biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

74 1.8K 3
biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÕ THỊ HOÀNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÕ THỊ HOÀNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI) Nhóm ngành: Khoa học giáo dục KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Điêu Thị Tú Uyên SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Điêu Thị Tú Uyên, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo khoa Tiểu học - Mầm non, Phòng QLKH và QHQT, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc, Ban Giám hiệu cùng các cô giáo và các cháu mẫu giáo (5- 6 tuổi) Trường Mầm non Họa Mi, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Lò Thị Hoàng DANH MỤC VIẾT TẮT GD : Giáo Dục ĐT : Đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non TPVH : Tác phẩm văn học NXB : Nhà xuất bản ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm SL : Số lượng TP : Tác phẩm TB : Trung bình ĐHSP : Đại học Sư phạm ĐHQG : Đại học Quốc gia MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7 6. Phạm vi nghiên cứu 7 7. Giả thuyết khoa học 7 8. Phương pháp nghiên cứu 7 9. Đóng góp của khóa luận 8 10. Cấu trúc của khóa luận 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9 1.1. Cơ sở lý luận 9 1.1.1. Một số vấn đề có liên quan đến việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) 9 1.1.2. Đặc điểm cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 11 1.1.3. Đặc điểm của thơ viết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 13 1.1.4. Vai trò của thơ, vai trò của đọc diễn ca ̉ m đối vơ ́ i gia ́ o du ̣ c tre ̉ mâ ̃ u gia ́ o (5 – 6 tuô ̉ i) 17 1.1.5. Chương trình thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 21 1.2. Cơ sở thực tiễn 23 1.2.1. Khảo sát điều tra 23 1.2.2. Phân tích kết quả điều tra 24 1.2.3. Một số vần đề rút ra từ thực trạng khảo sát 27 CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI) 29 2.1. Sưu tầm thơ theo chủ đề dạy học ở trường mầm non 29 2.2. Đọc diễn cảm tác phẩm thơ và hướng dẫn trẻ tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của tác phẩm thông qua hoạt động đọc diễn cảm 33 2.2.1. Các thủ thuật đọc diễn cảm thơ 33 2.2.2. Hướng dẫn trẻ tìm hiểu tác phẩm thông qua hoạt động đọc diễn cảm 41 2.3. Hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm thơ trong các hoạt động học tập khác 45 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 50 3.1. Mục đích thực nghiệm 50 3.2. Thời gian, khách thể và địa bàn thực nghiệm 50 3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm 50 3.4. Nội dung thực nghiệm 51 3.5. Kết quả thực nghiệm 51 3.5.1. Kết quả trước thực nghiệm 51 3.5.2. Kết quả sau thể nghiệm 52 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Vì thế, chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ mầm non là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước. Chiến lược này được cụ thể hóa trong xây dựng chương trình giáo dục mầm non. Điều 24 trong Chương “Giáo dục mầm non” của Luật Giáo Dục (Sửa đổi, bổ sung 2009) có nêu: “Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ.” [6. 35]. Bước vào thế kỷ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của Giáo dục – Đào tạo nói chung, Giáo dục mầm non nói riêng, chương trình giáo dục mẫu giáo cũ đã bộc lộ những hạn chế, bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới mang tính đột phá nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non trong thời đại mới. Từ năm 1963, ngành giáo dục mầm non đã xây dựng những chương trình giáo dục thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu cải cách chương trình giáo dục mầm non. Năm 1966, Bộ GD và ĐT đã ban hành chương trình giáo dục mầm non chính thức tăng cường số lượng các môn học nhằm giúp trẻ phát triển trên các lĩnh vực như: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ… Để đáp ứng những yêu cầu bức thiết của tình hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành “Chương trình giáo dục mẫu giáo” còn gọi là “Chương trình cải tiến” áp dụng trên phạm vi cả nước. Mục tiêu chương trình được thực hiện theo quy định của luật Giáo dục (1998) đề ra: Giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo 2 dục trẻ từ 3 tháng đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trong đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015, quan điểm chỉ đạo trọng tâm là: “…đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non…”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Vụ Giáo dục mầm non chủ trương cải tiến nội dung giáo dục dựa trên quan điểm kết hợp giữa các tri thức tự nhiên, xã hội và nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trong đó, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được xem là phương tiện chính trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Việc đổi mới phương pháp, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy thơ cho trẻ mầm non, hướng tới mục tiêu sử dụng tác phẩm văn học giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ là việc làm cấp thiết, đòi hỏi nhiều tâm huyết của các nhà quản lý, các nhà giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục mầm non. 1.2. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm. Từ thuở trong nôi, các em đã được nghe lời hát ru của bà, của mẹ. Đến trường mầm non, các em được nghe các cô đọc thơ, kể chuyện… Thực tế đã chứng minh, văn học (văn học thiếu nhi) là một phương tiện giáo dục quan trọng không gì thay thế được và là một loại hình nghệ thuật có sức lôi cuốn rất lớn đối với trẻ thơ. “Văn học là nhân học” (M. Gorki) học văn là học làm người. Mỗi một tác phẩm văn học là những bài học về nhận thức, về tình cảm xã hội, về nhân cách đối với con người nói chung, trẻ em nói riêng. Văn học mang đến cho trẻ những bài học giáo dục vô cùng phong phú, sinh động, hết sức tự nhiên, không gò bó, 3 không mang tính giáo huấn khuôn mẫu, nặng nề. Một bài thơ nhẹ nhàng, tha thiết về cô giáo giúp các em cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc ân cần, dịu dàng của cô, từ đó biết yêu kính người mẹ hiền thứ hai của mình. Một câu chuyện cổ tích buồn có thể đánh thức ở các em ý thức về trách nhiệm với những người thân trong gia đình, không còn sống ích kỷ nữa… Văn học cũng giúp các em cảm nhận được những vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới xung quanh, từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội, để các em biết thích thú, biết yêu mến, nâng niu, giữ gìn cái đẹp của cuộc sống. Nhà sư phạm Xukhômlinski khẳng định: “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo” [10.7]. Với tác dụng to lớn mà văn học đem đến cho trẻ thơ, việc cho trẻ làm quen, tiếp xúc với tác phẩm văn học là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. 1.3. Có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua hơn 60 năm hoạt động, ngành giáo dục mầm non đã không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục giúp trẻ nhận thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trường mầm non là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi còn chú trọng thêm nhiệm vụ phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ. Dạy trẻ 5 – 6 tuổi đọc diễn cảm là một nhiệm vụ quan trọng để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Do trẻ chưa tự tiếp nhận, cảm thụ được tác phẩm thơ nên cô giáo giữ vai trò trọng yếu trong việc giúp trẻ làm quen, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động đọc diễn cảm thơ ngày càng được quan tâm đổi mới để đạt chất lượng tốt nhất. Tuy vậy, trên thực tế, tại nhiều trường mầm non, đặc biệt các trường mầm non ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong những điều kiện dạy học còn tồn tại quá nhiều khó khăn thì việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm thơ thông qua hoạt động đọc diễn cảm lại bị đặt xuống 4 hàng thứ yếu. Qua việc khảo sát kế hoạch cũng như thực tiễn giảng dạy tại hai trường mầm non …. chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp chung và các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả cho trẻ mầm non nói chung, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) nói riêng qua đọc diễn cảm tác phẩm thơ trẻ còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do khi cho trẻ tiếp xúc với thơ một số giáo viên chưa hiểu rõ về vai trò, mục đích việc sử dụng tác phẩm thơ để giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu chú trọng, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp giúp trẻ tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất về thơ. Thơ là cái nôi nuôi dưỡng nhận thức, tâm hồn trẻ thơ. Để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua các tác phẩm thơ nhà trường và giáo viên cần có những định hướng rõ ràng, những biện pháp cụ thể, sáng tạo trong việc cho trẻ đọc diễn cảm các tác phẩm thơ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm hiểu việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) nhằm xây dựng một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất, chúng tôi đã được nghiên cứu một số công trình khoa học trong nước và nước ngoài có đề cập những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Cuốn Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của tác giả Lã Thị Bắc Lý, NXB ĐHSP (2008) dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm non để khẳng định vai trò quan trọng của văn học đối với việc giáo dục trẻ một cách toàn diện. Theo đó, các tác phẩm thơ tham gia tích cực vào phát triển các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất [...]... nhận tác phẩm thơ của trẻ mầm non, vai trò của thơ đối với giáo dục trẻ mầm non, vai trò của hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm thơ trong việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) 7 - Điều tra khảo sát thực trạng giáo viên hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đọc diễn cảm tác phẩm thơ tại một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Sơn La - Xây dựng một số biện pháp. .. biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của khóa luận 5 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1 Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) 5.2 Khách thể nghiên cứu Nhóm trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 6 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu... hiệu quả tiếp nhận tác phẩm và chất lượng giáo dục chưa cao Những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên là những định hướng quan trọng để chúng tôi xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) một các hiệu quả nhất 29 CHƢƠNG 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI) 2.1 Sƣu tầm thơ theo chủ đề... sắc đến vai trò của tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ mầm non; khả năng của trẻ mầm non trong việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học; khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo Có tài liệu đã đề cập đến nghệ thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ Tuy nhiên, vấn đề nêu ra ở tài liệu này chưa... xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi Mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non trên khi được tiếp xúc với các tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm TPVH 24 1.2.1.2 Khách thể điều tra - 8 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Hoạ Mi, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu - 120 trẻ 5 – 6 tuổi học lớp mẫu giáo lớn tại... 37,5%) cho rằng số trẻ ở 1 lớp quá đông nên việc cho trẻ đọc diễn cảm còn gặp khó khăn 5/8 giáo viên (chiếm 62 ,5%) cho rằng do đối tượng trẻ đa phần là dân tộc tiểu số nên trẻ chưa nói thành thạo tiếng kinh, rất khó để có thể dạy đọc diễn cảm tác phẩm thơ được * Đối với câu hỏi 5: “Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ (5 – 6 tuổi) theo cô cần sử dụng những biện pháp gì?”, có 6/ 8 giáo. .. tính linh hoạt, sáng tạo để giúp trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) dẫn đến tình trạng chất lượng của việc tiếp nhận tác phẩm thơ của trẻ mẫu giáo ở độ tuổi này chưa cao Nếu biện pháp chúng tôi đề xuất trong đề tài nghiên cứu này được ứng dụng thì việc đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) 8 Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Nghiên... hiệu quả nhất đối với từng phương pháp để giúp trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ một cách hiệu 26 quả hơn Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ 1.2.2.2 Mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) tại hai trƣờng mầm non nói trên đối với việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ Mức độ hứng thú của trẻ đối với hoạt động này được... có liên quan đến khóa luận - Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) - Thực nghiệm tại Trường Mầm non Họa Mi, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La 7 Giả thuyết khoa học Trên thực tế, tại các trường mầm non, việc cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) tiếp xúc với thơ qua hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm thơ chưa được quan tâm đúng... của việc dạy thơ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động đọc diễn cảm Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp cụ thể của giáo viên để nâng cao chất lượng tiếp xúc thơ của trẻ mẫu giáo lớn ở đây còn hạn chế Các biện pháp dạy đọc diễn cảm thơ cho trẻ chưa đồng đều, chưa thường xuyên, còn đơn điệu, thiếu sáng tạo, chưa phát huy hết hiệu quả Mặt khác số lượng trẻ các lớp tương đối đông (32 - 35 trẻ/ 1 lớp), . Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm hiểu việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo. nghiên cứu Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). 5.2. Khách thể nghiên cứu Nhóm trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi). 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên. nhận tác phẩm thơ của trẻ mầm non, vai trò của thơ đối với giáo dục trẻ mầm non, vai trò của hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm thơ trong việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan