Tổng hợp lý thuyết Vật lý 12 phần 2

115 1.3K 0
Tổng hợp lý thuyết Vật lý 12 phần 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các hiện tương vật lý trên trái đất Quang học I. Lí thuyết về quang học 1. Định nghĩa - Ánh sáng: các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (380nm-760nm) . Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những hạt sóng chuyển động gọi là photon. + Ánh sáng do Mặt Trời tạo ra: ánh nắng (còn gọi là ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc liên tục từ đỏ đến tím) + Ánh sáng của Mặt Trăng: ánh trăng (do ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng phản xạ đi tới mắt người) + Ánh sáng do đèn tạo ra: ánh đèn + Ánh sáng do các loài vật phát ra: ánh sáng sinh học. - Phân loại: + Ánh sáng lạnh: ánh sáng có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ tím + Ánh sáng nóng: ánh sáng có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ đỏ + Ánh sáng trắng: ánh sáng có quang phổ trải đều từ đỏ đến tím + Ánh sáng đơn sắc: ánh sáng có bước sóng tập trung tại vùng quang phổ rất hẹp. 2. Một số tính chất quan trọng a) Tốc độ ánh sáng (vận tốc ánh sáng) Là độ lớn vô hướng của vận tốc lan truyền ánh sáng. - Trong chân không, các thí nghiệm đã chứng tỏ ánh sáng nói riêng, hay các bức xạ điện từ nói chung, đi với vận tốc không thay đổi, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Ký hiệu: c = 299.792.458 m/s 1 - Hiện tượng này đã thay đổi nhiều quan điểm về cơ học cổ điển của Isaac Newton và thúc đẩy Albert Einstein tìm ra lý thuyết tương đối. - Vận tốc ánh sáng trong chân không cũng chính là vận tốc lan truyền của bức xạ điện tử trong chân không. Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ “tốc độ ánh sáng” cũng được ngầm hiểu là tốc độ ánh sáng trong chân không. b) Năng lượng, động lượng và khối lượng - Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng gần 5 tỉ năm nữa. - Năng lượng bức xạ điện từ của Mặt Trời tập trung tại vùng quang phổ nhìn thấy. Mặt Trời giải phóng ra không gian xung quanh: 3,827.10 26 J/s - Năng lượng của một hạt photon có bước sóng λ là hc/λ, với h là hằng số Planck và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. + Photon không có khối lượng nghỉ, do đó động lượng của hạt photon bằng năng lượng của nó chia cho tốc độ ánh sáng, h/λ. Tính toán trên thu được từ công thức của thuyết tương đối: E 2 - p 2 c 2 = m 0 2 c 4 Trong đó: E là năng lượng của hạt p là động lượng của hạt m 0 là khối lượng nghỉ 5. Tia sáng, chùm sáng - Tia sáng: Tia sáng là đường truyền của ánh sáng. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì tia sáng là những đường thẳng. - Chùm sáng: Mỗi chùm sáng chứa vô số tia sáng. Đôi khi người ta gọi chùm sáng là chùm tia sáng hay chùm tia. - Tập hợp của vô số tia sáng xuất phát từ một điểm hay gặp nhau tại một điểm tạo thành chùm đồng quy. Chùm đồng quy gồm có chùm phân kì và chùm hội tụ. + Chùm phân kì là chùm trong đó các tia sáng được phát ra từ một điểm (hoặc đường kéo dài của các tia sáng ngược chiều truyền giao nhau tại một điểm). + Chùm hội tụ là chùm trong đó các tia sáng giao nhau tại một điểm. 2 - Chùm song song: được xem là trường hợp đặc biệt của chùm đồng quy. Các tia sáng trong chùm song song được xem như xuất phát (hoặc gặp nhau) tại một điểm ở vô cực. Có nghĩa là các tia sáng đi song song với nhau. 6. Sự phản xạ ánh sáng a, Hiện tượng phản xạ ánh sáng - Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị đổi hướng, trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn. - Bề mặt nhẵn này có thể là mặt của một vật hay mặt phân cách giữa môi trường trong suốt khác nhau. Trong đó: + SI biểu diễn tia tới. + IR biểu diễn tia phản xạ. + I là điểm tới. + IN là pháp tuyến. + Mặt phẳng tạo bởi tia tới SI và pháp tuyến IN gọi là mặt phẳng tới. + Góc SIN gọi là góc tới ; góc NIR là góc phản xạ. b, Định luật phản xạ ánh sáng - Tia phản xạ nằm trog mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Góc phản xạ bằng góc tới (i’=i) c, Giải thích : Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi sóng ánh sáng chạm phải một bề mặt hoặc một ranh giới khác không hấp thụ năng lượng bức xạ và làm bật sóng ánh sáng ra khỏi bề mặt đó. Ví dụ : Bề mặt của 1 hồ nước phẳng lặng, ở đó ánh sáng tới bị phản xạ theo kiểu có trật tự, tạo ra ảnh rõ ràng của quang cảnh xung quanh hồ. Ném 1 hòn đá 3 xuống hồ, nước bị nhiễu loạn thành sóng, làm phá vỡ sự phản xạ bởi tán xạ các tia sáng phản xạ theo mọi hướng. Sóng ánh sáng đến gọi là sóng tới và sóng bật ra khỏi bề mặt gọi là sóng phản xạ. Ánh sáng trắng khả kiến có hướng đi đến bề mặt gương ở 1 góc (tới) bị phản xạ trở lại vào không gian bởi mặt gương ở 1 góc khác (góc phản xạ) bằng góc tới. Như vậy, ta thấy góc tới bằng góc phản xạ đối với ánh sáng khả kiến cũng như mọi ánh sáng có bước sóng khác phổ bức xạ điện từ. Ý tưởng này được gọi là định luật phản xạ. Điều quan trọng cần chú ý là ánh sáng không tách thành các màu thành phần của nó do không bị « bẻ cong » hoặc bị khúc xạ và mọi bước sóng đều bị phản xạ ở góc bằng nhau. Bề mặt phản xạ ánh sáng tốt nhất phải rất nhẵn như gương thủy tinh, kim loại láng bóng… d, Phân loại Sự phản xạ ánh sáng phân loại thô thành 2 loại phản xạ : sự phản xạ phản chiếu và sự phản xạ khuếch tán. - Sự phản xạ phản chiếu : là sự phản xạ mà ánh sáng phản xạ từ một bề mặt nhẵn ở một góc xác định. - Sự phản xạ khuếch tán : là sự phản xạ được tạo bởi những bề mặt gồ ghề có xu hướng phản xạ ánh sáng theo mọi hướng. - Xét ví dụ : khi chiếu ánh sáng trắng tới 2 bề mặt khác nhau là 1 cái gương nhẵn bóng và 1 bề mặt màu đỏ gồ ghề. Ta nhận thấy : + Các gương phản xạ mọi thành phần của ánh sáng trắng hầu như giống nhau. Ánh sáng phản xạ chiếu đi theo 1 lộ trình có góc phản xạ bằng góc tới. + Bề mặt màu đỏ gồ ghề thì không phản xạ hết mọi bước sóng, nó hấp thụ hết đa phần thành phần lục, lam và phản xạ ánh sáng đó. Ngay cả ánh sáng khuếch tán phản xạ từ những bề mặt gồ ghề cũng bị tán xạ theo mọi hướng. Như vậy, sự phản xạ phản chiếu khác sự phản xạ khuếch tán ở những điểm sau : Nội dung Sự phản xạ phản chiếu Sự phản xạ khuếch tán 4 Bề mặt phản xạ - phẳng, nhẵn - gồ ghề Sự phản xạ - góc phản xạ bằng góc tới (góc phản xạ xác định) - ánh sáng được phản xạ hầu như toàn bộ. - ánh sáng đi theo một hướng nhất định. - góc phản xạ không xác định. - ánh sáng được phản xạ một phần. - ánh sáng phản xạ bị tán xạ theo mọi hướng. 7. Sự tán sắc ánh sáng Niu- tơn đã thực hiện thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng lần đầu tiên vào năm 1672. Dùng một màn chắn trên có khoét một khe hẹp A để tách ra một chùm sáng trắng (ánh sáng mặt trời) có dạng một dải hẹp. Cho dải sáng trắng này chiếu vào một lăng kính có cạnh song song với khe A. Sau lăng kính đặt một màn ảnh B để hứng chùm sáng ló ra. Trên màn ảnh ta thấy có một dải có màu như cầu vồng từ đỏ đến tím. Các tia màu đỏ bị lệch ít nhất, các tia màu tím bị lệch nhiều nhất. Như vậy, khi đi qua lăng kính, chùm sáng trắng không những bị khúc xạ về phía đáy lăng kính mà còn bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Dải có màu như cầu vồng này gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. Trong quang phổ của ánh sáng trắng, ta thấy có 7 màu chính là : đỏ, dam cam, vàng, lục, lam, chàm, tóm. Thực ra, trong quang phổ này không phải chỉ có 7 màu như trên mà còn có rất nhiều màu, biến dổi dần dần từ màu này sang màu khác Sóng ánh sáng Dưới góc độ vật lý học, ánh sáng mặt trời là 1 dạng năng lượng bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ khả kiến (nhìn thấy được bằng mắt thường, 5 khoảng từ 380 nm đến 740 nm). Giống như các bức xạ điện từ khác, ánh sáng cũng được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động với các hạt gọi là photon ánh sáng. Ánh sáng là một sóng dao động điện và từ trường. Nó là 1 phần nhỏ trong dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ. Dải các tần số này gọi là phổ điện từ. Phổ điện từ của 1 đối tượng là phân bố đặc trưng của các bức xạ điện từ phát ra hoặc hấp thụ bởi các đối tượng cụ thể. Sóng điện từ di chuyển trong không gian với vận tốc 299.792.458 m/s. Đây chính là vận tốc của ánh sáng. Năng lượng của bức xạ điện từ phụ thuộc vào bước sóng và tần số của nó. Bước sóng chính là khoảng cách giữa các đỉnh sóng. Tần số là số đỉnh sóng đi qua 1 điểm trong 1 đơn vị thời gian (mỗi giây). Ánh sáng có bước sóng càng dài, tần số càng ngắn và càng chứa ít năng lượng. Màu sắc của ánh sáng Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) là một phần của phổ điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng từ mặt trời hay bóng đèn điện được gọi là ánh sáng trắng. Tuy nhiên, bên trongánh sáng trắng là một tập hợp của vô số những màu sắc khác nhau. Khi chúng ta chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính, chúng ta sẽ có thể thấy được những màu sắc khác nhau bên trong ánh sáng trắng. Quang phổ này tương tự như các màu sắc của cầu vòng mà bạn nhìn thấy được. 6 Các màu sắc trong ánh sáng trắng được pha trộn một cách liên tục từ màu này đến màu khác. Dải màu này cơ bản bắt đầu từ đỏ, cam. Tiếp theo sẽ là vàng, lục, lam, chàm và kết thúc bởi màu tím.Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất. Ánh sáng trong không khí Ánh sáng di chuyển trong không gian theo đường thẳng nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển vào trong bầu khí quyển, nó tiếp tục đi theo đường thẳng cho đến khi gặp phải các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khí cản lại. Kể 7 từ lúc này, những gì xảy ra với ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của những vật mà nó chiếu vào. Những hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị các vật cản hấp thu. Do các màu sắc khác nhau trong ánh sáng đều bị phản xạ lại từ các hạt theo cùng một hướng nên ánh sáng phản xạ từ các hạt cản vẫn là ánh sáng trắng và chứa tất cả các màu ban đầu. Ngoài bụi và nước, trong khí quyển cũng chứa các phân tử khí. Các phân tử khí này có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Nếu ánh sáng trắng chiếu vào các phân tử khí, thì chuyện không đơn giản như khi chiếu vào bụi hay các hạt nước. Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ). Nhà vật lý học người Anh John William Strutt, 3rd Baron Rayleigh (1842-1919) Người đề xuất phương trình xác định hệ số tán xạ Rayleigh giúp lý giải nguyên nhân bầu trời có màu xanh Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại. 8 9. Bóng tối, bóng nửa tối a, Bóng tối - Thí nghiệm Đặt 1 nguồn sáng nhỏ (bóng đèn pin đang sáng) trước 1 màn chắn. Trong khoảng cách từ bóng đèn đến màn ta đặt 1 miếng bìa. Làm thí nghiệm bằng cách thay đổi vị trí của miếng bìa. - Nhận xét : trên màn chắn chia thành 2 vùng sáng, tối rõ rệt. Giải thích : Xuất hiện vùng tối vì ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới màn chăn (theo đường thẳng) đã bị vật chắn chặn lại. - Định nghĩa : Bóng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Tìm hiểu về bóng tối : Bóng tối xuất hiện ở đâu ? Bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng (vì khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới hay còn gọi là vùng bóng tối). - Bóng tối của một vật thay đổi như thế nào ? Bóng tối của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi (do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng tối có hình dạng của vật cản sáng). b, Bóng nửa tối - Thí nghiệm : Làm thí nghiệm như trên nhưng thay đèn pin bằng ngọn đèn điện sáng (nguồn sáng rộng). Di chuyển miếng bìa và quan sát trên màn chắn. - Nhận xét : Ta thấy xuất hiện trên màn chắn 3 vùng sáng tối khác nhau : + Vùng sáng hoàn toàn. + Vùng bóng tối 9 + Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng gọi là vùng bóng nửa tối. Lí do có sự khác biệt so với thí nghiệm trên là vì nguồn sáng có kích thước lớn hơn. - Định nghĩa : Bóng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. c, Ứng dụng của bóng tối và bóng nửa tối - Ứng dụng của bóng tối : + Rửa ảnh + Làm chữ + Đo kích thước của vật - Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực + Nhật thực : Đứng ở chỗ bóng tối trên Trái Đất, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trời vì Mặt Trăng đã che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới, đó là hiện tượng nhật thực toàn phần. + Đứng ở chỗ bóng nửa tối trên Trái Đất (vùng 2), chúng ta chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời, đó là hiện tượng nhật thực một phần. + Nguyệt thực : Khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực do Mặt Trăng đã đi vào vùng tối của Trái Đất. Mặt Trăng ở vị trí số (1) thì người đứng ở vùng tối trên Trái Đất sẽ thấy hiện tượng nguyệt thực. 10. Tác dụng của ánh sáng Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với sự sống. Nếu không có ánh sáng mặt trời hay ánh sáng nhân tạo như đèn, điện,….thì sinh vật không thể tồn tại được. Con người sử dụng ánh sáng nhân tạo để trang trí, chữa bệnh, sưởi ấm, chụp điện, … a, Tác dụng nhiệt của ánh sáng 10 [...]... nước khác từ những hướng khác nhau dẫn đến sự tổng hợp ánh sáng trắng Vì vậy ở trên bầu trời phía ngoài cầu vồng chính thì sáng hơn phía trong Khi quan sát, ta thấy những tia sáng phản chiếu tại góc giới hạn và mỗi giọt nước cùng với góc độ này góp phần tạo nên cầu vồng 8 Hiện tượng nhật thực Có bốn kiểu nhật thực: Nhật thực toàn phần: 28 Khi nhật thực toàn phần xảy ra, mặt trăng che khuất hẳn mặt trời... thể là do bụi vũ trụ Mỗi ngày trái đất tiếp xúc với hàng tấn thiên thạch - những mẩu vụn chất thải từ các sao chổi và hành tinh nhỏ Đa số chúng có kích thước phù hợp với các đám mây dạ quang Một nhà vật lý học plasma Paul M Bellan – giáo sư vật lý ứng dụng tại Viện công nghệ California (Caltech) cuối cùng đã tìm ra lời giải đáp cho đặc điểm kỳ lạ của những đám mây dạ quang, chấm dứt bí ẩn kéo dài nhiều... bình, và 4 42 nm đối với bước sóng ngắn Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón 2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa... sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng... của phần ánh sáng nhìn thấy Như đã nói ở phần lí thuyết, định luật Rayleigh chỉ áp dụng được nếu các hạt tạp chất có kích thước bé hơn nhiều lần so với bước sóng của ánh sáng tới (khoảng 0,001μm) Khi các vi thể tạp chất có kích thước r = 0,7 μm thì ánh sáng Mặt trời sẽ tán xạ một cách dị thường: phần màu đỏ của quang phổ mặt trời bị tán xạ mạnh hơn tất phải thoát ra ngoài trường nhìn của ta, còn phần. .. biến đổi nhất định ở các sinh vật Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật - Cuộc sống trên Trái Đất tùy thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào Mặt Trời Ở đâu có ánh sáng thì sự sống ở đó trở nên tươi tốt đối với cả thực vật, động vật và con người + Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng... một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng 29 Nhật thực lai: Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm Là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên Nhật thực một phần Tỷ lệ giữa kích thước biểu kiến của... bóng tối mà mặt trăng che khuất hoàn toàn, khi đó ta sẽ thấy nhật thực toàn phần Nhưng nếu chúng ta đứng trong vùng sẫm nhạt (2) , ta sẽ nhìn thấy mặt trời bị che khuất một phần, đó là nhật thực một phần Giải thích hiện tượng Nhật thực" là hiện tượng khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất Khái niệm "Nhật thực" có thể được mở... nghiêng so với Hoàng đạo nên 2 mặt phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2 điểm nối tâm gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo Nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng nằm tại một trong hai tiết điểm 32 Dưới ánh sáng Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng tạo ra phía sau mình một nón bóng tối khổng lồ Khi 3 thiên thể nằm trên giao tuyến nói trên thì trục của 2 nón bóng tối này cùng nằm... không thấy một nguồn sáng rõ rệt nào cả Những hình ảnh hoàng hôn kỳ 12 thú trên bầu trời về đêm đã trở thành một trong những thú vui thư giãn phổ biến trên toàn thế giới Dù mây dạ quang trông giống như ở ngoài không gian, nhưng thực ra chúng vẫn ở trong tầng giữa khí quyển trái đất (độ cao từ 50 đến 85 km) Tầng này không những rất lạnh ( - 125 0C) mà còn rất khô - khô gấp 100 triệu lần không khí ở hoang mạc . nó chia cho tốc độ ánh sáng, h/λ. Tính toán trên thu được từ công thức của thuyết tương đối: E 2 - p 2 c 2 = m 0 2 c 4 Trong đó: E là năng lượng của hạt p là động lượng của hạt m 0 là khối. với cả thực vật, động vật và con người. + Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Mặt Trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung. chổi và hành tinh nhỏ. Đa số chúng có kích thước phù hợp với các đám mây dạ quang. Một nhà vật lý học plasma Paul M. Bellan – giáo sư vật lý ứng dụng tại Viện công nghệ California (Caltech)

Ngày đăng: 11/10/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Hiện tượng mây dạ quang

    • Giải thích hiện tượng

    • 5. Tại sao về mùa hè có nhiều ngôi sao hơn mùa đông ?

    • 6. Tại sao các vì sao nhấp nháy?

      • Máy Phát Điện[sửa | sửa mã nguồn]

      • C. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

      • 1. Sự phóng xạ của hạt nhân

        • Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan