CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ MERCURE SƠN TRÀ RESORT

90 977 3
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA  CƠ SỞ LƯU TRÚ MERCURE SƠN TRÀ RESORT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚMERCURE SƠN TRÀ RESORT, chiến lược kinh doanh khách sạn resort sơn trà, phân tích chiến lược kinh doanh khách sạn, quản trị chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại....

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú Nhóm 3 Trang 1 ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA THƯƠNG MẠI- DU LỊCH ====================================  BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ MERCURE SƠN TRÀ RESORT GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường Nhóm 3: Đoàn Nguyễn Anh Thư 35k3.2 Đỗ Phan Bảo Ngọc 35k3.2 Trung 35k3.2 Nguyễn Trương Phi 35k3.2 Phạm Trịnh Bích Liên 35k3.1  2011-2012 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú PHẦN A. PHÂN TÍCH CUNG CẦU 1. PHÂN TÍCH CUNG 1.1 Tài nguyên du lịch Đà Nẵng là một vùng đất đẹp bởi những sự ưu ái của thiên nhiên. Những dãy núi hùng vỹ, vững chắc bao quanh bờ biển trải dài cát trắng mịn; những cơn sóng biển lại vỗ về, ôm ấp lấy những ngọn núi đá giống như lòng mẹ đang chở che cho đàn con nhỏ. Dường như núi và biển có mối quan hệ thân thiết đến nỗi không thể tách rời nhau. Đứng trên đỉnh núi Sơn Trà, du khách sẽ có được những cảm nhận rõ nhất cảnh tượng đẹp mắt này. Sơn Trà trước kia là một hòn đảo được hình thành từ 3 ngọn núi, ngọn núi ở phía Đông Nam tên là Hòn Nghê, ngọn núi phiá Tây là Mỏ Diều và ngọn núi phía Bắc là Cổ Ngựa. Qua năm tháng, sự bồi đắp của đất phù sa đã tạo thành một dải đất gắn đất liền với đảo. Và từ đó hình thành nên bán đảo Sơn Trà như ngày nay. Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi này. Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che chắn bão giông cho thành phố. Bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km về hướng bắc, hợp với mỏm nhô ra của đèo Hải Vân, tạo thành một vòng cung bao bọc vùng vịnh Đà Năng và cửa ngõ sông Hàn với ngút ngàn những cánh rừng xanh biếc. Do đó, Sơn Trà vừa như một bức bình phong vững chãi, vữa như một lá phổi lớn của thành phố.Diện tích bán đảo Sơn Trà rộng xấp xỉ 5km2, đường vòng quanh chân núi dài khoảng 25km. Từ đỉnh Bàn Cờ cao 625m ta có thể quan sát toàn đảo và trung tâm thành phố Đà Nẵng; Bãi Bắc nằm phía đông bán đảo, với bãi cát thoải, về mùa đông thường có vích và đồi mồi lên bờ đẻ trứng. Bãi Bụt, bãi Nam nằm ở phía đông nam bán đảo có những khu bãi tắm đẹp với các quần thể san hô nằm rất gần bờ, sóng ở hai bãi này êm đềm, an toàn cho du lịch lặn. Bao quanh Sơn Trà là biển, sát ngay rừng cây là bãi cát trắng mịn, hẹp thoải chạy dài theo bờ biển. Ở những nơi vắng người, khỉ thường theo rừng xuống bãi biển chơi đùa. Xen giữa cát, nước biển, cây là những hòn đá tảng nhiều hình dạng đẹp mắt. Hòn thì trông giống cá cóc nghiêng mình trên bãi cát, hòn giống đôi rùa ngẩng đầu lên đùa bỡn với nhau, hòn hình cô gái tắm biển Bờ biển phía bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía nam Sơn Trà, biển êm dịu, an toàn. Sơn Trà có khoảng 20 con suối chảy, cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân sống xung quanh. Nước suối ở Sơn Trà còn được coi là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Sơn Trà còn có ngọn hải đăng Tiên Sa là một trong những nhà đèn đẹp và lớn nhất Việt Nam, được xây dựng lại năm 1958. Bán đảo Sơn Trà không chỉ nổi tiếng là nơi đầu tiên đương đầu với sự xâm lăng của giặc Pháp, mà mảnh đất trung kiên này còn nổi tiếng với những thắng cảnh kỳ thú. Khách thập phương đến đây ai cũng có những ấn tượng sâu sắc về một vùng du lịch biển – du lịch sinh thái cực kỳ Nhóm 3 Trang 2 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú ngoạn mục. Trên đỉnh Sơn Trà, vừa tận hưởng không khí mát dịu, trong lành của biển và núi, vừa phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, rặng Bà Nà - Núi Chúa như thu gọn vào trong tầm mắt của mỗi người. Sơn Trà không chỉ quyến rũ đối với khách du lịch mà còn là nơi tìm đến của nhiều nhà khoa học sinh thái. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng với nhiều loài cây bản địa, đặc biệt là có cây chò đen, dầu lá bóng, chạy dài tới ven biển tạo nên những bãi biển thơ mộng. Ở đây có nhiều cây lớn với nhiều hình dạng kỳ lạ. Số loài thực vật bậc cao lên tới gần 1000 loài, thuộc 483 chi trong đó có 22 loài quí hiếm như cây Cốt toái bổ, cây Vạn tuế lược, Re hương, Cẩm Lai Bà Rịa và 143 loài cây làm thuốc, 104 cây cảnh. Sơn Trà có những quần hệ trảng cây bụi, trảng cỏ phong phú, chảy dài xuống ven biển. Ở khu bảo tồn này còn có 30 loài thú thuộc 15 họ, 51 loài chim thuộc 25 họ và 15 loài bò sát và 3 loài ếch nhái. Ở Sơn Trà có phổ biến các loại động vật quí hiếm như voọc chà và còn khoảng 50-60 cá thể, khỉ đuôi dài, lợn rừng, đồi, chồn bạc má, sóc chân vàng, cầy vòi đốm, gà tiền mặt đỏ, vích. Những du khách yêu thích cảnh chùa chiền, hay thiên lòng về những hơi hướng ấm cúng từ đức Phật, cũng có thể có được những trải nghiệm và sự hứng thú khi ghé thăm chùa Linh Ứng. Đây là một ngôi chùa được xây dựng từ sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và phong cách Phật giáo cổ xưa. Điểm đáng chú ý nhất của ngôi chùa, chính là bức tượng Quan Thế Âm cao 67m, được đặt ở điểm chính giữa của ngôi chùa. Đứng ở nơi nào dọc theo bờ biển trải dài của Đà Nẵng, khách du lịch cũng có thể nhìn thấy bức tượng này. Tọa lạc ở một vị thế đẹp và hiếm có, chùa Linh Ứng như tấm bùa hộ mệnh, bảo vệ cho thành phố Đà Nẵng tránh khỏi những tai ương vạ gió từ thiên nhiên, và cũng là che chở cho những ngư dân luôn làm ăn thuận lợi. Xung quanh chùa bao bọc bởi những hàng cây xanh um, to lớn. Vãn cảnh chùa, du khách sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng, bớt phiền muộn và thư thái hơn, y như rằng tất cả những âu lo, nhọc nhằn của ngày thường đã tan vào hư không, nhường chỗ lại cho sự thanh tịnh và bình yên của chốn linh thiêng. Và cũng tại đây, du khách có thể đếm thăm con suối Đá thơ mộng bên chân núi, hòa mình vào dòng nước mát lạnh của biển, ngắm nhìn những bãi cát vòng quanh bán đảo sạch sẽ và mịn màng, nước triều đều đặn lên xuống hàng triệu năm bào mòn và lau sạch bóng những tảng đá chồng chất ven bờ, dừng chân tại Bãi Bụt yên tĩnh với những khu nhà nhỏ xin xắn để nghe sóng vỗ hoặc dõi theo cánh bay của những con chim yến đã đi làm tổ hướng về các bờ đá chênh vênh. Ngay dưới chân núi, với những bãi san hô tuyệt đẹp, đầy màu sắc sẽ là nơi lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch lặn. Nét đẹp của Bán Đảo Sơn Trà là sự tổng hợp của tất cả thế mạnh mà chỉ nơi đây có. Hùng vĩ mà lãng mạn, phóng khoáng mà tươi đẹp, một ngày ở Sơn Trà ta sẽ được chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng bán đảo sơn thủy hữu tình. 1.2 Điều kiện đón tiếp và phục vụ khách du lịch 1.2.1 Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Nhóm 3 Trang 3 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú Theo thống kê của CBRE, quý 4 năm 2010, thị trường BĐS Đà Nẵng chào đón 114 căn biệt thự từ dự án Sun Villas. Trong quý 1/2011, dự án The Dunes cung cấp thêm cho thị trường 15 căn. Sự đóng góp của 2 dự án này làm tổng nguồn cung hiện nay lên 471 căn. Thị trường bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại với các dự án mới được chào bán và xây dựng trong các quý gần đây. Tính đến quý 1/2011, tỷ lệ bán tổng quan của các biệt thự là 52,2%. Tỷ lệ này tăng 9,5% so với quý trước nhưng giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 57% cung biệt thự nghỉ dưỡng có mức giá dao động từ 500.000 đến 900.000 USD. Khách hàng chủ yếu đến từ Hà Nội với tỷ lệ lên tới 80%. Trong năm 2011, sẽ có nhiều dự án mới được chào bán và chào bán lại như Norman Estates, giai đoạn 5 của OceanVillas, Mercure Sơn Trà, InterContinential Bãi Bắc và MontgomerieLinks. Đất ven biển trở nên hiếm hơn và các biệt thự sẽ được chào bán lại sau khi các dự án được phát triển hết. Đến năm 2013 sẽ có 694 căn biệt thự, trong đó 110 căn được chào bán trong năm 2011. Theo thống kê của ông CBRE, hiện tại đã có 246 căn biệt thự được bán. Và sau kỳ nghỉ dài ngày sắp tới, ông Richard Leech kỳ vọng con số này sẽ tăng cao hơn vì du khách vừa tới đây nghỉ dưỡng vừa tìm cơ hội đầu tư. Với những thuận lợi như vậy, Đà Nẵng luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Được biết với giá bán từ vài trăm ngàn đến hàng triệu USD/căn, một số dự án mới chào hàng như Ocean View Villas, Hyatt Regency (Đà Nẵng), Furama Villas, Golden Smile, Sun Villas,….nhanh chóng đã và đang được khách hàng đăng ký mua. Dường như biệt thự nghỉ dưỡng ven biển đang là lựa chọn thời thượng của những khách hàng có tiền để được sở hữu căn hộ cao cấp trong khu du lịch có dịch vụ hoàn chỉnh. Với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế và cơ sở hạ tầng giao thông từng bước được cải thiện, những bờ biển đẹp tại Đà Nẵng đã và đang ngày càng trở thành thiên đường cho các khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp. Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn Đà Nẵng có 55 dự án du lịch được UBND TP có chủ trương cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 54 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 38 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng và 17 dự án nước ngoài với tổng vốn gần 2 tỷ USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital, Vingroup… đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp. Các cơ sở du lịch lớn mới được đưa vào sử dụng như: Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, SliverShore Hoàng Đạt, Xuân Thiều Resort, Olalani Resort, Khu du lịch bán Nhóm 3 Trang 4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú đảo Sơn Trà, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18… Trong năm 2011, nhiều dự án du lịch từ 4 – 5 sao đã đi vào hoạt động như: Fusion Maia Resort, Khu du lịch Vinacapital, Vinpearl Luxury, Hyatt Regency, Khu biệt thự sinh thái Bãi Bắc, Khách sạn Mercure, Khu du lịch Xuân Thiều, Công trình Khu nhà tắm nước ngọt bãi tắm Sao Biển, Khu giải trí Banahills Fantasy Park Tính đến nay, Đà Nẵng có 57 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 3,148 triệu USD, trong đó có 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,536 triệu USD (tương đương 31.795 tỷ đồng) và 46 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 1,612 triệu USD (tương đương 33.368 tỷ đồng). Hiện tại, Đà Nẵng có 145 khách sạn, Danh sách khách sạn tại Đà Nẵng với tổng cộng 4.383 phòng, trong đó có 5 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 17 khách sạn 3 sao với gần 2.066 phòng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trú của hơn 8.000 du khách đến Đà Nẵng trong cùng thời điểm. Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở năm quận: Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà và Liên Chiểu. Quận Hải Châu là trung tâm hành chính, thương mại và dịch vụ của Đà Nẵng, do đó là quận có thị phần cao nhất về số phòng khách sạn cũng như số lượng khách sạn. Theo ước tính, từ năm 2010 - 2012, nguồn cung thị trường khách sạn tại Đà Nẵng sẽ có thêm khoảng 45 dự án mới, cung cấp khoảng 7.000 phòng từ khách sạn 3 ☆ đến 5 ☆ , trong đó 2/3 số dự án mới nằm ở quận Ngũ Hành Sơn với khoảng 4.300 phòng. Để đạt được kết quả đột phá trong “tham vọng” phát triển du lịch, thành phố Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 17.000 phòng lưu trú cho khách Nhóm 3 Trang 5 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú Đa số các khu nghỉ dưỡng và khách sạn tại Đà Nẵng đều tập trung tại quân Ngũ Hành Sơn và quận Thanh Khê. Trong khi đó, quận Sơn Trà chỉ có một khu nghỉ dưỡng cao cấp hạng 5 sao là khu nghỉ dưỡng Sơn Trà. Bởi vậy, đó là điều kiện thuận lợi để Mercure Sơn Trà phát triển. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có số lượng nhà hàng đặc sản Á, Âu tăng lên với 300 nhà hàng với thực đơn đa dạng, phong phú và những điểm vui chơi có sứa hấp dẫn lớn đối với du khách. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, Đà Nẵng tiếp tục tổ chức khảo sát, xây dựng tour, tuyến du lịch mới; sửa chữa, nâng cấp các điểm tham quan tại bán đảo Sơn Trà; đẩy mạnh tổ chức show diễn phục vụ khách du lịch tại nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch biển và triển khai công tác chuẩn bị cho Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế năm 2012. 1.2.2 Cơ sở hạ tầng:  Hệ thống giao thông vận tải - Đường bộ: thành phố Đà Nẵng có hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống vận chuyển hành khách đường bộ rất phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ: có hai quốc lộ chạy qua là quốc lộ 1A và quốc lộ 14B; có các con đường nội thị chính như đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ, đường Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa - Trường Sa (đường Sơn Trà - Điện Ngọc cũ), đường Phạm Văn Đồng ; có hệ thống cầu hiện đại bắc qua sông Hàn gồm có cầu Thuận Phước, cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Cẩm Lệ, cầu Hòa Xuân Hệ thống vận chuyền hành khách đường bộ: về vận chuyển hành khách du lịch, có trên 40 đơn vị và hàng trăm tư nhân tham gia hoạt động vận chuyển du lịch với số lượng gần 400 xe tương đương 8,000 ghế được trang bị đầy đủ tiện nghi và đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ cũng như về kỹ thuật. - Đường thủy: Cảng Đà Nẵng bao gồm hai khu vực cảng biển Tiên Sa và khu vực cảng sông Hàn. Cảng Tiên Sa là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12 mét nước, chiều dài cầu bến là 965 mét, thuận lợi trong việc lưu thông quốc tế. Cảng Sông Hàn nằm ở hạ lưu sông Hàn trong nội vi thành phố Đà Nẵng, chiều dài cầu bến là 528 mét, thuận lợi trong việc lưu thông nội địa. - Đường sắt: thành phố Đà Nẵng có hệ thống đường sắt quốc gia đi ngang qua. Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có năm ga: ga Đà Nẵng, ga Thanh Khê, ga Kim Liên, Nhóm 3 Trang 6 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú ga Hải Vân Nam và ga Lệ Trạch. Hiện nay, ga Đà Nẵng thuộc vào loại lớn và tốt nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Đường hàng không: Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 5 km. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước. Năm 2011, sân bay này đã phục vụ 3 triệu khách thông qua, [1] xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Tp. Hồ Chí Minh: 11 triệu, Nội Bài - Hà Nội: 6 triệu. Tên giao dịch chính thức là Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang International Airport). Sân bay này do Tổng công ty cảng hàng không miền Trung một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải quản lí. Thành phố cùng các đơn vị lữ hành đã có nhiều nỗ lực trong xúc tiến mở thêm 5 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng (Côn Minh – Trung Quốc, Thẩm Quyến – Trung Quốc, Seoul – Hàn Quốc, Đài Bắc – Đài Loan và Thượng Hải), khôi phục lại đường bay Đà Nẵng - Hải Phòng, nâng tần suất chuyến bay Đà Nẵng - Đà Lạt lên 7 chuyến/tuần, Đà Nẵng - Singapore lên 5 chuyến/tuần nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của hành khách. Ngoài 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng, hiện nay Đà Nẵng đang phối hợp với các bên liên quan xúc tiến mở đường bay Đà Nẵng - Liên bang Nga tại Yaroslav và Maxcơva, đang tăng cường xúc tiến mở đường bay trực tiếp từ thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia đến Đà Nẵng với tần suất 04 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A320 (dự kiến bắt đầu từ ngày 16/12/2011); nghiên cứu xúc tiến mở đường bay Đà Nẵng - Savannakhet (Lào), Đà Nẵng - Bắc Kinh, Đà Nẵng - Cần Thơ tạo thêm nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng. Đồng thời, trong thời gian tới, với sự trở lại của hãng tàu biển Star Cruises (tần suất 01 tuần/01chuyến với lượng khách bình quân từ 1000 - 1500 khách) đánh dấu sự phục hồi và phát triển hơn nữa du lịch đường biển  Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế Thành phố Đà Nẵng là một trong ba trung tâm lớn về bưu chính - viễn thông của cả nước. Nằm trên đường cáp quang quốc tế và có đài cáp biển quốc tế nằm trên địa bàn phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn); thành phố Đà Nẵng đủ khả năng đáp ứng một cách đầy đủ nhất các yêu cầu của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.  Hệ thống cung cấp năng lượng Nhóm 3 Trang 7 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú Thành phố Đà Nẵng nhận điện từ nhà máy thủy điện Hòa Bình qua đường dây siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam, lượng điện này đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tất cả các xã vùng sâu vùng xa trung tâm thành phố đều đã có điện sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại, thành phố đang đầu tư thêm cho việc mở rộng và đổi mới hệ thống lưới dẫn điện này.  Hệ thống cung cấp nước sạch Hiện nay, công ty cấp nước Đà Nẵng đang quản lý ba cơ sở sản xuất nước sạch bao gồm: nhà máy nước Cầu Đỏ là nhà máy nước lớn với dây chuyền xử lý nước công suất đạt 120,000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Sân Bay là nhà máy nước vừa với công suất xử lý nước đạt 30,000 m3/ngày đêm; trạm cấp nước Sơn Trà có công suất xử lý nước đạt 5,000 m3/ngày đêm. 1.3 Điều kiện về tổ chức Theo phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015, du lịch Đà Nẵng sẽ phát triển theo 3 hướng chính đó là: Phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; Phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; Phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo. Qua đó cho thấy, loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đang được thành phố quan tâm và đẩy mạnh phát triển. Chương trình phát triền du lịch Đà Nẵng cũng đã định hướng phát triển sản phẩm du lịch này tại Bán đảo Sơn Trà và Bà Nà: Du lịch Bán đảo Sơn Trà, gắn kết việc khai thác các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp (Khu du lịch Bãi Bắc, Tiên Sa) với công tác bảo tồn, khai thác hiệu quả các chương trình du lịch núi - biển Du lịch Bà Nà - Suối Mơ (Đưa vào khai thác Khu vui chơi giải trí quốc tế, BaNa Hills Fantasy Park Spring có sức chứa 1000 lượt khách/1lần, khu làng Pháp, Sân Golf 36 lỗ, các khu khách sạn nghỉ dưỡng cùng các dịch vụ chất lượng cao khác), xây dựng khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ thành khu du lịch lưu trú, giải trí, mua sắm có tầm cỡ khu vực với chất lượng phục vụ cao Với định hướng phát triển như vậy, Thành phố đã có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại Bán đảo Sơn Trà như sau: Đầu tư tuyến đường lên đỉnh Sơn Trà giai đoạn 2 (từ DRT đến đỉnh), các bãi tắm công cộng theo quy hoạch của thành phố; Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại bán đảo Sơn Trà: dự án cấp nước, cấp điện, viễn thông giai đoạn 2; Nhóm 3 Trang 8 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú 2. PHÂN TÍCH CẦU 2.1 Tình hình cầu du lịch Có thể nói thị trường khách du lịch của Đà Nẵng đã không ngừng mở rộng về quy mô, biểu đồ sau có thể cho thấy lượng du khách đến thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2001-2009. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2001-2009 có xu hướng tăng nhanh ngoại trừ năm 2003 (do ảnh hưởng từ dịch SARS), với tốc độ tăng bình quân là 14%. Năm 2001 Đà Nẵng đón được 486.132 lượt khách thì đến năm 2005 con số này tăng lên là 659.456 lượt khách (tăng 1,3 lần) và năm 2009 là 1.350.000 lượt khách (tăng gần gấp 3 lầ n). Đối với thị trường khách du lịch quốc tế của Đà Nẵng, có thể nói Đông Nam Á và Đông Bắc Á là hai thị trường đầy tiềm năng. Để giữ vữ ng tốc độ phát triển của lượng du khách đến từ những vùng này, trong những năm qua thành phố đã xây dựng nhiều chương trình du lịch với định hướng thu hút dòng khách của các khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, thông qua việc xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá cho các thị trường gửi khách các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, các quốc gia ASEAN, và đặc biệt là khách du lịch từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc Nhóm 3 Trang 9 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú Theo kết quả cuộc khảo sát (6/2010) của Viện Nghiên cứu kinh tế -xã hội Đà Nẵng về “Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Đà Nẵng”, trong số 302 khách du lịch quốc tế được khảo sát thì khách du lịch đến từ các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Úc chiếm đến 73,1%; trong khi đó, du khách đến từ các nước Đông Nam Á chỉ chiếm khoảng 16,6%. Điều đó chứng tỏ mặc dù có lợi thế về khoảng cách địa lý, các chương trình du lịch được định hướng nhằm thu hút nhiều hơn nữa dòng khách đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhưng tiềm năng về nguồn khách du lịch trong những khu vực này vẫn chưa được khai thác, phát huy tối đa. Thị trường khách du lịch tàu biển cũng là một thị trường tiềm năng đối với việc phát triển du lịch. Số lượng tàu biển cập cảng Đà Nẵng tăng nhanh qua từng năm, tốc độ tăng bình quân về lượng khách du lịch tàu biển đạt 22% mỗi năm. Riêng năm 2009 Đà Nẵng đón được 44 tàu du lịch biển với 30.097 khách quốc tế. Trong năm 2010, lượng khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng là 48 tàu du lịch với 32.742 khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2011, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đã đạt 2.350.000 lượt, tăng 33% so với năm 2010; trong đó, khách quốc tế ước đạt 500.000 lượt, tăng 35% so với năm 2010; khách nội địa ước đạt 1.850.000 lượt, tăng 32% so với năm 2010. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2010. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 4.140 tỷ đồng. Nếu chia theo phương tiện đến, trong năm 2011, 43 chuyến tàu biển Nhóm 3 Trang 10 [...]... Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú 3.1 Chiến lược tổng thể 3.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung Từ việc phân tích ma trận SWOT như trên, với việc sở hữu nhiều điểm mạnh bên trong và có những cơ hội thuận lợi từ môi trường bên ngoài, ta có thể thấy rằng Mercure Sơn Trà đang ở vị trí góc phần tư số I Trong một tình trạng thuận lợi như vậy, Mercure Sơn Trà cần có một chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh... Đà Nẵng Cơ hội Nhóm 3 29 Trang GVHD: Ths Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú  Số lượng và chất lượng của các đơn vị kinh doanh lữ hành ngày càng được nâng cao có khả năng cung cấp được số lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa cho Mercure Sơn Trà  Mercure Sơn Trà có khả năng mở rộng quan hệ với đơn vị kinh doanh lữ hành 2.1.2.4 Thị trường lao động Lực lượng lao động của Đà Nẵng... vị kinh doanh lữ hành, các website đặt phòng, - Về uy tín Mặc dù Mercure Sơn Trà là một doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động kinh doanh, tuy nhiên thương hiệu Mercure đã có đã có danh tiếng và uy tín rất lớn, được gắn với hơn 700 khách sạn tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam - Về vị trí Mercure Sơn Trà Resort tọa lạc tại khu Bãi Trẹm - một trong những bãi biển đẹp nhất của Bán đảo Sơn. .. độc đáo của Dự án là toàn bộ khu biệt thự nằm trải dài trên một triền núi đá đã Nhóm 3 14 Trang GVHD: Ths Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú mang đến cho Mercure Sơn Trà một phong cách sống sang trọng, khác biệt hòan toàn với những dự án nằm dọc bờ biển Từ đó tạo ra một tầm nhìn bao quát, có thể thấy được tòan bộ vẻ đẹp bán đảo Sơn Trà và TP Đà Nẵng Vị trí của Mercure Sơn Trà Resort. .. trên thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.3 Ma trận SWOT ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU S1: Tọa lạc tại Bãi Trẹm, Sơn Trà, Đà Nẵng, W1: Chưa tạo được sự khác biệt rõ nét so với Mercure Sơn Trà có một vị trí rất thuận lợi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường S2: Nguồn vốn đầu tư lớn S3: Mercure Sơn Trà được thiết kế độc đáo, sang trọng, gần gũi với thiên nhiên S4: Cơ sở vật chất... thành công của dự án Nhóm 3 28 Trang GVHD: Ths Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú  Người cung cấp khách (các đơn vị kinh doanh lữ hành) Hoạt động kinh doanh lữ hành của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua tiếp tục phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng Sau gần 8 năm, số lượng các đơn vị kinh doanh lữ hành đã tăng lên hơn gấp đôi Tính đến cuối năm 2009 có 77 đơn vị kinh doanh lữ... độc đáo, thanh lịch và cảnh quan tuyệt đẹp  Sơn Trà Villa Resort and Spa - Bãi Nam - Bãi Con, Quận Sơn Trà Sơn Trà Resort & Spa nằm ở phía nam bán đảo Sơn Trà, có diện tích 14,1 ha trải dài theo dải đất hình cánh cung với bãi cát dài hơn 1,6 km hoang sơ, mịn và phẳng với bãi san hô ngầm tuyệt đẹp Không giống như các khu du lịch biển khác ở Việt Nam, Sơn Trà Resort & Spa toạ lạc ở một nơi hoàn toàn riêng... dẫn nhằm thu hút khách hàng Nhóm 3 33 Trang GVHD: Ths Nguyễn Thị Hải Đường Môn: Quản trị kinh doanh lưu trú S9: Thương hiệu Mercure có uy tín cao trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú CƠ HỘI ĐE DỌA O1: Nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng và T1: Có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp các chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu, ượng dịch vụ đa dạng với mức chất lượng cao, khách du lịch tăng kể cả khách... với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, Mercure Sơn Trà được tài trợ bởi một nguồn vốn lớn, đảm bảo cho việc phát triển kinh doanh được thuận lợi - Về sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Bên cạnh những điểm mạnh trên, Mercure Sơn Trà vẫn còn tồn tại một điểm yếu đó là so với các đối thủ cạnh tranh khác, Mercure vẫn chưa tạo ra được một sự khác biệt rõ nét để định vị sản phẩm của. .. cầu của khách hàng một cách kịp thời Theo ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Chủ tịch HĐQT - TGĐ Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SAVICO) - chủ đầu tư dự án Mercure Sơn Trà Resort thì yếu tố trường vốn và tầm nhìn dài hạn quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Dự án Mercure Sơn Trà Resort có tổng vốn đầu tư 20 triệu USD với diện tích gần 60.000 m2, sở hữu

Ngày đăng: 15/10/2014, 23:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. GIỚI THIỆU CHUNG

  • PHẦN C. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

    • 1. MỤC TIÊU

      • 1.1 Mục tiêu chính thức

      • 1.2 Mục tiêu thực tế năm 2013

      • 1.3 Mục tiêu hoạt động 2013

      • 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

        • 2.1 Môi trường bên ngoài

          • 2.1.1 Môi trường tầm xa

          • 2.1.2 Môi trường hoạt động

          • 2.2 Môi trường bên trong

          • 2.3 Ma trận SWOT

          • 3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

            • 3.1 Chiến lược tổng thể

              • 3.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung

              • 3.1.2 Thị trường mục tiêu

                • 3.1.2.1 Tiêu thức phân đoạn:

                • 3.2 Chiến lược bộ phận

                  • 3.2.1 Chiến lược thị trường

                    • 3.2.1.1 Chiến lược sản phẩm

                    • 3.2.2 Chiến lược nhân sự

                      • 3.2.2.2 Đối với hoạt động đào tạo

                      • 3.2.2.3 Đối với hoạt động đãi ngộ:

                      • 3.2.3 Chiến lược tài chính

                      • 3.2.4 Sự phối hợp hoạt động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan