tiểu luận phân tích tư tưởng hồ chí minh thực tiễn trong nhà trường

9 1.3K 7
tiểu luận phân tích tư tưởng hồ chí minh thực tiễn trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, nghệ thuật được coi là một di sản phi vật thể quý báu của dân tộc Việt Nam. Thế giới suy tôn Người là danh nhân văn hóa bởi Người là một nhà văn hóa hành động theo đúng nghĩa “nếu văn hoá là nhu cầu của sự sinh tồn của loài người thì văn hoá ấy phải phục vụ cho chính con người”. Trong tư tưởng của Người, văn hoá được đề cập đến hết sức bình dị mà sâu sắc, bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, văn học, nghệ thuật là một trong những cách thể hiện đặc biệt và hiệu quả trên mặt trận văn hoá mà Người đề cập đến. Mặt trận văn hóa cũng như các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế… Xem văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp, nhưng tính chất phức tạp và quyết liệt của mặt trận này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Quan điểm này từng được Người phát biểu từ thời kỳ trước cách mạng và những năm đầu của cuộc kháng chiến. Trong thời bình , Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước thì lĩnh vực văn hóa nghệ thuật lại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Để có thể phát triển thì điều quan trọng nhất là việc học tập những tư tưởng của Người vào hoạt động cụ thể để làm sao phát huy được vai trò văn hóa nghệ thuật làm cho mỗi con người có một tinh thần, một động lực để tiếp tục phấn đấu và cống hiến cho đất nước. Ngày càng nhiều những nét đẹp văn hóa nghệ thuật được khơi dậy trong lớp trẻ, dưới những mái trường là nơi vun đắp , tu dưỡng những mầm xanh đó.Hầu như trường học nào cũng có những nét đẹp văn hóa trong hoạt động nghệ thuật mang tính cỗ vũ tinh thần lao động , học tập của mình. Những điều đó đã tạo nên một “Nét đẹp văn hóa văn nghệ” tại mỗi trường học. Mà mỗi nét đẹp đó là sự tiếp thu vận dụng tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TRIẾT VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI  MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề Tài : Một nét đẹp văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Giới thiệu một biểu hiện văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Dùng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ nét đẹp văn hóa trong biểu hiện đó. Rút ra bài học ý nghĩa. GVHD : Sinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp : Hà Nội, ngày tháng năm 2 1 Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp với tấm gương chói sáng. Mỗi chúng ta đều cảm nhận rằng Bác vẫn còn sống mãi với chúng ta, vẫn luôn ở bên cạnh chúng ta, dẫn dắt chúng ta đi tới những mục tiêu và lý tưởng cao đẹp, sự hoàn thiện nhân cách và văn hóa ứng xử độc đáo của Người, mà mỗi chúng ta nhận thấy “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” .Chúng ta luôn thấy, tình yêu thương và tấm lòng bao dung, nhân ái của Bác; cổ vũ thôi thúc chúng ta hôm nay và mãi mãi mai sau sẽ làm nên những điều tốt đẹp, cho hôm nay và cho muôn đời sau; mỗi chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân ta vươn tới thực hiện thắng lợi những mục tiêu cao cả mà Đảng ta đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam – Tiếp tục nâng dân tộc ta lên những tầm cao mới. Tiếp nối tinh thần đó của những thế hệ đi trước, sinh viên trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội luôn cố gắng học tập và rèn luyện theo tư tưởng của Người, và chính điều này cũng tạo nên một nét đẹp văn hóa trong trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 2 Phần II: NỘI DUNG 1. Định nghĩa về “Văn Hóa” Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với văn hóa phương Đông và Phương Tây, là sự kết hợp của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh thì văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Trước hết, văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng. Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) tốt đẹp là mục tiêu của văn hóa 2.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh là một biểu hiện văn hóa Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là biểu hiện văn hóa. Các khái niệm và định nghĩa về văn hóa người ta đưa ra rất nhiều, nhưng nếu nói một cách giản dị thì văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận sử dụng. Một yếu tố chỉ được coi là văn hóa của một cộng đồng khi nó "sống" và tồn tại với cộng đồng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, một đặc tính quan trọng khác đó là văn hóa có thể thay đổi, bổ sung và phát triển theo thời gian, cùng với sự thay đổi và phát 3 triển của xã hội đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng tương tự như vậy. Dựa trên nền tảng tư tưởng của Bác, chúng ta có thể phát triển nó theo từng giai đoạn lịch sử. Ví như thời kháng chiến, lòng yêu nước được thể hiện rõ nét qua hình ảnh những chiến sĩ cầm súng anh dũng chiến đấu ngoài chiến trường thì trong thời bình đó là hình ảnh anh hùng lao động góp công vào sự nghiệp xây dựng và kiến thiết đất nước. Tư tưởng của Bác có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời việc học tập và làm theo tấm gương Bác cũng là nét đẹp văn hóa đáng được gìn giữ và bảo tồn. 3. Biểu hiện văn hóa học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội: Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ vĩ đại mà ở Người còn có cả một tấm gương đạo đức sáng ngời cao đẹp. Thế hệ trẻ trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hôm nay không ngừng tìm hiểu, học tập và tiếp thu tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tình yêu thương con người tinh thần quốc tế trong sáng. Đặc biệt nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác ,tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích. “Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ trường Đại học Kinh doan và Công nghệ Hà Nội được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như: Một là, xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua những phong trào đoàn hội, công tác tình nguyện của sinh viên trường ta. các phong trào tình nguyện của HUBT luôn 4 nhằm mục đích hướng tới cộng đồng, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. Điển hình đó chính là các phong trào tình nguyện vì cộng đòng, phong trào quyên góp sách vở, quần áo cho trẻ em vùng sâu vùng xa, ủng hộ đồng bào lũ lụt, Hai là, xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế. Các sinh viên trường ta luôn nỗ lực học tập rèn luyện, có nhiều bạn đạt học bổng của nhà trường, học bổng Kawai, nhờ học tập và rèn luyện tốt. Thêm vào đó phong trào nghiên cứu khoa học trường ta cũng rất phát triển. Các bạn sinh viên còn lập ra câu lạc bộ nghiên cứu khoa học làm môi trường để giao lưu, học hỏi, cùng nhau thỏa màn niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình. Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử. Điều này được toàn bộ sinh viên ủng hộ và nhà trường quán triệt chặt chẽ. Với hệ thống máy tính hiện đại, cùng với hình thức thi trắc nghiệm trên máy đã giúp đẩy lùi hiệu quả tình trạng tiêu cực, gian lận trong thi cử. ba là, xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động. Sinh viên và giảng viên trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội luôn quan tâm đặc biệt đến mục tiêu này. Thêm vào đó, nhà trường đang triển khai hệ thống điểm danh bằng vân tay, sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng thêm hiệu quả hơn nữa trong ý thức học tập và rèn luyện tác phong của sinh viên cũng như giáo viên. 4. Bài học ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn 5 của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh- một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên. Chính vì thế việc giáo dục cho thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc làm này sẽ tạo cho thế hệ trẻ Việt Nam những phẩm chất cần thiết như sau: Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của Người. Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân tương ái vì cộng đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm đối với Tổ Quốc, với nhân dân, với cộng đồng. Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường của Người. Xây dựng ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thật thà, ngay thẳng, khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chất phác, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện khẩu hiệu: “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi. Chống tham ô, lãng phí, xa hoa, tính phô trương trong sinh hoạt, lao động, chống chủ nghĩa cá nhân. Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người của Hồ Chí Minh. Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hoá, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, trung thực, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chống tự do, tuỳ tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hoá trong đời sống, sự giả dối và nạn giáo điều, thiếu sáng tạo. Chống tính ích kỷ, vụ lợi, lối sống tạm thời. 6 Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống của Hồ Chí Minh. Xây dựng tinh thần hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ, siêng học, siêng làm, quyết hoàn thành bằng được kế hoạch đã đặt ra theo tinh thần “chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi”. Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong học tập, lao động, ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí tiến thủ; chống vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, nâng cao trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học: Học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời; học ở trường, học sách vở, học lẫn nhau, học nhân dân, học từ thực tiễn cuộc sống, trong việc làm hàng ngày; có thái độ cầu thị. Có ý thức thi đua và thực hành dân chủ trong học tập. Bồi đắp bản lĩnh chính trị, ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, bệnh thi đưa hình thức, hư danh, giả dối, sao chép, học thuộc lòng, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống kiêu căng, tự mãn trong học tập. Năm là, học những nguyên tắc tu dưỡng đạo đức mới của Hồ Chí Minh. Tu dưỡng bền bỉ suốt đời, học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm. Chống đầu voi đuôi chuột, thiếu thực tế, bệnh anh hùng, tự cao tự đại, chuộng hình thức, ít xem xét kết quả. Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm. Chống nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo. Phần III. Kết luận chung Hồ Chí Minh không chỉ là nha đạo đức học lỗi lạc mà con là một tấm gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người có một sức sống mãnh liệt và cổ vũ lớn lao với nhân dân ta và nhân dân thế 7 giới. Để có đủ tài đức để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước , thanh niên cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thanh niên cần trung với nước , hiếu với dân , suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng con người.đó chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện nay, chính là sự trung thành với đất nước với nhân dân, và đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cần có với sinh viên của đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa như đất nước Việt Nam chúng ta, đạo đức vì cộng đồng vì nhân loại. Học cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng , nếp sống giản dị và đức khiêm tốn vô thường. Một đạo đức hi sinh tính cá nhân của con người, không phải vì riêng tư, từ bỏ những ham muốn cá nhân , sống trong sạch, giản dị , giàu lòng nhân ái , gương mẫu trong sinh hoạt học tập, tránh rơi vào thói ích kỉ , cá nhân , tham lam . Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống. Có được đức tính như vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp được trong cuộc sống và sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình , luôn luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống. 8 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Phần II: NỘI DUNG 1. Định nghĩa về “Văn Hóa” 2.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh là một biểu hiện văn hóa 3. Biểu hiện văn hóa học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội: 4 . Bài học ý nghĩa Phần III. KẾT LUẬN CHUNG 9 . văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn 5 của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh- một con người có tư duy

Ngày đăng: 10/10/2014, 15:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan