nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa

105 764 3
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lo âu là một trạng thái cảm xúc có từ thời xa xưa và đã được các nhà khoa học La Mã thời cổ đại mô tả . Tại Mỹ rối loạn này khá phổ biến gặp 24,9% trong cuộc đời . Rối loạn lo âu lan tỏa là thể bệnh hay gặp, tại Australia khi chẩn đoán được áp dụng theo tiêu chuẩn ICD-10 thì tỉ lệ mắc rối loạn lo âu lan tỏa khoảng 2 – 8% dân số . Tại Việt Nam, rối loạn lo âu lan tỏa chiếm 50% trong số các bệnh nhân rối loạn lo âu điều trị nội trú với tỉ lệ nữ: nam là 3/1 . Trên lâm sàng, triệu chứng cơ bản là lo âu không có chủ đề rõ ràng, không khu trú vào một hoàn cảnh sự kiện xung quanh nào. Bệnh nhân lo sợ bản thân hoặc người ruột thịt sẽ sớm mắc một bệnh, tai nạn, hoặc lo lắng về một tương lai bất hạnh, nghèo khổ, cô đơn. Lo âu thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ và biểu hiện trên cơ thể là sự hưng phấn quá mức của hệ thần kinh tự trị được biểu hiện trên các cơ quan tim mạch, tiêu hóa, hô hấp . Biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa đa dạng bởi các triệu chứng cơ thể, triệu chứng rối loạn thần kinh tự trị nên ít được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Rối loạn này thường dễ bị nhầm lẫn, tỉ lệ được chẩn đoán đúng là 28% . Tỉ lệ bệnh nhân đến các chuyên khoa khác: 64% bệnh nhân khám thần kinh, 43,3% ở tim mạch trước khi được chẩn đoán đúng và điều trị tại khoa tâm thần. Đi khám tại các khoa khác như tiêu hóa, hô hấp, đông y cũng chiếm tỷ lệ từ 15,6% đến 18,9% . Vì bệnh nhân đến khám muộn, nên khi đến chuyên khoa tâm thần điều trị, bệnh thường ở giai đoạn nặng. Do đó, rối loạn lo âu lan tỏa không những ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người bệnh mà còn tăng chi phí chăm sóc điều trị bệnh nhân. Tại Mỹ (1999), tổng chi phí cho 1 bệnh nhân rối loạn lo 1 âu lan tỏa trong 1 năm là 2138 USD, tại Australia (1997) tổng số tiền tiêu tốn trong 1 năm là 205,1 triệu AUS cho tất cả bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa . Ở nước ta, chưa có một nghiên cứu đầy đủ và chuyên biệt về rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa. Để góp phần chẩn đoán sớm, đúng bệnh, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn thần kinh tự trị trên các bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm Thần. 2. Nhận xét kết quả điều trị rối loạn thần kinh tự trị ở các bệnh nhân nói trên. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số vấn đề về rối loạn lo âu lan tỏa 1.1.1 Khái niệm về rối loạn lo âu lan tỏa Lo âu là triệu chứng ít xuất hiện trong y văn chuyên khoa tâm thần từ trước thế kỉ 19. Kinh điển lo âu được định nghĩa là sự sợ hãi lan tỏa (peur généralisée), không có đối tượng thực, xác định và thấy rõ. Các tác giả Pháp phân biệt hai từ “lo âu” (anxiété) và “lo sợ” (angoisse) về cường độ: lo âu thể hiện mức độ nhẹ hơn lo sợ và cho rằng “lo âu” (anxiété) là biểu hiện về mặt tâm thần còn “lo sợ” (angoisse) là biểu hiện về mặt cơ thể của cùng một trạng thái cảm xúc . Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá mức, không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể. Rối loạn lo âu là rối loạn mà bệnh nhân không thể kiểm soát được, biểu hiện mạn tính và tiến triển, thậm chí có thể xảy ra dưới dạng kịch phát . Rối loạn lo âu lan tỏa với nét chính là lo âu lan tỏa và dai dẳng nhưng không khu trú, không trội lên mạnh mẽ trong bất kì hoàn cảnh môi trường đặc biệt nào (nghĩa là lo âu tự do – lơ lửng). Như trong các rối loạn lo âu khác, các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa hay thay đổi, nhưng phổ biến là bệnh nhân phàn nàn luôn cảm thấy lo lắng, run rẩy, căng thẳng cơ bắp, ra mồ hôi, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, chóng mặt, khó chịu vùng thượng vị. Sợ bản thân hoặc người thân sẽ sớm mắc bệnh hoặc bị tai nạn, đồng thời với các loại lo âu và linh tính điềm gở. Rối loạn này phổ biến ở phụ nữ và thường liên quan đến stress môi trường mạn tính. Tiến triển của nó có thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính . 3 1.1.2 Lịch sử nghiên cứu rối loạn lo âu lan tỏa Người La Mã thời kì Cicero’s đã dùng từ “anxietas” để chỉ sự lo lắng đến sau nỗi sợ hãi . Năm 1621, Robert Burton cho rằng có mối liên quan mật thiết giữa cảm giác lo lắng, sợ hãi với các biểu hiện của cơ thể như mạch nhanh, khó thở, đau tức ngực, chóng mặt, mệt mỏi . Vào thế kỉ 19, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về các triệu chứng của lo âu. Benedict Morel (1809 –1873) đã khẳng định rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa lo âu với các triệu chứng cơ thể và sự thay đổi ở hệ thần kinh tự trị . Năm 1871, trong một bài báo có nhan đề “hội chứng tim bị kích thích” (on irritable heart) Jacob Dacosta đã mô tả một hội chứng gọi là “hội chứng tim ở binh sĩ” (soldier’s heart) với các triệu chứng tim mạch mạn tính không có tổn thương thực thể kèm theo lo lắng, mệt mỏi thường gặp trong binh lính tại cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Về sau, cụm từ này được dùng cho binh lính tham gia chiến tranh thế giới thứ 1, thứ 2 mắc hội chứng trên . Freud.S (1894) đã chỉ ra một hội chứng riêng biệt, gọi là “tâm căn lo âu” (anxiety neurosis) nằm trong suy nhược thần kinh cùng với rối loạn phân ly, rối loạn nghi bệnh và được coi là bệnh lý tâm thần. Freud cho rằng tình trạng hoảng sợ, lo lắng là có liên quan đến những yếu tố sinh học cơ thể. Ông cũng là người đầu tiên mô tả đặc điểm của lo lắng và gọi là “chờ đợi lo âu” (anxious expectation). Theo đó, trong “tâm căn lo âu” bao gồm hoảng sợ, lo lắng quá mức và có các triệu chứng cơ thể. Từ đây, cụm từ “lo âu trôi nổi – tự do” (free floating anxiety) (sau này được đổi thành rối loạn lo âu lan tỏa hay rối loạn lo âu toàn thể) được hình thành với những đặc điểm nổi bật như: lo âu quá mức, bồn chồn, dễ bị kích thích, lo sợ mạn tính , . Với sự phát triển của y học, các rối loạn lo âu đã được nghiên cứu và hoàn thiện đầy đủ hơn. Từ bảng phân loại DSM III (1980) và DSM III.R (1987) Hội Tâm thần học Hoa Kì đã không dùng thuật ngữ “các bệnh tâm căn” (neurosis) mà thay bằng cụm từ “các rối loạn lo âu” (Anxiety disorders), 4 rối loạn lo âu lan tỏa là một thể bệnh nằm trong nhóm này được đặt mã 300.02. Năm 1994, DSM IV xuất bản vẫn xếp Rối loạn lo âu lan tỏa trong mục các rối loạn lo âu , . Vào năm 1968, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) đã cho ra đời Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 8, (International Classification of Diseases, ICD – 8), và xếp tâm căn lo âu vào mục 300.0. Năm 1978, ICD – 9 đổi tên tâm căn lo âu thành trạng thái lo âu và vẫn nằm ở mục 300.0. Năm 1992, WHO xuất bản ICD 10 phân loại hoàn toàn mới và được sử dụng hầu hết trên thế giới. Theo đó, rối loạn lo âu lan tỏa được đặt mã F41.1, nằm trong mục các rối loạn lo âu và được mô tả trong chương F4: “Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể” . Các triệu chứng cơ thể trong rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp ở các cơ quan như hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thần kinh. Chính vì vậy các rối loạn này thường được khám và điều trị ở các chuyên khoa khác, chỉ 28% số bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa được chẩn đoán sớm và đúng ở chuyên khoa tâm thần . Nhiều trường hợp chỉ được chẩn đoán đúng và điều trị sau 5 – 10 năm khởi phát bệnh . 1.1.3 Bệnh nguyên - bệnh sinh Rối loạn lo âu lan tỏa biểu hiện đa dạng, là sự kết hợp giữa các triệu chứng tâm thần và các triệu chứng cơ thể, vì vậy nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh cũng rất phức tạp, kết hợp giữa các yếu tố di truyền, sinh lý, sinh hóa và các yếu tố tâm lý xã hội. Các yếu tố sinh học: Trong tất cả các hoạt động tâm thần, lo âu bình thường và bệnh lí đều được phản ánh trong não như là một yếu tố sinh học. Một số hormon thần kinh có tác động lên các vùng của não bộ mỗi khi một người cảm nhận lo âu. Các lí thuyết sinh học dựa một phần vào các phương pháp khách quan, khi so sánh chức năng não ở bệnh nhân rối loạn lo âu với chức 5 năng não ở người bình thường. Có một số người nhạy cảm hơn với lo âu vì cơ sở sinh học cảm nhận mức độ lo âu là khác nhau . Yếu tố di truyền : Các nghiên cứu chỉ ra rằng: bố mẹ, con cái, anh chị em ruột của bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa thì 19,5% có nguy cơ mắc bệnh này trong khi những người khác chỉ là 3,5%. Ở phụ nữ sinh đôi cùng trứng, khi 1 người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì người còn lại nguy cơ bị bệnh là 30% . Theo một nghiên cứu khác thì anh chị em ruột, bố mẹ của bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa có nguy cơ mắc là 22%. Tỉ lệ mắc của cặp sinh đôi cùng trứng là cao hơn so với cặp sinh đôi khác trứng . Các chất dẫn truyền thần kinh: Gama Aminobutiric Acid (GABA): GABA là một aminoacid có chức năng ức chế dẫn truyền thần kinh. Các thụ thể của GABA có ở hầu hết các phần của não nhưng tập trung nhiều ở những vùng vỏ não có liên quan đến cảm xúc sợ hãi, lo âu như thùy trán, hồi hải mã, hạnh nhân. Thực nghiệm trên động vật cho thấy sự rối loạn chức năng hệ GABA gây ra triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa. Khi GABA gắn vào thụ thể của hệ GABA-ergic sẽ làm tăng quá trình khử cực màng tế bào thần kinh thông qua việc mở kênh clo, kết quả làm giảm và ức chế hoàn toàn các xung động thần kinh. Một trong số các thuốc điều trị lo âu hay được sử dụng nhất là các benzodiazepin. Khi benzodiazepin gắn vào thụ thể của chúng sẽ làm tăng ái lực của GABA với các thụ thể của hệ GABA-ergic, làm tăng tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh dẫn đến giảm các triệu chứng lo âu , , . Norepinephrin: Norepinephrin là chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của các rối loạn lo âu. Norepinephrin gặp chủ yếu ở vùng cầu não, phóng chiếu qua bó trước giữa tới vỏ não, hệ viền, đồi não, 6 thân não, tủy sống (những vùng có đáp ứng với stress và tạo ra cảm xúc sợ hãi, lo âu) , . Serotonin: Chất dẫn truyền thần kinh serotonin (5-HT) được coi là có vai trò quan trọng trong rối loạn lo âu lan tỏa. Đường dẫn truyền của hệ serotonergic bắt nguồn từ nhân raphe đi đến các vùng của vỏ não có vai trò điều chỉnh cảm xúc lo âu như: hồi hải mã, tuyến hạnh nhân. Tăng hoặc giảm chức năng hệ serotonergic đều dẫn đến rối loạn lo âu lan tỏa , , . Hệ thống dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận: Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận là một hệ thống thần kinh nội tiết có liên quan đến quá trình điều chỉnh cảm xúc lo âu. Các thông tin về sự sợ hãi và lo âu lan truyền từ hệ viền đến vùng dưới đồi sẽ sản xuất ra corticotropin releasing factor (CRF), CRF kích thích tuyến yên sản xuất ACTH, chất này kích thích tuyến thượng thận giải phóng cortisol, đây là hormon duy trì sự cân bằng và chuẩn bị cho sự đối mặt với nguy hiểm, đe dọa. Khi có sự tăng cao nồng độ cortisol trên bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa, sẽ gián tiếp làm tăng quá trình vận chuyển serotonin , , . Các yếu tố tâm lý xã hội: Các xung đột trong cuộc sống, tình trạng hôn nhân, kinh tế gia đình có vai trò quan trọng trong bệnh sinh rối loạn lo âu lan tỏa. Stress là một phần của đời sống, một số stress cho con người ta cảm giác dễ chịu, một số khác gây khó chịu hoặc trung tính. Chúng ta phản ứng với stress tùy theo hiểu biết về tình huống. Phản ứng với stress có thể rất khác nhau từ các cảm xúc trung tính đến các cảm xúc dương tính rất mạnh. Lúc đó cơ thể đáp ứng với các trải nghiệm mới rất khác nhau. Có các thông tin sẽ làm rối loạn người cảm nhận stress và gây hoạt hóa cơ thể. Phản ứng của cơ thể có nguy cơ khuếch đại, nếu tình huống kéo dài đến mức gây ra các rối loạn nặng về mặt sinh lí cũng như tâm lí, cảm giác mất an toàn và sự khó chịu lan tỏa là đặc trưng của lo âu , . 7 Vai trò của nhân cách: Một số người có nhân cách yếu, thường được mô tả như là “lo âu bẩm sinh”. Họ lo buồn vì những nguyên cớ nhỏ, căng thẳng vì những sức ép và cảm thấy sợ hãi vì năng lực của họ. Họ thường là những người dễ xúc động, dễ sợ hãi, cẩn thận quá mức và thiên về trải nghiệm lo âu hơn những người cùng tuổi với họ trong các tình huống tương ứng. Tính cách lo âu khác nhau giữa các cá nhân, song tương đối ổn định hướng về lo âu. Những người trải qua quá nhiều những sự kiện không thuận lợi trong cuộc đời, có lẽ có trạng thái “căng thẳng” mạn tính . Một số thuyết tâm lý Thuyết phân tâm: Theo S.Freud lo âu là tín hiệu đối với cái tôi mà một xung năng không thể chấp nhận được đang gây lực ép đối với một biểu tượng có ý thức và giảm tải năng lượng. Vì là một tín hiệu, lo âu đánh thức cái tôi để đưa ra phòng vệ chống lại các sức ép nội tâm . Thuyết nhận thức: Tâm lí học nhận thức quan tâm đến quá trình tư duy. Mô hình nhận thức: kích thích tác động lên nhận thức từ đó mới dẫn đến sự đáp ứng. Liệu pháp nhận thức nhằm vào sự thay đổi những cảm xúc và hành động có ảnh hưởng lên tư duy của người bệnh. Liệu pháp nhận thức khẳng định sự xuất hiện của một triệu chứng là sản phẩm mối tương tác chặt chẽ giữa những hiện tượng trước đó với một hoàn cảnh và đáp ứng đã xảy ra trong hoàn cảnh với những biểu hiện về cảm xúc, nhận thức, ứng xử . Thuyết hành vi: Các lí thuyết hành vi hay lí thuyết học tập cho rằng lo âu là một đáp ứng có điều kiện với kích thích đặc thù của môi trường. Những người khỏe mạnh khi gặp lo lắng, có trải nghiệm chống lại các tín hiệu đó hoặc các tín hiệu tác nhân không đặc hiệu, không đủ mạnh để ảnh hưởng. Người ta cho rằng các trải nghiệm đó như một lợi thế sinh học giúp con người chống lại các tác nhân hoặc phòng tái hiện như sau “chuyến bay” (flight or fight) (giống trải nghiệm sau lần đầu đi máy bay, lần sau sẽ có kinh nghiệm 8 bay hay là người ta sẽ đương đầu với những yếu tố tác động). Những người nhân cách lo âu khi gặp các tác nhân sẽ đáp ứng theo phản xạ có điều kiện với các kích thích đặc hiệu của môi trường. Các triệu chứng xuất hiện bao gồm tăng nhịp tim, căng cơ, chóng mặt, buồn nôn, đau tức ngực là do sự kích thích hệ thần kinh tự trị. Lí thuyết học tập xã hội cho rằng người ta có thể học để có một đáp ứng lo âu nội tâm bằng cách bắt chước các đáp ứng lo âu của bố mẹ họ. Trong trường hợp này, cách điều trị là dùng các biện pháp giải cảm ứng bằng cách tập nhiễm nhiều lần với kích thích gây lo âu , . 1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu lan tỏa Theo bảng phân loại bệnh ICD 10 của Tổ chức y tế thế giới, rối loạn lo âu lan tỏa được chẩn đoán khi bệnh nhân phải có các triệu chứng lo âu nguyên phát trong đa số các ngày trong nhiều tuần, thường là nhiều tháng và gồm các triệu chứng sau: Sợ hãi: lo lắng bất hạnh tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập trung tư tưởng. Căng thẳng vận động: bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẩy, không có khả năng thư giãn. Hoạt động quá mức thần kinh tự trị: đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh hoặc thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm 1.2 Vai trò của hệ thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa 1.2.1 Khái niệm và lịch sử nghiên cứu Theo truyền thống, các nhà khoa học quan niệm cảm nhận cảm xúc được xem như khác với ý nghĩ thông thường. Theo đó, não được quan niệm là có trách nhiệm đối với tư duy hợp lí và với các ý tưởng, hướng dẫn các tương tác về hành vi với môi trường bên ngoài. Cảm xúc được liên kết chức năng với các cơ quan nội tạng như trái tim là “vị trí của tình yêu” (seat of love) là nơi “chúng ta trút cảm xúc” (vent our spleen). Vào thế kỉ 18, Bichat (1771- 1802) đã chia cuộc sống thành hai hình thức riêng biệt, một (đời sống quan 9 hệ) được chi phối bởi bộ não, hai (đời sống thực vật, đời sống nội tạng) được chi phối bởi hạch bụng. Đời sống thực vật được xem là sự kết nối với các ham muốn bản năng và độc lập với sự giáo dục, bị chi phối bởi hạch bụng hoạt động độc lập tạo thành một chuỗi “bộ não nhỏ” (little brains). Theo Philippe Pinel (1745-1826), một nhà tâm thần học nổi tiếng người Pháp và cũng là thầy của Bichat, ông cho rằng bệnh tâm thần gây ra bởi rối loạn chức năng của các hạch này. Người đầu tiên đưa thuật ngữ “hệ thần kinh tự trị” (autonomic nervous system) là Langley (1852-1925). Ông coi hệ thần kinh tự trị là một hệ độc lập với hệ thần kinh trung ương (central nervous system) và chính thức đưa ra khái niệm này vào năm 1903. Langley viết trong lời dẫn về thần kinh tự trị rằng: có thể xem rằng các sợi thần kinh tự trị đi đến là các sợi làm tăng các phản xạ tại các mô tự trị và chúng không thể trực tiếp làm tăng cảm giác . Trước đây, Đỗ Xuân Hợp sử dụng cụm từ hệ thần kinh thực vật. Nhưng hiện nay, Trịnh Văn Minh đã sử dụng cụm từ hệ thần kinh tự trị (hay tự chủ) trong giải phẫu để thay thế cụm từ trước đây cho phù hợp với y văn thế giới và hệ thống từ chuẩn hóa quốc tế năm 1985, 1997 . 1.2.2 Sinh lí và giải phẫu hệ thần kinh tự trị Khác với hệ thần kinh trung ương (các hoạt động được điều khiển bởi bộ não), hệ thần kinh tự trị chuyên điều khiển các hoạt động ngoài ý muốn của con người, như hoạt động của tim, cơ quan hô hấp, hệ tiêu hóa, có vai trò điều hòa chức phận của nhiều cơ quan, hệ thống để sự cân bằng nội môi của cơ thể luôn giữ ổn định trong môi trường sống luôn luôn thay đổi. Hệ thần kinh tự trị làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Khi xuất hiện các yếu tố nguy cơ như lo lắng, bất an, cơ thể có sự phản ứng lại các yếu tố đó như nhịp tim có thể tăng gấp 2 lần sau 3 – 5 giây . 10 [...]... với sang chấn tâm lí 1.4 Nghiên cứu về rối lo n thần kinh tự trị trên bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa 1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới Nhóm tim mạch: Theo Julian (1996), khi so sánh 34 bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa với 32 bệnh nhân bình thường thấy nhịp tim bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa luôn tăng cao hơn Theo Kalinin (2011), bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa có rối lo n biến thiên nhịp tim... triệu chứng lo âu, đặc biệt trong rối lo n lo âu lan tỏa Điểm được tính với 5 mức độ từ không có đến rất nặng ứng với mức điểm 0 = không có; 1 = nhẹ; 2 = trung bình; 3 = nặng; 4 = rất nặng Sau đó tính tổng cộng: dưới 7 điểm là không có lo âu; từ 8-14 điểm: lo âu mức độ nhẹ; từ 15-19 điểm: lo âu mức độ trung bình; trên 20 điểm: lo âu mức độ nặng 2.2.4 Biến số nghiên cứu Đặc điểm chung Đặc điểm về tuổi:... chu kì/phút trong khi bình thường là 60 – 80 chu kì/phút Ông chỉ ra rằng rối lo n lo âu tác động lên, gây rối lo n hệ thần kinh tự trị và gây ra sự biến thiên nhịp tim Nhóm hô hấp: Theo Corine de Ruiter, có 82% bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa xuất hiện hội chứng tăng thông khí: khó thở, thở nhanh nông Nhóm tiêu hóa: Theo nghiên cứu của S Lee (2009) trên bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa có hội chứng... thường Rối lo n lo âu lan tỏa là một rối lo n gồm nhiều triệu chứng biểu hiện không cố định, ưu thế trên một cơ quan mà lan khắp các cơ quan trên cơ thể Trên lâm sàng, ngoài triệu chứng kinh điển là lo âu quá mức không kiểm soát được thì triệu chứng đặc trưng là rối lo n thần kinh tự trị rất phong phú và đa dạng, bao gồm các biểu hiện về tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp Từ các nghiên cứu của... xúc, hành vi Trong hệ thần kinh trung ương cũng có các chất dẫn truyền thần kinh và các thụ thể như của hệ thống thần kinh tự trị 13 Vị trí các trung khu tự trị: Não và tủy sống Các hệ thống hạch cạnh sống và hạch ngoại vi Các đường dẫn truyền của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm nằm trong tổ chức các dây thần kinh sọ não, tủy sống và các dây thần kinh tự trị Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm... ông kết luận, tỷ lệ này cao gấp 4,7 lần so với những người không mắc rối lo n lo âu lan tỏa Nhóm da – giác quan: Mehlsteibl và cộng sự (2011) nghiên cứu cho kết quả 27% bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa căng thẳng đau đầu, chóng mặt David Semple kết luận rằng triệu chứng hay gặp trong lo âu là tê bì, chóng mặt 25 1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam Nhóm tim mạch: Nguyễn Thị Phước Bình (2010) cho kết... nhân được chẩn đoán Rối lo n lo âu lan tỏa theo ICD 10 điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2013 2.1.2 Công thức thức tính cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu đối tượng nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể” n = Z12 α / 2 − p (1 − p ) 2 ∆ Trong đó: n: Cỡ mẫu... mạnh Tê bì , , , 1.3 Điều trị rối lo n lo âu lan tỏa 1.3.1 Nguyên tắc điều trị Rối lo n lo âu lan tỏa là một bệnh có thể tiến triển mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng cơ thể, nhận thức đúng về bệnh và thích ứng với các sự kiện công việc hàng ngày, phòng ngừa tái phát Trên các thử nghiệm lâm sàng điều trị được coi là đáp ứng... nhân đang điều trị bỏ viện hoặc thay đổi chẩn đoán trong khi điều trị Những bệnh nhân, người nhà không đồng ý tham gia hợp tác nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được nghiên cứu theo một mẫu bệnh án thống nhất 2.2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu Địa điểm: Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện... sử dụng liệu pháp nhận thức (cognitive therapy CT) điều trị các bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa trong vòng 12 tháng, ông cho rằng có sự cải thiện rõ rệt triệu chứng lo âu so với nhóm chứng và có tới 57% số bệnh nhân phục hồi tốt hơn so với điều trị bằng phương pháp khác Evelyn Behar (2009) nhận thấy, bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa được điều trị bằng liệu pháp tâm lí mô hình siêu nhận thức (metacognitive . về rối lo n thần kinh tự trị trong rối lo n lo âu lan tỏa. Để góp phần chẩn đoán sớm, đúng bệnh, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối lo n thần kinh tự trị trong. trong rối lo n lo âu lan tỏa với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối lo n thần kinh tự trị trên các bệnh nhân rối lo n lo âu lan tỏa điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm Thần. 2 quả điều trị rối lo n thần kinh tự trị ở các bệnh nhân nói trên. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số vấn đề về rối lo n lo âu lan tỏa 1.1.1 Khái niệm về rối lo n lo âu lan tỏa Lo âu là triệu

Ngày đăng: 10/10/2014, 22:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1 Một số vấn đề về rối loạn lo âu lan tỏa

    • 1.2 Vai trò của hệ thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa

    • 1.3 Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

    • Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh có thể tiến triển mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng cơ thể, nhận thức đúng về bệnh và thích ứng với các sự kiện công việc hàng ngày, phòng ngừa tái phát. Trên các thử nghiệm lâm sàng điều trị được coi là đáp ứng khi giảm 50% số triệu chứng và thuyên giảm là khi giảm gần như các triệu chứng. Để đạt mục tiêu, ngoài sử dụng thuốc kiểm soát các triệu chứng, thì liệu pháp tâm lí kết hợp điều trị hoặc sau giai đoạn cấp để bệnh ổn định phòng ngừa tái phát , .

      • Benzodiazepin: Benzodiazepin (BZD) là thuốc hàng đầu được sử dụng có đặc điểm, ức chế đặc biệt trên hệ thống lưới hoạt hóa đồi thị hệ viền và các nơron kết hợp của tủy sống do đó có tác dụng an dịu, an thần giải lo âu, tác dụng gây ngủ khi mất ngủ liên quan đến bồn chồn lo lắng.

      • Buspirone: Buspirone (Buspar) là thuốc điều trị rối loạn lo âu thế hệ mới. Thuốc có cấu trúc hóa học khác hẳn với các thuốc cổ điển và BZD. Thuốc có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với BZD khi điều trị BZD thất bại.

      • 1.4 Nghiên cứu về rối loạn thần kinh tự trị trên bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa

      • Chương 2

      • ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 2.1 Đối tượng nghiên cứu

        • 2.2 Phương pháp nghiên cứu

        • 2.3 Phương pháp xử lý số liệu

        • 2.4 Đạo đức nghiên cứu

        • Chương 3

        • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

          • 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

            • Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới

            • Biểu đồ 3.2: Phân bố theo môi trường sống

            • Nhận xét:

            • Tỉ lệ gặp tăng dần từ thành thị 13,6% đến ngoại thành thị trấn 36,4% và nông thôn 50%.

            • Nhóm nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhất với 50%.

            • Nhóm bệnh nhân có gia đình chiếm tỉ lệ cao với 72,7%.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan