biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh

79 682 1
biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Tác giả chân thành cảm ơn Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học trường Đại học Hà Tĩnh, các thầy giáo, cô giáo, đội ngũ cán bộ quản lý của trường đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tế, tham gia đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Lê Thị Mai Phương – Người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và viết khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được lời chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tác giả khóa luận Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Các từ viết tắt Giải nghĩa 1. ANTT An ninh trật tự 2. ATGT An toàn giao thông 3. CBCC Cán bộ, công chức 4. CLB Câu lạc bộ 5. CNKH Cử nhân khoa học 6. CNTT Công nghệ thong tin 7. CSVC Cơ sở vật chất 8. CSKV Cảnh sát khu vực 9. CTCT Công tác chính trị 10. CTXH Công tác xã hội 11. ĐHSP Đại học sư phạm 12. GD Giáo dục 13. GDĐH Giáo dục đại học 14. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 15. GS Giáo sư 16. KS Kỹ sư 17. KTX Ký túc xá 18. LHS Lưu học sinh 19. PGS Phó Giáo sư 20. QLGD Quản lí giáo dục 21. QLSV Quản lý sinh viên 22. SĐH Sau đại học 23. SP Sư phạm 24. THCN Trung học chuyên nghiệp 25. ThS Thạc sĩ 26. TL QLSV Trợ lý Quản lý sinh viên DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, có quan hệ mật thiết với sự hưng vong của mỗi quốc gia. Do đó, rất nhiều nước trên thế giới đã coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho một tương lai phát triển bền vững. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới, các cơ sở giáo dục trong nước nói chung, các trường đại học nói riêng một mặt phải phát huy những thành tựu đã đạt được, mặt khác phải kiên quyết và nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song song với sự phát triển của các mặt kinh tế, xã hội, số lượng sinh viên, chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục cũng được nâng lên, dần hồ nhập với xu thế hội nhập quốc tế. Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế và sự giao lưu về văn hoá cũng làm nẩy sinh những tác động tiêu cực, gây ra nhiều tệ nạn xã hội, tác động không nhỏ đến đời sống của giới trẻ. Nhiệm vụ quản lý, giáo dục sinh viên lại được đặt ra cho các trường chuyên nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung. Công tác học sinh, sinh viên, đặc biệt là công tác QLSV trở thành vấn đề được dư luận xã hội, đông đảo phụ huynh và lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng đặc biệt quan tâm. 1 Hiện nay, Trường Đại học Hà Tĩnh đã chuyển từ đào tạo theo học chế niên chế truyền thống sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cách thức tổ chức, quản lý cũ hầu như bị phá vỡ, mô hình quản lý cũ không còn phù hợp, trong khi mô hình quản lý mới đang bắt đầu hình thành, công tác QLSV còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đổi mới công tác quản lý sinh viên là một yêu cầu cấp bách được đặt ra cho Nhà trường trong thời gian tới. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học Hà Tĩnh” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Hà Tĩnh 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Hà Tĩnh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. 4.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài. 4.3. Đề xuất các biện pháp QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín ở Trường Đại học Hà Tĩnh. 2 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Hà Tĩnh từ đó nghiên cứu, đề xuất những biện pháp QLSV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, khái quát các tài liệu nghiên cứu lý luận, các văn bản nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp lý luận: phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa tài liệu - Phương pháp thực tiễn: khảo sát, điều tra bảng hỏi, đàm thoại, phỏng vấn và tổng hợp, phân tích dữ liệu. - Phương pháp hỗ trợ: toán học, thống kê, tin học. 7. Cấu trúc của khóa luận . Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương I . Cơ sở lý luận về công tác QLSV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Hà Tĩnh. Chương II. Thực trạng công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Hà Tĩnh. Chương III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Hà Tĩnh. 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VỀ CÔNG TÁC QLSV NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 1.1. Sinh viên và công tác QLSV. 1.1.1. Sinh viên a. Khái niệm: Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo (Ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD- ĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: “Người đang học trong hệ đại học và cao đẳng gọi là sinh viên”. b. Sinh viên có nhiệm vụ: - Thực hiện nhiệm vụ học tập theo mục tiêu, chương trình và kế hoạch giáo dục của nhà trường; - Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên của nhà trường và cơ sở giáo dục khác; tuân thủ pháp luật của nhà nước; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường. - Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản nhà trường. - Tham gia lao động công ích và hoạt động xã hội ở địa ương. - Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. c. Quyền, nghĩa vụ của sinh viên * Quyền của sinh viên: - Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường. 4 - Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường; được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên. - Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm: + Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. + Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ; + Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước; + Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; + Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngồi nhà trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường; + Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định. - Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; 5 được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước. - Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên. - Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường. - Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ sinh viên, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính. - Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. * Nghĩa vụ của sinh viên: - Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường. - Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. - Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống. 6 [...]... 1.4.2 Biện pháp quản lý sinh viên Biện pháp quản lý là cách thức quản lý một loại đối tượng hay một lĩnh vực nào đó Biện pháp quản lý sinh viên là cách thức, phương pháp quản lý sinh viên nhằm thực hiện được mục đích, yêu cầu của nhà trường 18 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 2.1 Khái quát về Đại học Hà Tĩnh 2.1.1 Sơ lược về... trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài chính) và chất lượng đầu ra (tốt nghiệp và tham gia vào cuộc sống) 1.3 Tín chỉ và đào tạo theo hệ thống tín chỉ 1.3.1 Tín chỉ và học phần a Tín chỉ: Tín chỉ là đơn vị căn bản để đo khối lượng kiến thức và đánh giá kết quả học tập của sinh viên 10 Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý. .. tiến, tìm một hướng đi mới nhằm đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay 2.2.2 Công tác QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ 2.2.2.1 Những thuận lợi của công tác QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Hà Tĩnh Sau hơn hai năm triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, những ưu điểm của phương thức đào tạo này đã dần được hé mở và... cáo và quản lý hành chính 15 Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không bị buộc phải quay lại học từ đầu Chính vì vậy giá thành đào tạo theo học chế tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế Nếu triển khai học tín chỉ các trường đại học lớn... tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài” - Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1.4 Biện pháp và biện pháp quản lý sinh viên 1.4.1 Biện pháp Theo từ điển tiếng Việt thì Biện pháp là cách làm, cách tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” 1.4.2 Biện pháp quản. .. chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ Mức 1: Thực hiện chế độ tích lũy kết quả học tập theo từng học phần Có kế hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ Mức 2: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 31/2001/QĐBGDĐT ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ. .. ta từ năm 1988 Từ năm 1993, học chế tín chỉ đã được thực hiện ở Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là các trương Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thăng Long Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, b Đặc điểm của học chế tín chỉ * Đặc điểm chung: - Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng đại học qua việc tích lũy các... chưa có kinh nghiệm về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong khi đó quán tính về đào tạo theo niên chế còn khá lớn Công tác quản lý SV cũng chưa có những đột phá nhằm đáp ứng với tình hình mới Tư tưởng, nhận thức về đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số cán bộ, SV còn thiếu đầy đủ, đúng đắn; việc tổ chức giảng dạy, học tập còn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Về phía người dạy:... hưởng khác Khái niệm chất lượng đào tạo là để chỉ chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định, biểu hiện một cách tổng hợp nhất mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo Chất lượng đào tạo phản ánh kết quả đào tạo của cơ sở giáo dục Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào: chất lượng đầu vào, quá trình đào tạo (mục tiêu, nội... trình đào tạo Tín chỉ học tập cũng là đơn vị để đo lường tiến độ học tập của sinh viên Tín chỉ học phí là đơn vị dựng để lượng hóa chi phí hoạt động giảng dạy, học tập tính cho từng học phần (kể cả học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) Học phí được xác định căn cứ theo số học phần, loại học phần của ngành học mà sinh viên được xếp thời khóa biểu trong học kỳ và bằng tổng số tín chỉ học phí . Cơ sở lý luận về công tác QLSV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Hà Tĩnh. Chương II. Thực trạng công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở. TÁC QLSV NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 1.1. Sinh viên và công tác QLSV. 1.1.1. Sinh viên a. Khái niệm: Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong. ở Trường Đại học Hà Tĩnh. Chương III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Hà Tĩnh. 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA

Ngày đăng: 14/10/2014, 00:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng số lượng SV và HV trong các năm 2008, 2010, 2011 tại Trường Đại học Hà Tĩnh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan