đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố hà nội từ năm 2002 đến năm 2010 và một số yếu tố thời tiết liên quan

87 2.1K 21
đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố hà nội từ năm 2002 đến năm 2010 và một số yếu tố thời tiết liên quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI HONG TH HNG đặc điểm dịch tế học bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố hà nội năm Từ 2002 2010 và một số yếu tố thời tiết liên quan Chuyờn ngnh: Dch t hc Mó s : 60. 72. 70 LUN VN THC S Y HC Ngi hng dn khoa hc: TS. O TH MINH AN TS. HONG C HNH H NI 2012 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ae.aegypti : Aedes aegypti Ae.albopictus : Aedes albopictus Ae.Scutellaris : Aedes Scutellaris Ae.Africanus : Aedes Africanus Ae.Lentrocephalus : Aedes Lentrocephalus SXHD : Sốt xuất huyết Dengue WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) TB : Trung bình TBN : Trung bình năm KKL : Không khí lạnh BĐKH : Biến đổi khí hậu LHQ : Liên Hiệp Quốc DALYs : Disability Adjusted Life Years SVT : Siêu vi trùng HCSD : Hội chứng sốc Dengue 2 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Minh An - TS. Phó chủ nhiệm bộ môn Dịch tễ học Trường Đại học Y Hà Nội và thầy Hoàng Đức Hạnh - TS. Phó giám đốc Sở y tế Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, quan tâm dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học và Quý thầy cô Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội đã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn BS. Đỗ Lê Huấn, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội và Ban giám đốc Trung tâm, các khoa, phòng thuộc Trung tâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ Y học. Xin gửi lời cảm ơn Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm – Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, các đồng nghiệp, bạn bè và toàn thể gia đình đã nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, Ngày 30 tháng 9 năm 2012 Hoàng Thế Hùng 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập được trong luận văn là hoàn toàn có thật và các kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu y học nào. Tôi xin chịu ách nhiệm với toàn bộ nội dung có trong luận văn. Hà Nội, Ngày 30 tháng 9 năm 2012 Hoàng Thế Hùng 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do muỗi truyền bởi 4 týp vi rút Dengue. Trên thế giới trước năm 1970 chỉ có 9 quốc gia đã ghi nhận bệnh này, ước tính hàng năm có 500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện, phần lớn là trẻ em. Ít nhất 2,5% các ca bệnh dẫn tới tử vong, hiện nay theo các nhà nghiên cứu về bệnh SXHD thường xuyên có hơn 2.5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc bệnh. Do số lượng người mắc và chết cao trong các vụ dịch SXHD nên bệnh SXHD trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu []. Những năm gần đây, khi vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu được quan tâm, người ta dự báo rằng biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp lên sức khỏe con người (ví dụ tác động của nhiệt độ, chết/ bị thương do bão lũ) và gián tiếp thông qua những biến đổi của của một loạt các véc tơ bệnh tật như muỗi, ve, …, thì SXHD lại càng ngày được quan tâm nhiều hơn. Việt Nam được xác định là một trong 8 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thế giới về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SXHD. Bệnh lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có véc tơ truyền bệnh [13]. Bệnh có chiều hướng gia tăng ở tất cả các khu vực và là một trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta, năm 2009 cả nước đã ghi nhận 108.756 ca mắc SXHD, trong đó 87 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 121 ca/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08%; Năm 2010, dịch cũng đã xảy ra ở cả 4 khu vực với 125.854 ca mắc SXHD, 100 ca tử vong, số mắc tăng 13,59% và số ca tử vong tăng 14,94% so với năm 2009 , ,,,,,. Tại Hà Nội, từ năm 2003 đến 2008 số ca bệnh SXHD được ghi nhận và báo cáo thường xuyên chiếm khoảng 90% số ca bệnh của khu vực miền Bắc. Đặc biệt sau trận mưa lịch sử cuối năm 2008 , trong năm 2009, số bệnh nhân mắc SXHD được ghi nhận là 16.267 ca (khoảng 255,4 trường hợp/100.000 dân). Số mắc tăng gấp 6,7 lần so với năm 2008 và chiếm trên 87% số bệnh nhân 5 của toàn miền Bắc. Bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, nơi có mật độ dân cư đông đúc, cũng là nơi tập trung nhiều người ngoại tỉnh, người lao động tự do và sinh viên đang học tập tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội thuê trọ tại các khu nhà tạm . Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, đầu mối giao thông của cả nước, nơi có số lượng người nhập cư vì các lý do kinh tế, học tập, du lịch, công tác,… là rất lớn, mỗi ngày ước tính có hàng trăm nghìn người giao lưu qua lại trên địa bàn. Vì vậy, nguy cơ bùng phát các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có SXHD cũng rất cao. Trong thời gian qua, trên thế giới và tại Việt Nam hầu hết các công trình nghiên cứu về SXHD tập trung vào đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD nói chung; nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, hoá chất để phòng trừ véc tơ truyền bệnh, các phương pháp dùng thuốc trong điều trị, kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh. Rất ít các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với sự thay đổi của bệnh SXHD. Với tính chất đặc thù về điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội và những vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu được các quốc gia và khu vực quan tâm như hiện nay thì việc phân tích tình hình dịch tễ học SXHD trên địa bàn thành phố, để hiểu được diễn biến dịch qua các năm, phân tích tương quan biến đổi các yếu tố thời tiết bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa với số lượng ca bệnh xảy ra là rất cần thiết. Nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010 và một số yếu tố thời tiết liên quan” được thực hiện với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010 và dự báo xu hướng dịch giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. 2. Mô tả mối liên quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa với sốt xuất huyết Dengue từ năm 2002 đến năm 2010. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Những hiểu biết hiện đại về bệnh sốt xuất huyết Dengue 1.1.1 Tác nhân gây bệnh và véc tơ truyền bệnh Trong thời gian dài trước đây, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) liên tiếp xảy ra ở Trung Mỹ, vùng biển Caribê và Đông Nam Á do muỗi truyền, nhưng tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến. Năm 1903 H. Graham mới chứng minh được vi rút gây bệnh SXHD được lây truyền bởi muỗi. Năm 1906, T.L.Brabcroft đã chỉ ra rằng muỗi Ae.Aegypti chính là vectơ chính truyền bệnh SXHD. Những nghiên cứu sâu hơn về sau cho thấy muỗi A. Albopictus và A. Polynesiensis cũng tham gia vào việc truyền bệnh này. Tháng 5 năm 1945, lần đầu tiên tác nhân gây bệnh được phân lập bởi Alber Sabin từ những binh lính bị ốm tại Calcuta (Ấn Độ), New Guinea và Hawaii. Những chủng vi rút Dengue mà Sabin phân lập được tại Ấn Độ, New Guinea và một chủng tại Hawaii đều có tính kháng nguyên giống nhau ngoài ra còn 3 chủng khác tại New Guinea, Sabin nhận thấy có sự khác biệt về tính kháng nguyên với các chủng trên. Hai chủng vi rút này được gọi là Dengue týp 1 và Dengue týp 2. Hai chủng vi rút Dengue tiếp theo là Dengue týp 3 và Dengue týp 4 đã được William Mcd Hammon và cộng sự phân lập được từ những trẻ em bị bệnh SXHD tại vụ dịch ở Manila năm 1956. Tiếp theo sau đó rất nhiều chủng vi rút Dengue được phân lập từ các vùng khác nhau trên thế giới nhưng tính kháng nguyên của chúng đều được định dạng trong 4 týp huyết thanh trên. Tới năm 1997 vi rút Dengue và muỗi A.Aegypti đã phát triển rộng trên toàn thế giới ,,. Vi rút Dengue thuộc giống Flaviviruses, họ Flaviviridae. Vi rút Dengue có 3 ổ chứa tự nhiên là người, muỗi và một số động vật thuộc nhóm linh trưởng như vượn, hắc tinh tinh. Thời kỳ nhiễm vi rút huyết ở người từ 2 đến 12 ngày, trung bình từ 4 đến 5 ngày. 7 Đối với động vật có xương sống, người là động vật duy nhất khi nhiễm vi rút có biểu hiện lâm sàng, từ nhẹ đến tình trạng sốt xuất huyết nặng, sốc và chết. Ở động vật linh trưởng, thời kỳ nhiễm vi rút ngắn hơn, chỉ khoảng 1 đến 2 ngày, loại động vật này tỏ ra thích ứng đặc biệt với vi rút Dengue, không biểu lộ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Muỗi Aedes có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6 - 8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau khi khởi phát). Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở nhiệt độ 22 0 C, sau 8 - 12 ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có thể truyền bệnh. Nếu nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 16 0 C, vi rút không nhân lên được trong cơ thể muỗi. Muỗi cái nhiễm vi rút có thể truyền bệnh suốt đời. Như vậy một số loài động vật linh trưởng và muỗi hợp lại thành chu kỳ nhiễm vi rút Dengue trong tự nhiên. Nguồn: WHO.DengueNet 2009 8 Bản đồ 1.1: Sự lưu hành của các tuýp Virus Dengue trên thế giới. 1.1.2. Biểu hiện lâm sàng và khái niệm dịch sốt xuất huyết Dengue Bệnh thường có triệu chứng sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 - 7 ngày kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue (HCSD), có thể dẫn đến tử vong. Xét nghiệm có thể thấy, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (< 100.000/1 mm 3 , hematocrit tăng 20%). Theo WHO (2000) chia làm 4 độ theo mức độ nặng nhẹ để xử trí . Độ 1: Sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày kèm theo triệu chứng cơ năng: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, đau cơ xương hoặc khớp và nổi ban. Dấu hiệu dây thắt dương tính hoặc dễ bầm tím da khi đụng, va, đập nhẹ hoặc tiêm chích. Độ 2: Triệu chứng như độ 1, kèm theo xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc, có thể có xuất huyết nội tạng nhẹ. Độ 3: Xuất huyết nặng, có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc huyết áp kẹt. Kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, người bồn chồn hoặc vật vã hoặc li bì. §é 4: Sèc s©u, m¹ch nhá, khã b¾t, huyÕt ¸p kh«ng ®o ®îc . Khái niệm về dịch SXHD: Dịch SXHD xảy ra khi số lượng ca bệnh vượt qua giới hạn 95% khoảng tin cậy của trung bình ngưỡng dịch 5 năm trước đó. 9 1.1.3 Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới Bản đồ 1.2: Bản đồ dịch tễ SXHD trên thế giới Những ghi nhận đầu tiên về bệnh SXHD trên thế giới vào năm 1779 tại Jakarta (Indonesia) và Cairo (Ai Cập), năm 1780 tại Philadenphia (Mỹ). Bệnh SXHD tại Athens (Hy Lạp) xảy ra từ những năm 1927 - 1928 làm khoảng 1.250 người chết. Khu vực châu Á, từ năm 1953 đến năm 1954 dịch xảy ra tại Philippine và trong vòng 20 năm sau đó bệnh SXHD đã trải rộng khắp vùng Đông Nam Á tới Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc, Nam và Tây Thái Bình Dương, châu Phi, châu Mỹ và vùng biển Caribê. 10 [...]... và công cụ thu thập thông tin - Hồi cứu lại thông tin dân số của Hà Nội từ năm 2002 đến 2010 tại Tổng cục thống kê và Cục thống kê Hà Nội - Hồi cứu lại thông tin về thời tiết của Hà Nội từ năm 2002 đến 2010 tại Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương và Trạm Láng - Phiếu điều tra được thiết kế và sử dụng để thu thập các thông tin cần thiết từ hồi cứu các ca bệnh SXHD trong thời gian từ năm 2002. .. trình và kết quả nghiên cứu để giúp cho hoạt động phòng/chống SXHD tại Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố khác - Nghiên cứu không phân tích thông tin cá nhân Thông tin cá nhân của các ca bệnh được bảo mật Số liệu phân tích gộp các ca SXHD để có thông tin chung về tình hình dịch của Hà Nội 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue từ năm 2002 đến năm 2010 tại Hà Nội. .. nhiều hơn số ca bệnh là nữ giới ở tất cả các năm từ năm 2002 đến 2010 35 3.1.2 Phân bố ca bệnh theo địa bàn và thời gian Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ mắc/100.000 dân, bệnh SXHD theo nội, ngoại thành từ năm 2002 – 2007 Biểu đồ 3.3 cho thấy: Các quận nội thành gồm Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hoàng Mai luôn có tỷ lệ mắc cao nhất 36 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mắc/100.000 dân, bệnh SXHD theo nội thành từ năm 2002 -... 930 106,27 90 0,09 2009 108,756 121 87 0,08 2010 125,854 140,08 100 0,08 100.000 dân Số chết Tỷ lệ Năm chết/mắc (%) 1.1.6 Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội Hà Nội là nơi bệnh SXHD lưu hành nhiều năm và là trọng điểm về dịch SXHD ở khu vực phía Bắc Chu kỳ dịch thường xảy ra khoảng 5 đến 7 năm một lần, bệnh nhân thường tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành là những nơi tập trung dân cư đông đúc,... tới nay, bệnh có tính lưu hành địa phương tại Châu Mỹ, Châu Phi và Địa Trung Hải Tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương, bệnh là gánh nặng về y tế tại các nước có dịch lưu hành 1.1.4 Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương Tại Đông Nam Á, SXHD lần đầu tiên được mô tả như một bệnh mới ở Philippin năm 1953 (gọi là bệnh sốt xuất huyết Philippin) Từ đó, nhiều vụ dịch SXHD... thấp nhất, 2,7 °C Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung trong đó có Hà Nội, khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng Các yếu tố thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trong 10 năm qua tại Hà Nội (bảng 1.2; 1.3;1.4) Bảng 1.2: Phân bố lượng mưa qua các năm từ 2002- 2010 tại Hà Nội 17 Lượng mưa Độ lệch lượng mưa... của bệnh, đến thời gian phát triển bệnh của từng vùng Một nhận xét nữa về bệnh cúm người là nếu so sánh bệnh cúm giữa thời kỳ 1997 - 2001 (ít có những biến động khí hậu) với thời kỳ 2001 đến 2006 (có những biến động khí hậu), tỷ xuất bệnh cúm trên 100.000 dân số dự báo lại có chiều hướng giảm (2.014 so với 227) Bệnh do muỗi truyền tương đối phổ biến ở Việt Nam là bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết. .. cong dịch, ngưỡng dịch Tương quan nhiệt độ với ca bệnh Tương quan độ ẩm với ca bệnh Thời tiết Tương quan lượng mưa với ca bệnh Thời gian khởi phát: Ngày đầu tiên bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng/hội chứng của bệnh được báo cáo và được ghi nhận trong phiếu điều tra ca bệnh Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo thời gian với các giá trị được ghi nhận tại TTKTTV Hà Nội theo tháng từ 2002 -2010. .. tiên xảy ra tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959 Ở miền Nam, dịch SXHD được mô tả vào năm 1960 với 60 trường hợp tử vong Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung Trong những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi nhận tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh... °C Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày /năm) trong 10 năm gần đây Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ . sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010 và một số yếu tố thời tiết liên quan được thực hiện với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh Sốt xuất huyết Dengue. B Y T TRNG I HC Y H NI HONG TH HNG đặc điểm dịch tế học bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố hà nội năm Từ 2002 2010 và một số yếu tố thời tiết liên quan Chuyờn ngnh: Dch t hc Mó s :. tại thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010 và dự báo xu hướng dịch giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. 2. Mô tả mối liên quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa với sốt xuất huyết Dengue từ năm

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong hội thảo quốc tế về an sinh của con người và thay đổi khí hậu (Human Security and Climate Change) tại Oslo ngày 21-23, 2005, Huei-Ting Tsai và Tzu-Ming Liu , đã nói về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Các tác giả nêu các bệnh mới xuất hiện và tái xuất hiện liên quan tới thay đổi khí hậu, các bệnh do trung gian truyền bệnh dưới ảnh hưởng thay đổi khí hậu, bệnh không truyền nhiễm dưới ảnh hưởng thay đổi khí hậu, bệnh chịu ảnh hưởng nhiệt độ tại điểm cực (nóng và lạnh), bệnh chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Cũng có một số nghiên cứu khác nêu vấn đề tương tự . Song, các cách phân nhóm và phân loại cho đến nay chưa tạo cơ cở để nghiên cứu minh chứng nguyên nhân hậu quả giữa thay đổi khí hậu và bệnh tật bởi lẽ mỗi loại bệnh tật có cách lây bệnh và cách mắc bệnh khác nhau, do đó sẽ chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu khác nhau dẫn đến mô hình ảnh hưởng khác nhau và cách minh chứng nguyên nhân và hậu quả cũng khác nhau.

  • Chọn toàn bộ 28.791 phiếu phiếu điều tra ca bệnh SXHD từ năm 2002 đến năm 2010 được báo cáo ghi nhận trên 14 quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội cũ đang quản lý tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội.

    • Hà Nội là nơi bệnh SXHD lưu hành nhiều năm và là trọng điểm về dịch SXHD ở khu vực miền Bắc. Trước đây chu kỳ dịch thường xảy ra trong khoảng 5 đến 7 năm một lần, bệnh nhân thường tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành là những nơi dân cư rất đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, tập trung nhiều người ngoại tỉnh, người lao động tự do và sinh viên thuê trọ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan