan đến sản xuất nhƣng chƣa có chuyên mục về tang ma của dân tộc Nùng. Năm 1982, công trình “các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam” của tác giả Bế Viết Đẳng, Khổng Diễn, Phạm Quang Hoan, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Anh Ngọc cũng dành 12 trang (từ tr 213-224) để viết về tang ma ngƣời Nùng, song cũng chỉ mang tính chất sơ lƣợc chứ chƣa nghiên cứu về một địa phƣơng cụ thể nào. Năm 1984, các tác giả Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ đã xuất bán cuốn “văn hóa Tày – Nùng”, cuốn sách này đã giới thiệu khá đầy đủ về xã hội, con ngƣời và văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên nhiều đặc trƣng văn hóa mang tính địa phƣơng của dân tộc Nùng chƣa đƣợc đề cập đến. Trong cuốn “Hôn nhân và gia đình dân tộc Nùng” của Th.s Nguyễn Thị Ngân, Trần Thùy Dƣơng, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2008 đã trình bày khá chi tiết về hôn nhân, những tập tục trong gia đình, các giá trị văn hóa đặc sắc của ngƣời Nùng trong đó có tục tang ma của ngƣời Nùng. Dù vậy, vấn đề tang ma của ngƣời Nùng với những nét riêng mang bản sắc của từng địa phƣơng chƣa đƣợc đề cập đến mà các tác giả mới trình bày chung tại một số địa phƣơng. Cuốn sách “các dân tộc ở miền bắc Việt Nam” của tác giả Trần Đình Khoa đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về đặc điểm nhân chủng các dân tộc việt Nam, trong đó có ngƣời Nùng. Nhƣng tác phẩm chỉ dừng lại ở đó mà chƣa nghiên cứu đến văn hóa ngƣời Nùng. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà báo, các cán bộ, ban ngành quan tâm nhƣ: cơ quan ban tuyên giáo, tỉnh ủy, huyện ủy, bộ văn hóa, ban dân tộc… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu rất ít quan tâm hoặc chƣa đào sâu tìm hiểu một cách kĩ càng phong tục tang ma của ngƣời nùng nói chung và nhất là chƣa có công trình nghiên cứu tang ma của ngƣời Nùng ở Lục Yên – Yên Bái nói riêng. Để nghiên cứu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện lục Yên – Yên Bái một cách rạch ròi, có hệ thống thì hiện nay chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào, nên việc nghiên cứu tục lệ tang ma trên cần đƣợc nghiên cứu một 4 cách sâu sắc hơn nữa. Chính vì vậy, đề tài “tìm hiểu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái” sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng Phong tục trong tang ma và các nghi thức trong nghi lễ tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên - Yên Bái. 3.2. Nhiệm vụ Trình bày và làm rõ phong tục tang ma của dân tộc Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái, bao gồm cả quan niệm về sống, chết, linh hồn, về các nghi lễ và ý nghĩa của nó. Từ đó rút ra quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan. 3.3. Mục đích nghiên cứu “Tìm hiểu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái” để hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về phong tục tang ma của ngƣời Nùng ở Lục Yên – Yên Bái nói riêng và của dân tộc Nùng nói chung. 4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn sử liệu: Khóa luận chủ yếu sử dụng nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc tại địa phƣơng, đó là các tƣ liệu từ: thƣ viện huyện lục Yên, phòng Văn hóa thông tin huyện Lục Yên và các tƣ liệu điền dã thông qua việc dịch chữ Nôm Nùng, lời kể của thầy Tào, thầy cúng và những ngƣời già trong làng. Ngoài ra, khóa luận còn tham khảo một số tài liệu thành văn của các tác giả Lã Văn lô, Hà Văn thƣ, Nguyễn thị Ngân, Phương pháp nghiên cứu: khoá luận sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong đó hai phƣơng pháp giữ vai trò chủ đạo là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điền dã… 5. Giới hạn và đóng góp của đề tài 5.1. Giới hạn Do điều kiện thời gian có hạn, tài liệu hạn hẹp, năng lực và sự hiểu biết của bản than còn hạn chế nên khóa luận mới chỉ tập trung tìm hiểu tục lệ tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái. 5 5.2. Đóng góp của đề tài Làm rõ đƣợc phong tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục yên – Yên Bái một cách sâu sắc, có hệ thống. Từ những kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy những tục lệ mang tính riêng biệt, độc đáo và đặc sắc trong tục lệ tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái. Từ đó đƣa ra vấn đề và những biện pháp nhằm giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa của tộc ngƣời và sự phong phú, đa dạng về phong tục tập quán của các tộc ngƣời. Đồng thời, đây cũng sẽ là tƣ liệu cho các giáo viên dạy môn lịch sử địa phƣơng tại các trƣờng THPT ở Yên Bái và những ai quan tâm tới vấn đề này. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 3 chƣơng: Chương 1: Khái quát về nguồn gốc lịch sử và văn hóa của người Nùng ở huyện Lục Yên - Yên Bái Chương 2: Các bước tiến hành tang lễ Chương 3: Những chuyển biến, hạn chế trong tục tang ma hiện nay của người Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái 6 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI 1.1. Khái quát về nguồn gốc lịch sử 1.1.1. Quá trình hình thành và tên gọi Lục Yên là một đơn vị hành chính trên địa bàn Yên Bái đầu thế kỉ XIX thuộc về Hƣng Hoá và Tuyên Quang. Vào năm 1910, Lục Yên đƣợc sáp nhập vào Yên Bái trở thành một trong 4 huyện và một châu, khi đó có 6 tổng. Khi thành lập 2 huyện mới là Bảo Yên và Văn Yên theo Quyết định số 117/CP ngày 16/12/1964 của Hội đồng Chính phủ, 14 xã của Lục Yên đƣợc cắt về huyện Bảo Yên. Giai đoạn 1965 - 1975 theo Quyết định điều chỉnh các đơn vị cấp xã của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ số 21/NV ra ngày 28/1/1967, cắt 2 xã An Phú và Phú Mỹ của huyện Yên Bình sáp nhập về huyện Lục Yên. Sau đó theo Quyết định số 23/NV tại huyện Lục Yên, giải thể các xã Quyết Thắng, Tân Thành, Trần Phú, Hợp Thành và Đồng Tâm, điều chỉnh các xóm giải thể về các xã Tân Lập, Hồng Quang, Tô Mậu, Phúc Lợi, Tân Lĩnh. Tiếp theo là quyết định của Hội đồng Chính phủ thành lập thị trấn huyện lỵ Lục Yên. Tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá VIII ngày 12/8/1991 quyết định chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, trong đó Yên Bái đƣợc tái lập gồm 8 đơn vị hành chính là thị xã tỉnh lỵ Yên Bái và 7 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên. Huyện miền núi Lục Yên hiện là đơn vị hành chính cấp huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Bắc Quang (Hà Giang), phía Tây giáp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp Hồ Thác Bà của huyện Yên Bình, phía Đông giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Huyện lỵ là thị trấn Yên Thế nằm cách quốc lộ 70 khoảng 17 km về hƣớng đông và cách thành phố Yên Bái 93 km về hƣớng bắc. Huyện có diện tích tự nhiên là 80.919,03ha, gồm 7 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, trong đó có 10 xã và 2 thôn đƣợc Nhà nƣớc công nhận là vùng III. Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa mƣa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 22 - 24 o C. Huyên Lục Yên có diện tích là 808,98 km 2 . Dân số toàn huyện năm 2010 là 103.587 ngƣời. Mật độ dân số bình quân là 128 ngƣời/km 2 . Lục Yên có 16 dân tộc anh em trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện Lục Yên nằm trên toạ độ địa lý: từ 21 0 55’30’’ đến 22 0 03’30’’ vĩ độ Bắc; từ 104 0 30’ đến 104 0 53’30’’ kinh độ Đông. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 đến 150m. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Thế cách trung tâm tỉnh lỵ 93 km và cách Hà Nội 270km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai. 1.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội - Núi, sông, hồ Trên địa bàn huyện Lục Yên có hai dãy núi chính chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, hữu ngạn sông Chảy là dãy Con Voi có độ cao trung bình là 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là 1.148m, độ dốc trung bình là 40 0 , bề mặt địa hình núi bị các khe suối chia cắt thành các thung lũng nhỏ, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cƣ tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời. Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình là 935m, đỉnh cao nhất có độ cao là 1.035m, độ dốc lớn, sƣờn núi bị cắt xẻ thành các đỉnh sắc nhọn, có độ dốc trên 70 0 , rất hiểm trở, hầu hết đƣợc bao phủ bởi rừng tự nhiên. Giữa hai dãy núi là thung lũng sông Chảy với các cánh đồng phì nhiêu và hồ Thác Bà trong ranh giới huyện Lục Yên rộng trên 4.500 ha. Tuy có hai dãy núi chạy hai bên, nhƣng diện tích đất có độ dốc dƣới 25 0 vẫn chiếm trên 53% tổng diện tích tự nhiên nên mức độ khai thác lãnh thổ khá thuận tiện. [...]... Giáy Tiếng nói ngƣời Nùng Phủ ảnh hƣởng âm sắc của tiếng Tày Ở Lục Yên có một bộ phận nhỏ ngƣời Nùng có nguồn gốc từ ngƣời Kinh, trong quá trình sống xen kẽ và giao lƣu văn hóa họ tự nhận mình là ngƣời Nùng, nói tiếng Nùng, ăn ở và sinh hoạt theo phong tục ngƣời Nùng Dân tộc Nùng mang các họ: Nông, Mông, Hoàng, Lộc… 11 Do địa bàn cƣ trú của ngƣời Nùng ở nơi có nhiều rừng, núi và ở khoảng giữa là thung... tranh đến nay đã xác định đƣợc huyện có 831 liệt sĩ, 357 thƣơng binh, 8 bà mẹ đƣợc nhà nƣớc phong tặng danh hiệu cao quý “Mẹ Việt Nam anh hùng” Đảng bộ và nhân dân xã Mƣờng Lai, Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Yên đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân” 1.3 Ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên Dân số của huyện Lục Yên là 105.104 ngƣời (2008) Toàn huyện có 16 dân tộc anh em... Lạc, Mƣờng Lai, Minh Xuân, Tân Lĩnh, Yên Thắng 1.2 Truyền thống lịch sử văn hóa Những dấu tích văn hóa cổ ở Lục Yên Hang Hùm: Dấu vết cổ xƣa nhất về ngƣời Việt cổ ở Lục Yên, là một trong nhiều hang của dãy núi chùa thuộc xã Tân Lập huyện Lục Yên, đây là nơi cƣ trú khá lý tƣởng của ngƣời cổ đại (hiện nay đã bị ngập nƣớc do hồ thủy điện Thác Bà) Tại đây năm 1964 các chuyên gia khảo cổ học ngƣời Đức và Viện... khởi công làm trƣớc, con cháu trong gia đình đang đội tang đen phải tháo bỏ và mặc tang phục theo quy định Lúc này, thầy Tạo đọc đoạn văn cúng: Nước sạch nước trong tháng năm hoa nở ở giữa trần gian đưa cái xấu đi xa đón cái tốt về nhà cho con cháu, giải cho cái khăn tang chẳng còn tang, giải cho cái áo tang chẳng còn tang nữa, giả trừ ma xấu ở trời về trời ở đất về đất cho hồn người chết được bình yên ... dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mƣờng, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô, Mông Trong đó Tày chiếm 53,3%, Kinh chiếm 21,1%, Dao chiếm 14,5%, Nùng chiếm 10,4% còn lại là các dân tộc khác Dân tộc Nùng ở Lục Yên chủ yếu thuộc hai nhóm Nùng An và Nùng Phủ (tên chỉ nhóm địa phƣơng của ngƣời Nùng) Ngƣời Nùng Lục Yên có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày... nổi Họ cho rằng ma là một lực lƣợng độc ác, hay quấy rối nhƣng đó là ma ngoài còn ma nhà mình vốn là tổ tiên nên trở thành ngƣời phù trợ cho những thánh thiện, bảo vệ con cháu mình, họ đƣa ra các biện pháp phòng ngừa xua đuổi tà ma và bảo vệ con cháu đƣợc no đủ yên bình Đó cũng là nét đặc sắc trong đời sống tâm linh của ngƣời Nùng Lục Yên 2.2 Tang phục và những điều kiêng kị 2.2.1 Tang phục Tuỳ theo... lao động Những ngày tết của đồng bào Nùng ở Lục Yên đều mang ý nghĩa lành mạnh thể hiện sự mong muốn của ngƣời dân lao động cho mùa màng tốt tƣơi, đời sống ấm no hạnh phúc; đồng thời cũng là dịp cải thiện đời sống của ngƣời lao động sau những ngày vất vả trên đồng ruộng, nƣơng rẫy Đồng bào Nùng có tổ chức mừng sinh nhật, không có tục giỗ, thông thƣờng những ngƣời từ 60 tuổi trở lên đƣợc tổ chức lễ sinh... tộc ở Lục Yên, ngƣời Nùng sống chân thực, giàu chất lao động sáng tạo, bảo lƣu đƣợc truyền thống văn hóa của mình Văn hóa ngƣời Nùng đã góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa các dân tộc Lục Yên, đậm đà bản sắc, giàu chất trữ tình Các thế hệ ngƣời Nùng giàu truyền thống yêu nƣớc và cách mạng Từ khi có Đảng, thanh niên tri thức trong dân tộc Nùng đã sớm giác ngộ cách mạng, theo Đảng, theo Bác Hồ tìm. .. nƣơng, xây dựng mƣờng bản Những tục thờ cúng trên minh họa tín ngƣỡng của đồng bào Nùng mang đậm màu sắc tín ngƣỡng đa thần nguyên thủy xen lẫn với những yếu tố Đạo Giáo, Phật giáo, Khổng giáo Hiện nay ở vùng đồng bào Nùng sinh sống hầu nhƣ đã bỏ hẳn tục thờ Thành hoàng nhƣng tục thờ Thổ địa, thờ các vị thần trong nhà vẫn không có gì thay đổi đã gắn liền với tập quán sinh hoạt của đồng bào từ lâu đời Giống... ngƣời vợ không đƣợc sống yên ổn, 17 không biết phải đi đâu về đâu vì cả hai ngƣời chồng đã từng lấy sẽ tranh giành linh hồn ngƣời vợ và đều khẳng định đó là ngƣời vợ của mình Tóm lại, theo quan niệm về sự sống và chết của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên cũng khá phức tạp Họ cho rằng con ngƣời chết đi sẽ đi vào thế giới của mình đó là thế giới ngƣời chết, thế giới đó tách rời với thế giới của ngƣời sống Nhƣng . Phong tục trong tang ma và các nghi thức trong nghi lễ tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên - Yên Bái. 3.2. Nhiệm vụ Trình bày và làm rõ phong tục tang ma của dân tộc Nùng ở huyện Lục Yên. Tìm hiểu tục tang ma của ngƣời Nùng ở huyện Lục Yên – Yên Bái để hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về phong tục tang ma của ngƣời Nùng ở Lục Yên – Yên Bái nói riêng và của dân tộc Nùng nói chung. 4 BIẾN, HẠN CHẾ TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN LỤC YÊN - YÊN BÁI . 39 3.1. Một số nét chuyển biến trong tục tang ma hiện nay của ngƣời Nùng huyện Lục Yên 39 3.1.1. Báo tin

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan