các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ

77 1.2K 14
các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2013-2014 Tên công trình: Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Nhóm ngành: Kinh tế và kinh doanh 2 (KD2) Hà Nội, tháng 5 năm 2014 ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH v DANH MỤC HỘP v DANH MỤC BẢNG v LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 5 1.1. Khái niệm Chuỗi giá trị 5 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. Khung lý thuyết Filière 5 Chuỗi giá trị của Michael Porter 6 Khung lý thuyết Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris …………………………………………………………………………6 1.2. Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị 10 1.2.1. 1.2.2. Góp phần đánh giá sức cạnh tranh hệ thống 10 Giúp các doanh nghiệp và các quốc gia tìm cách thức hữu hiệu tham gia vào thị trường toàn cầu 10 1.3. Các yếu tố cần phân tích theo cách tiếp cận theo chuỗi giá trị 11 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 1.3.4. 1.3.5. Quản trị chuỗi giá trị 11 Phân loại chuỗi giá trị 16 Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi 18 Rào cản gia nhập chuỗi 19 Nâng cấp chuỗi giá trị 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 23 2.1. T ổng quan v ề điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến ngành chè Phú Thọ 23 2.1.1. 2.1.2. L ịch sử ngành chè tỉnh Phú Thọ 23 Nh ững đặc trưng cơ bả n của sản phẩ m chè t ỉnh Phú Th ọ 23 iii 2.1.3. S ự phù h ợp của điều ki ện tự nhiên củ a t ỉnh Phú Thọ với sự phát triển củ a cây chè 24 2.2. 2.3. Mô tả chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ 25 Quản trị chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 29 2.3.1. Đặc điểm quản trị của mỗi chủ thể trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 29 2.3.2. Kiểu quản trị của chuỗi giá trị chè Phú Thọ 30 2.4. 2.5. 2.6. Loại hình chuỗi giá trị chè Phú Thọ 31 Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ …………………………………………………………………………….32 Rào cản gia nhập chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 35 2.6.1. Kiến thức về chuỗi giá trị 35 2.6.2. Khả năng công nghệ, tài chính, tổ chức, tiếp thị 36 2.6.3. Sự tương thích với các chức năng của chuỗi 39 2.7. Đánh giá chung về chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ 40 2.7.1. 2.7.2. 2.7.3. Người trồng chè 40 Người thu gom chè 40 Cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè 41 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 43 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 45 3.1. 3.2. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 45 Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ …………………………………………………………………………….49 3.2.1. 3.2.2. Nhóm giải pháp vĩ mô 49 Nhóm giải pháp vi mô 53 KẾT LUẬN 60 iv PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NGÀNH CHÈ TẠI TỈNH PHÚ THỌ CƠ SỞ, DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 65 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA NGÀNH CHÈ TẠI TỈNH PHÚ THỌ HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT 69 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bốn đối tượng trong một chuỗi giá trị đơn giản 8 Hình 1.2: Các chuỗi giá trị giao nhau giữa một số ngành 9 Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 26 Hình 2.2: Phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 34 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Sự quản trị trong chuỗi giá trị chè của công ty TNHH Một thành viên chè Phú Bền 31 Hộp 2.2: Công ty TNHH MTV chè Phú Bền với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ 38 Hộp 3.1: Nâng cấp toàn chuỗi và nâng cấp quy trình tại công ty TNHH Một thành viên Thế hệ mới Phú Thọ 58 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ba đặc điểm của quản trị trong chuỗi giá trị 13 Bảng 1.2: Các nhân tố quyết định đến quản trị chuỗi 16 Bảng 1.3: Sự khác nhau giữa chuỗi hàng hóa do người bán chi phối và chuỗi hàng hóa do người mua chi phối 17 Bảng 1.4: Nâng cấp trong chuỗi giá trị 22 Bảng 2.1: Đặc điểm chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 32 Bảng 2.2: Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 34 Bảng 2.3: Ma trận SWOT của người trồng chè 40 Bảng 2.4: Ma trận SWOT của người thu gom chè 41 Bảng 2.5: Ma trận SWOT của cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè 42 Bảng 3.1: Ma trận SWOT của ngành chè tỉnh Phú Thọ 46 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5/8/2008, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu”. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với cây công nghiệp, trong đó có cây chè. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, được trồng nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên. Tại Phú Thọ - một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam. Ở đây, sản xuất chè không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn là nguồn cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Xác định đây là cây mũi nhọn thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, tỉnh Phú Thọ đã tập trung phát triển cây chè, liên tục giữ vị trí thứ 3 về sản lượng, thứ 4 về diện tích trên tổng số 35 tỉnh trồng chè của cả nước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ, năm 2012, năng suất chè búp tươi của tỉnh đạt 9,09 tấn/ha (cao hơn bình quân cả nước: khoảng 8 tấn/ha). Mặc dù có nhiều ưu thế và đạt được những thành quả đáng khích lệ, nhưng chất lượng chè của tỉnh chưa cao, giá chè thấp và không ổn định – chỉ khoảng 60% so với giá chè bình quân thế giới. Vậy, câu hỏi đặt ra là: Những gì tỉnh Phú Thọ đã và đang làm liệu đã khai thác hết tiềm năng của ngành chè chưa, và tỉnh còn có thể làm những gì để gia tăng giá trị sản phẩm chè? Vì lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ” là đề tài nghiên cứu cho cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ những năm 80, đã có rất nhiều các nghiên cứu về cây chè, nhưng các tài liệu chủ yếu đề cập đến vấn đề kĩ thuật trồng, giống cây, Về vấn đề phát triển ngành chè và việc xuất khẩu chè Việt Nam nói chung, số lượng bài viết, bài nghiên cứu được công bố ít hơn, bắt đầu được chú ý từ đầu thế kỉ 21 – khi quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh. Các công trình nghiên cứu quốc tế liên quan gồm có: Nhóm nghiên cứu thứ nhất quan tâm nhiều đến sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị chè. Năm 2004, Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) đã nghiên cứu chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên nhằm xác định lợi ích mà người nghèo (người trồng chè) đạt được trong chuỗi giá trị này. Ngoài ra, nghiên cứu có nêu ra những hạn chế của chuỗi giá trị chè nhưng chưa nêu cụ thể làm sao để nâng cấp chuỗi giá trị này. Tháng 6/2008, Sanne van der Wal, dưới góc nhìn của phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo, đã nêu lên các vấn đề khó khăn của ngành chè nói chung, và đưa ra kinh nghiệm của các nước đứng đầu trong ngành chè như những giải pháp tham khảo. Cuối nghiên cứu có đề cập đến trường hợp ngành chè của Việt Nam, nhưng tác giả chỉ dừng lại ở liệt kê các tiềm năng và thách thức với ngành chè Việt Nam. Nhóm thứ hai nghiên cứu vấn đề này đứng dưới góc nhìn của các doanh nghiệp chè. Năm 2010, nhóm nghiên cứu của nhóm ThS. Lương Thị Ngọc Oanh, Ths. Nguyễn Thị Hải Yến và Sørensen OJ đã mô tả chuỗi giá trị chè Việt Nam (chọn Hà Nội, Thái Nguyên và Phú Thọ để nghiên cứu) và đề cập tới các lựa chọn để tạo thêm giá trị gia tăng. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra mang tính lý thuyết mà chưa xét nhiều tới tính khả thi. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan gồm có: Nhóm thứ nhất nghiên cứu năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu của ngành chè. Tiêu biểu là nghiên cứu của TS. Nguyễn Hữu Khải, năm 2006: “Cây chè Việt Nam – Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển”. Nghiên cứu đã phân tích điểm mạnh và yếu của ngành chè Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao 3 năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do chưa chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên giải pháp được đưa ra còn mang tính lý thuyết, chưa cụ thể và thậm chí không khả thi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm số lượng lớn trên thị trường chè Việt Nam). Nhóm thứ hai nghiên cứu ngành chè dựa trên cở sở lý luận về chuỗi giá trị. Năm 2004, T.S. Trần Công Thắng chủ nhiệm đề tài “Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Nghiên cứu đối với ngành chè", tập trung phân tích hoạt động của chuỗi giá trị chè và lợi ích của người nghèo khi họ tham gia vào chuỗi giá trị và nâng cao năng lực để hỗ trợ sự phát triển thị trường cho người nghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển mạng lưới buôn bán và các chính sách xúc tiến thương mại. Đề tài có ý nghĩa nghiên cứu vào thời điểm 2003- 2004 khi ngành chè Việt Nam vừa thoát thời kì khủng hoảng về thị trường xuất khẩu. Sau đó, Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005, đã có nhiều doanh nghiệp chế biến chè ra đời mà không cần có vùng nguyên liệu, điều này dẫn đến nhiều vấn đề mà đề tài chưa đề cập đến liên quan đến việc thu gom chè tươi. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi: “Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ” không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu + Đối tượng: chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ (2008-2013) + Mục tiêu: Đề tài phân tích chuỗi giá trị chè với chè nguyên liệu trồng tại tỉnh Phú Thọ nhằm đưa ra các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị này. 4. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa, tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu của các đề tài đi trước, các báo cáo có liên quan đến nội dung đề tài để làm cơ sở lý luận và tham khảo. - Phỏng vấn thông qua bảng hỏi. - Phỏng vấn chuyên gia: trao đổi, lấy ý kiến từ một số nhà quản lý doanh nghiệp chế biến, sản xuất chè tại tỉnh Phú Thọ. 4 Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 56 doanh nghiệp chè vừa và nhỏ, và hơn 200 cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ. Trước hết, nhóm nghiên cứu dùng các thông tin thứ cấp, dùng bảng hỏi để phỏng vấn thông qua bảng hỏi với một số doanh nghiệp (5 doanh nghiệp), cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ (5 cơ sở) và người trồng chè (5 người) để có cái nhìn chung về toàn chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ. Sau đó, nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia là một số chủ doanh nghiệp đi đầu của tỉnh để trao đổi, lấy ý kiến về công tác sản xuất kinh doanh của tỉnh. 5. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là ngành chè trồng tại tỉnh Phú Thọ + Thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 – năm bắt đầu thực hiện nghị quyết TƯ 7, cũng là từ khi các công ty chè ở tỉnh Phú Thọ bắt đầu được thành lập, đến nay. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Nhóm nghiên cứu mong muốn đạt được các kết quả sau: - Làm rõ lý thuyết về chuỗi giá trị - Mô tả, phân tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ - Đánh giá tính khả thi của các cách nâng cấp đối với chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra giải pháp nâng cấp đối với chuỗi giá trị này 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, đề tài gồm 3 chương chính: Chương I: Khung lý thuyết phân tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Chương II: Phân tích Chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Chương III: Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 5 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ Cho tới nay, đã có nhiều khung lý thuyết về chuỗi giá trị được đưa ra. Tuy nhiên, nhóm tác giả chọn khung lý thuyết về chuỗi giá trị theo phương pháp tiếp cận toàn cầu của Kaplinsky làm nền tảng cho những phân tích tiếp theo trong chương 2 và chương 3. Phần đầu chương này khái quát hệ thống các khung lý thuyết và giải thích cho sự lựa chọn khung lý thuyết của Kaplinsky cho bài nghiên cứu, phần còn lại của chương đưa ra những nội dung cơ bản nhất về khung lý thuyết này. 1.1. Khái niệm Chuỗi giá trị Có ba khung lý thuyết chính phân tích chuỗi giá trị: Filière, Chuỗi giá trị của Michael Porter, Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris. 1.1.1. Khung lý thuyết Filière Vào những năm 60 của thế kỉ 20, các học giả Pháp lần đầu tiên xây dựng lý thuyết này. Filière (dòng, mạch) miêu tả dòng vận chuyển của các đầu vào vật chất và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng. Những phân tích ban đầu đã nhấn mạnh tác động lên nền kinh tế nội địa của quan hệ đầu vào – đầu ra giữa các doanh nghiệp và hiệu quả thu được từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, Về sau, phương pháp này chú trọng đặc biệt đến cách thức kết nối giữa hệ thống sản xuất địa phương, công nghệ chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Dựa trên việc nghiên cứu sơ đồ dòng chảy của hàng hoá và xác định những đối tượng tham gia vào dòng đó, Filière về cơ bản khá gần với phân tích chuỗi giá trị hiện nay. Tuy nhiên, chuỗi giá trị theo Filière chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm nhất định), tập trung vào các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng mà chưa phân tích trong điều kiện thay đổi của các dòng hàng hoá, thậm chí tri thức và các tác nhân khác. Thêm vào đó, rào cản theo chiều ngang cũng không được nhấn mạnh. Do đó, nó không thích hợp với nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ứng dụng cho chuỗi giá trị nội địa. [...]... chế biến chè còn tiến hành đóng gói bao bì sản phẩm theo yêu cầu của người mua như Công ty TNHH chè Hưng Hà đã làm 29 2.3 Quản trị chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 2.3.1 Đặc điểm quản trị của mỗi chủ thể trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Như đã được nhắc đến trong chương 1 của bài nghiên cứu, lý thuyết về quản trị chuỗi giá trị của Kaplinsky đề cập đến 3 chức năng của quản trị trong... Thanh Ba, Phù Ninh Các loại đất của Phú Thọ có độ phì khá, thích hợp để canh tác nhiều loại cây trồng hàng năm và cây trồng lâu năm, trong đó có cây chè Tóm lại, cây chè Phú Thọ đã có truyền thống lâu đời và có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến chè 2.2 Mô tả chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ Với truyền thống trồng và sản xuất chè lâu đời, chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ gần như đã phát... biến chè Các doanh nghiệp chè tại tỉnh Phú Thọ chủ yếu sản xuất chè đen vì mặc dù chè xanh có mức giá cao hơn nhưng đòi hỏi chất lượng chè tươi phải cao mà thực tế là chè tươi Phú Thọ chất lượng không tốt và người trồng chè Phú Thọ đã quen với việc hái chè để sản xuất chè đen Sản phẩm chè Phú Thọ chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường Đài Loan, Nga, Sri Lanka… Đối với việc sản xuất chè xanh và chè. .. nâng cấp sản phẩm, nâng cấp chức năng và nâng cấp chuỗi (Bảng 1.4) 22 Bảng 1.4: Nâng cấp trong chuỗi giá trị Nâng cấp quy trình Nâng cấp sản phẩm Nâng cấp chức năng Nâng cấp toàn chuỗi Trình tự Ví dụ Lắp ráp thiết bị gốc (OEA) Sản xuất các Nguồn: gốc thiết bị Raphael Kaplinsky and Mike Morris, 2001 Kinh nghiệm từ thành công của các nước Đông Á cho thấy một qui trình nâng cấp chuỗi giá trị từ sản xuất... nghiệp để tham gia chuỗi giá trị) rất quan trọng, không chỉ với doanh nghiệp ngoài chuỗi muốn tham gia vào chuỗi mà còn với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị đang nghiên cứu 1.3.5 Nâng cấp chuỗi giá trị Nâng cấp trong chuỗi giá trị là quá trình các đối tượng trong chuỗi (người lao động, doanh nghiệp, quốc gia) chuyển từ những hoạt động tạo ra giá trị thấp sang những hoạt động tạo ra giá trị cao hơn, với... trị tư pháp bằng hoạt động giám sát quá trình trồng chè hay thu hoạch chè để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Chất lượng chè thường chỉ được đánh giá qua thị giác và vị giác 30 + Quản trị thi hành trong chuỗi giá trị chè thể hiện ở các hoạt động hỗ trợ các nhà cung cấp để đáp ứng được những tiểu chuẩn về chất lượng sản phẩm đã được đặt ra Trong chuỗi giá trị chè tỉnh Phú. .. TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 2.1 T ổng quan v ề điều kiện t ự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến ngành chè Phú Thọ 2.1.1 L ịch sử ngành chè tỉnh Phú Thọ Mảnh đất Phú Thọ đã gắn bó với cây chè từ rất lâu đời và có lịch sử ngành sản xu ất chè hơn 100 năm Năm 1882, người Pháp đã tiến hành kh ảo sát v ề cây chè ở miền núi phía B ắc Việt Nam và năm 1885, họ kh ảo sát cây chè trên... cho chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ trở nên phức tạp như được thể hiện trong hình dưới đây: 26 Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Xuất khẩu trực tiếp Người trồng chè Người thu gom/ buôn chè tươi Xưởng/ Công ty chế biến Nhà xuất khẩu chè Đại lý bán chè nội địa TT nước ngoài Người mua quốc tế Người tiêu dùng nội địa Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp Xét về từng chủ thể tham gia chuỗi. .. sát các hoạt động sản xuất để nhằm đảm bảo việc đáp ứng những tiêu chuẩn đã được đặt ra trong hoạt động quản trị lập pháp Tại chuỗi giá trị chè Phú Thọ, chỉ với hai công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài, công ty xuất khẩu chè là những chủ thể thực hiện quản trị tư pháp Các chủ thể này giám sát chất lượng sản phẩm chè tại các cơ sở chế biến chè Ngoài ra, các xưởng, công ty chế biến chè. .. nhận một cách tổng quát, đã có 4 cách nâng cấp chính được đưa ra: nâng cấp quy trình, nâng cấp sản phẩm, nâng cấp chức năng và nâng cấp toàn chuỗi + Nâng cấp quy trình: nâng cao hiệu quả của các quy trình nội bộ để có các hoạt động tốt hơn đối thủ cạnh tranh, cả trong các liên kết đơn lẻ của chuỗi và giữa các chuỗi trong chuỗi giá trị + Nâng câp sản phẩm: giới thiệu những sản phẩm mới hoặc cải tiến những . CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 45 3.1. 3.2. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 45 Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ …………………………………………………………………………….49 3.2.1. 3.2.2. Nhóm. phân tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Chương II: Phân tích Chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Chương III: Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 5 CHƯƠNG. tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ - Đánh giá tính khả thi của các cách nâng cấp đối với chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra giải pháp nâng cấp đối với chuỗi giá trị

Ngày đăng: 11/10/2014, 02:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan