gốm sứ thời goryeo và choson của hàn quốc – so sánh với gốm sứ cùng thời của việt nam

40 3.8K 14
gốm sứ thời goryeo và choson của hàn quốc – so sánh với gốm sứ cùng thời của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2010-2011 GỐM SỨ THỜI GORYEO VÀ CHOSON CỦA HÀN QUỐC – SO SÁNH VỚI GỐM SỨ CÙNG THỜI CỦA VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN MAI LOAN LỚP : 010K2 KHOA: NN&VH PHƯƠNG ĐÔNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ THÚY HẰNG HÀ NỘI - 03/2011 2 Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Không chỉ có cô giáo Việt Nam mà những cô giáo Hàn Quốc cũng đã tận tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trực tiếp cho em đề tài này - cô giáo ĐỖ THÚY HẰNG. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Trong bài nghiên cứu khoa học sinh viên này, thuật ngữ Triều Tiên được sử dụng cho cả Hàn Quốc- (Nam Triều Tiên) và CHDCND Triều Tiên – (Bắc Triều Tiên). 3 ĐỒ GỐM HÀN QUỐC Mục lục PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Mục đích chọn đề tài 4 3. Vấn đề và phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Đồ gốm thời kỳ Goryeo và Choson 1.Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của đồ gốm Triều Tiên 6 2. Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm xanh thời Goryeo 11 3. Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm trắng thời Choson 18 4. Tiểu kết 24 CHƯƠNG 2: Đặc điểm văn hóa gốm cùng thời ở Việt Nam 1. Đặc điểm văn hóa gốm thời Lý, Trần 25 2. Đặc điểm văn hóa gốm thời Mạc, Lê 29 2.1. Đồ gốm Chu Đậu 30 2.2. Đồ gốm Bát Tràng 33 CHƯƠNG 3: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa đồ gốm Việt Nam và Triều Tiên 36 PHẦN 3: KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO, TRÍCH DẪN 40 4 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đã biết rằng mỗi dân tộc trên thế giới đều có nền văn hoá mang những đặc trưng riêng. Và nhờ những đặc trưng đó ta có thể hiểu hơn về dân tộc đó, đất nước đó. Khi được tiếp xúc với nền văn hoá Hàn Quốc mang đậm nét văn hóa Á-Đông, em bị cuốn hút bởi nhiều nét văn hóa đặc sắc. Từ đó, em muốn biết rõ hơn về nguồn gốc cũng như những ý nghĩa sâu xa liên quan tới văn hóa Hàn Quốc mà cho tới nay em chưa khám phá, chưa thử tìm hiểu. Và đồ gốm Hàn Quốc là một trong những nét văn hóa đặc sắc đó. Tuy nhiên, văn hóa của một quốc gia, nhất là một đất nước có lịch sử lâu đời trên bán đảo Triều Tiên (Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên) là một đề tài vô cùng lớn. Với kiến thức còn hạn hẹp và phạm vi một bài nghiên cứu khoa học sinh viên năm nhất, em chỉ xin đề cập đến hai dòng gốm là gốm xanh thời kỳ Goryeo và gốm trắng thời kì Choson nổi bật trong di sản văn hóa của dân tộc Triều Tiên (Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên). 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khi chọn nghiên cứu đề tài này, mục đích của em là giúp bản thân hiểu hơn về đồ gốm Triều Tiên nói riêng và nền văn hoá Triều Tiên nói chung. Có người cho rằng việc nghiên cứu di sản văn hóa là vô cùng khô khan và không thực sự cần thiết đối với đời sống xã hội hiện nay. Nhưng thông qua việc nghiên cứu này, em có thể hiểu thêm về quan điểm thẩm mỹ, đời sống tinh thần, tình cảm cũng như truyền thống lao động cần cù, giàu sáng tạo và sự khéo léo của những nghệ dân gốm nói chung cũng như của người dân Triều Tiên nói riêng. Qua đó liên hệ với sản phẩm gốm của Việt Nam để thấy được những nét tương đồng và khác biệt trong truyền thống văn hóa giữa hai dân tộc, để hội nhập, để gắn kết, để hòa nhập mà không hòa tan và để cùng phát triển trong hòa bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài. 5 3. VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đồ gốm từ xưa đến nay luôn là đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên những bài nghiên cứu đa phần tập trung về lịch sử ra đời, quá trình phát triển và các giá trị kinh tế của sản phẩm này. Bởi vậy, trong bài nghiên cứu khoa học này, ngoài việc tóm tắt ngắn gọn lại những vấn đề trên, em còn muốn liên hệ hai dòng gốm Triều Tiên như đã nói ở trên với đồ gốm Việt Nam để từ đó làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt trong sản phẩm gốm của hai nước nói riêng cũng như văn hóa của hai nước nói riêng. Các thông tin về đồ gốm Triều Tiên trong bài viết này ngoài các nguồn tư liệu bằng tiếng Việt, phần lớn được dịch ra bằng tiếng Anh và tiếng Hàn trên một số sách, báo và Internet. Qua bài nghiên cứu khoa học sinh viên này, em hi vọng sẽ cung cấp cho người đọc một số hiểu viết về giá trị văn hóa đồ gốm của Triều Tiên và Việt Nam. 6 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐỒ GỐM THỜI KỲ GORYEO VÀ CHOSON 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒ GỐM TRIỀU TIÊN Triều Tiên (theo cách sử dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: 조선, Choson) hay Hàn Quốc (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân quốc: 한국, Hanguk) hay Korea (theo cách sử dụng quốc tế và có gốc từ "Cao Ly") là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm tại bán đảo Triều Tiên tại Đông Á. Hiện nay trên bán đảo Triều Tiên có hai quốc gia riêng rẽ: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc ở phía Nam (Nam Triều Tiên) và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc (Bắc Triều Tiên) 1.1 GIỚI THIỆU Là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, Triều Tiên được biết đến trên toàn thế giới với đồ gốm sứ được phát triển như là một trong những nghệ thuật tạo hình đỉnh cao. Khoảng 8000 năm trước, gốm được đưa vào Bán đảo Triều Tiên. Từ khi đó, gốm đã trở thành một bộ phận khăng khít trong đời sống nhân dân Triều Tiên và được gìn giữ như những sản vật thiên nhiên của nhân dân Triều Tiên. Không giống như các hình thức nghệ thuật khác, dòng văn hóa gốm Triều Tiên không những tạo ra sự thuận lợi sử dụng của sản vật mà còn gìn giữ bảo vệ chức năng cơ bản của nghệ thuật là làm thanh khiết tâm trí con người. Cho mãi tới thế kỷ 19, Triều Tiên đóng vai trò quan trọng là nước sản xuất đồ gốm và là một trong hai nước phát triển dòng gốm thanh thiên celadon. Sự phát triển gốm trắng Triều Tiên (đồ sứ) đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nước láng giềng. 7 Cuối thế kỷ 19, mặc dù thế, dòng gốm thanh thiên celadon Triều Tiên bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của các xã hội hiện đại đã mang lại sự thay đổi trong các giá trị và đồng thời cũng gây thêm các khó khăn khác. Trong đồ thủ công, sự khó khăn mà dòng gốm gánh chịu chính là sự đụng độ giữa ý tưởng tâm hồn và khái niệm thương mại. Hơn thế nữa, sau khi khai mở các hải cảng, giới trung lưu và thượng lưu đã nhập rất nhiều dòng gốm mầu sắc sặc sỡ từ nước ngoài thì tổ hợp lò gốm hoàng gia (bunwon), không còn hoạt động nữa và tư nhân hóa năm 1884. Sau đó, trong giai đoạn 10 năm, việc sản xuất gốm trắng (sứ) cũng bị suy tàn vào những năm 1900. Do vậy, việc chấm dứt bunwon không những đã làm ngưng trệ có ý nghĩa sản xuất đồ gốm truyền thống Choson mà còn mất đi quan điểm gốc dòng gốm Triều Tiên, dòng gốm đại diện cho chức năng cơ bản của nghệ thuật và giá trị tự nhiên của sản vật thiên nhiên. 1.2. THỜI GIAN TRƯỚC GIẢI PHÓNG – SỰ SUY SỤP CỦA GỐM TRẮNG CHOSON VÀ SỰ PHỤC HỒI CỦA GỐM CELADON GORYEO (1900 – 1945) Trong thời gian này, việc tăng lên của dòng gốm nhập từ Nhật Bản và sự thâm nhập các nhà sản xuất gốm Nhật bản vào Bán đảo Triều Tiên đã làm suy yếu sản xuất gốm trắng truyền thống của Choson. Cơ quan gốm chính phủ Nhật Bản thấy rằng việc mở ra các nhà máy sản xuất gốm tại Triều Tiên lãi gấp 5 lần so với mở tại Nhật Bản và do vậy đầu những năm 1900, rất nhiều nhà máy gốm Nhật Bản được mở ra tại Bán đảo Triều Tiên, như tại Goesan, Yeongdeungpo, Jinnampo. Năm 1917, một nhà máy gốm cỡ lớn được xây dựng tại Busan và gốm sản xuất tại Triều Tiên đã bắt đầu nhập vào thị trường Nhật Bản. Trong khi thị trường tràn ngập đồ gốm Nhật Bản, các nhà gốm Triều Tiên hiện đại tìm cách tăng ý nghĩa của sản xuất gốm Triều Tiên. Nhưng những nỗ lực này dường như không thành công do sự ngăn chặn khắc nghiệt của Nhật Bản và không có đủ điều kiện. Yi Sunghun (biệt danh Namgang), nhà giáo đồng thời là 8 thành viên trong phong trào cứu nước, lập Công ty Gốm Pyeongyang, bị đóng cửa v.v… Năm 1918, Nhật Bản đã lập nên cơ quan gốm “Xưởng Nghệ thuật Hoàng gia Yi” và bắt đầu cung cấp các sản phẩm gốm thanh thiên celadon giả cổ, được gọi là yiwangjik, cho người Nhật, vốn rất say mê dòng gốm này. Và theo thị hiếu chuộng đồ cổ của người Nhật, việc tái tạo dòng gốm thanh thiên celadon thời Goryeo đã phát triển mạnh. Mặc dù thoạt tiên phải sử dụng đến vốn và kỹ thuật Nhật Bản, nhưng các nghệ nhân gốm Triều Tiên như Yu Kunhyong (1894-1993), Hwang Inchun (1894-1950) và các học sinh của các ông đã trở thành các nhân vật nổi tiếng trong kỹ thuật sản xuất gốm thanh thiên celadon. Xu hướng sản xuất tái tạo và gìn giữ dòng gốm celadon đã phát triển mạnh mẽ và nhiều người Triều Tiên tham gia. Việc tái tạo sản phẩm gốm celadon Triều Tiên hầu như phổ biến trên toàn lãnh thổ Triều Tiên. Những sản phẩm, thành quả nghệ thuật mức độ cao và sự hoàn hảo các sản phẩm giả cổ tái tạo trong giai đoạn này có thể được chứng kiến tại Bảo tàng Quốc gia Gaeseong, chẳng hạn như bình đốt dầu tái tạo celadon của Han Sukyong. Trong giai đoạn Nhật thuộc này, Triều Tiên đã trở thành thị trường cho hàng hóa Nhật Bản, một cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu Nhật Bản sử dụng nhân công rẻ và việc sản xuất tái tạo gốm thanh thiên celadon cung ứng cho nhu cầu giả cổ của người Nhật. Hầu hết các hoạt động sản xuất tái tạo có chất lượng cao do phụ thuộc vào vốn và kỹ thuật Nhật Bản, đã chuyển biến tiến gần hơn với phong cách Nhật Bản. Chỉ có dòng gốm có giá trị nhỏ như onggi, người Nhật không chú ý tới, vẫn tiếp tục được sản xuất theo phương pháp truyền thống. Trong giai đoạn thực dân hóa của Nhật Bản, vấn đề khó khăn nhất là sự tàn phá và suy sụp của dòng gốm trắng (sứ) Choson càng thêm tồi tệ với khái niệm thua kém dòng gốm thương mại và công nghệ Nhật Bản. Do đó, sự phục hồi dòng gốm thanh thiên celadon Goryeo, mặc dù nó có thể là một phần của chính 9 sách thực dân Nhật, nhưng đã đóng vai trò có ý nghĩa trong việc hàn gắn vết thương tự hào về dòng gốm thanh thiên celadon Triều Tiên. 1.3. SAU GIẢI PHÓNG, PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG GỐM HIỆN ĐẠI VÀ SỰ PHỤC HỒI GỐM CELADON GORYEO. Sau giải phóng, kinh tế phát triển. Sự tràn ngập văn hóa Mỹ nhập khẩu đã làm thay đổi nhanh chóng giá trị và cách sinh hoạt của người dân Hàn Quốc (Nam Triều Tiên). Đây có thể là giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất, đe dọa nhất đối với văn hóa Triều Tiên. Sự sùng bái văn hóa phương Tây dễ để người ta coi thường các giá trị Triều Tiên. Môi trường sản xuất đồ gốm không khác gì nhiều so với tình hình chung của xã hội. Các nhà máy được dựng lên trong giai đoạn Nhật chiếm đóng giờ thiếu vốn, công nghệ và nguyên liệu. Hơn thế nữa, hàng hóa Mỹ nhập khẩu dã thay thế đồ gốm truyền thống và làm suy yếu môi trường sản xuất. Chủ nghĩa thực dụng Mỹ, nhấn mạnh vào chức năng sử dụng, kèm theo suy nghĩ chung của công chúng thích dùng hàng tiêu dùng như đồ đồng, nhôm, nhựa hơn so với đồ gốm cồng kềnh, nặng nề. Do vậy, sau giải phóng sự truyền cảm tích cực vào dòng gốm tái tạo celadon thanh thiên thời Goryeo đã hoàn toàn biến mất, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chính là thị trường Nhật Bản, vốn tiêu thụ dòng gốm celadon lớn nhất và duy nhất đã biến mất, do hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao. Trong giai đoạn này, ý tưởng tái tạo dòng gốm celadon Goryeo và phục hồi dòng gốm trắng Choson dường như không thành công, chính phủ Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) đã xem xét chấp nhận công nghệ gốm Phương Tây và thành lập Xưởng Thủ công Mỹ nghệ Hàn Quốc với sự trợ giúp của chuyên gia gốm người Mỹ Stanley Whistick (1958). Ông truyền bá công nghệ gốm Mỹ qua các bài giảng tại Trường Đại học Hongik và hướng dẫn kỹ thuật tại Xưởng Thủ công Mỹ nghệ Hàn Quốc. 10 1.4. THỜI KỲ ĐỈNH CAO CỦA DÒNG GỐM CELEDON VÀ GỐM HIỆN ĐẠI (1970 – 1980) Sau Hiệp ước Nhật – Hàn (1965), vào những năm 70’, 80’ sự cuồng nhiệt của người Nhật đối với dòng gốm celadon thanh thiên Triều Tiên lại nổi lên mạnh mẽ. Các xưởng gốm ra đời xung quanh Icheon, tỉnh Gyeonggi, sau đó lan tới Gwangju, Yeoju và khắp Nam Hàn. Mặc dù chất lượng có khác nhau trong sự tái tạo gốm thanh thiên celadon và gốm trắng nhưng để hài lòng với nhu cầu người Nhật, nhiều sản phẩm đã được sản xuất cùng dáng vẻ, kích cỡ. Trong giai đoạn này, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất gốm bắt đầu được mở tại các trường Đại học và các nghệ nhân gốm như Kim Chaesok, Chong Kyu, Won Taejong, Kwon Sunhyong, Kim Iknyong… đã đóng góp có ý nghĩa lớn vào việc củng cố các cơ sở nghiên cứu gốm trong các trường Đại học. Do đó, thế giới gốm Triều Tiên trong giai đoạn này pha trộn sản phẩm “gốm sản xuất từ các trường Đại học” (một số học giả muốn dùng từ “gốm trường Đại học”) và gốm hiện đại. 1.5. GỐM ĐƯƠNG ĐẠI TRIỀU TIÊN (1990 – NAY) Gốm Triều Tiên được phân loại các loại gốm sau: gốm trường Đại học, gốm truyền thống, gốm chính thống và gốm công nghiệp. Mặc dù chưa có sự nhất trí về phân loại và thuật ngữ nhưng nhìn chung, những vật dụng hàng ngày sản xuất hàng loạt được gọi là gốm công nghiệp. [...]... Triều Tiên, đồ gốm Việt Nam có quá trình ra đời và phát triển gắn liền cùng lịch sử dân tộc Đặc biệt thời đại Lý – Trần là giai đoạn phát triển rực rỡ của gốm sứ nước ta Và sau nền mỹ thuật gốm rực rỡ thời kỳ này, cuối thế kỉ 14 ở Việt Nam phát triển một loạt sản phẩm gốm nổi tiếng của Phù Lãng, Bát Tràng, Chu Đậu có thể sánh ngang cùng gốm sứ Goryeo (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV) và gốm sứ Choseon (thế... thống gốm đặc trưng của chúng Do đó, việc phân tích đồ gốm của 3 nước này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết hơn các đặc trưng mỹ thuật của gốm trắng Choson 23 Để hiểu được đặc trưng gốm trắng Choson, trước hết chúng ta xem xét dặc tính chung so sánh với dòng gốm các nước khác, và xem xét đặc tính gốm trắng Choson qua từng thời kỳ Các nhà phê bình Nhật Bản đầu thế kỷ 20 đã đánh giá cao gốm trắng Choson là... nổi, và sản phẩm gốm không có trang trí (gốm trơn) Mặc dù chúng ta ưa thích cả 3 loại trên, nhưng đặc biệt chúng ta thích dòng gốm trơn, phô diễn màu sắc thanh thiên và các vết rạn tinh tế dưới lớp men 18 3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA ĐỒ GỐM THỜI CHOSON 3.1 HÌNH DÁNG GỐM TRẮNG CHOSON Mặc dù sự hình thành gốm trắng Choson được bắt nguồn từ nền sản xuất truyền thống gốm trắng của thời kỳ Goryeo và gốm. .. châu Á, châu Âu với nhiều mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất M ột số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc Gốm sứ Việt Nam mang đậm nét Việt Nam đồng thời phản ánh bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của các thợ gốm Việt Với vẻ đẹp giản dị mà trang nhã đồ gốm Việt Nam đã từng được... thuật của nó Điều này cũng đúng cho hầu hết đồ gốm nói chung, trong đó có gốm trắng Choson, bởi vì nó phản ánh trìu tượng các giá trị thẩm mỹ trong các thời đại Một phương pháp khác để xác định chất lượng thẩm mỹ gốm trắng Choson là so sánh chúng với dòng gốm các nước láng giềng, với Trung Quốc và Nhật Bản Đây là các quốc gia đứng đầu trong lịch sử gốm quốc tế, trong khi sự tương tác và ảnh hưởng của. .. sáng tạo và bàn tay khéo léo của những người thợ gốm Đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nghề và khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống được gửi gắm qua từng sản phẩm Bên cạnh đó, những sản phẩm gốm sứ thời kỳ Goryeo và Choseon đã nói lên sự phát triển rực rỡ của hội họa và điêu khắc thời bấy giờ CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA GỐM CÙNG THỜI Ở VIỆT NAM 25 Cũng như đồ gốm của Triều... mà được “sinh” ra Đánh giá này nói lên gốm trắng Choson đã trình diễn sự tự do không bị tác động của nghệ sĩ khi so sánh với dòng gốm Trung Quốc và Nhật Bản Nói cách khác, trong khi dòng gốm Trung Quốc trình bày sự hoàn hảo và rực rỡ về mặt kỹ thuật và dòng gốm Nhật Bản trình bày một vẻ đẹp vô song với những chi tiết họa tiết, trang trí cầu kỳ thì gốm trắng Choson chuyển tải cho chúng ta một vẻ đẹp... đồ gốm Choson dường như được tạo ra một cách riêng biệt, không giống như các dòng gốm khác trên thế giới thể hiện các đặc tính sản xuất hàng loạt Chất lượng đồ gốm Choson dường như mang một đặc tính nội tâm bẩm sinh, phản ánh một góc cạnh đặc tính của người dân Triều Tiên Chúng ta ghi nhận mỹ thuật của đồ gốm Choson khác với mỹ thuật của đồ gốm Goryeo Khái niệm ẩn giấu trong mỹ thuật đồ gốm Choson. .. xã hội và chính trị đã tác động đến gốm trắng, làm mất đi đặc tính chân thực của nó Hơn thế nữa, bunwon dần suy sụp do công nghệ mới từ Nhật Bản du nhập Choson bị sáp nhập vào Nhật Bản năm 1910, gốm trắng đã bị chuyển theo kiểu cách của Nhật Bản, đã mất đi bản chất, vẻ đẹp của nó và dần tan biến trong lịch sử 3 3 VẺ ĐẸP MỸ THUẬT DÒNG GỐM TRẮNG CHOSON Việc ra đời và phát triển của gốm trắng Choson đưa... mịn và óng mượt và phần nhiều về chất lượng đã đạt tới trình độ sứ Nhiều loại men, đặc biệt là men trắng xuất hiện ở thời kì này ngoài men tro và men đất Sự phát triển của kỹ thuật và trình độ thẩm mỹ cao đã tạo nên những dòng gốm khác nhau, 4 dòng gốm tiêu biểu là gốm men ngọc, gốm trắng, gốm men nâu và gốm men lục Gốm men ngọc (hay còn gọi là celadon) là dòng gốm bị ảnh hưởng của Phật Giáo xen kẽ với . HÓA CỦA ĐỒ GỐM THỜI CHOSON 3.1. HÌNH DÁNG GỐM TRẮNG CHOSON Mặc dù sự hình thành gốm trắng Choson được bắt nguồn từ nền sản xuất truyền thống gốm trắng của thời kỳ Goryeo và gốm trắng Trung Quốc. HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2010-2011 GỐM SỨ THỜI GORYEO VÀ CHOSON CỦA HÀN QUỐC – SO SÁNH VỚI GỐM. Đồ gốm thời kỳ Goryeo và Choson 1.Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của đồ gốm Triều Tiên 6 2. Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm xanh thời Goryeo 11 3. Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm

Ngày đăng: 15/10/2014, 22:35

Mục lục

  • - Korean ceramics. Kang Kyung-sook. Xuất bản năm 2008 - Nhà xuất bản Hàn Quốc tại Seoul, Hàn Quốc.

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan