thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực phường chiềng sinh tp. sơn la

55 804 0
thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực phường chiềng sinh tp. sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC o0o NGUYỄN THỊ HẰNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC PHƢỜNG CHIỀNG SINH, TP. SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC o0o NGUYỄN THỊ HẰNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC PHƢỜNG CHIỀNG SINH, TP. SƠN LA Chuyên ngành: TN2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Hoàng Thanh Thƣơng Sơn La, năm 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên kịp thời của các tổ chức, cá nhân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Phòng Khảo Thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục, Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài. Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - Hóa, các giảng viên, cán bộ trong Bộ môn Động vật - Sinh thái, Trường đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện, giúp đỡ em về thời gian, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất để hoàn thành đề tài này. Ủy ban nhân dân phường Chiềng Sinh, nhân dân địa phương đã cung cấp về các thông tin như: điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa điểm thu mẫu, mẫu vật. ThS. Hoàng Thanh Thương và ThS. Đỗ Đức Sáng, giảng viên khoa Sinh - Hóa, Trường Đại học Tây Bắc, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài. Người thân trong gia đình cùng toàn thể sinh viên lớp K51 ĐHSP Sinh - Hóa đã động viên giúp đỡ em trong thời gian qua. Sơn La, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Hằng MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1 . Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3.1. Nội dung nghiên cứu 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3 5. Khái quát điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu 3 5.1. Điều kiện tự nhiên 3 5.2. Điều kiện xã hội 5 6. Đóng góp của đề tài 6 7. Khái quát tình hình nghiên cứu ốc cạn 6 7.1. Ở Việt Nam 6 7.2. Ở Sơn La và khu vực nghiên cứu 8 8. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 9 8.1. Phương tiện nghiên cứu 9 8.2. Phương pháp nghiên cứu 9 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 Chương 1. THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13 1. Danh sách thành phần loài ốc cạn trong khu vực nghiên cứu 13 2. Một số nhận định về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu 27 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ỐC CẠN THEO SINH CẢNH Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 34 1. Đặc điểm các loại sinh cảnh 34 1.1. Sinh cảnh tự nhiên 34 1.2. Sinh cảnh nhân tác 34 2. Đặc điểm phân bố ốc cạn theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu 35 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40 1. Kết luận 40 2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Các bảng Bảng 1. Thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 13 Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài ốc cạn giữa các phân lớp ở khu vực nghiên cứu 28 Bảng 3. Sự đa dạng thành phần loài giữa các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu . 29 Bảng 4. So sánh thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu với các khu vực khác 31 Bảng 5. Chỉ số tương đồng về thành phần loài trong khu vực nghiên cứu với các khu vực nghiên cứu khác 32 Bảng 6. Thành phần loài ốc cạn phân bố theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu.35 Bảng 7. Sự đa dạng về thành phần loài, giống, họ ốc cạn theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu 38 Các biểu đồ Biểu đồ 1. Thành phần loài ốc cạn trong các phân lớp ở khu vực nghiên cứu 28 Biểu đồ 2. Tỉ lệ phần trăm (n%) giống, loài của các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 30 Biểu đồ 3. Độ phong phú loài ốc cạn giữa các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu 37 Biểu đồ 4. Tỉ lệ phần trăm (n%) loài, giống, họ ốc cạn theo sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu 38 Hình vẽ Hình 1: Sơ đồ khu vực nghên cứu và địa điểm thu mẫu 4 Hình 2. Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc cạn… ………………………………………… 12 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài Chân bụng (Gastropoda) là lớp thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), đây là lớp có số lượng loài chỉ sau Côn trùng (Insecta), trong đó các đại diện sống trên cạn đặc biệt là các loài ốc cạn bao gồm hai phân lớp ốc Mang trước (Prosobranchia) và ốc Có phổi (Pulmonata) là nhóm động vật có số lượng lớn, phân bố rất rộng chủ yếu ở những vùng núi đá vôi, vùng rừng ẩm nguyên sinh. Ốc cạn có vai trò quan trọng không những đối với hệ sinh thái mà chúng còn có vai trò đa dạng đối với đời sống con người. Trong hệ sinh thái, ốc cạn là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên cung cấp nhiều năng lượng và canxi cho các loài chim, thú nhỏ, một số loài bò sát như rùa, rắn, thằn lằn…[7], hằng ngày chúng ăn các loại xác bã thực vật, các loại trái cây chín rụng, nấm, rêu, địa y,… và thải ra môi trường dưới dạng phân hữu cơ rất hữu ích cho môi trường đất. Đối với đời sống con người chúng là thực phẩm quan trọng với thành phần dinh dưỡng rất cao. Ví dụ như loài ốc núi Cyclophorus anamiticus ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh có thành phần dinh dưỡng là protein (34 - 57%), acid amin (0,4 - 0,82%), ốc là nguồn thực phẩm rất giàu đạm [4]. Một số loài còn được sử dụng làm hàng mỹ nghệ, làm vật trang trí, dược liệu, phân bón … Ngoài ra, động vật thân mềm trên cạn (ốc sên và sên) có thể được sử dụng như một nhóm chỉ thị đa dạng sinh học động vật không xương sống trong khu vực đá vôi [7]. Bên cạnh đó, nhóm ốc cạn cũng có nhiều loài gây hại như các loài ốc sên (Achatina fulica), sên trần (Arionidae) phá hoại nông nghiệp. Một số loài loài cũng là vật trung gian truyền bệnh giun sán cho con người và vật nuôi. Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng việc nghiên cứu ốc cạn ở Việt Nam còn rất hạn chế, các nghiên cứu còn rời rạc và ngắt quãng. Một số nghiên cứu về nhóm ốc cạn ở Việt Nam đã được một số tác giả nước ngoài như: Souleyet (1841, 1842), Pfeiffer (1848), Crosses và Fischer (1863 - 1869)… thực hiện từ rất sớm. Từ thế kỷ XIX đến năm 1900 đã xác định được 448 loài, giai đoạn từ 2 1900 đến 1975 đã bổ sung thêm 82 loài cho khu hệ ốc cạn ở Việt Nam. Mãi đến năm 2003 công trình khảo sát của một số tác giả nước ngoài đã bổ sung thêm 246 loài cho thành phần loài đã công bố trước đây [2]. Vì vậy, cần thiết phải mở rộng nghiên cứu nhóm ốc này ở nhiều vùng khác nhau của Việt Nam . Phường Chiềng Sinh là một trong những phường trọng điểm của thành phố Sơn La về kinh tế xã hội. Hiện nay, phường đang đẩy mạnh khai thác núi đá vôi làm vật liệu xây dựng , ví dụ như khai thác đá để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng Chiềng Sinh và đất sét để sản xuất gạch (Công ty cổ phần vật liệu xây dựng I Sơn La và Công ty Sơn Hưng Trung), chính điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh cảnh sống của các loài sinh vật trong đó có ốc cạn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng của các loài ốc cạn nơi đây. Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu thành phần loài ốc cạn ở phường Chiềng Sinh để có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát triển bền vững chúng. Từ những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc(Gastropoda) ở cạn khu vực phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu sau: - Xác định thành phần loài ốc cạn ở khu vực phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La. - Tìm hiểu đặc điểm phân bố của các loài ốc cạn theo sinh cảnh. 3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được 2 mục tiêu trên đề tài tiến hành triển khai các nội dung sau: - Nghiên cứu thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập tài liệu có liên quan và lập đề cương nghiên cứu. - Tiến hành thu mẫu ốc cạn ở khu vực nghiên cứu. - Quan sát, ghi chép thông tin có được ngoài thực địa và phòng thí nghiệm. 3 - Điều tra phỏng vấn người dân địa phương. - Xử lý mẫu vật. - Phân tích mẫu và định loại mẫu vật. 4. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu các loài ốc cạn có ở khu vực phường Chiềng Sinh tập trung ở các địa điểm: tổ 2, tổ 4, bản Hẹo, bản Giỏ với hai sinh cảnh điển hình nhất là tự nhiên và sinh cảnh nhân tác và thu mẫu trong cả mùa khô và mùa mưa, được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014 và phân bố cụ thể như sau: TT Thời gian Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu 1. 10/2013 Thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Lập đề cương nghiên cứu. Tiến hành thu mẫu đợt 1 tại bản Giỏ và tổ 2. 2. 11/2013 Tiến hành thu mẫu đợt 2 tại bản Hẹo và tổ 2. Xử lý và bảo quản mẫu vật thu được. 3. 12/2013 Tiến hành thu mẫu đợt 3 tại tổ 4. Xử lý và bảo quản mẫu vật thu được. Phân tích và định loại mẫu vật. 4. 1/2014 Phân tích mẫu và định loại mẫu vật. Tiến hành mô tả các đặc điểm chẩn loại ốc cạn. 5. 2/2014 - 3/2014 Xử lí số liệu thống kê. 6. 4/2014 - 5/2014 Hoàn thành và bảo vệ đề tài. 5. Khái quát điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu 5.1. Điều kiện tự nhiên 5.1.2. Vị trí địa lý Phường Chiềng Sinh là phường cửa ngõ của thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên 2.266 ha, mật độ dân số trung bình 475 người/km 2 [22]. Có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp xã Chiềng Ngần; Phía Nam giáp xã Chiềng Ban,Chiềng Mung thành phố Sơn La; Phía Đông giáp xã Chiềng Ngần; Phía Tây giáp xã Hua La. 4 Hình 1.Sơ đồ khu vực nghên cứu và địa điểm thu mẫu ( Vẽ lại theo bản đồ hành chính phường Chiềng Sinh, 2013) Ghi chú: ● điểm thu mẫu ở sinh cảnh nhân tác. ▲ điểm thu mẫu ở sinh cảnh tự nhiên. 5.1.3. Địa hình Phường Chiềng Sinh có địa hình mang đặc trưng của địa hình vùng núi Tây Bắc núi đá xen lẫn đồi, thung lũng lòng chảo. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 650 - 900m. Địa hình đồi núi có độ cao 700 - 900m so với mực nước biển. Đây một dạng địa hình phân bố của núi cao có rừng cây giáp ranh với xã Chiềng Ban, Nong Đúc, Bản Lay, bản Ban… Địa hình phiêng bãi đồi bát úp có độ cao từ 650 - 700m so với mực nước biển, nằm dọc theo trục đường Quốc Lộ thuộc tổ 1, 2, 3, 4, 5, bản Hẹo, bản Phung,…[22]. 5 5.1.4. Khí hậu Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi với hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 nhiệt độ không khí cao, mùa lạnh và mùa khô từ tháng 10 kéo dài đến tháng 3 năm sau nhiệt độ không khí thấp. Nhiệt độ trung bình năm là 20,9 o C. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24 o C - 26 o C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16 o C - 18 o C. Tổng số ngày nắng trung bình năm 1.935 giờ/năm. Lượng mưa bình quân năm 1.414,4 mm/năm tập trung vào các thang 6, 7, 8 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình năm 80,08%, độ ẩm và lượng bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm [22]. Điều kiện khí hậu có phân hóa như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sự đa dạng và phong phú các loài ốc cạn, nhất là vào mùa mưa khi nhiệt độ, độ ẩm cao thuận lợi cho các hoạt động của ốc cạn . 5.1.5. Thuỷ văn Hệ thống thuỷ văn của phường thưa thớt, bao gồm 2 con suối chính là: suối Bung Bông và suối Nà Cạn. Các con suối này chỉ hình thành trong mùa mưa.Vào mùa khô lưu lượng nước ở các suối giảm, đôi khi bị cạn kiệt, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, thiếu nước sinh hoạt và dẫn đến sự kém đa dạng các sinh vật trong đó có các loài ốc cạn. 5.1.6. Hệ động và thực vật Khu hệ động vật ở Chiềng Sinh phong phú đặc trưng cho vùng Tây Bắc. Thực vật chủ yếu là măng tre, mộc nhĩ, cây gỗ nhỏ…Về động vật thì có các loài Chim, Sóc, Dúi, một số loài bò sát. Chính sự phong phú về các loài sinh vật nhất là thực vật - nguồn thức ăn, yếu tố làm tăng độ ẩm, lớp thảm mục cho đất đã góp phần làm phong phú thêm các loài ốc cạn nơi đây. 5.2. Điều kiện xã hội 5.2.1. Dân số Dân số toàn phường năm 2010 là 10.761 người với 2.736 hộ, quy mô hộ 3,3- 6 người/hộ, gồm 25 tổ, bản. Mật độ dân số trung bình của phường 475 [...]... Thị Mơ đã phát hiện được 54 loài ốc cạn thuộc 38 giống, 18 họ, 2 bộ và 2 phân lớp ở khu vực hang Thẩm Bó, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La [6] Khu vực phường Chiềng Sinh thuộc tỉnh Sơn La tính đến nay thì chưa có tác giả nào nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ốc cạn nơi đây Do đó việc tiến hành nghiên cứu ốc cạn ở khu vực phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La là việc làm cần thiết nhằm... hệ thống phân loại ốc Có phổi (Pulmonata) của Schileyko (2011) [30] 12 PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1 Danh sách thành phần loài ốc cạn trong khu vực nghiên cứu Tập hợp các kết quả nghiên cứu ốc cạn ở khu vực nghiên cứu thuộc 2 phân lớp, 3 bộ, 16 họ, 40 giống và 72 loài và được tổng kết trong bảng 1dưới đây: Bảng 1 Thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên... tiên về thành phần và phân bố ốc cạn ở một số khu vực phía bắc Việt Nam như : Năm 2003, có công trình của Vermeulen và Maassen khảo sát thành phần loài và phân bố của ốc cạn ở một số khu vực phía Bắc như Pu Luông, Cúc Phương, Phủ Lý, Hạ Long, Cát Bà, Cẩm Phả [15] Các tác giả thống kê được 259 loài trong đó có 246 loài được bổ sung cho số loài đã được công bố trước đây và bổ sung thêm 120 loài còn... định được 15 loài và phân loài thuộc các khu vực khảo sát: Cao Pha (Mường La) , Gia Phù (Phù Yên), Pa Khà (Mộc Châu), Chiềng Khoong (Sông Mã) [30] Năm 2012, Đỗ Văn Nhượng và Trần Thập Nhất đã xác định ở thành phố Sơn La có 74 loài và phân loài ốc cạn thuộc 49 giống, 19 họ, 2 phân lớp [12] Năm 2013, Đỗ Văn Nhượng và Đỗ Đức Sáng đã xác định được 62 loài ốc cạn thuộc 41 giống, 16 họ, 2 phân lớp ở khu bảo tồn... dân số khá cao của thành phố Sơn La [22] Có 5 dân tộc chính là: Kinh, Thái, Tày, Mường, H’Mông Với mật dân số cao và gồm nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có một phong tục tập quán riêng như vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự đa dạng và phân bố của các loài ốc cạn 5.2.2 Đời sống xã hội Phường Chiềng Sinh là phường trọng điểm của thành phố Sơn La về phát triển kinh tế xã hội, phường có quốc lộ 6 chạy qua,... nhiên Copia tỉnh phố Sơn La [13] 8 Những năm gần đây có thêm một số nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Tây Bắc: Năm 2009, Đỗ Đức Sáng đã xác định được 40 loài ốc cạn thuộc 17 giống, 12 họ, 1 bộ ở khu vực thành phố Sơn La [16] Năm 2013, Bùi Thị Hoà, Vàng Thị Thêu, Lương Thị Huệ xác định tại khu vực phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La có 54 loài ốc cạn thuộc 29 giống,16 họ, 3 bộ, 2 phân lớp [3] Năm 2013,... thiết 7.2 Ở Sơn La và khu vực nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về ốc cạn ở tỉnh Sơn La còn ít, các nghiên cứu còn mang tính chất lẻ tẻ Một số địa điểm tại Sơn La đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu như: Mường Bú (Mường La) , Gia Phù Phù Yên), nhà tù Sơn La (thành phố Sơn La) … Năm 2011 Schileyko đã dựa vào các mẫu vật do các tác giả nước ngoài thu thập từ thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX và tu chỉnh... vỏ ốc Tháp ốc nhọn (V = 4,0 - 5,0 mm) Lỗ miệng tròn (lo = 2,0 - 4,0 mm), vành miệng sắc, môi chìa ra phía trước, có hai rãnh thoát nước ở hai bên Không có lỗ rốn Phân bố: gặp ở tất cả các địa điểm trong khu vực nghiên cứu Số lượng nghiên cứu: 38 Nhận xét: loài này phân bố rộng ở khu vực nghiên cứu nhưng chủ yếu bắt gặp ở sinh cảnh tự nhiên 10 Pupina exclamitionis Mabille, 1887 Đặc điểm chẩn loại: Ốc. .. của phân lớp Có phổi có khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện khô cạn của môi trường cạn nhờ hoạt động hô hấp bằng phổi Trong khi các nhóm ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước do vẫn hô hấp bằng mang nên khả năng thích nghi với môi trường của chúng kém hơn nhiều so với lớp Có phổi, vì vậy thành phần loài kém đa dạng hơn Bảng 2 Cấu trúc thành phần loài ốc cạn giữa các phân lớp ở khu vực nghiên cứu Phân. .. đinh được 29 loài [1] Năm 2010 – 2011, Đỗ Văn Nhượng và cộng sự đã ̣ bước đầu cung cấp dẫn liệu ốc cạn tại khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc (29 loài) ; xóm Dù thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ (44 loài) [10]; núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (23 loài) [8]; núi Voi, An Lão, Hải Phòng (36 loài) [11]; thôn Rẫy, Hữu Lũng, Lạng Sơn (46 loài) , trong đó có bổ sung 58 loài mới cho khu hệ ốc cạn Việt Nam Gần . 1. Thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 13 Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài ốc cạn giữa các phân lớp ở khu vực nghiên cứu 28 Bảng 3. Sự đa dạng thành phần loài giữa các họ ốc cạn ở khu. tiên về thành phần và phân bố ốc cạn ở một số khu vực phía bắc Việt Nam như : Năm 2003, có công trình của Vermeulen và Maassen khảo sát thành phần loài và phân bố của ốc cạn ở một số khu vực phía. tồn và phát triển bền vững chúng. Từ những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc( Gastropoda) ở cạn khu vực phường Chiềng Sinh, TP. Sơn

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan