đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non chiềng sinh, chiềng sinh, sơn la

53 2.6K 17
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non chiềng sinh, chiềng sinh, sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM THỊ PHƢƠNG THẢO ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM TRƢỜNG MẦM NON CHIỀNG SINH - CHIỀNG SINH - SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM THỊ PHƢƠNG THẢO ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM TRƢỜNG MẦM NON CHIỀNG SINH - CHIỀNG SINH - SƠN LA Chuyên ngành: Dinh dƣỡng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Khúc Thị Hiền SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Khúc Thị Hiền cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Tây Bắc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu cùng toàn thể các cô giáo và các cháu trường mầm non Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập số liệu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Phạm Thị Phương Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của đề tài 4 7. Cấu trúc của đề tài 4 NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Đặc diểm sinh lý và nhu cầu năng lượng của trẻ em 5 1.1.1. Đặc điểm sinh lý 5 1.1.2. Nhu cầu năng lượng 6 1.2. Tình trạng dinh dưỡng 6 1.2.1. Suy dinh dưỡng 6 1.2.2. Béo phì 7 1.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7 1.3.2. Chỉ tiêu nhân trắc 8 1.3.2.1 Chiều cao 8 1.3.2.2. Cân nặng 9 1.3.3. Cách phân loại tình trạng dinh dưỡng 9 1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi 10 1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12 1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới 12 1.5.2. Những nghiên cứu tại Việt nam 13 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu 15 2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 15 2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu 15 Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính và dân tộc 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Phương pháp nhân trắc 16 2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 16 2.3.2.1. Thu thập số liệu 16 2.3.2.2. Phân tích và xử lý số liệu. 17 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 19 3.1. Chỉ số thể lực của trẻ mầm non 19 3.1.1. Chiều cao của trẻ mầm non 19 3.1.1.1. Chiều cao trung bình của trẻ mầm non 19 3.1.1.2. Chiều cao của trẻ em mầm non theo giới tính 20 3.1.1.3. Chiều cao của trẻ em mầm non theo dân tộc 22 3.1.2. Cân nặng của trẻ em mầm non 24 3.1.2.1. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non 24 3.1.2.1. Cân nặng của trẻ em mầm non theo giới tính 25 3.1.2.2. Cân nặng của trẻ em mầm non theo dân tộc 27 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non 28 3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung 28 3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo giới tính 30 3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo dân tộc 32 3.3. Mức độ suy dinh dưỡng 34 3.3.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 34 3.3.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao trung bình của trẻ em mầm non 20 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn chiều cao của trẻ em mầm non theo giới tính 21 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao của trẻ em mầm non theo 22 giới tính. 22 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn chiều cao của trẻ em mầm non theo dân tộc 23 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao của trẻ mầm non 23 theo dân tộc. 23 Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn cân nặng trung bình của trẻ em mầm non 25 Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn cân nặng trung bình của trẻ mầm non giới tính 26 Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của trẻ em mầm non 26 theo giới tính 26 Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn cân nặng trung bình của trẻ mầm non theo dân tộc. 27 Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của trẻ em mầm non 28 theo dân tộc 28 Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non theo tuổi 29 Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nam. 31 Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nữ. 31 Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dân tộc Kinh. 33 Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dân tộc thiểu số 33 Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 2 tuổi 35 Hình 3.17. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 3 tuổi 35 Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 4 tuổi 36 Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 5 tuổi 36 Hình 3.20. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 2 tuổi 38 Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 3 tuổi 38 Hình 3.22. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 4 tuổi 39 Hình 3.23. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 5 tuổi 39 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng và protein của trẻ mầm non 6 Bảng 1.2. Phân loại mức độ dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi 10 Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính và dân tộc 15 Bảng 3.1. Chiều cao trung bình của trẻ mầm non theo tuổi 19 Bảng 3.2. Chiều cao của trẻ em mầm non theo giới tính 20 Bảng 3.3. Chiều cao của trẻ em mầm non theo dân tộc 22 Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non 24 Bảng 3.5. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non theo giới tính 25 Bảng 3.6. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non theo dân tộc 27 Bảng 3.7. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ mầm non theo tuổi 29 Bảng 3.8. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ mầm non theo giới tính 30 Bảng 3.9. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ mầm non theo dân tộc 32 Bảng 3.10. Mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ mầm non theo tuổi 34 Bảng 3.11. Mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ mầm non theo tuổi 37 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là một tài sản quý giá, là chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẽ tiếp bước kế tục sự nghiệp của cha ông. Chính vì thế mà mọi quốc gia, mọi xã hội đều dành cho trẻ những điều kiện tốt nhất để phát triển. Một quốc gia cường thịnh, văn minh chỉ khi có những con người khỏe mạnh, trí tuệ cao. Vì vậy, chăm sóc - giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành một đạo lý của thế giới văn minh. Để có một thế hệ hoàn thiện nhân cách toàn diện trong tương lai thì phải đảm bảo cung cấp cho trẻ nền móng phát triển thể chất tốt. Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ em có nhiều cơ may thắng lợi trên con đường học hành cũng như trên cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi mầm non là một đối tượng đặc biệt, cơ thể đang sinh trưởng và phát triển nhanh chóng nhưng các hệ cơ quan lại chưa hoàn thiện. Đây là giai đoạn phát triển nền tảng, có ý nghĩa quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo. Cùng với sự thay đổi trong chính gia đình cũng như những hoạt động đặc biệt trong trường mầm non đã tác động không nhỏ đến tình trạng dinh dưỡng cũng như trạng thái tâm sinh lý của trẻ. Do đó, khuynh hướng mắc các bệnh về dinh dưỡng và chuyển hoá (suy dinh dưỡng protein và năng lượng, thiếu vitamin A, còi xương, thừa cân – béo phì…) ở nhóm tuổi này ngày càng gia tăng và rất khó kiểm soát. Sự phát triển cơ thể của trẻ em là một quá trình sinh học rất phức tạp trong đó tầm vóc, trọng lượng và kích thước cơ thể phát triển nhanh và các loại cơ quan có sự hoàn thiện về chức năng. Vì vậy mọi lứa tuổi trẻ em có đặc điểm sinh học riêng. Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia từ khi lọt lòng đến tuổi đi học trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần. So với người lớn đã trưởng thành nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ là rất lớn trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng 2 càng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng cho quá trình phát triển nhanh chóng của cơ thể. Hàng năm trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang phát triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nguyên nhân do suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Đặc biệt, ở lứa tuổi từ lúc sơ sinh cho tới 5 tuổi là thời kỳ phát triển quan trọng của cuộc đời, đây là thời kỳ tăng trọng lượng nhanh nhất trong cuộc đời trẻ, nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể được hoàn chỉnh đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương và hệ vận động của trẻ. Do vậy việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề hết sức quan trọng và nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này cũng là cao nhất. Mặc dù đã bước sang thế kỉ 21, không chỉ riêng nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các chất dinh dưỡng khác. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở các mức độ khác nhau và để lại những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ em, ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của dân tộc và ảnh hưởng cả đến sự phát triển của xã hội. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và các vấn đề liên quan. Các nghiên cứu này đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong số 36 nước có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Sơn La là một tỉnh nghèo nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Mặc dù, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi đã và đang được thực hiện tại đây, song hiệu quả còn chưa cao. Chính vì nhưng lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em trƣờng mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La”. 3 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La dựa trên các chỉ số thể lực (chiều cao và cân nặng). - Ứng dụng phần mềm WHO Anthro và WHO Anthroplus để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định tình trạng thể lực (chiều cao và cân nặng) của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La. - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La dựa trên 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều cao. - Khả năng và cách sử dụng phần mềm WHO Anthro và WHO Anthroplus để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 229 trẻ em có độ tuổi từ 2 - 5 tại trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La. Các trẻ được chọn để nghiên cứu có sức khoẻ bình thường, không có dị tật bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm, trạng thái tâm - sinh lý bình thường. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sách tài liệu có liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến dinh dưỡng của trẻ mầm non. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn sử dụng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn sâu giáo viên ở trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La và các phụ huynh của trẻ ở trường này về cách chăm sóc trẻ tại trường, tại gia đình và điều kiện kinh tế của phụ huynh. - Phương pháp nhân trắc: Đo chiều cao và cân nặng của trẻ mầm non. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Các số liệu thu thập được sẽ được nhập vào máy tính và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, phần mềm WHO Anthro và WHO AnthroPlus. [...]... đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em Tình trạng dinh dưỡng phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể... chóng, đặc biệt là ở những thành phố lớn 1.3 Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ em 1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em Bốn nhóm chỉ tiêu thường được các nhà khoa học dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [24] là: - Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống - Thăm khám thực thể để phát hiện các triệu chứng của bệnh tật có liên quan đến ăn uống - Các chỉ tiêu nhân... 18 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Chỉ số thể lực của trẻ mầm non 3.1.1 Chiều cao của trẻ mầm non 3.1.1.1 Chiều cao trung bình của trẻ mầm non Kết quả nghiên cứu về chiều cao trung bình của trẻ em trường mầm non Sao Mai - Chiềng Ngần - Sơn La được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1 Bảng 3.1 Chiều cao trung bình của trẻ mầm non theo tuổi Chiều cao trung STT Tuổi n So sánh bình Tăng p(2-1)...6 Đóng góp của đề tài Thống kê số liệu về chiều cao, cân nặng để qua đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La bằng phần mềm WHO Anthro và phần mềm WHO AnthroPlus Đây sẽ là tư liệu để tham khảo, thông qua đó, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên mầm non, các sinh viên ngành Giáo dục mầm non có cơ sở thực tế để từ đó xây... lớn hơn cân nặng của trẻ em dân tộc thiểu số Mức chênh lệch rõ rệt (p>0.05) ở nhóm trẻ 2 tuổi và 3 tuổi, nhóm trẻ 4 tuổi và nhóm trẻ 5 tuổi không có sự khác biệt nhiều(p . nặng của trẻ em mầm non theo dân tộc 27 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non 28 3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung 28 3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo giới tính 30 3.2.3. Tình. dƣỡng của trẻ em trƣờng mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La . 3 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La. 1.2. Tình trạng dinh dưỡng 6 1.2.1. Suy dinh dưỡng 6 1.2.2. Béo phì 7 1.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan