tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành chăm sóc phụ nữ mang thai tại huyện văn yên, tỉnh yên bái năm 2011

64 1.2K 11
tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành chăm sóc phụ nữ mang thai tại huyện văn yên, tỉnh yên bái năm 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI *** PHẠM VĂN KHANG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI NĂM 2011 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2006 – 2012 Người hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM DUY TƯỜNG HÀ NỘI 2012 Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp bản khóa luận này hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội. - Các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Bộ môn Dinh dưỡng và Vệ sinh An toàn thực phẩm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. - Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Duy Tường về sự hướng dẫn tận tình của thầy trong thời gian em làm đề tài. - Em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân, các cán bộ Y tế ở các xã thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái cũng như nhân dân trong các xã đó đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tiến hành lấy số liệu tại thực địa. - Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, cha mẹ và toàn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012 Sinh viên Phạm Văn Khang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể CED : Chronic Energy Deficiency – Thiếu năng lượng trường diễn CS : Cộng sự CSSK : Chăm sóc sức khỏe KT & TH : Kiến thức và thực hành NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ PNMT : Phụ nữ mang thai SDD : Suy dinh dưỡng SD : Standard Deviation – Độ lệch chẩn SMHT : Sữa mẹ hoàn toàn TTDD : Tình trạng dinh dưỡng TĐVH : Trình độ văn hóa VDD : Viện Dinh dưỡng WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đã thực hiện khóa luận một cách khoa học, chính xác và trung thực. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012 Sinh viên Phạm Văn Khang MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 18 Bảng 3.2. Tuổi trung bình, số con, khoảng cách tới trạm y tế. 19 Bảng 3.3. Tuổi thai. 20 Bảng 3.4. Cân nặng, chiều cao của PNMT. 20 Bảng 3.5. Mức tăng cân của PNMT. 20 Bảng 3.6. Hiểu biết số lần đi khám thai. 21 Bảng 3.7. Kiến thức của PNMT về chăm sóc thai nghén. 21 Bảng 3.8. Hiểu biết lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ. 23 Bảng 3.9. Thực hành khám thai. 24 Bảng 3.10. Người khám thai. 25 Bảng 3.11. Ăn kiêng, uống viên sắt của phụ nữ mang thai. 26 Bảng 3.12. Những nội dung được tư vấn. 27 Bảng 3.13. Nội dung tư vấn NCBSM. 28 Bảng 3.14. Nội dung tư vấn cho trẻ ăn bổ sung. 29 Bảng 3.15. Tình hình tiếp cận thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. 29 Bảng 3.16. Liên quan của dân tộc với thực hành khám thai. 30 Bảng 3.17. Liên quan của TĐVH với thực hành khám thai. 30 Bảng 3.18. Liên quan của chia sẻ kinh nghiệm với khám thai. 31 Bảng 3.19. Liên quan của xếp loại kinh tế với ăn uống. 31 Bảng 3.20. Liên quan của được tư vấn với ăn uống. 32 Bảng 3.21. Liên quan của được tư vấn với uống viên sắt. 32 MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Phân bố nhóm tuổi phụ nữ mang thai. 19 Biểu đồ 3.2 Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai. 21 Biểu đồ 3.3 Kiến thức về ăn kiêng 24 Biểu đồ 3.4 Thực hành của phụ nữ mang thai về mức độ ăn uống khi có thai. 25 Biểu đồ 3.5 Thời điểm tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ. 28 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Dinh dưỡng và sức khoẻ có mối liên quan chặt chẽ với nhau, để có một sức khoẻ tốt, trước hết mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và những thực hành thật tốt về các biện pháp chăm sóc sức khoẻ. Trong những mục tiêu của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, phụ nữ mang thai (PNMT), bà mẹ và trẻ em được quan tâm hàng đầu. Bởi vì đây là những đối tượng chiếm số đông trong xã hội, nếu sức khoẻ phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ em được nâng cao thì có nghĩa là sức khoẻ của toàn xã hội được bảo vệ [29]. Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của phụ nữ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới TTDD của bào thai, cân nặng sơ sinh thấp, tỷ lệ tử vong chu sinh, tử vong bà mẹ và tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở bà mẹ và trẻ em. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một kiến thức chăm sóc sức khoẻ đúng, đầy đủ và có một chế độ dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức khoẻ cho mình và cho đứa trẻ được sinh ra. Tổng điều tra năm 2000 cho thấy, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) của phụ nữ độ tuổi 20 - 49 trong cả nước là 26,5%, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 32,2% [12], [31]. Theo nghiên cứu của Tô Thanh Hương và cs (1994) thì tỷ lệ trẻ sơ sinh thấp cân tại một số địa phương: Hà Nội (3,5%), TP Nam Định (5%), một số vùng nông thôn Hà Tây, Nam Hà là (11%) [11]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Mai (2004) tại Hải Phòng thấy chỉ có 26,4% bà mẹ có thai cho rằng cần ăn tăng; 41% hiểu cần tăng 9- 12kg trong thời kỳ mang thai; số phụ nữ khám thai ≥3 lần chiếm 40,1% [16]. Theo thống kê năm 2002 tính trên cả nước tỷ lệ tử vong của bà mẹ là 165 trên 100000 ca sinh sống, trong đó vùng núi phía Bắc cao gấp 4 lần so với miền xuôi [33]. Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, SDD sớm còn thường gặp ở nước ta đặc biệt là những vùng nghèo, vùng kinh tế kém phát triển [34]. Vùng 7 Tây Bắc Bộ là một khu vực còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khoẻ. Trình độ văn hoá của phụ nữ mang thai còn thấp; tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn những phụ nữ này còn khá cao. Riêng Yên Bái, một tỉnh thuộc khu vực này, có tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành chăm sóc PNMT còn thấp. Đã có rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em ở khu vực này, nhưng các nghiên cứu về PNMT ở địa phương này còn rất ít. Nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành chăm sóc phụ nữ mang thai tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011” được tiến hành để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm nâng cao sức khoẻ và kiến thức, thực hành về chăm sóc thai nghén cho PNMT ở địa phương. Nghiên cứu được tiến hành với những mục tiêu sau: 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2011. 2. Đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc phụ nữ mang thai tại địa phương trên. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ có thai 8 Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi và đảm bảo cho phụ nữ mang thai có tình trạng sức khỏe tốt và ổn định. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa dinh dưỡng thời kỳ bào thai tới sức khỏe của các giai đoạn say này của cuộc đời. Baker một nhà khoa học người Anh đã đưa ra lý thuyết dinh dưỡng vòng đời. Tử vong Phát triển trí tuệ kém tăng nguy cơ bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành Tỷ lệ tử vong mẹ cao Thiếu dd bào thai Chậm tăng trưởng Sơ đồ: Các vấn đề dinh dưỡng thường gặp trong các thời kỳ của đời người. Bình thường một cơ thể cần chế độ dinh dưỡng đáp ứng được các hoạt động sống của mình, lao động, học tập, nghỉ ngơi Đối với phụ nữ có thai, việc ăn uống càng phải được chú trọng hơn vì lúc này thức ăn được coi như là nguồn nguyên liệu để: - Nuôi bào thai. - Cung cấp đủ cho sự phát triển của rau thai. - Tăng dự trữ mỡ để tạo sữa cho trẻ bú sau đẻ [14]. Sơ sinh Phụ nữ thiếu dinh dưỡng Kém tăng cân khi có thai Trẻ thấp còi Thiếu niên thấp còi 9 Để đạt được những nhu cầu trên phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn nhiều hơn lúc bình thường và đầy đủ các chất dinh dưỡng. 1.2. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai Có nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bao gồm: Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống, phương pháp lâm sàng, phương pháp nhân trắc học, phương pháp hóa sinh. Nhưng đối với PNMT tình trạng dinh dưỡng thường được đánh giá qua mức tăng cân hay phương pháp nhân trắc học. Vì mức tăng cân đáp ứng được nhu cầu sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng: protein, lipid, glucid đặc biệt là cacxi, phospho, sắt, các vitamin tan trong dầu ( A, Đ, E, K), vitamin B1, B2, PP, Caroten với phần trăm mg% rất nhỏ nhưng không thể thiếu được, đảm bảo cho sự dự trữ các chất dinh dưỡng của mẹ khi có thai. Tuy nhiên trong những tháng đầu của thời kỳ có thai, người mẹ đã có một lượng chất dinh dưỡng nhất định dự trữ ở rau thai và nhất là ở các kho dự trữ của mẹ [5]. Do vậy không chỉ tăng cân trong lúc có thai là chỉ số quan trọng mà cân nặng của mẹ trước khi có thai cũng rất quan trọng. 1.2.1. Cân nặng của phụ nữ trước khi có thai Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index: BMI) để đánh giá mức độ gày béo của cơ thể [2]. Công thức tính chỉ số BMI như sau: BM I = Cân nặng (kg) [Chiều cao (m)] 2 Bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,9. Khi BMI <18,5 là gầy, biểu hiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Enery Deficiency-CED). Công thức tính BMI trên cho thấy liên quan đến hai chỉ số cân nặng, chiều cao. Cân nặng, chiều cao của phụ nữ trước 10 sinh là yếu tố quan trọng vì nó thể hiện có một lượng chất dinh dưỡng nhất định đã được dự trữ [7]. Chăm lo sức khỏe tốt về cân nặng của phụ nữ trước khi có thai để nhằm tăng chỉ số chiều cao qua các thế hệ tiếp theo sau này. Cân nặng của người phụ nữ trước khi có thai cũng là một yếu tố quan trọng, nó thể hiện thể lực của người phụ nữ trước khi có ý định sinh con. Cân nặng của người phụ nữ trước khi có thai mà quá thấp so với chuẩn sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân (<2500g), đẻ non. Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến (1998), nhóm bà mẹ có cân nặng trước khi có thai <40kg thì có tỷ lệ sinh con nhẹ cân là 28,6% và có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 2 lần so với nhóm bà mẹ có cân nặng trước khi mang thai >40kg [25]. Theo tổng điều tra dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) ở phụ nữ từ 20-49 tuổi đã giảm từ 33,1% năm 1990 xuống còn 26,3% năm (2000). Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nông thôn cao hơn thành phố (28,3% và 20,5%) [31]. Nghiên cứu của Lê Bạch Mai (2003) thấy những phụ nữ có chiều cao <145cm có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bị SDD bào thai gấp 4,5 lần và sinh ra những đứa trẻ bị thiếu máu sơ sinh gấp 1,8 lần so với bà mẹ có chiều cao >145cm [18]. 1.2.2. Tăng cân của bà mẹ khi có thai Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ mang thai được đánh giá qua mức tăng cân của bà mẹ trong quá trình mang thai. Vì mức tăng cân đáp ứng đủ nhu cầu đề nghị sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng Protid, Lipid, Glucid, Ca, P, Fe, Vitamin…đảm bảo cho sự dự trữ các chất dinh dưỡng của bà mẹ có thai [7]. Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai được ăn uống đầy đủ thai nhi phát triển bình thường, cân nặng của người PNMT thường tăng từ 10 – 12 kg [15]. Cân nặng của trẻ sơ sinh được tính bằng một phần của cân nặng tăng lên này. Cơ thể [...]... nhân trắc Tuổi phụ nữ mang thai Dân tộc Trình độ văn hóa Tình trạng hôn nhân Số con Tuổi thai Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai Kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mang thai Kiến thức về chế độ ăn, ăn kiêng khi mang thai Hiểu biết về số cân nặng cần tăng và cân nặng sơ sinh thấp Kiến thức nuôi... của phụ nữ mang thai: dựa vào mức tăng cân của phụ nữ mang thai so với mức tăng cân khuyến nghị [2], [7] - Đánh giá kiến thức thực hành CSSK của phụ nữ mang thai: Dựa theo những nội dung hoạt động CSSK tại cộng đồng Những hiểu biết và thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc thai nghén, chế độ lao động và nghỉ ngơi của phụ nữ mang thai 2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu - Đặc điểm chung, kiến. .. nuôi con bằng sữa mẹ Kiến thức Ăn bổ sung, cho trẻ ăn khi trẻ bị ốm Hiểu biết về lao động và nghỉ ngơi khi mang thai Thực hành chăm sóc PNMT Khám thai và quản lý thai nghén Ăn uống khi mang thai Thực hành uống viên sắt khi mang thai Thực hành tiếp cận kiến thức khi mang thai Chia sẻ kinh nghiệm khi mang thai 2.3.2 Các chỉ số đánh giá - Đánh giá TTDD của phụ nữ trước khi mang thai dựa vào chỉ số BMI để... tỷ lệ phụ nữ không được nghỉ ngơi trong thời kỳ mang thai cao 18,3% [6] 1.3.6 Hậu quả của thiếu dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai Mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với một người phụ nữ, đứa trẻ sinh ra muốn khỏe mạnh thông minh thì trong giai đoạn này người mẹ cần phải được chăm sóc ăn uống đầy đủ Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai không phải là tổng của nhu cầu bào thai và nhu... mẹ trước có thai ở Hải Phòng rất cao 38,2%, mức tăng cân còn thấp chỉ đạt 8,9 kg trong thời gian mang thai [16] Như vậy ta có thể thấy tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta còn ở tỷ lệ cao, mức tăng cân của phụ nữ có thai chưa đủ so với yêu cầu 1.3 Kiến thức thực hành chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ mang thai 1.3.1 Khám và quản lý thai nghén Khi có thai người... kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000 (47.0kg), kết quả này cao hơn so với nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng phụ nữ mang thai tại xã Phù Linh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội của Lê Văn Ninh [31], [21] Theo Hoàng Văn Tiến phụ nữ có cân nặng trước khi có thai . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI *** PHẠM VĂN KHANG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI NĂM 2011 KHÓA. Tuổi phụ nữ mang thai - Dân tộc - Trình độ văn hóa - Tình trạng hôn nhân - Số con - Tuổi thai • Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai - Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai -. trên phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn nhiều hơn lúc bình thường và đầy đủ các chất dinh dưỡng. 1.2. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai Có nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng,

Ngày đăng: 10/10/2014, 02:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

    • 2.3. Các biến số, chỉ số và phương pháp thu thập số liệu

    • 2.4. Khống chế sai số, phân tích và sử lý số liệu

    • 2.5. Đạo đức nghiên cứu

    • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

      • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

      • 3.2. Tình trạng dinh dưỡng PNMT

      • 3.3. Kiến thức và thực hành chăm sóc sức khoẻ

        • 3.3.2. Kiến thức của phụ nữ mang thai

        • 3.3.2. Một số thực hành dinh dưỡng và CSSK phụ nữ mang thai

        • Bảng 3.9: Thực hành khám thai

        • 3.4. Liên quan của một số yếu tố với thực hành chăm sóc PNMT

          • 3.4.1. Liên quan với thực hành khám thai.

          • 3.4.2. Liên quan với thực hành ăn uống khi mang thai

          • 3.4.3. Liên quan với thực hành uống viên sắt.

          • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

            • 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

            • 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của PNMT

            • 4.3. Kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe PNMT

            • KẾT LUẬN

              • 1. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ trước khi mang thai còn tới 23,6%. Cân nặng trung bình của phụ nữ trước mang thai là 46,6kg. Mức tăng cân của PNMT khá cao 0,9kg trong 3 tháng đầu, 3,5kg trong 3 tháng giữa và 6,8kg trong 3 tháng cuối.

              • 2. Kiến thức, thực hành chăm sóc PNMT: Có 75,5% đối tượng biết cần phải tăng cân khi mang thai; chỉ có 20,6% biết nên đi khám thai ≥3 lần. Hiểu đúng về bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ có 15,7%; hiểu đúng về cân nặng sơ sinh thấp là 56,4%. Tỷ lệ khám thai  3 lần còn khá thấp là 35,5%; tỷ lệ PNMT uống viên sắt là khá cao 89,2%; 42,6% PNMT thực hành ăn nhiều hơn khi mang thai; tỷ lệ ăn kiêng là 25,5%. Những phụ nữ có trình độ văn hóa ≥ cấp 3 thực hành khám thai cao hơn 4,4 lần phụ nữ có trình độ văn hóa thấp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố khác chưa thấy liên quan.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan